HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 MÔN: NGỮ VĂN

Một phần của tài liệu đề và đáp án thi học sinh giỏi văn tham khảo mới (Trang 26 - 31)

MÔN: NGỮ VĂN

Năm học: 2013-2014

Câu 1( 4 điểm ) Học sinh cần đạt được những yêu cầu sau:

* Về hình thức.

- Viết thành một bài văn có bố cục 3 phần rõ ràng.

- Không sai lỗi chính tả, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, diễn đạt trôi chảy. * Về nội dung.

Cần đảm bảo các ý sau:

- Sử dụng biện pháp liệt kê và từ phủ định: Không kính, không đèn, không mui, thùng xe có xước. Chiếc xe ngày càng méo mó, bị biến dạng và đầy thương tích -> chiến tranh ngày càng khốc liệt.

- Sử dụng nghệ thuật đối lập: không có về vật chất thì rất nhiều >< có tinh về tinh thần chỉ có một.

- Hình ảnh “trái tim” là hình ảnh kết tinh tỏa sáng toàn bài là hình ảnh hoán dụ và cũng là ẩn dụ:

+ Thể hiện tình yêu tổ quốc; tình yêu ấy đã làm nên sức mạnh phi thường ở họ.

+ Trái tim đã gắn kết người lính với chiếc xe vào làm một cơ thể thống nhất không có gì tàn phá nổi. Một trái tim chứa đựng bản lĩnh hiên ngang và lòng dung cảm.

+ Bom đạn kẻ thù không thể đè bẹp được ý chí chiến đấu của những người lính lái xe. Vì đó là những chiếc xe trái tim cầm lái.

Câu 2( 6 điểm ) Yêu cầu:

1. Yêu cầu kĩ năng:

- Biết cách làm bài nghị luận xã hội. - Bố cục 3 phần rõ ràng.

- Văn phong trong sáng, ngôn từ chọn lọc, lập luận sắc sảo, chặt chẽ, hành văn lưu loát.

2.Yêu cầu kiến thức:

- Giải thích câu tục ngữ “ Có công mài sắt, có ngày nên kim” và câu nói của Giáo sư Ngô Bảo Châu: Vai trò của đam mê trong cuộc sống.

- Chứng minh sự đúng đắn của các ý kiến đó trong thực tế đời sống ( các tấm gương của những nhà khoa học, danh nhân, hoặc những con người bình thường do có lòng kiên nhẫn, ý chí quyết tâm, niềm đam mê mà gặt hái được thành công trong cuộc sống...)

VD:

+ Nguyễn Ngọc Kí của Việt Nam...

+ Nhà vật lí người Anh Stephen Hawking mắc bệnh từ khi còn trẻ và hầu như mất hết khả năng vận động, cuộc sống luôn gắn với chiếc xe lăn và không nói được nhưng vẫn trở thành nhà vật lí lí thuyết hàng đầu thế giới hiện nay.

+ Helen Kelle ( 1880-1968) là biểu tượng phi thường khi suốt đời phải sống trong cảnh mù, điếc nhưng vẫn cống hiến hết sức lực của mình nhằm đem đến niềm vui cho những người tàn tật. Bà là người mù, điếc đầu tiên ở Mĩ được nhận bằng tốt nghiệp cao đẳng và là nhà hoạt động chính trị - xã hội nổi tiếng.

- Bình luận về mối quan hệ giữa lòng say mê và sự chăm chỉ, cần cù; liên hệ để rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân.

Câu 3( 10 điểm). Bài làm đảm bảo các yêu cầu sau:

* Hình thức.

- Viết thành một bài văn có bố cục 3 phần rõ ràng.

- Không sai lỗi chính tả, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, diễn đạt trôi chảy. * Về nội dung.

- MB:

+ Giới thiệu nhà văn Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm Chiếc lược ngà. + Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

- TB:

b. Tình cảm gia đình trong chiến tranh chịu nhiều mất mát đau thương. - Vợ chồng, cha con cách biệt.

- Ngày sum họp ngắn ngủi, trải qua nhiều thử thách cay đắng do chiến tranh, con không nhận ra cha phải chịu bi kịch đau đớn.

- Cuối cùng là sự chia li vĩnh viễn, người chồng người cha hi sinh ở chiến trường, vợ góa con côi…

c. Tình cảm gia đình trong chiến tranh rất thiêng liêng mạnh mẽ và cao đẹp. - Ông Sáu rất thương con.

- Bé Thu rất yêu thương cha. d. Đánh giá.

- Tình cảm gia đình trong chiến tranh chịu nhiều éo le, đau đớn nhưng vô cùng sâu sắc, mãnh liệt bởi lẽ hoàn cảnh chiến tranh sự sống, cái chết mong manh, tình thương trở thành điểm tựa tinh thần và là mục đích sống.

- Tình cảm gia đình gắn với tình yêu đất nước nên càng cao đẹp. Con người Việt Nam trong chiến tranh vì thế bình thường mà cũng rất cao cả.

- Chuyện gia đình ông Sáu cũng là chuyện của nhiều gia đình Viêt Nam khác trong chiến tranh.

PHÒNG GD&ĐT THANH OAI ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2014-2015

TRƯỜNG THCS DÂN HÒA Môn Ngữ văn Ngày thi: 5/11/2014

Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1, ( 4đ ) Phân tích hiệu quả nghệ thuật thẩm mĩ trong khổ thơ

sau:

“ Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo”

( Đồng chí – Chính Hữu)

Câu 2,( 6đ ) Trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện sau:

Nỗi đau sẽ đi qua và cái đẹp ở lại

Dẫu Hen ri Ma tisse trẻ hơn August Renoir gần hai chục tuổi, cả hai họa sỹ vĩ đại này luôn là đôi bạn chân tình và gắn bó với nhau. Khi Renoi bị lâm

bệnh và giam mình trong căn nhà hơn 10 năm cuối cùng của mình, Ma tisse mỗi ngày đều ghé thăm bạn. Renoir- gân như bị tê liệt bởi chứng phong thấp rất nặng – vẫn tiếp tục vẽ trong tình trạng đau đớn đó. Một ngày kia, khi quan sát người bạn gìa làm việc trong phòng vẽ, cố gắng chống lại cơn đau đang giày vò thân xác ông qua từng nét cọ, Matisse thảng thốt la lên rằng:

- August ơi! Tại sao anh không nghỉ mà cứ vẽ khi phải chịu đau đớn như thế?

- Renoir chỉ khẽ khàng nhìn bạn trả lời rằng: - Nỗi đau sẽ qua đi và cái đẹp ở lại.

Và cứ thế gân nhưcho đến ngày lìa trần, Renoir tiếp tục kéo những nét cọ lên các bức toan. Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông,

Những người phụ nữ đang tắm, đã được hoàn thành trước khi ông qua

đời, tức là 14 năm sau khi ông phải đương đầu chịu đựng với căn bệnh quái ác này.

( Hạt giống tâm hồn- tập 2 – trang 157)

Câu 3, ( 10đ )Có ý kiến cho rằng: “ Ánh trăng của Nguyễn Duy không

chỉ là chuyện tình cảm nhớ về cội nguồn, nhớ về quá khứ mà còn là lời nhắc nhở mỗi con người về lẽ sống chung thủy với chính mình”. Bằng sự hiểu biết của em về tác phẩm Ánh trăng của Nguyễn Duy hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

……….. Hết………..

Người duyệt đề Người ra đề

Nguyễn Thị Hà Ngô Thị Thường

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG NGỮ VĂN LỚP 9

Câu 1(4đ)

*Hình thức: 1,5đ đảm bảo các yêu cầu sau: - Viết bài văn nhỏ hoàn chỉnh.

- Trình bày bố cục ba phần rõ ràng, chặt chẽ, lời văn mạch lạc, chữ viết sạch đẹp.

- Không sai quá ba lỗi chính tả trong bài.

*Nội dung: 2,5đ học sinh phân tích được giá trị các biện pháp tu từ

trong việc thể hiện nội dung như:

- Các yếu tố về nhịp thơ, cách gieo vần...

- Đặc biệt là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố hiện thực và yếu tố lãng mạn trong khổ thơ...

- Khắc hoạ thành công biểu tượng về hình ảnh người lính, về tình đồng chí thiêng liêng và cao đẹp...

Câu 2 (6đ)

Hình Thức: 2đ HS đảm bảo các yêu cầu sau: - Viết bài văn nhỏ hoàn chỉnh.

- Trình bày bố cục ba phần rõ ràng, chặt chẽ, lời văn mạch lạc, chữ viết sạch đẹp.

- Không sai quá ba lỗi chính tả trong bài. *Nội dung: 4đ

- Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện.

- Phân tích một vài chi tiết quan trọng trong bài để góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của câu chuyện...

- Phân tích ý nghĩa của truyện: Tình yêu cuộc sống, tình yêu nghệ thuật là sức mạnh để con người đấu tranh chống chọi với bệnh tật. Và khi nỗi đau qua đi thì cái đẹp còn ở lại mãi mãi với thời gian...

Câu 3 (10đ)

Hình thức: 3đ HS đảm bảo các yêu cầu sau: - Viết bài văn hoàn chỉnh, đúng thể loại. - Biết trình bày dẫn chứng hợp lý, khoa học

- Có kĩ năng nghị luận về một vấn đề văn học( trình bày thành hệ thống luận điểm, phân tích- tổng hợp, so sánh- đánh giá…); lập luận chặt chẽ, thuyết phục.

- Văn viết trong sáng, có cảm xúc.

- Trình bày bố cục ba phần rõ ràng, chặt chẽ, lời văn mạch lạc, chữ viết sạch đẹp.

- Không sai quá ba lỗi chính tả trong bài.

Bài viết có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng đại thể có

các ý cơ bản sau:

HS biết phân tích bài thơ Ánh trăng hướng vào các ý của đề bài:

* Luận điểm 1:Ánh trăng của Nguyễn Duy không chỉ là chuyện tình cảm nhớ về cội nguồn, nhớ về quá khứ ( phân tích thơ để chứng minh)

* Luận điểm 2:Ánh trăng của Nguyễn Duy còn là lời nhắc nhở mỗi con người về lẽ sống chung thủy với chính mình ( phân tích thơ để chứng minh)

3. Biểu điểm:

- Điểm 9-10: Đạt tốt các yêu cầu trên (về nội dung, phương pháp, kỹ năng…), chấp nhận các cách trình bày suy nghĩ cá nhân một cách sáng tạo nhưng phải có hệ thống luận điểm hợp lý. Bài viết tỏ ra có kiến thức về tác giả, tác phẩm, biết vận dụng so sánh văn học để đưa ra những kiến giải cá nhân hợp lý.

- Điểm 7- 8: Bài chưa đạt được yêu cầu khung điểm 9 - 10 nhưng tốt hơn yêu cầu khung điểm 5 – 6.

- Điểm 5-6: Đạt trung bình các yêu cầu trên. Bài viết tuy có hệ thống luận điểm nhưng chưa rõ ràng, hợp lý (nhất là luận điểm 1). Nếu bài viết thực hiện phân tích từng đoạn trích, từng bài thì không vượt quá khung điểm này. - Điểm 3- 4: Chưa xác định đúng yêu cầu của đề. Bài viết chưa có hệ thống luận điểm và tỏ ra chưa nắm vững kiến thức tác phẩm hoặc mắc nhiều lỗi diễn đạt trong khi hành văn. Nhìn chung, bài viết sơ sài, nghèo nàn… - Điểm 1- 2: Bài viết quá kém, chưa thể hiện được yêu cầu của đề hoặc chỉ viết được phần mở bài.

- Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoàn hoặc bỏ giấy trắng.

_______________________________ PHÒNG GD&ĐT THANH

OAI

Một phần của tài liệu đề và đáp án thi học sinh giỏi văn tham khảo mới (Trang 26 - 31)