1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

đề và đáp án thi học sinh giỏi văn tham khảo mới

61 4,6K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 443 KB

Nội dung

Câu 3: 12,0 điểm Nhận xét về truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, có ý kiến cho rằng: “Tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con người lao động bìn

Trang 1

Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ BÀI

Câu 1: (4,0 điểm)

Viết về cảnh đất trời mùa xuân ở đoạn trích Cảnh ngày xuân (Truyện

Kiều – Nguyễn Du), có ý kiến cho rằng: Từ cặp lục bát thứ nhất sang cặp

lục bát thứ hai có sự biến đổi của mạch thơ; riêng cặp lục bát thứ hai đã

thể hiện tài tình nghệ thuật “thi trung hữu họa”.

Em hãy viết đoạn văn trình bày ý kiến của mình về nhận xét trên?

Câu 2: (4,0 điểm)

Khi nói về quê hương, Đỗ Trung Quân cho rằng:

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

(Quê hương)

Em hiểu thế nào về quan niệm của nhà thơ? Từ đó hãy bày tỏ suy nghĩ

của em về quê hương?

Câu 3: (12,0 điểm)

Nhận xét về truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, có ý

kiến cho rằng:

“Tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của

con người lao động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai

đoạn lịch sử có nhiều gian khổ và hi sinh nhưng cũng thật trong sáng, đẹp

đẽ Từ hình ảnh những con người ấy gợi lên cho ta những suy nghĩ về ý

nghĩa của cuộc sống, của lao động tự giác, về con người và về nghệ thuật”

Qua truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Họ và tên thí sinh: SBD:

HƯỚNG DẪN CHẤM

Trang 2

Câu 1: (4,0 điểm)

* Bài viết trình bày dưới hình thức một đoạn văn

* Nội dung cần đạt được như sau:

Đồng ý với nhận xét trên

+ Sự biến đổi của mạch thơ

Hai câu đầu gợi dòng chảy thời gian bất tận, nhịp thơ êm xuôi:“Ngày xuân con én…ngoài sáu mươi” Hình ảnh “chim én đưa thoi” vừa gợi không

gian, vừa ngụ ý mùa xuân qua nhanh

Hai câu tiếp theo, mạch thơ dừng lại, mở ra một không gian mênh

mông, không còn ranh giới giữa trời và đất: “ Cỏ non xanh tận chân trời… một vài bông hoa”

+ Nghệ thuật “Thi trung hữu họa” ở cặp thơ thứ hai:

Trời đất một màu xanh non tươi tốt của cỏ mùa xuân Trên nền màuxanh non ấy điểm xuyết sắc trắng của hoa lê Hai màu: xanh, trắng là nhữnggam màu sáng tươi dịu mát, tôn nhau lên, màu trắng hoa lê làm cỏ như xanhhơn và sắc trắng của hoa càng trở nên thanh khiết trên nền cỏ xanh mịn

Cách dùng từ “trắng điểm” (chứ không phải là điểm trắng) giúp ta

nhận ra tín hiệu của mùa xuân ở vẻ đẹp ẩn chìm mà sống động của tạo vậtvốn vô tri vô giác

Có thể liên hệ đến câu thơ cổ của Trung Quốc: “ Phương thảo liênthiên bích/ Lê chi sổ điểm hoa”

+ Khả năng rung động tinh tế của thi nhân trước cái đẹp của mùa xuân

( Không cho điểm tối đa những bài viết không trình bày đúng hình thức của một đoạn văn)

Câu 2: (4,0 điểm)

* Yêu cầu chung:

HS hiểu đề, viết sát chủ đề đã nêu

Biết cách làm một bài văn nghị luận có bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ Trình bày ý mạch lạc, rõ ràng Văn viết trong sáng, có cảm xúc

* Yêu cầu cụ thể:

+ Quan niệm về quê hương của nhà thơ Đỗ Trung Quân :

- Câu thơ nằm trong thi phẩm viết về quê hương Trong thi phẩm ấy, nhà thơgợi ra những cách hiểu về quê hương

- Cách so sánh độc đáo, thú vị : quê hương và mẹ.Ý ngĩa của cách so sánh ấy

là để khẳng định quê hương chính là nguồn cội, nơi chôn nhau cắt rốn, nơigắn bó, nuôi dưỡng sự sống, đặc biệt là sự sống tinh thần, tâm hốn

Qua lối so sánh khẳng định để nêu bật tình cảm với quê hương Quê hương

là điều quý giá vô ngần mà mỗi con người không thể thiếu Hình bóng quêhương đi theo con người suốt cả cuộc đời, trở thành điểm tựa về tinh thầncủa con người trong cuộc sống Nếu thiếu đi điểm tựa này, cuộc sống của

Trang 3

con người trở nên chông chênh, lệch lạc Đồng thời, qua cách so sánh, tácgiả cũng khơi dậy, nuôi dưỡng tình cảm với quê hương : tình cảm với mẹ làtình cảm tự nhiên như một bản năng, tình cảm với quê hương là tình cảm tựnhiên, thuần khiết trong tâm hồn mỗi con người.

- Gợi mở một cách sống, cách làm người : Phải biết coi trọng gốc rễ, hướng

về cội nguồn, biết yêu quê hương Thiếu đi tình cảm này là một khiếmkhuyết trong đời sống tâm hồn, tình cảm khiến con người không được làmngười một cách trọn vẹn

+ Suy nghĩ của bản thân:

- Quê hương là bến đỗ bình yên cho mỗi con người

- Mỗi người không được quên đi nguồn cội, gốc gác, quê hương Dù ai điđâu, ở đâu cũng sẽ luôn tự nhắc nhở hãy nhớ về cội nguồn yêu thương

Nuôi dưỡng tình cảm với quê hương có nghĩa là nuôi dưỡng tâm hồn, đểcon người được làm người theo nghĩa đầy đủ nhất

- Đặt tình cảm với quê hương trong quan hệ với tình yêu đất nước, cầnhướng về quê hương song không có nghĩa là chỉ hướng về mảnh đất nơimình sinh ra mà phải biết tôn trọng và yêu quý tất cả những gì thuộc về Tổquốc

- Có thái độ phê phán trước những hành vi, suy nghĩ chưa tích cực về quêhương : chê quê hương nghèo khó, lạc hậu ; làm thay đổi một cách tiêu cựcdáng vẻ quê hương mình

- Trách nhiệm xây dựng quê hương

* Mở bài, kết bài viết tốt mỗi phần được 0,5 đ

Câu 3: (12,0 điểm)

* Về kỹ năng: Hiểu đúng yêu cầu của đề bài Biết cách làm bài văn nghị

luận bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lí Diễn đạt tốt, không mắc các lỗi chính tả ,dùng từ , ngữ pháp

* Về nội dung :

Học sinh có thể sắp xếp trình bày theo nhiều cách khác nhau, có thể cónhững ý kiến riêng miễn sao phải phù hợp với yêu cầu của đề bài Dù triểnkhai theo trình tự nào cũng cần đạt được những ý chính sau đây

A/ Tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con người lao động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ và hi sinh nhưng cũng thật trong sáng, đẹp đẽ.

Qua các nhân vật với những công việc và lứa tuổi khác nhau, nhà văn muốn khái quát những phẩm chất cao đẹp của con người mới trong thời kì xây dựng Chủ nghĩa xã hội và chống Mĩ cứu nước Họ có những suy nghĩ đúng đắn, lặng lẽ cống hiến cho tổ quốc, tâm hồn trong sáng và giàu lòng nhân ái

Trang 4

1/ Vẻ đẹp cao cả chung của các nhân vật.

+ Ý thức trách nhiệm trước công việc : anh thanh niên, đồng chí cán

2/ Vẻ đẹp trong cuộc sống bình thường

Tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên

+ Đó là con người sống, làm việc một mình trên đỉnh núi cao màkhông cô đơn Anh tổ chức sắp xếp cuộc sống của mình trên trạm khí tượngthật ngăn nắp, chủ động, giản dị (căn nhà nhỏ, giường cá nhân…) Anh sốnglạc quan yêu đời- trồng hoa, nuôi gà, đọc sách

+ Đó là một người khiêm tốn: lặng lẽ hoàn thành công việc, không tựnhận thành tích về mình, luôn nhận thức được công việc của mình làm lànhững đóng góp nhỏ bé cho đất nước; ham mê học hỏi, phấn đấu bởi xungquanh anh có biết bao con người, bao tấm gương, bao điều đáng học ( nhữngông kĩ sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu sét )

+ Một con người sống cởi mở, tốt bụng, luôn quan tâm đến mọi ngườimột cách chân thành, chu đáo: việc đi tìm củ tam thất cho vợ bác lái xe, đónông hoạ sĩ già và cô kỹ sư trẻ thân tình, nồng hậu; hồn nhiên, yêu cuộc sống:thèm người, thèm chuyện trò

Khẳng định, khái quát: Tác phẩm thật sự là một bài thơ về vẻ đẹptrong cách sống và suy nghĩ của người lao động bình thường mà cao cả Họchính là những thế hệ tiêu biểu cho lớp người mới, cho thanh niên Việt Namthời chống Mĩ cứu nước Tuy không trực tiếp chiến đấu, song họ đã gópphần không nhỏ để xây dựng cuộc sống mới và góp phần vào thắng lợi củacuộc kháng chiến của dân tộc Họ nối tiếp nhau xứng đáng là chủ nhân củađất nước này

( Học sinh có thể trình bày trên cơ sở phân tích từng nhân vật để làm nổi bật ý tưởng chung, tuy nhiên , cần tập trung vào nhân vật trung tâm là anh thanh niên)

B/ Tác phẩm gợi lên những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, của lao động tự giác về con người và về nghệ thuật”.

Trang 5

- Cuộc sống của mỗi người chỉ thực sự ý nghĩa khi mọi việc làm ,hành động của họ đều xuất phát từ tình yêu cuộc sống, yêu con người, yêu

và tự hào về mảnh đất mình đang sống

- Con người biết sống có lý tưởng, say mê với công việc, hiểu được ýnghĩa của công việc mình làm Con người cần tự nhìn vào chính bản thân đểsống tốt đẹp hơn

- Thông qua suy nghĩ của người hoạ sĩ : vẻ đẹp của con người và củacuộc sống chính là nguồn cảm hứng vô tận để người nghệ sĩ sáng tạo nhữngtác phẩm nghệ thuật có giá trị

B Tiêu chuẩn cho điểm:

- Điểm 9 – 12 : Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu trên; lập luận chặt chẽ, thuyết phục; hành văn trong sáng, hấp dẫn, có những cảm thụ tinh tế, sáng tạo

- Điểm 5 – 8 : Bài làm cơ bản đạt được các yêu cầu trên; lập luận tương đối chặt chẽ, thuyết phục; diễn đạt rõ ràng, trôi chảy; có thể còn mắc vài lỗi nhỏ

PHÒNG GD & ĐT HẠ HÒA

Trang 6

TRƯỜNG THCS PHỤ KHÁNH

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LÓP 9

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC : 2014 - 2015( Thời gian làm bài : 150 phút)

Câu 1 (4,0 điểm)

Hãy chỉ ra biện pháp tu từ từ vựng và ý nghĩa của chúng trong các câu thơsau:

a “Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu”

(Ông đồ, Vũ Đình Liên)

b Để miêu tả cảnh biệt li của Thúy Kiều với gia đình, đại thi hào Nguyễn

Du viết:

“Đau lòng kẻ ở người đi

Lệ rơi thấm đá, tơ chia rũ tằm”

(Truyện Kiều, Nguyễn Du)

c “Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”

(Bếp lửa, Bằng Việt)

Câu 2: ( 6,0 điểm)

NGƯỜI ĂN XIN

Một người ăn xin đã già Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết Ông vẫn đợi tôi Tôi chẳng biết làm thế nào Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:

- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

- Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì

đó của ông.

(Theo Tuốc-ghê-nhép, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.22)

Trang 7

Từ câu chuyện trên, em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) bàn

về lòng nhân ái của con người trong cuộc sống

Câu 3: (10 điểm)

Phân tích những thành công về nghệ thuật miêu tả, khắc họa nhân vật của

thi hào Nguyễn Du qua các đoạn trích Truyện Kiều em đã học và đọc thêm.

……….Hết………

ĐÁP ÁN CHẤM BÀI

Câu 1 (4.0 điểm) Yêu cầu học sinh trả lời được các câu hỏi:

a Biện pháp tu từ: nhân hóa (buồn, sầu).

Ý nghĩa: Nỗi buồn tủi, cô đơn của ông đồ trong buổi suy tàn của nền Hán

b) Về nội dung: (4.0 điểm)

Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được cácý:

- Truyện kể về việc cho và nhận của cậu bé và người ăn xin, qua đó ngợi cacách ứng xử cao đẹp, nhân ái giữa con người với con người

- Sự đồng cảm, tình yêu thương chân thành và cách ứng xử lịch sự là mónquà quý giá ta tặng cho người khác

- Và khi ta trao món quà tinh thần quý giá ấy ta cũng nhận được món quàquý giá tương tự

- Truyện gợi cho chúng ta nhiều suy ngẫm về việc cho và nhận trong cuộcsống: cái cho và nhận là gì? Đâu phải chỉ là vật chất, có thể là giá trị tinhthần, có khi chỉ là một câu nói, một cử chỉ… và thái độ khi cho và nhận cầnphải chân thành, có văn hóa

Trang 8

- Xác định thái độ sống và cách ứng xử của bản thân: tôn trọng, quan tâmchia sẻ với mọi người…

- Câu chuyện có tác dụng giáo dục lòng nhân ái cho mỗi chúng ta…

Câu 3 (10 điểm)

a) Về kỹ năng: (3.0 điểm)

- Học sinh nhận thức được yêu cầu về kiểu bài, nội dung, giới hạn…

- Biết làm bài văn nghị luận văn học: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ; diễnđạt trong sáng, biểu cảm; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu…

b) Về nội dung: (7.0 điểm)

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải bám sát yêu

cầu của đề là nêu bật được những thành công về nghệ thuật miêu tả, khắc họa nhân vật của thi hào Nguyễn Du qua các đoạn trích Truyện Kiều đã học

(giám khảo lưu ý thí sinh lạc sang phân tích nhân vật)

* Mở bài:

Dẫn dắt và đưa được vấn đề nghị luận – thành công về nghệ thuật miêu tả

nhân vật của Nguyễn Du qua các đoạn trích Truyện Kiều.

* Thân bài :

+ Nghệ thuật miêu tả, khắc họa nhân vật

- Khắc họa chân dung nhân vật chính diện (Thúy Kiều, Thúy Vân) bằng bút

pháp ước lệ, tượng trưng (phân tích, chứng minh qua Chị em Thúy Kiều)

+ Thúy Vân có vẻ đẹp tươi tắn, đoan trang, phúc hậu Vẻ đẹp như dự báo

trước số phận yên ổn của nàng sau này (thua, nhường)

+ Thúy Kiều đẹp sắc sảo mặn mà, lại còn có tài năng hơn người trong quanniệm thẩm mĩ thời phong kiến: cầm, kì, thi, họa Nàng còn là một cô gái cótâm hồn phong phú, sâu sắc, nhạy cảm Sắc đẹp, tài năng, tâm hồn của Kiềuqua ngòi bút của Nguyễn Du đã dự báo trước tương lai số phận đau khổ bất

hạnh của nàng (ghen, hờn…)

- Khắc họa tính cách nhân vật qua miêu tả ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ,

hành động (phân tích, chứng minh qua Mã Giám Sinh mua Kiều): Mã Giám

Sinh là nhân vật phản diện, được khắc họa bằng bút pháp tả thực Hắn là mộtcon buôn lưu manh, giả danh một Giám sinh đi hỏi vợ Về tính danh thì mập

mờ Về diện mạo thì trai lơ Ngôn ngữ cộc lốc, hành động thô bỉ, xấc xược,

vô lễ, ti tiện Hắn lạnh lùng vô cảm trước những đau khổ của con người.Người đọc sẽ nhớ mãi chân dung tên lái buôn họ Mã với những chi tiết đắt

giá tót, cò kè…

- Miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ

tình (phân tích, chứng minh qua Kiều ở lầu Ngưng Bích): Đoạn thơ là “một bức tranh tâm tình đầy xúc động” Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của thi hào

trong đoạn thơ cho ta cảm nhận sâu sắc nỗi buồn tủi, cô đơn, lo sợ… củanàng Kiều trước ngoại cảnh rộng lớn, heo hút, mịt mờ… Nghệ thuật độc

Trang 9

thoại nội tâm biểu lộ nỗi nhớ da diết của Kiều trong cảnh “bên trời góc bể

bơ vơ”

- Khắc họa tính cách nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại (Thúy Kiều báo ân

báo oán).

+ Qua lời Kiều nói với Thúc Sinh, Hoạn Thư cho thấy nàng là người sắc

xảo, trọng ân nghĩa, bao dung, vị tha

+ Lời đối đáp của Hoạn Thư bộc lộ rõ tính cách “khôn ngoan”, “quỷ quái

tinh ma” của nhân vật này.

+ Đánh giá chung

- Thúy Vân, Thúy Kiều, những nhân vật chính diện được Nguyễn Du tôn

vinh và được khắc họa bằng bút pháp ước lệ cổ điển Họ là những nhân vật lí

tưởng, được mô tả với những chi tiết chọn lọc, ngôn ngữ trang trọng phù

hợp với cảm hứng tôn vinh, ngưỡng mộ con người

- Nhân vật phản diện như Mã Giám Sinh được khắc họa bằng bút pháp tả

thực, ngôn ngữ trực diện Nhân vật này gắn với cảm hứng phê phán, tố cáo

xã hội của Nguyễn Du

- Tôn trọng truyền thống nghệ thuật trung đại nhưng Nguyễn Du cũng in dấu

ấn cá nhân trong việc khắc họa chân dung các nhân vật Nhiều nhân vật của

ông đã đạt tới mức điển hình hóa, chính vì vậy người ta thường nói: tài sắc

như Thúy Kiều, ghen như Hoạn Thư, đểu như Sở Khanh, mặt sắt (Hồ Tôn

Hiến)…

Qua khắc họa chân dung mà thể hiện tính cách, tư cách nhân vật cùng cảm

hứng nhân văn của Nguyễn Du trước cuộc đời và con người

* Kết bài:

- Khẳng định tài năng nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du thể hiện

qua các đoạn trích Truyện Kiều đã học.

- Có thể nêu ý nghĩa, tác dụng của vấn đề hoặc bộc lộ cảm nghĩ sâu sắc của

Cảm nhận của em về những câu thơ sau:

“Câu hát căng buồm với gió khơi, Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời,

ĐỀ CHÍNH THỨC

Trang 10

Mặt trời đội biển nhô màu mới, Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.”

( Trích “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy CậnNgữ văn 9 - tập 1 - NXBGD 2014.tr 140 )

( Hạt giống tâm hồn 5- Ý nghĩa cuộc sống, NXB Tổng hợp TP HCM)

Hãy nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện trên và rút ra bài họccho bản thân

Câu 3: (12 điểm)

Có ý kiến cho rằng từ một câu chuyện riêng, bài thơ “Ánh trăng” củaNguyễn Duy cất lên lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm của conngười đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiênnhiên, đất nước bình dị, hiền hậu

Hãy bình luận về ý kiến trên

Môn thi: Ngữ Văn

Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (4,0 điểm)

Trang 11

Cảm nhận của em về những câu thơ sau trong tác phẩm “Truyện Kiều” củaNguyễn Du:

- Cỏ non xanh tận chân trời,Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

- Buồn trông nội cỏ rầu rầuChân mây mặt đất một màu xanh xanh

(Ngữ văn 9 – tập một) Câu 2 (6,0 điểm)

“Sống chậm lại, nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn” Suy nghĩcủa em về lời nhắn trên với tuổi trẻ ngày nay

Nguyễn Thị Điểm

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

LỚP 9 NĂM HỌC 2014 – 2015 Câu 1 : (4,0 điểm)

Trang 12

- Nghệ thuật thể hiện: Bút pháp chấm phá, kế thừa tinh hoa của văn học

- Bút pháp tả cảnh ngụ tình, từ ngữ giàu sức gợi

* Giải thích lí do tạo nên sự khác biệt ấy:

+ Ở câu đầu:

- Thiên nhiên là đối tượng miêu tả

- Thiên nhiên được cảm nhận qua con mắt của người con gái tài sắc,đang sống trong những tháng ngày tươi đẹp

+ Ở câu sau:

- Thiên nhiên là phương tiện, là cách thức để thể hiện tâm trạng nhân vật

- Thiên nhiên được cảm nhận qua con mắt của một người trong tâm trạngcủa kẻ tha hương, biết mình bị lừa bán vào chốn lầu xanh

2 Về kĩ năng:

Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học về thơ Văn viết trôi chảy,cảm xúc, thể hiện được chất văn chương Không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ,chính tả…

B Cách cho điểm:

- Điểm 4: Đạt được hầu hết những yêu cầu trên, không mắc lỗi

- Điểm 3: Đạt được 2/3 yêu cầu, còn mắc một số lỗi

- Điểm 2: Đạt được 1/2 yêu cầu, còn một số lỗi

- Điểm 1: Đạt được dưới 1/2 yêu cầu, còn mắc nhiều lỗi

- Điểm 0: Không nhận thức được đề hoặc không viết gì

Câu 2 (6,0 điểm)

 Yêu cầu về kĩ năng

- Xây dựng một bài văn nghị luận xã hội chặt chẽ, hợp lí

- Không mắc lỗi diễn đạt về các mặt chính tả, dùng từ, đặt câu Cách lậpluận chặt chẽ, văn sắc bén, thuyết phục, có nét riêng

Trang 13

II Yêu cầu về kiến thức

Học sinh có thể kết cấu bài làm theo nhiều cách khác nhau miễn là làm

sáng tỏ vấn đề, thuyết phục người đọc Có thể giải quyết được những nội

dung sau đây:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận và trích dẫn câu nói 1,0 đ

- Giải thích, chứng minh:

+ Sống chậm không phải là lãng phí thời gian mà là sống một cách kĩ lưỡng

để cảm nhận những điều tốt đẹp trong cuộc sống, để nghĩ về cuộc sống và

người xung quanh nhiều hơn; cho ta khoảng lặng để rút ra kinh nghiệm từ

những thất bại và hi vọng cho tương lai; để lấy lại cân bằng trong cuộc sống,

giúp tâm hồn mỗi người tuổi trẻ trở nên thâm trầm, sâu sắc, chín chắn và

trưởng thành hơn

+ Nghĩ khác đi: biết cách nhìn nhận, đánh giá, lựa chọn những lối đi riêng, có

thể hiểu là những lối suy nghĩ tích cực, vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn để

không rơi vào chán nản tuyệt vọng, giúp con người có thêm nghị lực, tự tin

+ Yêu thương nhiều hơn: biết sống vị tha, bao dung, biết nghĩ, biết quan tâm

chăm sóc và hướng tới người khác nhiều hơn

+ Ý nghĩa câu nói: khuyên con người xây dựng lối sống tốt đẹp, tích cực,

nhân ái

2,0 đ

- Bàn bạc mở rộng:

+ Sống chậm không phải là chậm chạp, lạc hậu; không nên đánh đồng sống

chậm là trái nghịch với lối sống hết mình, sống một cách tận độ, sống sao cho

có ý nghĩa nhất

+ Nghĩ khác không phải là những cách suy nghĩ, cách nhìn lập dị, quái đản,

“bệnh hoạn” mà phải là những suy nghĩ đem lại sự sống cho bản thân, có sắc

thái tích cực và có ích, đem lại những điều ý nghĩa, lớn lao cho cuộc sống, xã

hội

+ Yêu thương nhiều hơn: cho đi nhiều hơn thì ta lại được nhận về nhiều hơn

+ Phê phán lối sống thực dụng, cá nhân, cơ hội, sống thử, sống gấp, thờ ơ, vô

cảm… trong một bộ phận tuổi trẻ hiện nay

2,0 đ

- Bài học nhận thức và hành động: thấy được ý nghĩa của việc sống chậm,

nghĩ khác đi, yêu thương nhiều hơn; đề xuất phương hướng phấn đấu, rèn

luyện của bản thân

1,0 đ

Câu 3: (10,0 điểm)

I - Yêu cầu về kĩ năng

- Học sinh nắm vững kĩ năng làm bài nghị luận văn học kiểu phân tích, so

sánh

Trang 14

- Bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ, chữ viết rõ ràng, diễn đạt trôi chảy,

không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp

II - Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể kết cấu bài làm theo nhiều cách

khác nhau miễn là làm sáng tỏ vấn đề, thuyết phục người đọc Có thể giải

quyết được những nội dung sau đây:

- Nêu được vấn đề cần nghị luận: Giới thiệu khái quát về hai tác phẩm Đồng

chí của Chính Hữu và Ánh trăng của Nguyễn Duy Chủ đề của hai bài thơ

không phải viết về trăng nhưng hình ảnh trăng vẫn neo đậu lại một khoảnh

khắc đáng nhớ, đáng yêu trong lòng người đọc

1,0 đ

- Hình ảnh trăng trong hai bài thơ Đồng chí và Ánh trăng

+ Trăng trong bài thơ Đồng chí: hình ảnh thiên nhiên đẹp lại mang những ý

nghĩa biểu tượng của hiện thực, lãng mạn, cuộc sống đất nước quê hương

+ Hình ảnh trăng trong bài Ánh trăng: như một người bạn tri âm, tri kỉ gợi

nhắc con người về thái độ, tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian

lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên đất nước bình dị, hiền hậu

+ Điểm giống nhau: đều là những hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, trong sáng;

đều là người bạn tri âm, tri kỉ đối với con người trong lao động, trong chiến

đấu và trong sinh hoạt hằng ngày

+ Điểm khác nhau:

 Trăng trong bài thơ Đồng chí:

 Là biểu tượng đẹp của tình đồng chí keo sơn gắn bó trong cuộc chiến

đấu gian khổ thời kì đầu kháng chiến chống Pháp

 Là biểu tượng của hiện thực và lãng mạn, là biểu tượng cho cuộc sống

hòa bình, là hình ảnh đất nước, quê hương

 Là vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ: bình tĩnh, lạc quan, dũng cảm,

lãng mạn

 Trăng hiện ra chỉ trong chốc lát, soi rọi vào phần tươi đẹp của thiên

nhiên, đất nước, của lí tưởng sống tốt đẹp của con người

 Trăng trong bài thơ Ánh trăng

Trăng trong quá khứ: gắn với tuổi thơ hạnh phúc, là người bạn chiến đấu

tri kỉ

 Trăng trong hiện tại: là “người dưng” đột ngột gặp lại trong một đêm

thành phố mất điện khiến nhà thơ giật mình, day dứt, suy nghĩ về cách sống

hiện tại của mình, nhắc nhở lương tâm của con người: không được lãng quên

quá khứ, phải sống ân nghĩa, thủy chung

 Trăng gắn bó suốt cả cuộc đời của con người từ quá khứ đến hiện tại,

tương lai Trăng soi rọi vào chính phần “phản diện” của cuộc đời, vào góc

khuất tâm hồn con người để thức tỉnh lương tri, giúp con người biết sống ân

nghĩa thủy chung

2,0 đ 2,0 đ

2,0 đ

2,0 đ

Trang 15

- Hình ảnh ánh trăng được viết ở hai thời kì khác nhau nhưng đều là những

hình tượng đẹp, để lại những miền cảm xúc dạt dào mà sâu lắng vô bờ 1,0 đ

Lưu ý : Bài làm đạt điểm tối đa khi diễn đạt đầy đủ các ý, không mắc lỗi

diễn đạt, dùng từ… Cần khuyến khích những bài làm sáng tạo

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN THANH OAI

TRƯỜNG THCS BÌNH MINH

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI

Môn: Ngữ Văn 9Năm học: 2014 - 2015

Thời gian: 150 phút(không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (4 điểm) Trình bày cảm nhận của em (khoảng một trang giấy thi) về

vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh trong những câu thơ sau:

“ Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tớiĐầu súng trăng treo.”

(Đồng chí - Chính Hữu)

Câu 2: ( 6 điểm )

HAI BIỂN HỒ

Người ta bảo ở Palextin có hai biển hồ…Biển hồ thứ nhất gọi là biển

Chết Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung

quanh biển hồ này Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi

mà người uống phải cũng bị bệnh Ai ai cũng đều không muốn sống ở gần

đó Biển hồ thứ hai là Galile Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch

nhất Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể

uống được mà cá cũng sống được Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây

Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này…

Nhưng điều kỳ lạ cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ

sông Jordan Nước sông Jordan chảy vào biển Chết Biển Chết đón nhận và

giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên

mặn chát Biển hồ Galile cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ

đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn

sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người

(Trích “Bài học làm người ”- Nhà xuất bản

giáo dục)

Trang 16

Qua câu chuyện Hai biển hồ, em nhận được bài học ý nghĩa nào chocuộc sống?

Câu 3: ( 10 điểm) Có ý kiến cho rằng: "Từ một câu chuyện riêng, bài thơ

Ánh trăng của Nguyễn Duy cất lên lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm của con người đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu"

Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

- Người duyệt đề

Câu 1: Bài làm của học sinh cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau:

A Về hình thức: (1 điểm)

Bài văn viết có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, trình bày sạch đẹp,không sai lỗi chính tả, khả năng cảm thụ tốt, cảm xúc chân thành, phân tíchlàm sáng tỏ nội dung, nêu bật được cảm nhận của mình về vẻ đẹp và ý nghĩacủa hình ảnh trong những câu thơ trên

B.Về nội dung: (3 điểm)

-Học sinh cần tập trung trình bày cảm nhận của mình về vẻ đẹp và ý nghĩacủa hình ảnh thể hiện được tình đồng chí, đồng đội của người lính và là biểutương đẹp về cuộc đời của người chiến sĩ (1 điểm)

-Người lính, khẩu súng, vầng trăng, ba hình ảnh gắn kết với nhau làm nênmột bức tranh tuyệt đẹp về tình đồng chí, đồng đội, về tình bạn giữa thiênnhiên (vầng trăng) và con người (người lính) trong hoàn cảnh đồng camcộng khổ chiến đấu (1 điểm)

-Hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng độc đáo(đầu súng trăng treo) đượcgợi ra bởi những liên tưởng phong phú (gần-xa, hiện thực-lãng mạn, chiếnsĩ-thi sĩ…)(1 điểm)

Câu 2: Bài làm đáp ứng được những yêu cầu sau:

A.Về kiến thức và kĩ năng:

Trang 17

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần phảitriển khai các ý cơ bản sau:

-Từ một câu chuyện (rút ra bài học cho cuộc sống) học sinh trình bày suynghĩ về một vấn đề tư tưởng đạo lý- mối quan hệ giữa cho và nhận trongcuộc sống Hạnh phúc không phải chỉ là nhận lấy mà còn là biết cho đi.Người hạnh phúc nhất ở trên đời là người biết đem đến cho người khácnhiều hạnh phúc nhất Trong cuộc sống phải luôn biết chia sẻ với ngườikhác Nếu biết sống vì người khác thì cuộc đời chúng ta sẽ tốt đẹp hơn nhiềulần, cuộc đời sẽ có ý nghĩa thêm bội phần Có người nói "người ta kính trọngbạn không phải những gì bạn nhận được Sự kính trọng là phần thưởng dànhcho những gì mà bạn cho đi"

- Với đề bài này học sinh cần giải thích – phân tích để làm rõ bài học giáodục được gửi gắm trong câu chuyện

B Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện:

Nghĩa đen theo nghĩa khoa học:

+ Biển Chết là do vị trí hồ không thuận lợi xung quanh không có kênh rạchhay lối thoát nên nước từ thượng nguồn đổ về đây bị ứ đọng dần dần tích tụlượng muối lớn, làm cho nồng độ muối trong nước quá cao

+ Nước quá mặn nên không sinh vật nào sống được nên dẫn đến hoang vuthiếu sự sống

+ Biển hồ Galile cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó trànqua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong hồ này luôn sạch và manglại sự sống cho cây cối, muông thú và con người

C Bài học rút ra từ câu chuyện

Câu chuyện đã đem đến bài học thật ý nghĩa trong cuộc sống:

- Trong cuộc sống hằng ngày, con người có những mối quan hệ, những giaotiếp, những sinh hoạt luôn “ trao” và “ nhận” Xã hội sẽ không tồn tại nếuthiếu quá trình này

- Hãy biết chia sẻ để nó lan tỏa và biến thành niềm vui…

- Biển chết: biểu tượng cho một loại người ích kỷ, thiếu lòng vị tha, nhânhậu, chỉ biết sống cho riêng mình (dẫn chứng từ thực tế cuộc sống )

- Biển Galile: biểu tượng cho mẫu người giàu lòng vị tha, nhân hậu, sống vìngười khác, luôn mở rộng vòng tay cho và nhận (dẫn chứng từ thực tế cuộcsống )

* Khẳng định cách nhìn, thái độ sống chi phối hoàn cảnh sống, tác động đếncác mối quan hệ xung quanh (dẫn chứng- phân tích-so sánh, đối chiếu… )

* Liên hệ: Cuộc sống cần có sự đồng cảm, biết sẻ chia để nỗi buồn vơi đi,niềm vui, hạnh phúc nhân lên( hãy dang rộng đôi tay với những nạn nhân bịchất độc màu da cam; đồng bào đang chịu cảnh thiên tai bão lụt, những sốphận bất hạnh…)

Trang 18

* Bài học cho bản thân:

+ Cách ứng xử và thái độ đối với những người xung quanh

+ Cách ứng xử, cho và nhận đối với cuộc đời

Biểu điểm:

- Điểm 5à 6:

Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đảm bảo các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức,

có lập luận chặt chẽ, có sự kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận, bàiviết có cảm xúc, diễn đạt lưu loát, không sai lỗi chính tả

- Điểm 4:

Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về kỹ năng và kiếnthức, có lập luận tương đối chặt chẽ, có sự vận dụng thành công thao tác lậpluận, diễn đạt tương đối tốt

Câu 3: ( 10 điểm ) Bài viết đảm bảo các yêu cầu sau:

* Hình thức: Đảm bảo bố cục 3 phần rõ ràng; đúng thể loại nghị luận vănhọc, luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ; diễn đạt mạch lạc; trình bày sạchđẹp, không mắc lỗi ngữ pháp, chính tả

* Nội dung:

a Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và ý kiến nêu trong đề bài ( 1 điểm)

b Thân bài: ( 8 điểm)

- Giải thích ý kiến: ( 2 điểm)

Một câu chuyện riêng: câu chuyện có thật của cuộc đời tác giả- người đã từng gắn bó với vầng trăng từ thuở nhỏ qua thời đi bộ đội; đến khi về sống ởthành phố "quen ánh điện cửa gương" thì " vầng trăng đi qua ngõ - ngỡ người dưng qua đường" Rồi một lần " Thình linh đèn điện tắt", trong phòng

" tối om" nhà thơ "bật tunng cửa sổ" vầng trăng tròn", từ đó, bao cảm xúc vàsuy ngẫm của tác giả về những năm tháng gian lao, tình nghĩa đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu, chợt ùa đến

- Chứng minh: ( 4 điểm )

+ Ba khổ thơ đầu là lời kể rất tự nhiên về mối quan hệ gắn bó, thân thiết như tình bạn tri kỉ giữa nhà thơ và vầng trăng trong quãng đời từ thơ ấu đến thời gian đi bộ đội,sống và chiến đấu nơi rừng núi Quan hệ đó tự nhiên mà gần gũi đến nỗi gần như đi đâu,làm gì cũng có nhau và có lẽ nhà thơ không

Trang 19

bao giờ nghĩ rằng sẽ có lúc mình quên người bạn tri kỉ, tình nghĩa ấy Đó là quãng đời "trần trụi ", hồn nhiên, chân thật nhất; dẫu thiếu thốn, gian khổ nhưng không thiếu niềm vui, hạnh phúc.

Vậy mà, cũng rất tự nhiên, anh lại có thể coi người bạn trăng tình nghĩathuở nào " như người dưng qua đường" Vì sao lại như vậy? Vì thay đổi hoàn cảnh sống vầng trăng vẫn đi qua phố, qua ngõ nhà anh nhưng anh hoàn toàn không biết hoặc hoàn toàn dửng dưng, vì anh không còn cần đến nó

Ý nghĩa của lời kể sâu, rộng hơn nhiều so với chi tiết thật của câu chuyện Đó là khi ng ười ta thay đổi hoàn cảnh sống thì có thể dễ dàng lãng quên quá khứ, nhất là quá khứ nhọc nhằn, gian khổ Trước vinh hoa phú quý, người ta cũng có thể phản bội lại chính mình, thay đổi tình cảm với những chuyện tưởng chừng không bao giờ có thể lãng quên

+ Khổ 4: Tình huống mất điện đột ngột trong đêm là một câu chuyện không hiếm

gặp ở nước ta trong thời điểm tác giả viết Ánh trăng- vốn đã quen với ánh

sáng -không thể chịu cảnh tối om Ba từ vội, bật, tung đặt liền nhau cho thấy

sự khó chịu và hành động khẩn trương, hối hả tìm nguồn sáng Và đột ngột vầng trăng tròn xuất hiện Ngửa mặt lên nhìn trời, nhìn trăng Tình huống

đó như một cái cớ khơi gợi tâm trạng và suy ngẫm của tác giả

+ Hai khổ thơ cuối: "Ngửa mặt lên nhìn mặt"-> tư thế tập trung chú ý, mặt đối mặt,

cảm xúc dâng trào Tác giả không cụ thể, trực tiếp mà dùng phép so sánh, điệp từ, từ

ngữ có cái gì rưng rưng diễn tả sự xúc động trào dâng khi gặp lại vầng

trăng- người bạn tri kỉ, tình nghĩa mà mình từng quên lãng, gợi quá khứ ùa về

Phân tích nghĩa của hình ảnh vầng trăng " tròn vành vạnh", " im phăng phắc"; cái " giật mình" Hình ảnh thơ hàm nghĩa độc đáo, đưa tới chiều sâu

tư tưởng triết lí: " tròn vành vạnh" một vẻ đẹp viên mãn, trăng vẫn thế, vẫn thủy chung, tình nghĩa Chỉ có lòng người thay đổi “vô tình” " Ánh trăng imphăng phắc" vầng trăng cứ tròn đầy và lặng lẽ sáng nhưng mang ý nghĩa nhắc nhở nghiêm khắc, đủ để con người “giật mình” biết tự vấn lương tâm, biết suy nghĩ để nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, nông nổi trong cách sống của

mình Cái giật mình tự nhắc nhở bản thân về lòng ân nghĩa, thủy chung, độ

lượng, không bao giờ được làm kẻ phản bội quá khứ, phản bội thiên nhiên

- Bình luận: ( 2 điểm ) Đúng như ý kiến đã nêu trong đề bài, từ một câu chuyện riêng, bài thơ Ánh trăng ( Nguyễn Duy) là lời nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa; đối với thiên nhiên, đất nước, bình dị, hiền hậu

Trang 20

Bài thơ không chỉ là câu chuyện riêng của Nguyễn Duy mà còn có ý nghĩa đối với cả một thế hệ đã trải qua những năm tháng gian khổ trong

chiến tranh, từng gắn bó với thiên nhiên, với nhân dân nay được sống

trong hòa bình và tiếp xúc với nhiều tiện nghi hiện đại văn minh Hơn nữa bài thơ còn có ý nghĩa với nhiều người bởi nó đặt ra vấn đề thái độ sống đối với quá khứ, với người đã khuất, với cả chính mình khi hoàn cảnh sống thay đổi Bài thơ nằm trong mạch cảm xúc " uống nước nhớ nguồn", gợi lên đạo

lí tình nghĩa thủy chung- một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

c Kết bài: Nêu cảm xúc, ấn tượng sâu sắc nhất về bài thơ hoặc rút ra bài họcsâu

sắc cho bản thân sau khi học bài thơ (1 điểm)

Cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về được nhà thơ Nguyễn Du viết:

Nao nao dòng nước uốn quanhNhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang

Và cũng không gian cảnh ấy nhưng khi chia tay với Kim Trọng, tác

giả Truyện Kiều lại viết :

Dưới cầu nước chảy trong veo,Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha

Em hãy so sánh hai câu thơ trên và phân tích nghệ thuật sử dụng từ ngữ độc đáo trong những câu thơ đó

Câu 2: (6 điểm)

Trong câu chuyện “Lỗi lầm và sự biết ơn” ( Ngữ văn 9 – Tập 1 –

Trang 160) có câu:

Trang 21

“ Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”

Trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên ? (Viết thành văn bản khoảng một trang giấy thi)

Bằng những hiểu biết của em về văn bản Chiếc lược ngà của Nguyễn

Quang Sáng hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

- Học sinh biết cách tạo dựng đoạn văn

- Lời văn trong sáng,mạch lạc,giàu cảm xúc

*Yều cầu nội dung: Về cơ bản thể hiện được những ý sau:

a So sánh hai cặp câu thơ:

- Giống nhau:

Trang 22

+ Hai cặp câu thơ đều miêu tả cảnh thiên nhiên trong cùng một thời điểm: buổi chiều xuân trong tiết thanh minh.

+ Đều sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình với những từ láy giàu giá trị biểu cảm

- Khác nhau:

+ Cặp câu thơ thứ nhất: là cảnh được miêu tả tại nơi Thúy Kiều cùng hai em gặp nấm mộ của Đạm Tiên – một nấm mồ vô chủ bên đường lạnh lẽo không có người hương khói Cảnh vật được cảm nhận qua cáinhìn của một tâm hồn đa sầu đa cảm như Thúy Kiều nên mang nỗi buồn xao xuyến, buâng khuâng, mang mác

+ Cặp câu thơ thứ hai: là cảnh được miêu tả gắn liền với cuộc kì ngộ

và chia tay giữa người quốc sắc (Thúy Kiều) và kẻ thiên tài (Kim Trọng) trong buổi du xuân trở về ấy Qua tâm hồn của một người con gái với tình yêu trong sáng chớm nở cảnh vật cũng trở nên thơ mộng, hữu tình và đầy thivị

b Nghệ thật sử dụng từ ngữ độc đáo:

- Cặp câu thơ thứ nhất:

+ Tác giả sử dụng các từ láy: nao nao, nho nhỏ một cách tinh tế, chínhxác gợi nhiều cảm xúc cho người đọc, vừa gợi được sắc thái cảnh vật, vừa thể hiện được tâm trạng con người

+ Cách sử dụng từ ngữ tinh tế ấy gợi tả cảnh chiều xuân đẹp êm dịu, thơ mộng, trong trẻo và cảm xúc buâng khuâng xao xuyến về một ngày vui xuân đang còn mà sự linh cảm về một điều gì đó sắp xảy ra đã xuất hiện

- Cặp câu thơ thứ hai:

+ Tác giả sử dụng từ láy: thướt tha, tính từ: trong veo một cách tinh tế,chính xác, gợi nhiều cảm xúc cho người đọc, vừa gợi tả được sắc thái của cảnh vật vừa thể hiện tâm trạng con người

+ Đó là cảnh sắc chiều xuân thanh dịu, thơ mộng, hữu tình và cảm xúcbồi hồi, xao xuyến, thiết tha trong tâm hồn nhân vật

* Biểu điểm:

Điểm 4: Đạt tất cả các yêu cầu trên – không mắc lỗi

Điểm 3: Đạt 2/3 yêu cầu trên – không mắc lỗi

Điểm 2: Đạt 1/ 2 yêu cầu còn mắc lỗi diễn đạt

Điểm 1: Đạt dưới 1 /2 yêu cầu mắc nhiều lỗi

Câu 2: ( 6điểm)

*Yêu cầu về hình thức:

- HS biết cách làm kiểu bài nghị luận bố cục chặt chẽ, sử dụng các thao tácgiải thích – chứng minh- bình luận

*Yêu cầu về nội dung: Về cơ bản thể hiện được những ý sau:

a Giải thích ý nghĩa câu nói:

Trang 23

- Những điều viết lên cát nhanh chóng bị xóa nhòa: lỗi lầm.

- Những điều được ghi tạc trên đá, trong lòng người: sự biết ơn

b Suy nghĩ:

- Mỗi chúng ta suy nghĩ và biết cách xóa đi những lỗi lầm mắc phải trongcuộc sống Những lỗi lầm đó cần được mau chóng xóa nhòa theo thời gian,không còn chỗ đứng trong cuộc sống của mỗi con người để cuộc sống tươiđẹp hơn không có đau buồn, thù hận

- Chúng ta cần học cách khắc ghi những ân nghĩa lên đá, trong lòng người

Đó là những điều tốt đẹp, chồi non của cuộc sống, mỗi con người từ đó đơmhoa kết trái làm đẹp cho đời cho cuộc sống chúng ta

c Bài học rút ra được:

- Hãy bao dung độ lượng với tất cả mọi người

- Lòng nhân ái là nét đẹp truyền thống của con người Việt Nam

- Biết tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa, ân tình: Đây là một trong những phẩmchất tốt đẹp nhất chỉ có ở con người, có nó cuộc sống đẹp hơn ý nghĩahơn…

*Biểu điểm:

- Điểm 4,5- 6: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đảm bảo các yêu cầu về kĩ năng

và kiến thức, có lập luận chặt chẽ, có sự kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận, bài viết có cảm xúc, diễn đạt lưu loát

- Điểm 3- 4: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, có lập luận tương đối chặt chẽ, có sự vận dụng thành công các thao tác lập luận, diễn đạt tương đối tốt

- Điểm 1,5- 2,5: Hiểu yêu cầu của đề bài, đáp ứng được cơ bản các yêu cầu

về kĩ năng và kiến thức, lập luận chưa chăt chẽ, có thể còn một số lỗi nhỏ về diễn đạt

- Điểm 0,5 - 1: Chưa nắm vững yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được ½ yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, mắc lỗi chính tả và diễn đạt

*Yêu cầu về nội dung: Về cơ bản thể hiện được những ý sau:

1 Giới thiệu khái quát tác giả, tác phâm và vấn đề cần nghị luận

2 Tình huống truyện:

Trang 24

- Hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách, nhưng thật bất ngờ bé Thu lại không nhận cha Đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm mãnh liệt thì ông Sáu lại phải đi chiến đấu.

- Ở khu căn cứ ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và nỗi mong nhớ con vào việc làm cây lược ngà để tặng con như lời hứa, nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao cho con món quà đầy ý nghĩa và thiêng liêng ấy

- Nhận xét: Tình huống truyện đầy bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí Qua đó thể hiện hoàn cảnh éo le trong chiến tranh, đồng thời để nhân vật bộc lộ được tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng, cảm động

3 Tình cảm cha con:

a Tình cảm của người con đối với cha:

- Khi bé Thu chưa nhận cha: đối xử xa lạ, ngờ vực, lạnh nhạt, có lúc phản ứng rất quyết liệt, gay gắt

- Khi bé Thu nhận ra cha: nghe lời bà ngoại giải thích em ân hận, biểu lộ tình yêu cha cuống quýt, mãnh liệt, đầy cảm động

- Đánh giá: Thái độ và hành động của bé Thu ở cả hai thời điểm là không đáng trách mà rất đáng thương, đáng nhận được sự đồng cảm.Đó là cách biểu lộ tình yêu thương ba tuyệt đối của một đứa trẻ có cá tính, có tình yêu

Ba sâu sắc, mãnh liệt mà cũng rất hồn nhiên, trong sáng

b Tình cảm của người cha đối với con:

- Khi về thăm nhà: nóng vội, khao khát được gặp con, dành hết tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc cho con mà không được đền đáp nên ông rất đau khổ và bất lực

- Khi trở lại chiến trường: ông day dứt, ân hận và dồn hết nỗi nhớ, tình yêu thương con vào việc làm cây lược ngà cho con Trước lúc hi sinh lời trao gửi cuối cùng ông nhờ người bạn trao tận tay cho con gái cây lược ấy

- Đánh giá: Tình cảm cha con ở người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh đau thương, mất mát đầy éo le của chiến tranh thật cao đẹp và cảm động biếtnhường nào

4 Đánh giá chung:

- Khẳng định giá trị đặc sắc của tình huống truyện góp phần làm nổi bật ý nghĩa chủ đề tác phẩm: tình cha con sâu nặng, thiêng liêng, thắm thiết trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh

- Từ đó gợi trong lòng người đọc nỗi xúc động thấm thía vê những đau thương mất mát, những cảnh ngộ éo le mà con người phải gánh chịu do chiến tranh

*Biểu điểm:

Trang 25

- Điểm 9-10: Đảm bảo ý cơ bản, bố cục hợp lí, luận điểm rõ ràng, văn phongtrong sáng, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi ngữ pháp, chính tả, diễn đạt, bộc

lộ năng lực cảm thụ, biết tổ chức bài văn nghị luận

- Điểm 7-8: Đảm bảo phần lớn ý cơ bản, ít mắc lỗi diễn đạt, chính tả…

- Điểm 5-6: Đảm bảo 2/3 ý cơ bản, ít mắc lỗi diễn đạt, chính tả…

- Điểm 3-4: Bài sơ sài, diễn đạt vụng, nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt…

- Điểm dưới 3: Bài quá sơ sài/lạc đề, cẩu thả, mắc lỗi trầm trọng về chính tả,ngữ pháp, không biết viết bài văn nghị luận

Lưu ý: Đây là bài thi phát hiện HS năng khiếu nên khuyến khích các em

trên cơ sở ý cơ bản, có những phát hiện riêng, độc đáo Tuy nhiên sự sángtạo phải có logic, có sức thuyết phục…

PHÒNG GD & ĐT THANH OAI ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9

TR ƯỜNG THCS CAO VIÊN Năm học: 2013-2014 ( Thời gian làm bài 150’ không kểchép đề )

Câu 1 ( 4 điểm) Cho đoạn thơ sau:

“Không có kính rồi xe không có đènKhông có mui xe, thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trướcChỉ cần trong xe có một trái tim.”

( Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xekhông kính)

Phân tích những giá trị đặc sắc nghệ thuật trong đoạn thơ trên?

Trang 26

Câu 2 ( 6 điểm ) : Cha ông ta nói: “ Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

Còn Giáo sư Toán học Ngô Bảo Châu cho rằng: “ Lòng đam mê là yếu tốquan trọng nhất để nhà khoa học đi đến tận cùng con đường mình đã chọn”.Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên của em bằng một bài văn ngắn

Câu 3( 10 điểm): Suy nghĩ về đời sống gia đình trong chiến tranh qua tác

phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng

**********Hết***********

HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9

MÔN: NGỮ VĂN Năm học: 2013-2014 Câu 1( 4 điểm ) Học sinh cần đạt được những yêu cầu sau:

* Về hình thức

- Viết thành một bài văn có bố cục 3 phần rõ ràng

- Không sai lỗi chính tả, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, diễn đạt trôi chảy

* Về nội dung

Cần đảm bảo các ý sau:

- Sử dụng biện pháp liệt kê và từ phủ định: Không kính, không đèn, khôngmui, thùng xe có xước Chiếc xe ngày càng méo mó, bị biến dạng và đầythương tích -> chiến tranh ngày càng khốc liệt

- Sử dụng nghệ thuật đối lập: không có về vật chất thì rất nhiều >< có tinh vềtinh thần chỉ có một

- Hình ảnh “trái tim” là hình ảnh kết tinh tỏa sáng toàn bài

Trang 27

+ Bom đạn kẻ thù không thể đè bẹp được ý chí chiến đấu của những ngườilính lái xe Vì đó là những chiếc xe trái tim cầm lái.

Câu 2( 6 điểm ) Yêu cầu:

1 Yêu cầu kĩ năng:

- Biết cách làm bài nghị luận xã hội

- Bố cục 3 phần rõ ràng

- Văn phong trong sáng, ngôn từ chọn lọc, lập luận sắc sảo, chặt chẽ, hànhvăn lưu loát

2.Yêu cầu kiến thức:

- Giải thích câu tục ngữ “ Có công mài sắt, có ngày nên kim” và câu nói củaGiáo sư Ngô Bảo Châu: Vai trò của đam mê trong cuộc sống

- Chứng minh sự đúng đắn của các ý kiến đó trong thực tế đời sống ( cáctấm gương của những nhà khoa học, danh nhân, hoặc những con người bìnhthường do có lòng kiên nhẫn, ý chí quyết tâm, niềm đam mê mà gặt hái đượcthành công trong cuộc sống )

VD:

+ Nguyễn Ngọc Kí của Việt Nam

+ Nhà vật lí người Anh Stephen Hawking mắc bệnh từ khi còn trẻ và hầunhư mất hết khả năng vận động, cuộc sống luôn gắn với chiếc xe lăn vàkhông nói được nhưng vẫn trở thành nhà vật lí lí thuyết hàng đầu thế giớihiện nay

+ Helen Kelle ( 1880-1968) là biểu tượng phi thường khi suốt đời phải sốngtrong cảnh mù, điếc nhưng vẫn cống hiến hết sức lực của mình nhằm đemđến niềm vui cho những người tàn tật Bà là người mù, điếc đầu tiên ở Mĩđược nhận bằng tốt nghiệp cao đẳng và là nhà hoạt động chính trị - xã hộinổi tiếng

- Bình luận về mối quan hệ giữa lòng say mê và sự chăm chỉ, cần cù; liên hệ

để rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân

Câu 3( 10 điểm) Bài làm đảm bảo các yêu cầu sau:

* Hình thức

- Viết thành một bài văn có bố cục 3 phần rõ ràng

- Không sai lỗi chính tả, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, diễn đạt trôi chảy

Trang 28

b Tình cảm gia đình trong chiến tranh chịu nhiều mất mát đau thương.

- Vợ chồng, cha con cách biệt

- Ngày sum họp ngắn ngủi, trải qua nhiều thử thách cay đắng do chiến tranh,con không nhận ra cha phải chịu bi kịch đau đớn

- Cuối cùng là sự chia li vĩnh viễn, người chồng người cha hi sinh ở chiếntrường, vợ góa con côi…

c Tình cảm gia đình trong chiến tranh rất thiêng liêng mạnh mẽ và cao đẹp

- Ông Sáu rất thương con

- Bé Thu rất yêu thương cha

d Đánh giá

- Tình cảm gia đình trong chiến tranh chịu nhiều éo le, đau đớn nhưng vôcùng sâu sắc, mãnh liệt bởi lẽ hoàn cảnh chiến tranh sự sống, cái chết mongmanh, tình thương trở thành điểm tựa tinh thần và là mục đích sống

- Tình cảm gia đình gắn với tình yêu đất nước nên càng cao đẹp Con ngườiViệt Nam trong chiến tranh vì thế bình thường mà cũng rất cao cả

- Chuyện gia đình ông Sáu cũng là chuyện của nhiều gia đình Viêt Namkhác trong chiến tranh

PHÒNG GD&ĐT THANH OAI ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2014-2015

TRƯỜNG THCS DÂN HÒA Môn Ngữ văn

Ngày thi: 5/11/2014 Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1, ( 4đ ) Phân tích hiệu quả nghệ thuật thẩm mĩ trong khổ thơ

sau:

“ Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo”

( Đồng chí – Chính Hữu)

Câu 2,( 6đ ) Trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện sau:

Nỗi đau sẽ đi qua và cái đẹp ở lại

Dẫu Hen ri Ma tisse trẻ hơn August Renoir gần hai chục tuổi, cả hai họa

sỹ vĩ đại này luôn là đôi bạn chân tình và gắn bó với nhau Khi Renoi bị lâm

Trang 29

bệnh và giam mình trong căn nhà hơn 10 năm cuối cùng của mình, Ma tisse mỗi ngày đều ghé thăm bạn Renoir- gân như bị tê liệt bởi chứng phong thấprất nặng – vẫn tiếp tục vẽ trong tình trạng đau đớn đó Một ngày kia, khi quan sát người bạn gìa làm việc trong phòng vẽ, cố gắng chống lại cơn đau đang giày vò thân xác ông qua từng nét cọ, Matisse thảng thốt la lên rằng:

- August ơi! Tại sao anh không nghỉ mà cứ vẽ khi phải chịu đau đớn như thế?

- Renoir chỉ khẽ khàng nhìn bạn trả lời rằng:

- Nỗi đau sẽ qua đi và cái đẹp ở lại

Và cứ thế gân nhưcho đến ngày lìa trần, Renoir tiếp tục kéo những nét cọlên các bức toan Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông,

Những người phụ nữ đang tắm, đã được hoàn thành trước khi ông qua

đời, tức là 14 năm sau khi ông phải đương đầu chịu đựng với căn bệnh quái ác này

( Hạt giống tâm hồn- tập 2 – trang 157)

Câu 3, ( 10đ )Có ý kiến cho rằng: “ Ánh trăng của Nguyễn Duy không

chỉ là chuyện tình cảm nhớ về cội nguồn, nhớ về quá khứ mà còn là lời nhắc nhở mỗi con người về lẽ sống chung thủy với chính mình” Bằng sự

hiểu biết của em về tác phẩm Ánh trăng của Nguyễn Duy hãy làm sáng tỏ

ý kiến trên

……… Hết………

Người duyệt đề Người ra đề

Nguyễn Thị Hà Ngô Thị Thường

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG NGỮ VĂN LỚP 9

Câu 1(4đ)

*Hình thức: 1,5đ đảm bảo các yêu cầu sau:

- Viết bài văn nhỏ hoàn chỉnh

Trang 30

- Trình bày bố cục ba phần rõ ràng, chặt chẽ, lời văn mạch lạc, chữ viết sạch đẹp.

- Không sai quá ba lỗi chính tả trong bài

*Nội dung: 2,5đ học sinh phân tích được giá trị các biện pháp tu từ

trong việc thể hiện nội dung như:

- Các yếu tố về nhịp thơ, cách gieo vần

- Đặc biệt là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố hiện thực và yếu tố lãng mạn trong khổ thơ

- Khắc hoạ thành công biểu tượng về hình ảnh người lính, về tình đồng chí thiêng liêng và cao đẹp

Câu 2 (6đ)

Hình Thức: 2đ HS đảm bảo các yêu cầu sau:

- Viết bài văn nhỏ hoàn chỉnh

- Trình bày bố cục ba phần rõ ràng, chặt chẽ, lời văn mạch lạc, chữ viết sạch đẹp

- Không sai quá ba lỗi chính tả trong bài

Câu 3 (10đ)

Hình thức: 3đ HS đảm bảo các yêu cầu sau:

- Viết bài văn hoàn chỉnh, đúng thể loại

- Biết trình bày dẫn chứng hợp lý, khoa học

- Có kĩ năng nghị luận về một vấn đề văn học( trình bày thành hệ thống luận điểm, phân tích- tổng hợp, so sánh- đánh giá…); lập luận chặt chẽ, thuyết phục

- Văn viết trong sáng, có cảm xúc

- Trình bày bố cục ba phần rõ ràng, chặt chẽ, lời văn mạch lạc, chữ viết sạch đẹp

- Không sai quá ba lỗi chính tả trong bài

*Nội dung: 7đ

Ngày đăng: 27/11/2014, 14:06

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w