Gỗ lệch tâm và vòng năm rộng hẹp không đều

Một phần của tài liệu Bài giảng nhận biết gỗ (Trang 39)

II. Nội dung

1.4.2.3. Gỗ lệch tâm và vòng năm rộng hẹp không đều

Bệnh tật này sinh ra trong quá trình sinh trưởng của cây. Trên mặt cắt ngang của thân cây tâm bị lệch sang một bên, vì thế một bên vòng năm rộng, một bên vòng năm hẹp. Nguyên nhân gây nên bệnh tật này, có ý kiến do tác động của nhiều nhân tố như gió, ánh sáng, địa hình, đất đai…

1.4.2.4. Thân cong

Đây là một trong những bệnh tật về hình dáng bên ngoài của thân cây, thường khá phổ biến ở nhiều loài gỗ của nước ta.

Cây có thể cong một hoặc nhiều chiều, cong nhiều chiều có thể trên cùng một mặt phẳng hoặc trên nhiều mặt phẳng khác nhau.

a. Gỗ cong một chiều b. Gỗ cong nhiều chiều

Hình 1.34. Gỗ cong

Cách xác định độ cong: Độ cong được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm giữa độ cao nhất (h) và chiều dài (L) của mặt cong.

Độ cong:

f

f L

+ Cong 1 chiều C= h(cm)/ L(cm)*100% = %

+ Cong nhiều chiều (cong nhiều đoạn trên thân: Độ cong = max(độ cong 1, độ cong 2,…); Chọn vị trí cong lớn nhất để tính toán.

Độ cong ảnh hưởng đến phẩm chất gỗ, làm giảm khả năng chịu lực của gỗ, nhất là đối với lực nén dọc thớ. Độ cong càng lớn sức chịu nén dọc thớ của gỗ giảm càng nhiều, vì vậy tiêu chuẩn phẩm chất gỗ trụ mỏ, cột điện, trụ cầu… đều có hạn chế độ cong. Theo tiêu chuẩn phân loại gỗ hiện nay, gỗ loại A có K = 2 - 3%, loại B có k = 4 - 5%, loại C có K= 6 - 7%.

Gỗ lá rộng độ cong cao hơn gỗ lá kim. Cây mọc ở rừng mật độ dày ít cong hơn cây sống ở rừng mật độ thưa.

Một phần của tài liệu Bài giảng nhận biết gỗ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w