1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

đề và đáp án thi học sinh giỏi khối 9 môn sinh học cấp huyện 2014 tây trà

6 582 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 121 KB

Nội dung

PHÒNG GD&ĐT TÂY TRÀ KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN. NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: SINH HỌC - Lớp 9 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) ( Đề thi gồm 02 trang) Sau khi học xong bài “Nguyên phân, giảm phân”, bài “Phát sinh sinh giao tử và thụ tinh”, bạn An trao đổi với bạn Bình một số vấn đề: Bạn An cho rằng hai quá trình nguyên phân, giảm phân có nhiều điểm giống nhau. Ngược lại, bạn Bình cho rằng chúng là hai quá trình có nhiều điểm khác nhau. Các điểm khác nhau đó giúp ích rất nhiều vào việc giải các bài tập về “Phát sinh giao tử và thụ tinh”. Câu 1 (3 điểm): Bằng kiến thức của mình, em hãy so sánh hai quá trình nguyên phân và giảm phân để chứng tỏ những điều mà hai bạn An và Bình đã trao đổi. Câu 2 (3 điểm): Giả sử hai bạn An và Bình có bài tập sau: Trong tinh hoàn của 1 thỏ đực (2n = 44) có 6 tế bào mầm nguyên phân liên tiếp 1 số lần và tạo ra tổng số tế bào con có chứa 2112 tâm động. a. Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào mầm. b. Các tế bào con sau nguyên phân đều trở thành các tinh bào bậc I phát triển tạo thành tinh trùng. Các tinh trùng đều tham gia thụ tinh tạo ra 3 hợp tử. Xác định hiệu suất tinh trùng. Em hãy giúp hai bạn giải bài tập trên. Người ta thực hiện phép lai sau: Khi lai giữa F 1 có kiểu gen giống nhau với ba cây I, II, III có kiểu gen khác nhau, người ta thu được kết quả: Phép lai 1: F 1 x cây I F 2 – I: 147 cây chín sớm Phép lai 2: F 1 x cây II F 2 – II: 98 cây chín sớm 102 cây chín muộn Phép lai 3: F 1 x cây III F 2 – III: 297 cây chín sớm 101 cây chín muộn. Câu 3 (1 điểm): Thế nào là kiểu gen, thế nào là kiểu hình và tính trội hoàn toàn? Câu 4 (5 điểm): Biết tính trạng thời gian chín do một gen qui định. Xác định kiểu gen F 1 và các cây I, II, III. Muốn ngay F1 đồng loạt xuất hiện cây chín sớm, kiểu gen của thế hệ bố mẹ (P) phải như thế nào? Cho thông tin sau: “Phân tử ADN là chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch đơn xoắn đều đặn quanh một trục theo chiều từ trái sang phải. Mỗi vòng xoắn có đường kính 20A 0 , chiều cao 34 A 0 gồm 10 cặp Nu. + Giữa các nu trên 2 mạch liên kết với nhau theo NTBS. 1 Đề thi + Hệ quả của NTBS: . Biết trình tự 1 mạch → mạch kia . A = T, G= X , A + G = T+ X . XG TA + + đặc trưng cho từng loài” Câu 5 (2 điểm): Thông tin trên mô tả cấu trúc nào của phân tử ADN? Trình bày điểm khác nhau cơ bản giữa cấu trúc ADN với cấu trúc ARN? Câu 6 (2 điểm): Nguyên tắc bổ sung là gì? Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong cơ chế di truyền? Nếu vi phạm nguyên tắc trên sẽ dẫn tới hậu quả gì? Câu 7 (4 điểm): Một đoạn phân tử ADN có 150 vòng xoắn và có 20% Ađênin. Hãy xác định: a. Tổng số nucleotit và chiều dài của đoạn ADN. b. Số lượng từng loại nucleotit của đoạn ADN. c. Khi gen tự nhân đôi 4 lần thì môi trường đã cung cấp bao nhiêu nuclêôtit mỗi loại? Tính số liên kết hiđrô bị phá vỡ trong quá trình này. (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) 2 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN MÔN SINH HỌC 9 Năm học 2014-2015 CÂU NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1 3 điểm * Giống nhau: - Là cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào. - Đều trải qua các kì tương tự: kì trung gian, kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối. - Qua các kì, NST có những biến đổi và hoạt động giống nhau: trước khi bước vào phân bào NST nhân đôiNST kép, đóng xoắn, tháo xoắn, xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, phân li về 2 cực của tế bào. * Khác nhau: Dấu hiệu so sánh Nguyên phân Giảm phân Số lần phân bào 1 2 Kì trước Không xảy ra trao đổi chéo Xảy ra trao đổi chéo Kì giữa Các NST kép xếp thành 1 hàng Các NST kép xếp thành 2 hàng hoặc 1 hàng. Kì sau Mỗi NST kép phân lí thành 2 NST đơn Mỗi cặp NST tương đồng phân li thành 2 NST kép Kì cuối Các NST đơn đều tháo xoắn tối đa Các NST đều giữ nguyên trạng thái kép Kết quả Tạo 2 tế bào con đều có bộ NST 2n Tạo 4 tế bào con có bộ NST n 1 điểm 2 điểm Câu 2 3 điểm a. Gọi k là số lần nguyên phân của tế bào mầm (k nguyên dương) - Số tế bào con là: 6.2 k - Số tâm động trong các TB con là: 6. 2 k . 2n= 2112 tương đương 6. 2 k . 44 = 2112 tương đương 2 k = 8 = 2 3 → k = 3 Vậy, mỗi tế bào mầm nguyên phân 3 lần liên tiếp. b. - Số tinh bào bậc I : 6. 2 k = 6.8 = 48 (tế bào) - Số tinh trùng là : 48. 4 = 192 (tinh trùng) - Số tinh trùng được thụ tinh = số hợp tử = 3 - Hiệu suất tinh trùng: H= = 100. 192 3 1,56% 1,5 điểm 1,5 điểm 3 Câu 3 1 điểm - Kiểu gen là toàn bộ các gen nằm trong cơ thể sinh vật. Kiểu hình là toàn bộ các tính trạng và đặc tính cơ thể. - Tính trạng trội hoàn toàn là hiện tương gen trội át hoàn toàn gen lặn tạo thể dị hợp có kiểu hình trội. 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 4 5 điểm * Xét phép lai 3: F 2 – III phân li kiểu hình theo tỉ lệ: F 2 có 4 tổ hợp giao tử = 2 giao tử đực x 2 giao tử cái  F 1 và cây thứ II dị hợp 1 cặp gen.  chín sớm là trội hoàn toàn so với chín muộn. - Qui ước gen: Gen A qui định tính trạng chín sớm. Gen a qui định tính trạng chín muộn. * Phép lai 1: F 2 – I: 100% chín sớm  kiểu gen cây I phải đồng hợp AA, kiểu hình chín sớm. Sơ đồ lai: F 1: chín sớm (tc) x chín muộn Aa AA GF 1 : A, a A F 2: 1 AA : 1 Aa 100% chín sớm * Phép lai 2: F 2 – II: Đây là tỉ lệ của phép lai phân tích cá hợp dị thể. Cây II có kiểu gen aa, kiểu hình chín muộn. Sơ đồ lai: F 1 : chín sớm x chín muộn Aa aa GF 1: A, a a F 2: 1 Aa : 1 aa Kết luận: Tỉ lệ kiểu gen: 1Aa: 1aa Tỉ lệ kiểu hình: 1chín sớm: 1 chín muộn * Phép lai 3: Cây III có kiểu gen Aa, kiểu hình chín sớm. Sơ đồ lai: F 1 : chín sớm x chín sớm Aa Aa GF 1: A, a A, a F 2: 1AA : 2 Aa : 1 aa Kết luận: Tỉ lệ kiểu gen: 1AA : 2Aa: 1aa Tỉ lệ kiểu hình: 3 chín sớm: 1 chín muộn * Muốn ngay F 1 đồng loạt xuất hiện 1 tính trạng trội là chín sớm thì một trong hai bên bố hoặc mẹ có kiểu gen đồng hợp trội AA, cá thể còn lại có 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm 4 kiểu gen bất kì. Vậy, kiểu gen của P có thể là: P: AA (chín sớm) x AA (chín sớm) hoặc AA (chín sớm) X Aa (chín sớm) hoặc AA (chín sớm) x aa (chín muộn) Câu 5 2 điểm * Mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN. * Điểm khác nhau giữa ADN và ARN: Cấu trúc ADN Cấu trúc ARN - Có chiều dài và khối lượng rất lớn. - Mạch kép. - Đơn phân cấu tạo là Nucleotit thuộc 4 loại A, T, G, X. - Trong Nucleotit là đường C 5 H 10 O 4 - Liên kết hóa trị trên mạch đơn khá bền vững. - Có chiều dài và khối lượng bé. - Mạch đơn. - Đơn phân cấu tạo là Ribo Nucleotit thuộc 4 loại A, U, G, X. - Trong Nucleotit là đường C 5 H 10 O 5 - Liên kết hóa trị trên mạch đơn kém bền vững. 0,5 đ 1,5 đ Câu 6 2 điểm * Nguyên tắc bổ sung là hiện tượng các nucleotit liên kết với nhau bởi nguyên tắc: A liên kết với T(hoặc A liên kết với U) và ngược lại; G liên kết với X và ngược lại. * Nguyên tắc bổ sung được thể hiện qua các cơ chế: quá trình tự nhân đôi của ADN, quá trình tổng hợp ARN và quá trình tổng hợp protein. Nếu vi phạm nguyên tắc trên →quá trình tổng hợp trên bị rối loạn→ đột biến gen. 1 điểm 1 điểm Câu 7 4 điểm a. Tổng số Nucleotit của gen: N = C.20 = 150.20 = 3000 (Nu) Vậy chiều dài của gen là: L = (N : 2) . 3,4A 0 = (3000:2) . 3,4 = 5100 A 0 b. Số Nucleotit từng loại của gen: Ta có: A =T = 20%.N = 20%.3000 = 600 (Nu) G = X = 30%.N = 30%. 3000 = 900 (Nu) c. Số nuclêôtit từng loại môi trường cung cấp: * Nếu gen nhân đôi 4 đợt thì số nuclêôtit từng loại môi trường cần cung cấp là: A = T = (2 4 - 1). 600 = 9000 (Nu) G = X = (2 4 - 1).900 = 13.500 (Nu) + Số liên kết hydro: H = 2A + 3G = 2.600 + 3.900 = 3.900 (liên kết) + Số liên kết hiđrô bị phá: (2 4 – 1) x 3.900 = 58.500 (liên kết) (HS có cách giải khác, đúng đáp số ghi điểm tối đa) 1 điểm 0,5đ 0,5đ 1 điểm 0,5đ 0,5đ 2 điểm 1đ 1đ 5 PHÒNG GD&ĐT TÂY TRÀ MA TRẬN ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN TRƯỜNG PTDTBT THCS MÔN: SINH HỌC KHỐI 9 TRÀ THANH NĂM HỌC 2014-2015 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Cấp độ Chủ đề Các mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cấp thấp Vận dụng cấp cao TL TL TL TL Các định luật di truyền của Menden Kiểu gen, kiểu hình, tính trội. Bài tập lai 1 cặp tính trạng. Số câu 2 Câu 3 Câu 4 Số điểm 6 1 điểm =16,7% 5 điểm=83,3% Nhiếm sắc thể Những đặc điểm của nguyên phân, giảm phân Bài tập phát sinh giao tử và thụ tinh. Số câu 2 Câu 1 Câu 2 Số điểm 6 3 điểm=50% 3 điểm=50% ADN - Nguyên tắc bổ sung. - Đặc điểm phân tử ADN và ARN Bài tập về ADN 3 Câu 5+Câu 6 Câu 7 Số điểm 8 4 điểm=50% 4 điểm=50% Tổng 7 câu 20điểm 4 câu 8 điểm=40% 4 câu 12 điểm=60% 6 . PHÒNG GD&ĐT TÂY TRÀ KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN. NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: SINH HỌC - Lớp 9 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) ( Đề thi gồm 02 trang) Sau khi. hiđrô bị phá vỡ trong quá trình này. (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) 2 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN MÔN SINH HỌC 9 Năm học 2014- 2015 CÂU NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1 3 điểm * Giống. điểm 0,5đ 0,5đ 1 điểm 0,5đ 0,5đ 2 điểm 1đ 1đ 5 PHÒNG GD&ĐT TÂY TRÀ MA TRẬN ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN TRƯỜNG PTDTBT THCS MÔN: SINH HỌC KHỐI 9 TRÀ THANH NĂM HỌC 2014- 2015 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian

Ngày đăng: 14/10/2014, 22:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w