1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Do luong no xau tai BIDVx

23 499 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

nợ xấu tại BIDV

1 BỘ MÔN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -----***----- ĐỀ TÀI ĐO LƯỜNG NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Nhóm sinh viên nghiên cứu: 1. Vũ Thị Vân Anh 2. Vũ Văn Bảo 3. Tạ Bích Hằng 4. Phan Tiến Thành Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Phan Thị Thu Hà HÀ NỘI, 2013 2 MỤC LỤC 3 DANH MỤC BẢNG SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ 1. SƠ ĐỒ 4 I. Tổng quan về BIDV Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Tên giao dịch quốc tế là: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam; Tên gọi tắt là: BIDV) được thành lập trên cơ sở thực hiện cổ phần hóa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập ngày 26 tháng 4 năm 1957 theo Quyết định số 177/TTg của Thủ tướng Chính phủ với tên gọi ban đầu là “Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam”. Từ khi thành lập đến nay, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã nhiều lần thay đổi tên gọi: Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (từ 26/4/1957 đến 23/6/1981), Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (từ 24/6/1981 đến 13/11/1990), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (từ 14/11/1990 đến 26/04/2012) và chính thức trở thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (từ 27/04/2012 đến nay). Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã phát triển mạng lưới truyền thống và hiện đại rộng khắp, phủ kín 63 tỉnh thành phố trong cả nước, nâng tổng số điểm mạng lưới của ngân hàng đến ngày 30 tháng 6 năm 2012 lên 118 chi nhánh và sở giao dịch, 379 phòng giao dịch, 157 quỹ tiết kiệm với 18.000 cán bộ nhân viên, 1.295 máy ATM và là một trong 3 ngân hàng thương mại có mạng lưới rộng nhất Việt Nam. Đến nay, BIDV cũng đã thiết lập được mối quan hệ thường xuyên với hơn 1.050 ngân hàng và các tổ chức tài chính trên toàn thế giới. Ngoài ra, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam còn có mạng lưới phi ngân hàng và các liên doanh với nước ngoài như: Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC), Công ty Cho thuê Tài chính TNHH một thành viên BIDV (BLC), Công ty Cổ phần Bảo hiểm BIDV (BIC), Công ty TNHH Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản BIDV (BAMC), Công ty TNHH Quốc tế (BIDVI), Ngân hàng Liên doanh VID – Public (đối tác Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào – Việt (với đối tác Lào), Ngân hàng Liên doanh 5 Việt Nga – VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tác Singapore), Liên doanh quản lý đầu tư BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ),… Các chỉ tiêu tài chính 5 năm 2008 – 2012: Biểu đồ : Tổng tài sản của BIDV giai đoạn 2008 – 2012 Đơn vị: Tỷ đồng Biểu đồ : Vốn chủ sở hữu của BIDV giai đoạn 2008 – Q3/2012 Đơn vị: Tỷ đồng Biểu đồ : Dư nợ cho vay khách hàng trước DPRR của BIDV giai đoan 2008 – Q3/2012 Đơn vị: Tỷ đồng Biểu đồ : Lợi nhuận trước thuế của BIDV giai đoạn 2008 – 2012 Đơn vị: Tỷ đồng (Nguồn:Báo cáo thường niên BIDV 2011, Báo cáo tài chính BIDV Q3/2012) Kết thúc năm 2012, tổng tài sản của BIDV tăng trưởng 21,3%, đạt 497.827 tỷ đồng; Huy động vốn tăng trưởng 26%, đạt 360.167 tỷ đồng; Dư nợ tín dụng đạt 324.218 tỷ đồng, tăng trưởng 16,2%, tuân thủ giới hạn của NHNN giao; Kiểm soát nợ xấu trong giới hạn cho phép (2,77%) đáp ứng các chỉ số giới hạn an toàn theo quy định; Trích lập dự phòng rủi ro lớn (6.730 tỷ đồng); Lợi nhuận trước thuế đạt 4.246 tỷ đồng; Khả năng sinh lời trên tổng tài sản (ROA) đạt 0,7%; Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 12,34%; Đóng góp cho ngân sách tiếp tục tăng và đứng thứ 6 trong 1.000 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam. II. Thực trạng nợ xấu tại BIDV Năm 2006, đánh dấu một bước ngoặt mang tính lịch sử đối với Ngân 6 hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, BIDV đã xây dựng thành công hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và được NHNN chính thức cho phép phân loại các khoản cho vay và ứng trước khách hàng theo Điều 7 của Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN của NHNN quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Căn cứ vào Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 và Quyết định 18/2007/QĐ – NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 của NHNN, các khoản cho vay khách hàng của BIDV được phân loại theo các mức độ rủi ro như sau: Nợ đủ tiêu chuẩn, Nợ cần chú ý, Nợ dưới tiêu chuẩn, Nợ nghi ngờ và Nợ có khả năng mất vốn dựa vào tình trạng quá hạn và các yếu tố định tính khác của khoản cho vay. Các khoản nợ được phân loại là Nợ dưới tiêu chuẩn, Nợ nghi ngờ và Nợ có khả năng mất vốn được coi là nợ xấu.  Tỷ lệ nợ xấu của BIDV Bảng : Tỷ lệ nợ xấu của BIDV giai đoạn 2006 – Q3/2012 Năm CT 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Q3/2012 Tổng dư nợ 90.581 119.559 151.972 197.594 237.082 274.304 332.914 Dư nợ xấu 8.690 4.755 4.183 5.568 6.425 8.122 9.216 Tỷ lệ nợ xấu 9,59% 3,98% 2,75% 2,82% 2,71% 2,96% 2,77% (Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV) Biểu đồ : Tỷ lệ nợ xấu của BIDV giai đoạn 2006 – Q3/2012 (Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV) Ta thấy tỷ lệ nợ xấu của BIDV giảm mạnh từ 9,59% năm 2006 xuống còn 2,75% năm 2008, và dao động ở mức 2,7% - 3,0% trong giai đoạn 2008 – Q3/2012. 7 Năm 2006, khi lần đầu áp dụng phương pháp đo lường nợ xấu bằng phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ theo Điều 7 của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN thì tỷ lệ nợ xấu của BIDV khá cao, lên tới 9,59% tổng dư nợ. Tuy nhiên tỷ lệ này nằm trong lộ trình giảm tỷ lệ nợ xấu của BIDV và đã giảm tương đối mạnh so với mức 14,6% năm 2004. Nhờ các biện pháp điều hành, kiểm soát và ngăn ngừa nợ xấu linh hoạt, không để nợ xấu gia tăng, kết hợp với việc xử lý nợ xấu bằng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng, BIDV đã thực hoàn thành kế hoạch giảm tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 5% năm 2007. Biểu đồ : Tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng qua 9 tháng đầu năm 2012 (Nguồn:Cafef.vn) Trong giai đoạn 2008 – Q3/2012, tỷ lệ nợ xấu của BIDV dao động ở mức 2,7% - 3,0%. Đây là thời kỳ nền kinh tế của Việt Nam và toàn thế giới gặp nhiều khó khăn, vì vậy có thể xem đó là một thành công của BIDV. Tuy nhiên, nợ xấu của BIDV quý 3 năm 2012 là 9.216 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ 2,77% vẫn cao hơn khi so sánh với một số ngân hàng lớn khác như Vietinbank (2,57%), ACB (2,1%) và Sacombank (1,4%). Điều này một phần do ACB và Sacombank hiện vẫn chưa áp dụng phân loại nợ theo Điều 7 Quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN. Bảng : Mối tương quan giữa nợ xấu và hoạt động kinh doanh của BIDV giai đoạn 2008 - 2011 Chỉ tiêu Năm 2008 2009 2010 2011 Nợ xấu / Vốn chủ sở hữu 44,4% 37,6% 28,0% 34,8% Nợ xấu / Lợi nhuận trước DPRR tín dụng 121,6% 118,1% 114,1% 96,9% (Nguồn:Báo cáo tài chính BIDV) Tỷ lệ nợ xấu của BIDV ở mức khá cao trên tổng vốn chủ sở hữu. Năm 2011 tỷ lệ này là 34,8%. Mức nợ xấu trên tổng lợi nhuận trước dự phòng rủi ro 8 tín dụng của BIDV cũng ở mức rất cao, thường trên 100%. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới lợi nhuận sau thuế của BIDV.  Cơ cấu nợ xấu của BIDV theo nhóm nợ Biểu đồ : Cơ cấu nợ xấu của BIDV theo nhóm nợ giai đoạn 2006 – Q3/2012 (Nguồn:Báo cáo tài chính BIDV) Nợ xấu của BIDV chủ yếu nằm ở nhóm 3. Năm 2007, tới 72,05% nợ xấu của BIDV nằm ở nhóm 3, tỷ lệ này có xu hướng giảm xuống và tới quý 3 năm 2012 còn 47,59%. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu trong nhóm 5 (nhóm có khả năng mất vốn 100%) lại đang có xu hướng tăng lên. Quý 3 năm 2012, con số dư nợ nhóm 5 là 3.984 tỷ đồng, chiếm tới 43,23% tổng nợ xấu của BIDV, tăng 62,08% so với năm 2011. Nợ xấu nhóm 5 tăng mạnh sẽ buộc BIDV phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nhiều hơn, điều đó ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng. Đó cũng là một tín hiệu xấu đối với tình hình kinh doanh của BIDV.  Nợ xấu BIDV phân theo đối tượng vay Bảng : Phân loại nợ xấu của BIDV theo đối tượng vay Chỉ tiêu Năm 2008 2009 2010 2011 Dư nợ cho vay TCTD khác 3.643,8 4.171,6 4.670,9 7.885,8 Nợ xấu cho vay TCTD khác 186,4 482,6 76,8 368,5 Dư nợ cho vay DN&CN 144.399 199.171 233.707 293.937 Nợ xấu cho vay DN&CN 5.799 6.153 6.708 8.122 Tổng nợ xấu 5.985,4 6.635,6 6.748 8.490,5 Tổng dư nợ 148.042,8 203.342,6 238.377,9 301.822,8 (Nguồn:Báo cáo tài chính BIDV) Xét theo nhóm khách hàng vay của BIDV thì tổng dư nợnợ xấu của nhóm khách hàng doanh nghiệp và cá nhân chiếm chủ yếu trong cơ cấu dư nợnợ xấu với mức trên 94%. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của nhóm khách hàng là tổ chức tín dụng lại thường cao hơn so với nhóm khách hàng doanh nghiệp và cá nhân. 9  Dự phòng rủi ro tín dụng của BIDV Bảng : Dự phòng rủi ro tín dụng của BIDV giai đoạn 2008 - 2011 Chỉ tiêu Năm 2008 2009 2010 2011 Số liệu So với 2008 Số liệu So với 2009 Số liệu So với 2010 DPRR tín dụng 4129,1 5670,1 137,3% 5415,3 95,5% 6154,8 136,6% Tổng nợ xấu 5985,4 6635,6 110,8% 6784,8 102,2% 8490,5 125,1% Nợ xấu nhóm 5 1137 1285 113,0% 2007 156,2% 2506,2 124,9% DPRRTD/ Nợ xấu 68,9% 85,4% 79,8% 72,5% (Nguồn:Báo cáo tài chính BIDV) Trong giai đoạn 2008-2011, BIDV đã giành khá nhiều lợi nhuận để trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng / tổng nợ xấu của BIDV thường ở mức 70%. III. Phương pháp đo lường nợ xấu tại BIDV 3.1 Căn cứ pháp lý  Quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN của NHNN về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các TCTD Năm 2005, Quyết định 493/2005/QĐ - NHNN của NHNN được ban hành và đi vào thực hiện với những quy định mới, ưu việt và chặt chẽ hơn các văn bản trước đây, là cơ sở pháp lý cho hoạt động phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Đầu tiên phải kể tới việc mở rộng khái niệm “nợ”, theo Khoản 4 Điều 2 Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN thì “nợ” bao gồm: các khoản cho vay, ứng trước, thấu chi và cho thuê tài chính; các khoản chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác; các khoản bao thanh toán; các hình thức tín dụng khác. Các khoản nợ đều được phân vào 5 nhóm gốm: nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn (khá gần với chuẩn mực quốc tế). Đáng chú ý hơn cả là văn 10 bản này đã đề ra 2 cách phân loại nợ tại Điều 6 và Điều 7 với nhiều điểm khác biệt và cũng cho phép các ngân hàng được lựa chọn thực hiện theo 1 trong 2 phương pháp này. Cách thứ nhất (theo Điều 6): sử dụng phương pháp định lượng để phân loại nợ, căn cứ vào thời gian quá hạn và số lần cơ cấu khoản nợ, cũng có nghĩa là chỉ phân loại nợ sau khi đã cho vay. Ví dụ nợ quá hạn dưới 90 ngày thì đưa vào nhóm nợ cần chú ý, nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày thì được xếp vào nợ nghi ngờ, Cách xếp loại như vậy, theo các chuyên gia tài chính và kiểm toán, khi đối chiếu với chuẩn mực kế toán quốc tế sẽ không phản ánh đầy đủ khả năng thu hồi vốn. Còn cách thứ hai (theo Điều 7): các khoản nợ được phân loại theo phương pháp định tính đi kèm một hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nội bộ do ngân hàng xây dựng. Với cách xếp hạng này, ngân hàng sẽ chủ động đánh giá được khách hàng trước khi cho vay. Chẳng hạn nếu đối tượng doanh nghiệp được cấp tín dụng thuộc nhóm có rủi ro cao thì khoản cho vay đối tượng này phải được xếp vào loại nợ có rủi ro cao.  Quyết định số 18/2007/QĐ – NHNN của NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN Nhằm quy định đầy đủ, chặt chẽ hơn về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, ngày 25 tháng 4 năm 2007, NHNN đã ban hành Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi bổ sung một số điều tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN. Theo đó các tổ chức tín dụng cũng phải phân loại các khoản bảo lãnh, chấp nhận thanh toán và cam kết cho vay vào các nhóm nợ từ 1 đến 5. Ngoài ra, định kỳ 6 tháng 1 lần các TCTD phải có văn bản báo cáo NHNN về tình hình xây dựng HTXHTD nội bộ theo các nội dung quy định. Quyết định 18 cũng bổ sung thêm một số tiêu chí cụ thể hơn để phân loại nợ bằng phương pháp định lượng, như phân biệt rõ các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, lần hai hay lần thứ ba, Tuy nhiên lại không sửa đổi, bổ sung các quy định tại Điều 7 của Quyết địn 493 về [...]... tín dụng, BIDV còn thực hiện tính điểm trọng số các chỉ tiêu phi tài chính theo loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp khác Bảng : Trọng số các chỉ tiêu phi tài chính của BIDV Chỉ tiêu phi tài chính Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp có vốn đầu tư Doanh nghiệp khác 14 nước ngoài Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ Trình độ quản lý Quan... hàng chủ yếu là các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế và khách hàng cá nhân Do có tác động lớn hơn tới tình hình nợ xấu của ngân hàng nên chúng tôi sẽ chỉ tập trung nghiên cứu mảng XHTD khách hàng doanh nghiệp của BIDV Khách hàng doanh nghiệp được phân loại theo 3 nhóm quy mô lớn, vừa và nhỏ dựa trên vốn chủ sở hữu, doanh thu thuần, lao động và tổng tài sản Môt nhóm quy mô được chấm điểm dựa trên... lý tín dụng theo đúng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế Do vậy, mô hình XHTD cũng như kết quả đánh giá doanh nghiệp của E&Y là nguồn tham khảo quan trọng cho BIDV Sau đây là phương pháp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của E&Y Hệ thống XHTD của E&Y gồm 11 chỉ tiêu tài chính có sử đổi so với hướng dẫn của NHNN để xếp loại năng lực tài chính của doanh nghiệp theo 5 mức: tốt, tương đối tốt, trung bình,... Bảng chấm điểm theo quy chuẩn của BIDV thường chỉ có thể áp dụng đầy đủ với các khách hàng là doanh nghiệp lớn Bởi các báo cáo và thông tin tài chính của các doanh nghệp vừa và nhỏ thường không đầy đủ và đáng tin cậy Do vậy ngân hàng gặp nhiều khó khắn trong việc chấm điểm, xếp hạng và đo lường nợ xấu của các doanh nghiệp này Bảy là, Vẫn chưa có một định nghĩa chuẩn mực về nợ xấu NHNN mới chỉ đưa ra... tài sản có Tổng thu nhập trước thuế/Vốn chủ sở hữu (Quyết định số 57/2002/QĐ-NHNN về việc triển khai thí điểm đề án phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp) Qua đó có thể thấy mô hình XHTD của CIC còn thiếu các chỉ tiêu phi tài chính, do vậy kết quả đánh giá doanh nghiệp chưa thực sự chính xác • Công ty kiểm toán E&Y Việt Nam Ngay từ khi bắt đầu thay đổi phương pháp phân loại nợ theo điều 7 QĐ 493,... tức thời Vòng quay vống lưu động Vòng quay tồn kho Vòng quay các khoản phải thu Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Tổng nợ/tổng tài sản Nợ dài hạn/vốn chủ sở hữu Lợi nhuận gộp/ doanh thu thuần Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế /vốn chủ sở hữu Lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản bình quân Lợi nhuận trước thuế và lãi va/chi phí trả lãi (Nguồn: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát... chỉ tiêu chiếm điểm tài chính doanh nghiệp của E&Y Các chỉ tiêu thanh toán Các chỉ tiêu hoạt động Các chỉ tiêu cân nợ Các chỉ tiêu thu nhập Khả năng thanh toán hiện hành Khả năng thanh toán nhanh Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay các khoản phải thu Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Tổng nợ phải trả/tổng tài sản Nợ dài hạn/vốn chủ sở hữu Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/doanh thu thuần Lợi nhuận sau... 40% 40% 17% 17% 18% 12% 16% 12% (Nguồn: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam) Ngoài ra, BIDV còn phân loại theo doanh nghiệp đã được kiểm toán và doanh nghiệp chưa được kiểm toán để tính trọng số của chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính Bảng : Trọng số dựa vào phân loại doanh nghiệp Chỉ tiêu Các chỉ tiêu tài chính Các chỉ tiêu phi tài chính BCTC được kiểm toán 35% 65% BCTC chưa được kiểm... đánh giá khách hàng và phân loại nợ của BIDV chủ yếu dựa vào hệ thống XHTD nội bộ do ngân hàng xây dựng Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, BIDV cũng tham khảo kết quả xếp hạng tín dụng của các NHTM khác và các đơn vị độc lập như E&Y, CIC hay Moody’s, nhất là khi khách hàng có quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng khác nhau Do vậy chúng ta cũng cần nghiên cứu mô hình XHTD và định lượng nợ xấu của các 18... nhóm: khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ, trình độ quản lý và môi trường nội bộ, quan hệ với ngân hàng, các nhân tố bên ngoài và các đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp để đánh giá tình hình trả nợ ngân hàng theo 3 mức: tốt, trung bình, xấu Doanh nghiệp được xếp vào 5 nhóm nợ tại Điều 7 của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN như sau: Bảng : Ma trận XHTD kết hợp giữa tình hình thanh toán nợ và tình hình . chỉ tiêu phi tài chính theo loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp khác. Bảng : Trọng số các. hạn/vốn chủ sở hữu Các chỉ tiêu hoạt động Lợi nhuận gộp/ doanh thu thuần Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế /vốn chủ sở hữu

Ngày đăng: 27/03/2013, 23:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w