II. Nội dung
1.4.3.2. Khuyết tật do sâu, côn trùng hại gỗ
Bệnh này do các loại sâu, côn trùng xâm nhập vào gỗ rồi đục khoét tạo nên nhiều dạng hang hốc, biến gỗ thành thức ăn và nơi ở.
Có rất nhiều côn trùng hại gỗ, theo trật tự thời gian có thể chia thành mấy loại sau: - Trên cây sống
- Trên cây vừa chặt
- Trên gỗ đã sử dụng, lưu bãi, kho - Trên gỗ đã sử dụng lâu
Chú ý: Thông thường gỗ bị mọt “phấn”, mọt phấn phá hoại còn mối khô rất ít.
Nhưng mối hại gỗ khô là côn trùng phá hoại sau cùng trong quá trình sử dụng gỗ. Do đó nó thường xuất hiện trên những loại gỗ có độ bền tự nhiên cao đến rất cao.
Hà: phá hoại gỗ tươi dưới nước (các vùng biển).
Có rất nhiều sâu phá hoại gỗ, hiện nay nước ta cũng chưa xác định hết, có loại ăn gỗ cây còn sống trong rừng, có loại chỉ ăn gỗ tròn và gỗ xẻ.
Loại ăn gỗ cây còn sống trong rừng, đào những lỗ cây chiều hướng của các lỗ không nhất định, đường kính trung bình từ 5- 10mm, loại này thường thấy ở các loại gỗ vải thiều, sến mật và các loại gỗ khác.
Loại thứ hai chủ yếu đục khoét gỗ tròn sau khi chặt hạ. loại sâu này đục gỗ tạo nên những lỗ nhỏ, đường kính trên 1mm, độ sâu tối đa không quá 25mm, thường tập trung từng phần trên gỗ tròn, người ta thường gọi là “mọt nước”. Loại này thường phổ biến nhất và xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn, sau khi cây chặt hạ đói với các loài gỗ mềm và nhẹ như trâm trắng, muồng trắng, giẻ hộp và một số loài gỗ khác.
Loại thứ ba đục khoét gỗ tạo những lỗ có đường kính 3- 5mm ăn sâu vào thân cây có khi tới 5cm. Loại bệnh tật này có ảnh hưởng ít nhiều đến phẩm chất gỗ về màu sắc, vẻ đẹp và cường độ của gỗ. Đối với gỗ tròn dùng làm gỗ bóc và lạng làm giảm ít nhiều tỷ lệ
thành khí của gỗ. Điều đáng chú ý hơn là loại thứ hai tạo điều kiện cho nước thấm sâu vào gỗ, các loại nấm từ đó có thể phá hoại gỗ.