II. Nội dung
1.6.2. Phân loại gỗ theo nhóm thương phẩm (8 nhóm)
Những tiêu chuẩn chính:
- Những đặc tính kỹ thuật của gỗ như cấu tượng, tính chất cơ lý, độ bền và các khuyết tật của gỗ.
- Tình hình thực tế về khả năng cung cấp gỗ của rừng nước ta và ý nghĩa kinh tế của từng loài gỗ. Dựa vào ý nghĩa khoa học của từng loại gỗ, khả năng sinh trưởng và phát triển của cây rừng.
- Dựa trên những kinh nghiệm sử dụng gỗ lâu đời trong nhân dân và các tập quán dùng gỗ tùy theo từng thời kỳ phát triển xã hội.
- Trong tình hình khoa học phát triển và mở rộng giao lưu thương mại trên toàn thế giới, cần phải xem xét đến khả năng gia công chế biến gỗ, giá trị thương phẩm của từng loại gỗ cũng như thị hiếu của khách hàng còn phụ thuộc thẩm mỹ chung trong xây dựng và trang trí.
Tiêu chuẩn phân chia nhóm dựa vào các đặc tính chủ yếu sau đây:
- Cấu tạo (thô, mịn), màu sắc, mùi vị, mức độ khan hiếm. - Tính chất vật lý và cơ học của gỗ.
- Sức bền tự nhiên của gỗ tức là khả năng chống lại sâu nấm phá hoại của gỗ. - Gía trị sử dụng và giá trị kinh tế:
Năm 1977 Bộ lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) đã ban hành bảng phân loại tạm thời các loại gỗ sử dụng thống nhất trong cả nước. Bảng phân loại gồm 354 loài cây gỗ thuộc 8 nhóm, giá trị của loài cây nhóm sau luôn kém hơn giá trị của loài cây nhóm trước. Sau một thời gian sửa đổi bổ sung đến năm 1997 và đến 2005 văn bản quy định phân loại tạm thời các nhóm gỗ như sau:
Nhóm 1: Gồm 41 loài, tiêu chuẩn chính của các loại gỗ trong nhóm này là: màu
sắc đẹp, hương vị thường có mùi thơm và mức độ khan hiếm. Những loại gỗ trong nhóm này được dùng để sản xuất hàng mỹ nghệ, gỗ lạng, lớp ngoài gỗ dán,…như Cẩm lai, Gỏ đỏ,…
Nhóm 2: gồm 27 loài, tiêu chuẩn chính trong nhóm này là cường độ của và khối
lượng thể tích. Nhóm này bao gồm những loại gỗ có cường độ rất cao, khối lượng thể tích rất lớn, ví dụ: lực nén dọc thớ phải trên 700.105 N/m2, những loại gỗ trong nhóm này dùng trong việc xây dựng các công trình lâu năm, máy móc nông cụ như Lim xanh, Căm xe, Đinh, Sến mật, Trai lý, Vắp, Xoay, Sao đen…
Nhóm 3: Gồm 24 loài, cũng như nhóm 2, tiêu chuẩn chính là cường độ nhưng đặc
nhóm này thích hợp nhất cho việc đóng tàu, thuyền,…như Vên vên, Huỷnh, Trường chua, Săng lẻ, Chò chỉ…
Nhóm 4: gồm 34 loài, tiêu chuẩn chính là khả năng sử dụng rộng rãi và dễ gia
công chế biến. Gỗ nhóm này thích hợp cho việc đóng đồ mộc và gỗ lạng. Cụ thể như: Re, Dầu trà beng, giổi, Thông nàng, Thông ba lá, Gội nếp,…
Từ nhóm 5 đến nhóm 8 tiêu chuẩn chính là dựa vào khối lượng thể tích và cường độ chịu lực của gỗ theo chiều giảm dần, sức bền tự nhiên giảm dần.
Nhóm 5: gồm 65 loài gỗ mềm nhẹ, độ bền giá trị sử dụng kém nhóm 4. Cụ thể có
còng trắng, Dẻ xanh, Lim xẹt, Dầu chai, Dầu cát, Dái ngựa,…
Nhóm 6: gồm 70 loài gỗ mềm nhẹ,như Bạch đàn, Bứa, Đước, Hậu phát, Lòng
mang, Máu chó, Trạch quạch, Mù u, Nhọ nồi, Tràm, Thị rừng,…
Nhóm 7: gồm 46 loài gỗ mềm nhẹ hơn nhóm 6 sử dụng chủ yếu các công trình
tạm và làm gỗ nguyên liệu như: Cao su, Gáo vàng, Trám, Mò cua, Săng mây, Sổ năm nhụy, Thừng mực, Thầu tấu, ươi, Phượng vĩ,…
Nhóm 8: gồm 48 loài gỗ mềm nhẹ độ bền kém dễ bị mối mọt, giá trị kém hơn như:
Ba soi, Ba bét, Đỏ ngọn, Côm tầng, Ngọc lan Tây, Trôm, Thanh thất,…
Các phân loại này có tính chất ổn định trong một thời gian nhất định. Đó là vấn đề cơ bản. Nhưng trong quá trình sử dụng tùy theo kết quả nghiên cứu và yêu cầu kỹ thuật của các ngành sử dụng gỗ, sự hiểu biết về đặc tính các loại gỗ càng hoàn chỉnh càng giúp cho việc sắp xếp vào các nhóm được chính xác.
CHƯƠNG II: NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI GỖ RỪNG VIỆT NAM 2.1. Mục đích yêu cầu