Phân tích báocáo tài chính của doanh nghiệp không chỉ cung cấp những thông tin cho các nhà quản trịdoanh nghiệp nhằm giúp họ đánh giá khách quan về sức mạnh tài chính của doanh nghiệp,kh
Trang 1KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG
SÀI GÒN ( SGT )
(Đề án Phân tích báo cáo tài chính)
Giảng viên hướng dẫn: Đặng Thị Thu Hằng
Thành viên nhóm:
1. Võ Thị Minh Thư 080467
2. Chu Đặng Đoan Trang 070521
3. Chu Đặng Thùy Trang 070522
Trang 2………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
…………
Ngày…… tháng…… năm 2012
Trang 3TRÍCH YẾU
Trong giai đoạn nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng khủng hoảngkinh tế toàn cầu như hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệpđều bị ảnh hưởng, thực tế đã có rất nhiều doanh nghiệp phá sản Báo cáo tài chính là mộtcông cụ phản ánh trung thực nhất tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp Phân tích báocáo tài chính của doanh nghiệp không chỉ cung cấp những thông tin cho các nhà quản trịdoanh nghiệp nhằm giúp họ đánh giá khách quan về sức mạnh tài chính của doanh nghiệp,khả năng sinh lời và triển vọng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mà còn cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin ngoài doanh nghiệp như: các nhà đầu tư, cácnhà cho vay, các nhà cung cấp, các chủ nợ, các cổ đông hiện tại và tương lai, các khách hàng,các nhà quản lý cấp trên, các nhà bảo hiểm, người lao động và cả các nhà nghiên cứu, cácsinh viên kinh tế Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứngkhoán thì việc cung cấp những thông tin về tình hình tài chính một cách chính xác và đầy
đủ cho các nhà đầu tư là một vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, giúp họ lựa chọn và ra cácquyết định đầu tư có hiệu quả nhất
Nắm bắt được tầm quan trọng đó, qua 15 tuần thực hiện đề án, chúng tôi đã tiến hànhphân tích tình hình tài chính của công ty Cổ phần Công Nghệ Viễn Thông Sài Gòn (SGT),đồng thời so sánh với công ty cùng ngành để thấy được những nguyên nhân dẫn đến thua lỗcủa công ty này trong thời gian gần đây qua đó đề xuất những giải pháp giúp cải thiện tìnhhình tài chính của công ty và cho các nhà đầu tư có cái nhìn rõ ràng trước khi quyết định đầu
tư vào công ty
MỤC LỤC
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Việc thực hiện đề án Phân tích báo cáo tài chính đã giúp cho chúng tôi có thêm nhữngkiến thức thực tế về tình hình tài chính của các công ty, nâng cao khả năng đọc và hiểu được một báo cáo tài chính thực tế của một doanh nghiệp, giúp cho chúng tôi có được sự chuẩn bị tốt hơn trước khi rời ghế nhà trường Qua đó, chúng tôi xin cảm ơn nhà trường đã tạo cơ hội cho chúng tôi được thực hiện đề án này Đặc biệt, chúng tôi xin chân thành cảm ơn cô Đặng Thị Thu Hằng, là giảng viên hướng dẫn và giúp đỡ trực tiếp để chúng tôi có thể hoàn thành được đề án
Trang 5Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
Trang 6NHẬP ĐỀ
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khoa học công nghệ nói chung và ngành côngnghệ thông tin nói riêng đã có những bước tiến dài phát triển và lĩnh vực kinh doanh nàycũng đang rất được quan tâm hiện nay Nhận thấy điều này, nhóm chúng tôi đã chọn công ty
Cổ Phần Viễn Thông Sài Gòn, một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực Viễnthông - Công nghệ thông tin, để tiến hành phân tích báo cáo tài chính Ngoài ra, từ năm 2011đến nay, công ty đang gặp phải nhiều khó khăn và kinh doanh thua lỗ Những lí do này đãthôi thúc chúng tôi thực hiện đề án : “ Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần CôngNghệ Viễn Thông Sài Gòn” Qua phân tích các chỉ số tài chính, phân tích 4 cân đối, đánh giátìn nhiệm hay phân tích Dupont đã cho chúng tôi cái nhìn rõ hơn về tình hình tài chính 5 nămqua của công ty ( từ năm 2007 đến năm 2011) cũng như những kiến thực thực tế về báo cáotài chính của một công ty
Bố cục của đề án
Đề án hoàn thành với nội dung 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính
Chương 2: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Công Nghệ Viễn Thông SàiGòn
Chương 3: So sánh với công ty cùng ngành
Chương 4: Nhận xét chung- phân tích Dupont và giải pháp
Trang 7CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁO CÁO
TÀI CHÍNH
VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1 Khái niệm, vai trò và nội dung của báo cáo tài chính ( BCTC)
1.1.1 Khái niệm BCTC
Báo cáo tài chính là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiệnhành phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của đơn vị Theo đó, báo cáo tài chínhchứa đựng những thông tin tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu và công
nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp
Báo cáo tài chính phải được trình bày một cách trung thực và hợp lý, phản ánh chínhxác tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp
Để đảm bảo yêu cầu trung thực và hợp lý, các báo cáo tài chính phải được lập và trình bàytrên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định có liên quan hiệnhành
Báo cáo tài chính quy định cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm các báo cáo bắtbuộc và báo cáo hướng dẫn sau đây:
- Bảng cân đối kế toán: là báo cáo bắt buộc các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải lập hàng năm.Kết cấu, nội dung và các chỉ tiêu phản ánh trên Bảng cân đối kế toán áp dụng trong các doanhnghiệp nhỏ và vừa cũng tương tự như các doanh nghiệp khác
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: cũng là một báo cáo tài chính năm bắt buộc đối vớicác doanh nghiệp nhỏ và vừa Trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng phản ánh cácchỉ tiêu tương tự như các doanh nghiệp khác
- Thuyết minh báo cáo tài chính: cũng là một báo cáo tài chính năm bắt buộc phải lập đối vớicác doanh nghiệp nhỏ và vừa Thuyết minh báo cáo tài chính cũng được sử dụng để giải trình
và bổ sung thêm các chỉ tiêu mà trên các báo cáo tài chính khác chưa thể hiện hoặc chưa thểhiện đầy đủ
Trang 8- Bảng cân đối tài khoản: là phụ biểu bắt buộc các doanh nghiệp phải lập để nộp riêng cho Cơquan thuế Bảng cân đối tài khoản phản ánh số dư đầu năm theo từng bên (Nợ, Có) số phátsinh trong năm theo từng bên (Nợ, Có) và số số dư cuối năm theo từng bên (Nợ, Có) của tất
cả các tài khoản mà doanh nghiệp sử dụng Bảng có thể lập riêng cho các tài khoản cấp 1hoặc lập chung cho cả các tài khoản cấp 1 và tài khoản cấp 2
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: là báo cáo tài chính không bắt buộc các doanh nghiệp nhỏ và vừaphải lập mà chỉ khuyến khích các doanh nghiệp lập để nắm rõ lượng tiền lưu chuyển trong kỳcủa doanh nghiệp Nội dung và kết cấu của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ áp dụng trong cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa cũng tương tự như các doanh nghiệp khác
1.1.2 Vai trò của BCTC đối với việc phân tích BCTC của doanh nghiệp
Hệ thống báo cáo tài chính giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong phân tích hoạtđộng tài chính của một doanh nghiệp Đồng thời có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với côngtác quản lý doanh nghiệp Điều đó được thể hiện qua những vấn đề mấu chốt sau đây:
- Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin tổng quát về kinh tế - tài chính, giúp cho việcphân tích tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích thực trạng tài chínhcủa doanh nghiệp trong kỳ Trên cơ sở đó, giúp cho việc kiểm tra, giám sát tình hình đầu tưvào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá tình hình chấp hành và thựchiện các chính sách kinh tế tài chính của doanh nghiệp
- Những thông tin trên báo cáo tài chính là những căn cứ vô cùng quan trọng trong việc phântích, phát hiện khả năng tiềm tàng về kinh tế Trên cơ sở đó, dự toán tình hình hoạt động sảnxuất kinh doanh, cũng như xu hướng phát triển của doanh nghiệp Đó là những tiền đề quantrọng, giúp cho việc đưa ra quyết định trong quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinhdoanh của các nhà quản trị doanh nghiệp, hoặc những quyết định của các nhà đầu tư, các chủ
nợ, các cổ động tương lai của doanh nghiệp
- Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin giúp cho việc phân tích tình hình tài sản, nguồnvốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định, phân tích thực trạng tàichính của doanh nghiệp: tình hình biến động về quy mô cơ cấu tài sản, nguồn vốn, tình hình
và khả năng thanh toán, việc thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước, phân phối lợinhuận của doanh nghiệp
- Các chỉ tiêu, các số liệu trên báo cáo tài chính là những cơ sở quan trọng để tính ra các chỉtiêu kinh tế khác, giúp cho việc đánh giá và phân tích hiệu quả sử dụng vốn và quá trình sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Đồng thời cũng là những căn cứ quan trọng để đánh giáthực trạng tài chính của một doanh nghiệp
Trang 9Tuy nhiên, trong hệ thống báo cáo tài chính, mỗi loại báo cáo lại có vai trò cung cấpthông tin đối với việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp dưới góc độ cụ thể.
- Bảng cân đối kế toán: Cung cấp những thông tin về tình hình tài sản, các khoản nợ, các
nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại một thời kỳ nhất định, giúp cho việc đánh giáthực trạng tài chính của doanh nghiệp, như: tình hình biến động về quy mô và cơ cấu tài sản,nguồn hình thành tài sản, về khả năng thanh toán, tình hình phân phối lợi nhuận Đồng thời,giúp cho việc đánh giá khả năng huy động nguồn vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp trong thời gian tới
- Báo cáo kết quả kinh doanh: Cung cấp những thông tin về kết quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp trong kỳ, cung cấp những thông tin về việc thực hiện nghĩa vụ đối với ngânsách Nhà nước Từ sự phân tích số liệu trên phân tích báo cáo kết quả kinh doanh, giúp doanhnghiệp có thể kiểm soát những thay đổi tiềm tàng về nguồn lực kinh tế trong tương lai, đánhgiá tính khả thi sinh lợi của doanh nghiệp, hoặc đánh giá hiệu quả của các nguồn lực bổ sung
mà doanh nghiệp có thể thực hiện
- Báo cáo luân chuyển tiền tệ: Cung cấp những thông tin về biến động tài chính trong doanh
nghiệp, giúp cho việc phân tích hoạt động đầu tư, tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp,nhằm đánh giá khả năng tạo ra nguồn tiền và các khoản tương đương tiền trong tương lai,cũng như việc sử dụng các nguồn tiền này cho hoạt động kinh doanh, đầu tư tài chính củadoanh nghiệp
- Thuyết minh báo cáo tài chính: Cung cấp những thông tin chi tiết hơn về tình hình sản xuất
kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp, giúp cho việc phân tích một cách cụ thể một số chỉtiêu, phản ánh tình hình tài chính mà các báo cáo tài chính khác không thể trình bày được
1.1.3 Nội dung của BCTC
- Bảng cân đối kế toán: Phản ánh tổng quát tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp.Bảng này được lập trên cơ sở tính cân bằng về mặt lượng giữa giá trị tài sản và nguồn hìnhthành tài sản của doanh nghiệp và được lập vào một thời điểm nhất định (cuối tháng, cuốiquý, cuối năm)
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Phản ánh doanh thu, thu nhập, chi phí và kết quả hoạtđộng kinh doanh Thông qua báo cáo này, người sử dụng thông tin có thể đánh giá được hiệuquả kinh doanh của doanh nghiệp Đồng thời biết được quy mô chi phí, doanh thu, thu nhập
và kết quả từ các hoạt động kinh doanh cũng như số lợi nhuận thuần trước và sau thuế thunhập doanh nghiệp
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Phản ánh tình hình lưu chuyển tiền tệ trong kỳ của doanh nghiệp,qua đó đánh giá được khả năng thanh toán, xây dựng được kế hoạch đầu tư, dự đoán được
Trang 10luồng tiền trong tương lai Báo cáo này được lập theo từng hoạt động (hoạt động sản xuấtkinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động đầu tư), trong đó chi tiết theo từng nguyên nhântăng, giảm tiền tệ.
- Báo cáo thuyết minh: Nội dung chính của báo cáo thuyết minh thường đề cập đến đặc điểm,tình hình chung của doanh nghiệp; về thu nhập của người lao động; về các nguyên nhân tănggiảm của tài sản cố định (theo nguyên giá, theo giá trị còn lại); về tình hình tăng, giảm cácnguồn vốn, các quỹ doanh nghiệp; những khoản nợ tiềm tàng, những khoản cam kết vànhững thông tin tài chính khác
1.2 Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích báo cáo tài chính
1.2.1 Khái niệm về phân tích BCTC
Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu
về tài chính trong kỳ kinh doanh đã qua Thông qua số liệu về phân tích báo cáo tài chính sẽcung cấp cho người sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũngnhư những rủi ro về tài chính trong tương lai của doanh nghiệp
Phân tích báo cáo tài chính nhằm cung cấp những thông tin hữu ích không chỉ choquản trị doanh nghiệp mà còn cung cấp nhưng thông tin kinh tế - tài chính chủ yếu cho cácđối tượng sử dụng thông tin ngoài doanh nghiệp Bởi vậy, phân tích báo cáo tài chính khôngphải chỉ phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, mà còncung cấp những thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã đạtđược trong một kỳ nhất định
1.2.2 Ý nghĩa của việc phân tích BCTC
Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp sẽ giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp
và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ hơn bức tranh về thực trạng hoạt động tài chính, xácđịnh đầy đủ và đúng đắn những nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tìnhhình tài chính cảu doanh nghiệp Từ đó, có những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăngcường tình hình tài chính của doanh nghiệp
Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, có sự quản lý vĩ môcủa nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình kinh tế khác nhau đều bình đẳng trướcpháp luật trong kinh doanh, có rất nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính củadoanh nghiệp như: các nhà đầu tư, các nhà cho vay, nhà cung cấp, khách hàng Mỗi đối tượngnày đều quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp dưới những góc độ khác nhau Cácđối tượng quan tâm đến thông tin của doanh nghiệp có thể được chia thành hai nhóm: nhóm
có quyền lợi trực tiếp và nhóm có quyền lợi gián tiếp
Trang 11 Nhóm có quyền lợi trực tiếp:
- Các cổ đông tương lai: Trong trường hợp này, doanh nghiệp phát hành cổ phiếu trên thịtrường chứng khoán, các báo cáo của doanh nghiệp được công bố cho nhà đầu tư Các cổđông với mục tiêu muốn đầu tư vào doanh nghiệp để kiếm lời nên họ quan tâm đến khả năngsinh lợi của công ty Họ chính là các chủ sở hữu doanh nghiệp nên sử dụng các thông tin của
kế toán để theo dõi tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mụcđích bảo vệ tài sản của mình đã đầu tư Tình trạng và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
có ảnh hưởng rất lớn đến giá cả cổ phiếu do doanh nghiệp cổ phần đã phát hành Để bảo vệtài sản của mình, các cổ đông thưởng xuyên phân tích tình hình tài chính và kết quả kinhdoanh của doanh nghiệp mà họ đã đầu tư vào để quyết định có tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đónữa hay không
- Các chủ ngân hàng và nhà cung cấp tín dụng quan tâm đến khả năng sinh lợi và khả năngthanh toán của doanh nghiệp thể hiện trên các báo cáo tài chính Bằng việc so sánh số lượng,chủng loại tài sản với số nợ phải trả theo kỳ hạn, những người này có thể xác định được khảnăng thanh toán của doanh nghiệp và quyết định có nên cho doanh nghiệp vay hay không.Ngoài ra họ còn quan tâm đến chủ sở hữu và coi đó là nguồn đảm bảo cho ngân hàng có thểthu nợ khi doanh nghiệp hoạt động lỗ hay phá sản Ngân hàng sẽ hạn chế cho vay khi mộtdoanh nghiệp có dấu hiệu không thể thanh toán các khoản nợ đến hạn Tương tự đối với nhàcung cấp, họ xem xét có nên bán hàng theo phương thức trả chậm hay không
- Cơ quan Thuế cần các thông tin phân tích báo cáo tài chính để xác định mức thuế mà doanhnghiệp phải nộp
- Các nhà quản lý cần thông tin để kiểm soát và chỉ đạo tình hình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Tuy nhiên, các thông tin trên báo cáo tài chính không đủ để đáp ứng nhu cầucho họ, do đó doanh nghiệp thường tổ chức thêm hệ thống kế toán riêng, đó là kế toán quảntrị
Nhóm có quyền lợi gián tiếp:
- Các cơ quan quản lý nhà nước khác ngoài cơ quan Thuế: cần thông tin từ phân tích báo cáotài chính để kiểm tra tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó xâydựng nên kế hoạch vĩ mô
- Người lao động cũng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp để đánh giá triểnvọng của nó trong tương lai và hy vọng mức lương xứng đáng cũng như việc làm ổn định
- Các đối thủ cạnh tranh quan tâm khả năng sinh lợi, doanh thu bán hàng và các chỉ tiêu tàichính khác trong điều kiện có thể để tìm biện pháp cạnh tranh với doanh nghiệp
Trang 121.2.3 Nhiệm vụ của phân tích BCTC
Phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp là một công việc có ý nghĩa cực kỳ quantrọng trong công tác quản trị doanh nghiệp Nó không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân doanhnghiệp, mà còn cần thiết cho các chủ thể quản lý khác có liên quan đến doanh nghiệp Phântích báo cáo tài chính của doanh nghiệp sẽ giúp cho quản trị doanh nghiệp khắc phục đượcnhững thiếu sót, phát huy những mặt tích cực và dự đoán được tình hình phát triển của doanhnghiệp trong tương lai Trên cơ sở đó, quản trị doanh nghiệp đề ra được những giải pháp hữuhiệu nhằm lựa chọn quyết định phương án tối ưu cho hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp
Nhiệm vụ của phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải cung cấp đầy đủnhững thông tin, giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp thấy được những nét sinh động trên
“bức tranh tài chính” của doanh nghiệp thể hiện qua các khía cạnh:
- Cung cấp kịp thời, đầy đủ và trung thực các thông tin tài chính cần thiết cho chủ doanhnghiệp và các nhà đầu tư, các nhà cho vay, khách hàng, nhà cung cấp
- Cung cấp những thông tin về tình hình sử dụng vốn, khả năng thanh huy động nguồn vốn,khả năng sinh lời và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Cung cấp những thông tin về tình hình công nợ, khả năng thu hồi các khoản phải thu, khảnăng thanh toán các khoản phải trả cũng như các nhân tố khác ảnh hưởng tới hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.3 Nội dung phân tích BCTC
1.3.1 Phân tích tỷ trọng các bộ phận theo chiều ngang và chiều dọc
Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựatrên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) Tiêu chuẩn để so sánh thườnglà: Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh, tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua,chỉ tiêu các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành Điều kiện để so sánh là: Các chỉ tiêu so sánhphải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường,phương pháp tính toán Phương pháp so sánh có hai hình thức: So sánh tuyệt đối và so sánhtương đối So sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích
và chỉ tiêu cơ sở So sánh tương đối là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc
để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nóilên tốc độ tăng trưởng
Thông thường trong khi phân tích báo cáo tài chính, chúng ta nên kết hợp cả hai hìnhthức so sánh tương đối và tuyệt đối Sự kết hợp này sẽ bổ trợ cho nhau giúp chúng ta vừa có
Trang 13được những chỉ tiêu cụ thể về khối lượng và giá trị hoạt động của doanh nghiệp vừa thấyđược tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp trong kỳ phân tích Điều này sẽ giúp rất nhiềutrong việc so sánh hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành.
So sánh ngang trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp chính là việc so sánh, đốichiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu, trên từng báocáo tài chính Thực chất của việc phân tích này là phân tích sự biến động về quy mô của từngkhoản mục, trên từng báo cáo tài chính của doanh nghiệp Qua đó, xác định được mức biếnđộng (tăng hay giảm) về quy mô của chỉ tiêu phân tích và mức độ ảnh hưởng của từng chỉtiêu nhân tố đến chỉ tiêu phân tích Chẳng hạn, phân tích tình hình biến động về quy mô tàisản, nguồn hình thành tài sản (số tổng cộng), tình hình biến động về quy mô của từng khoản,từng mục ở cả hai bên tài sản và nguồn hình thành tài sản trên bảng cân đối kế toán củadoanh nghiệp
So sánh dọc trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp chính là việc sử dụng các tỷ
lệ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính, giữa cácbáo cáo tài chính của doanh nghiệp Thực chất của việc phân tích theo chiều dọc trên các báocáo tài chính là phân tích sự biến động về cơ cấu hay những quan hệ tỷ lệ giữa các chỉ tiêutrong hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp Chẳng hạn, phân tích tình hình biến động
về cơ cấu tài sản và nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, hoặc phân tíchcác mối quan hệ giữa lợi nhuận với doanh thu, với tổng giá vốn hàng bán, với tổng tài sản,…trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Phương pháp so sánh là một trong những phương pháp rất quan trọng Nó được sửdụng rộng rãi và phổ biến nhất trong bất kỳ một hoạt động phân tích nào của doanh nghiệp.Trong phân tích tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp, nó được sử dụng rất đa dạng
và linh hoạt So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng loại trong tổng hợp ở mỗibáo cáo So sánh theo chiều ngang để thấy được sự biến đổi về cả số tương đối và số tuyệtđối của một khoản mục nào đó qua niên độ kế toán liên tiếp
1.3.2 Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp
1. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
HHT =
- Đây là chỉ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắnhạn Giới hạn hợp lý (GHHL) của chỉ số này ở mức >=2 được xem là tốt
Trang 14- Chỉ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện cácnghĩa vụ của mình nhưng một chỉ số thanh toán hiện hành quá cao cũng không luôn làdấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “tài sản lưuđộng” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là khôngcao.
2. Hệ số khả năng thanh toán nhanh
HNH =
- Tỷ số này cho biết khả mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của DN có bao nhiêu đồng tàisản lưu động có thể huy động để thanh toán
- GHHL của chỉ số này lớn hơn hoặc bằng 1
3. Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền
Trang 15Hl =
- Hệ số khả năng thanh toán lãi vay là một hệ số quan trọng trong các chỉ số về cơ cấuvốn Nó cho thấy lợi nhuận trước thuế và lãi vay có đủ bù đắp lãi vay hay không.Phản ánh khả năng trang trải lãi vay của DN từ hoạt động SXKD, giúp đánh giá xem
DN có khả năng trả lãi vay hay không
- Hệ số này giúp đánh giá cấu trúc vốn của doanh nghiệp có tối ưu hay không thôngqua đánh giá kết cấu lợi nhuận cho Trái chủ (người cho vay), chính phủ (thuế) và Cổđông Từ đó đánh giá xem nên vay thêm, giảm tỷ trọng nợ hay tỷ trọng nợ đã là tối ưucần duy trì
- Giới hạn hợp lý của chỉ số này là lớn hơn hoặc bằng 6
kỳ để tạo ra Doanh thu
- Vòng quay hàng tồn kho càng lớn thì hiệu quả càng cao, giới hạn hợp lý là lớn hơn
- Vòng quay khoản phải thu càng cao thì thì kỳ thu tiền bình quân càng thấp và ngượclại
- Dựa vào Kỳ thu tiền bình quân, có thể nhận ra chính sách bán trả chậm của doanhnghiệp, chất lượng công tác theo dõi thu hồi nợ của doanh nghiệp
- GHHL của chỉ số này là <= 12 ngày
10. Số lần luân chuyển Vốn lưu động
Lld =
- GHHL của chỉ số này là >=6
- Chỉ tiêu này cho biết hiệu suất sử dụng vốn lưu động của DN, cụ thể là 1 đơn vị vốnlưu động sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần
Trang 16- Hệ số vòng quay tổng tài sản càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của công
ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả
14. Tỷ số sinh lời
• ROS :
100
x DT
P
P dt′ =
- ROS Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu (return on sales)
- Thể hiện tỷ lệ thu hồi lợi nhuận trên doanh số bán được Qua đó cho chúng ta biết tỷ
lệ phần trăm của mỗi đô la doanh số sẽ đóng góp vào lợi nhuận
- Các nhà đầu tư sử dụng phân tích tỷ suất sinh lợi để đánh giá khả năng thu nhập trongtương lai của một công ty
• ROA : V
P
P v′=
- ROA là tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (Return on total assets)
- ROA đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty
- Tỷ số này cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượngvốn đầu tư (hay lượng tài sản)
Trang 17- Tài sản của một công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu Cả hai nguồnvốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty Hiệu quả của việcchuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA
- ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu
V
P
P′ =
- ROE là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on common equity)
- ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, tỷ số này đo lường khả năng sinhlợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường
- Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo rabao nhiêu đồng lời Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh vớicác cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếucủa công ty nào
- Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông,
có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay đểkhai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô.Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn
- Khi phân tích cần so sánh với 2,5i ( với: i là lãi suất huy động vốn của ngân hàng) để
so sánh lợi ích giữa việc đầu tư vào công ty và việc gửi tiền vào ngân hàng
1.3.3 Phân tích tình hình tài trợ và đảm bảo vốn theo quan điểm luân chuyển vốn
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh ,công ty cần phải có tài sản, bao gồm tàisản ngắn hạn và tài sản dài hạn Việc đảm bảo đầy đủ nhu cầu về tài sản là một vấn đề cốtyếu để bảo đảm cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục và có hiệu quả
Xét theo quan điểm luân chuyển vốn, tài sản ban đầu ( gồm tài sản ngắn hạn ban đầu
và tài sản dài hạn ban đầu) của công ty được hình thành trước hết bằng nguồn vốn chủ sở hữunghĩa là công ty sử dụng số vốn chủ sở hữu của mình để tài trợ tài sản ban đầu phục vụ chohoạt động kinh doanh.Số tài sản ban đầu được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu này không baogồm số tài sản trong thanh toán ( khoản bị chiếm dụng).Mối quan hệ thể hiện qua đẳng thức :Cân đối 1 : Vốn chủ sở hữu = Tài sản ngắn hạn ban đầu + Tài sản dài hạn ban đầu
Các chỉ tiêu của đẳng thức trên đều được thu thập trên Bảng cân đối kế toán Cụ thể:
Trang 18- Vốn chủ sở hữu : phản ánh tổng số vốn chủ sở hữu hiện có tại công ty Chỉ tiêu “ vốn chủ sởhữu” được thu thập ở chỉ tiêu B “ Vốn chủ sở hữu”, mã số 400.
- Tài sản ngắn hạn ban đầu : phản ánh số tài sản ngắn hạn đầu tư ban đầu bằng vốn chủ sởhữu , không bao gồm các khoản phải thu phát sinh trong thanh toán Thuộc tài sản ngắn hạnban đầu bao gồm : “Tiền và các khoản tương đương tiền” (mã số 110), “ Các khoản đầu tư tàichính ngắn hạn ”( mã số 120), “ Hàng tồn kho” ( mã số 140 ), “Chi phí trả trước ngắnhạn”( mã số 151 ) và “ Tài sản ngắn hạn khác”( mã số 158 )
- Tài sản dài hạn ban đầu : phản ánh số tài sản dài hạn đầu tư ban đầu bằng vốn chủ sở hữu ,không bao gồm các khoản phương thức phát sinh trong thanh toán.Thuộc tài sản dài hạn banđầu bao gồm : “Tài sản cố định”( mã số 220 ), “Bất động sản đầu tư”( mã số 240), “Cáckhoản đầu tư tài chính dài hạn”(mã số 250), “ Chi phí trả trước dài hạn” ( mã số 261) và “ Tàisản dài hạn khác” ( mã số 268)
Vì thế ,cân đối 1 được viết lại cụ thể như sau :
Mục B Nguồn vốn = A.Tài Sản ( I+II+IV+V)+ B.Tài Sản (II+III+IV+V)
Cân đối 1 chỉ là cân đối mang tính lý thuyết , nghĩa là với nguồn vốn chủ sở hữu, công ty đủtrang trải các loại tài sản ban đầu phục vụ cho các hoạt động chủ yếu mà không phải đi vayhoặc chiếm dụng.Nhưng trong thực tế , thường xảy ra hai trường hợp:
- Vế trái > Vế phải : nghĩa là số vốn chủ sở hữu của công ty lớn hơn số tài sản ban đầu Dovậy, số vốn chủ sở hữu của công ty dư thừa, không sử dụng hết sẽ bị chiếm dụng
- Vế trái < Vế phải: nghĩa là số vốn chủ sở hữu của công ty nhỏ hơn số tài sản ban đầu.Dovậy,để có số tài sản ban đầu phục vụ cho hoạt động kinh doanh, công ty phải đi vay hoặcchiếm dụng vốn từ bên ngoài
Trong quá trình hoạt động kinh doanh , khi vốn chủ sở hữu không đáp ứng đủ nhu cầu về vốncho kinh doanh, công ty được phép di vay để bổ sung vốn kinh doanh.Loại trừ các khoản vayquá hạn thì các khoản vay ngắn hạn, trung hạn , dài hạn ( của Ngân hàng hay của các tổchức , cá nhân trong và ngoài nước ) chưa đến hạn trả , dùng cho mục đích kinh doanh đềuđược coi là nguồn vốn vay hợp pháp ( vay hợp pháp ).Do vậy, về mặt lý thuyết, chúng ta cóquan hệ cân đối sau đây :
Trang 19Cân đối 2 : Vốn chủ sở hữu + Vốn vay hợp pháp = Tài sản ngắn hạn ban đầu + Tài sản dàihạn ban đầu
Trong đó , vốn vay hợp pháp bao gồm vay ngắn hạn ( chỉ tiêu “ Vay và nợ ngắn hạn”,mã số311), vay dài hạn (chỉ tiêu “Vay và nợ dài hạn , mã số 334 ) Vì thế cân đối 2 được viết lạinhư sau :
Vốn chủ sở hữu+ Vay hợp pháp (I+II) = A.Tài Sản(I+II+IV+V)+ B.Tài Sản (II+III+IV+V)Cân đối 2 hầu như không xảy ra mà trên thực tế thường xảy ra hai trường hợp:
- Vế trái > Vế phải : nghĩa là với số vốn chủ sở hữu và vốn vay hợp pháp hiện có của công tylớn hơn số tài sản ban đầu ,tức là không sử dụng hết số vốn hiện có.Do vậy, số vốn dư thừacủa công ty sẽ bị chiếm dụng
-Vế trái < Vế phải: nghĩa là lượng tài sản ban đầu phục vụ cho hoạt động kinh doanh củacông ty lớn hơn số vốn chủ sở hữu và vốn vay hợp pháp.Do vậy, để có đủ tài sản phục vụ chonhu cầu kinh doanh, công ty buộc phải chiếm dụng vốn trong thanh toán ( chiếm dung hợppháp và bất hợp pháp)
Mặt khác, do tính chất cân bằng của Bảng cấn đối kế toán, tổng tài sản luôn luôn bằng tổngnguồn vốn nên từ cân đối 2 chúng ta có cân đối 3 như sau :
Cân đối 3 : Vốn chủ sở hữu + Vốn vay hợp pháp + Nguồn vốn thanh toán = Tài sản ngắn hạnban đầu + Tài sản dài hạn ban đầu +Tài sản thanh toán
Nguồn vốn thanh toán là toàn bộ số vốn mà công ty đi chiếm dụng của các đối tác trongthanh toán ( kể cả chiêm dụng bất hợp pháp).Nguồn vốn thanh toán bao gồm nguồn vốnthanh toán ngắn hạn và nguồn vốn thanh toán dài hạn
-Nguồn vốn thanh toán ngắn hạn là số vốn chiếm dụng trong thanh toán mà công ty có tráchnhiệm phải thanh toán cho các đối tác trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh
-Nguồn vốn thanh toán ngắn hạn trong công ty bao gồm :
+Vay và nợ ngắn hạn ( mã số 311)
+Phải trả cho người bán ( mã số 312)
+Người mua trả tiển trước ( mã số 313)
Trang 20+ Thuế và các khoản khoản phải nộp Nhà Nước ( mã số 314)
+Phải trả người lao động ( mã số 315)
+Chi phí phải trả( mã số 316)
+Phải trả cho các đơn vị nội bộ( mã số 317)
+Phải trả theo tiến độ hợp đồng xây dựng( mã số 318)
+Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác ( mã số 319)
+Dự phòng phải trả ngắn hạn ( mã số 320)
-Nguồn vốn thanh toán dài hạn trong công ty gồm các khoản chiếm dụng trong thanh toán cóthời hạn trên một năm hay ngoài một chu kỳ kinh doanh
-Nguồn vốn thanh toán dài hạn trong công ty gồm :
+ Phải trả dài hạn cho người bán ( mã số 331)
+Phải trả dài hạn nội bộ( mã số 332)
Trang 21+ Các khoản phải thu ngắn hạn ( mã số 130 )
+Thuế GTGT được khấu trừ ( mã số 152 )
+Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước ( mã số 154)
+Các khoản phải thu dài hạn ( mã số 210 )
+Tài sản thuế thu nhập hoãn lại( mã số 262 )
Từ đó, cân đối 3 được viết lại như sau :
B.Nguồn vốn CSH + A.Nguồn vốn vay trong hạn (I+II) + A.Nguồn vốn TT(I+II)
= A.TS Ngắn hạn (I+II+IV+V)+ B.TS Dài hạn (II+III+IV+V)+ A.TS TT Ngắn hạn (III)+B.TS Thanh toán dài hạn (I)
Từ cân đối 3 có thể biến đổi thành cân đối 4 như sau:
1.3.4 Đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp
Các phương pháp đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp
Trang 22Ưu điểm: tận dụng kinh nghiệm và tri thức cuyên môn sâu từ các chuyên gia trong ngành.
Mặt khác kết quả đánh giá được tập hợp từ nhiều người, nhiều phương diện khác nhau… nênmức độ chính xác khá cao
Khuyết điểm: tốn kém và ít nhiều bị ảnh hưởng bởi các đánh giá chủ quan.
b. Phương pháp xếp hạng (Rating Method)
Là phương pháp mà người đánh giá tiến hành cho điểm và trên cơ sở thang điểm được ấnđịnh để xếp hạng doanh nghiệp Các bước chuẩn bị như là xem xét các chỉ tiêu đánh giá phùhợp với loại hình doanh nghiệp Xác định hệ thống thứ hạng và thang điểm Từ các báo cáotổng hợp, đưa ra xếp hạng và đánh giá doanh nghiệp
Ưu điểm: đơn giản, chi phí thấp, công việc xếp hạng được chuyên môn hoá nhanh nhờ sự hỗ
trợ của công nghệ thông tin
Khuyết điểm: nếu chủ quan và máy móc dựa vào các con số thì có thể đưa ra các nhận xét
chưa chuẩn xác
c. Phương Pháp so sánh (Ranking Method)
Phương pháp này chủ yếu dựa trên sự đối chiếu, so sánh giá trị doanh nghiệp với các doanhnghiệp khác hay giá trị trung bình của ngành hay thị trường Đầu tiên cần thu thập thông tin
về doanh nghiệp đánh giá và doanh nghiệp để so sánh Sau khi so sánh thì đưa ra kết luận
Ưu điểm: đơn giản, chi phí thấp
Khuyết điểm: mức độ chính xác không cao
Vai trò, nhiệm vụ của đánh giá tín nhiệm
Thứ nhất, xếp hạng tín nhiệm là một chiến lước để huy động vốn Các tổ chức đánh giá tín
nhiệm là cầu nối giữa nhà đầu tư và thị trường
Thứ hai, khi việc xếp hạng chứng khoán đã được dùng như một công cụ quản lý thì nó đã đạt
được một vai trò như là một tiêu chuẩn quản lý chính thức
Thứ ba, các tổ chức tín nhiệm có ảnh hưởng lớn đến việc phân bổ các luồng vốn Hiện nay,
trên thị trường vốn có hai xu hướng đang hỗ trợ cho vai trò này của họ, đó là:
- Xu hướng “phi trung gian hoá” (disintermediation) - sự thách thức đối với vai trò củangân hàng
Trang 23- Xu hướng “toàn cầu hoá” (globalization) - sự thách thức đối với quyền lực của cácquốc gia
Thứ tư, dựa vào báo cáo cuối cùng của việc xếp hạng tín nhiệm, các nhà điều hành chính sách
kinh tế vĩ mô có thể kịp thời điều chỉnh kế hoạch của họ Bên cạnh đó, các tổ chức phát hành
có cơ hội xem xét lại hoạt động kinh doanh của mình và điều chỉnh kịp thời những kế hoạchsai lầm hoặc tiếp tục phát huy những chiến lược hiệu quả
Thứ năm, tổ chức đánh giá tín nhiệm là nền tảng cho các công ty tư vấn chứng khoán dựa vào
đó để đưa ra quyết định đúng đắn cho khách hàng, bảng xếp hạng tín nhiệm là động lực giúpcác công ty tư vấn chứng khoán phát triển
Với những vai trò như vậy, nhiệm vụ của tổ chức đánh giá tín nhiệm được đặt rakhông phải là nhỏ Vấn đề đặt ra là phải có một đội ngũ nhân viên thực sự tài năng,một hệ thống khuôn mẫu đánh giá chính xác, độ tin cậy cao, đặc biệt là sự độc lập,trung thực, khách quan phải được đặt lên hàng đầu
Các chỉ tiêu đánh giá tín nhiệm
Có nhiều phương pháp xếp hạng để đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp Chúng tôi xin đưa ramột số kỹ thuật trong đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp, việc tính toán được tach ra thành 2nhóm nhân tố là:
- Nhân tố phi tài chính
+ Môi trường kinh doanh
+ Điều kiện kinh doanh
+ Đánh giá chất lượng quản lý
+ Các nhân tố khác
- Nhân tố tài chính
+Tỷ số khả năng thanh toán
+Tỷ số kết cấu tài chính của doanh nghiệp
+Tỷ số hoạt động kinh doanh
+Tỷ số khả năng sinh lời
+Tỷ số giá thị trường
Dựa trên căn bản nhu cầu của công ty và đặc điểm của ngành, đặc điểm kinhdoanh… công ty đánh giá tín nhiệm có thể thay đổi các nhân tố đánh giá doanh nghiệp trêncác bảng hướng dẫn và bảng tính cho phù hợp Bảng báo cáo tổng hợp về đánh giá mức độtín nhiệm doanh nghiệp dựa trên cơ sở tổng hợp tín nhiệm từ hai bảng mức độ tín nhiệm vớihai nhóm nhân tố nêu trên
Phương pháp tính và căn cứ xếp hạng tài chính
Trang 24Tín nhiệm của doanh nghiệp được đánh giá dựa trên các căn cứ sau:
a. Tiêu chuẩn đánh giá tín dụng doanh nghiệp của ngành Ngân hàng (tài liệu hướng dẫncủa NHNNVN) và những tiêu chuẩn quốc tế về đánh giá tín dụng doanh nghiệp saukhi được hiệu chỉnh nhằm phù hợp với nền kinh tế Việt Nam hiện nay Cụ thể:
- Các chỉ tiêu thanh khoản, cân nợ và hoạt động được đánh giá dựa trên phương phápcủa ngành Ngân hàng
- Các chỉ tiêu doanh lợi được đánh giá dựa trên những chuẩn mực quốc tế và nghiêncứu của FSC
b. Tính chất đặc thù trong lĩnh vực hoạt động và quy mô của doanh nghiệp Cụ thể:
- Theo ngành: Nông – Lâm – Ngư nghiệp, Thương mại - Dịch vụ, Xây dựng, Côngnghiệp
- Theo quy mô: Lớn, Vừa, Nhỏ
c. Nguồn dữ liệu:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Bảng lưu chuyển tiền tệ
- Các thông tin phí tài chính khác
Dựa trên những căn cứ này, doanh nghiệp được xếp hạng tài chính theo 6 loại thứ hạng từ caoxuống thấp: AA, A, BB, B, CC, C
Căn cứ vào vốn và ngành nghề của doanh nghiệp ta có bảng tiêu chuẩn đánh giá các chỉ tiêutài chính doanh nghiệp như sau:
Chỉ tiêu
Quy mô lớn(TS ≥ 100 tỷ VND)
Các chỉ tiêu thanh khoản
Các chỉ tiêu doanh lợi (%)
Trang 25số theo mức độ tín nhiệm của từng chỉ tiêu tương ứng)
Trang 26Sau khi đã tổng cộng điểm số của doanh nghiệp, dựa vào bảng dưới đây để xếp hạng doanhnghiệp
Từ 156 đến
Doanh nghiệp loại này là doanh nghiệp hoạt động rất tốt, đạt hiệu quả
và có triển vọng phát triển cao, rủi ro thấp
131 - 155 A Nằm trong loại này là doanh nghiệp hoạt động có hiểu quả, tình hìnhtài chính lành mạnh, có tiềm năng phát triển, rủi ro thấp
Đây là doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, có tiềm năng phát triển Tuynhiên còn một số hạn chế về tiềm lực tài chính và tồn tại những nguy
cơ tiềm ẩn Rủi ro trung bình
81 – 105 B Doanh nghiệp loại này hoạt động chưa hiệu quả, khả năng tự chủ tàichính thấp, có nguy cơ tiềm ẩn Rủi ro trung bình
56 – 80 CC Đây là doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động thấp, tình hình tài chínhyếu kém, thiếu khả năng tự chủ tài chính Rủi ro cao
≤ 55 C Nằm trong loại này là doanh nghiệp có tình hình kinh doanh thua lỗkéo dài, tình hình tài chính yếu kèm, không có khả năng tự chủ tài
chình, đang đứng trước nguy cơ phá sản Rủi ro rất cao
Trang 27CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG SÀI GÒN
( SGT)
2.1 Giới thiệu công ty cổ phần Công nghệ Viễn Thông Sài Gòn (SGT)
Nhóm ngành: Dịch vụ công nghệ thông tin
Vốn điều lệ: 740.019.140.000 đồng
KL CP đang niêm yết: 74.001.914 cp
KL CP đang lưu hành: 74.001.604 cp
Vốn hóa thị trường: 259,01 tỷ đồng
Tổ chức tư vấn niêm yết:
- Công ty Cổ phần Chứng Khoán Sài Gòn - MCK: SSI
Tổ chức kiểm toán:
- Công ty TNHH Kiểm toán và dịch vụ tin học Thành phố Hồ Chí Minh - 2010
- Công ty TNHH Kiểm toán và dịch vụ tin học Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
2.1.1 Giới thiệu chung
Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL) là thành viên củaTập đoàn Đầu tư Sài Gòn - một trong những nhóm công ty thành công nhất với việc đầu tư vàquản lý những lĩnh vực kinh doanh khác nhau tại Việt Nam như: ngân hàng, đào tạo dạynghề, kinh doanh dịch vụ các khu công nghiệp & khu chế xuất, công nghệ thông tin
Công ty chính thức được thành lập ngày 14/05/2002 Với nền tảng vững chắc tronglĩnh vực CNTT và sự liên kết trong Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn cho phép Công ty phát triển ổnđịnh, phát huy kiến thức, tài chính và khả năng hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh, pháttriển cơ sở hạ tầng khu ICT, cung cấp dịch vụ viễn thông & CNTT, tư vấn giải pháp tổng thểcho doanh nghiệp, đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực CNTT
Ngày 18/01/2008, 45 triệu cổ phiếu của Công ty chính thức niêm yết tại Sở Giao dịchChứng khoán TP.HCM với mã chứng khoán SGT
Trang 282.1.2 Lịch sử hình thành
• Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL) là thành viên củatập đoàn Saigon Invest Group một trong những nhóm công ty thành công nhất vớiviệc đầu tư và quản lý những lĩnh vực kinh doanh khác nhau tại Việt Nam như: ngânhàng, đào tạo dạy nghề, kinh doanh dịch vụ các khu công nghiệp & khu chế xuất,công nghệ thông tin
• Công ty chính thức được thành lập ngày 14/05/2002 Với nền tảng vững chắc tronglĩnh vực CNTT và sự liên kết trong Saigon Invest Group cho phép Công ty phát triển
ổn định, phát huy kiến thức, tài chính và khả năng hoạt động trong các lĩnh vực kinhdoanh, phát triển cơ sở hạ tầng khu ICT, cung cấp dịch vụ viễn thông & CNTT, tưvấn giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp, đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực CNTT
• Ngày 18/01/2008, 45 triệu cổ phiếu của Công ty chính thức giao dịch tại Sở Giao dịchChứng khoán TP.HCM với mã chứng khoán SGT
2.1.3 Lịch sử phát triển
Ngày 14/05/2002, Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SAIGONTEL) - thànhviên của Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (Saigon Invest Group) - chính thức được thành lập với cácngành nghề kinh doanh chính: Đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng khu ICT, cung cấp dịch vụviễn thông, CNTT và truyền thông, tư vấn giải pháp tổng thể cho các doanh nghiệp, phânphối thiết bị viễn thông, CNTT Sau 10 năm hoạt động, đến nay, Công ty có tổng số vốn điều
lệ là 740 tỷ đồng
Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (Saigon Invest Group) là một trong những tập đoàn côngchúng đa năng hàng đầu, điển hình của chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần củaViệt Nam trong quá trình đổi mới và là tập đoàn thành công nhất trong lĩnh vực đầu tư vàquản lý đa ngành tại Việt Nam hiện nay Hoạt động của SGI trải rộng trên các lĩnh vực,ngành nghề như: ngân hàng, đào tạo dạy nghề, kinh doanh dịch vụ các khu công nghiệp vàkhu chế xuất, công nghệ thông tin và truyền thông
Thừa hưởng những thế mạnh của SGI và luôn kiên định giữ vững sức mạnh tài chính,phát huy những thành tựu đạt được và tích cực khắc phục khó khăn, nhiều năm qua,SAIGONTEL luôn phát triển một cách ổn định, bền vững Xuyên suốt các hoạt động củaCông ty là kim chỉ nam trở thành một trong những công ty CNTT - Viễn thông hàng đầu Việt
Trang 29Nam Lịch sử hình thành và phát triển của SAIGONTEL được đánh dấu bằng những sự kiệnđáng nhớ sau đây:
2002: Ngày 14/5/2002, SAIGONTEL được thành lập và chính thức hoạt động với vốn điều lệ
là 10 tỷ đồng Nhờ sự hậu thuẫn từ Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn và xác định viễn thông sẽ làmột trong những ngành nghề phát triển nhất trong tương lai, ngay sau khi thành lập,SAIGONTEL đã chính thức cung cấp dịch vụ Internet tốc độ cao ở Khu Công nghiệp TânTạo và Khu Công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP)
2004: Công ty thắng thầu Dự án Tích hợp hệ thống (SI) lớn đầu tiên: “Nâng cấp và mở rộng
hệ thống VoIP 171” cho Công ty Điện toán Truyền Số liệu VDC (một đơn vị trực thuộc Tậpđoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, VNPT) và bắt đầu phát triển phần mềm
2005: Việc thực hiện thành công những dự án trên đã ít nhiều tạo được uy tín ban đầu choSAIGONTEL Trong năm 2005, Công ty chính thức được Bộ Bưu chính Viễn thông cấpGiấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông ISP (Dịch vụ truy cập Internet) Cũng trong năm này,Công ty khởi công khu ICT Kinh Bắc (Bắc Ninh) với diện tích ban đầu là 50 ha và Cao ốcSaigon ICT tại Công viên Phần mềm Quang Trung (TP HCM) nhằm phục vụ cho nhu cầucủa Công ty và các khách hàng, đối tác
2006: Với mục đích đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực CNTT ở nước ta, năm 2006,SAIGONTEL liên kết với Đại học Hùng Vương thành lập Viện Công nghệ Viễn thông SàiGòn và khai giảng khóa huấn luyện nguồn nhân lực CNTT đầu tiên cho thị trường Nhật
2007: Tháng 1/2007, SAIGONTEL trở thành cổ đông sáng lập (chiếm 7% vốn điều lệ) củaCông ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Khu công nghệ cao TP.HCM
Tháng 2/2007, SAIGONTEL chính thức kinh doanh Game Online trên thị trường Việt Namvới Game trực tuyến đầu tiên Shaiya Chỉ sau một năm phát hành, Shaiya đã nhận được rấtnhiều giải thưởng: Đơn vị có game mới phát hành được ưa chuộng và là Game Quốc tếOnline có thiết kế đồ họa ấn tượng nhất trong năm 2008
Ngày 19/09/2007, Công ty chính thức được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phépcung cấp dịch vụ viễn thông OSP (Ứng dụng Internet trong viễn thông)
Trang 302008: Năm 2008, SAIGONTEL tham gia thành lập và giữ trên 50% cổ phần của các Công tynhư Công ty Cổ phần Truyền thông VTC - SaigonTel và Công ty Cổ phần Dệt may Viễnthông Sài Gòn Vina, mở ra ngành nghề kinh doanh mới khai thác kênh truyền hình quảng bá
và đầu tư, quản lý, khai thác cao ốc
Ngày 18/01/2008 đánh dấu một sự kiện khác của SAIGONTEL: 45 triệu cổ phiếu của Công
ty chính thức được niêm yết tại tại Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM với mã chứng khoánSGT
2011: Luật Viễn thông ngày 01/07/2010 đã đưa ra một số nội dung quan trọng, trong đó cóviệc cho phép doanh nghiệp ngoài quốc doanh đầu tư và khai thác hạ tầng viễn thông Nhanhnhạy nắm bắt cơ hội này, SAIGONTEL đã mạnh dạn tìm lối đi mới Tháng 4/2011, Công tychính thức mua lại cổ phần và trở thành cổ đông lớn nhất nắm giữ 30% vốn điều lệ của Công
ty CP Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT) - một trong những doanh nghiệp viễnthông hàng đầu Việt Nam hiện nay
Năm 2011 cũng đánh dấu bước tiến quan trọng của SAIGONTEL trong lĩnh vực truyềnthông, ngày 11/08, kênh truyền hình VTC6 - Saigon Channel SAIGONTEL chính thức phátsóng sau 6 tháng thử nghiệm Theo định hướng, VTC6 - Saigon Channel sẽ tập trung vào cácchương trình điểm, phim truyện và chương trình thiếu nhi, phục vụ cho nhiều đối tượng khángiả Việc đặt chân vào lĩnh vực mới mẻ này hứa hẹn sẽ mang đến cho SAIGONTEL mộtphần hấp dẫn trong “chiếc bánh” quảng cáo truyền hình đầy tiềm năng
Chặng đường 10 năm phát triển với không ít cột mốc đáng nhớ, cùng với những giảithưởng tiêu biểu như: giải thưởng Quả cầu vàng năm 2008, 2009; giải thưởng Doanhnghiệp Vì cộng đồng 2009; Thương hiệu kinh tế đối ngoại uy tín 2009; giải thưởngThương hiệu Chứng khoán uy tín năm 2009, 2010; Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớnnhất Việt Nam (VNR 500) nhiều năm liền; Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanhnhất Việt Nam 2010; giải thưởng Sao Vàng Đất Việt… đã chứng tỏ nội lực và khảnăng phát triển mạnh mẽ của SAIGONTEL để trở thành doanh nghiệp dẫn đầu tronglĩnh vực Viễn thông - CNTT và các ngành liên quan
2.1.4 Ngành nghề kinh doanh
• Đầu tư, xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng trong các khu công nghiệp
Trang 31• Đầu tư, xây dựng và kinh doanh khu công nghiệp, khu dân cư đô thị, khu kỹ thuậtcông nghệ tin học
• Mua bán máy vi tính, thiết bị điện điện tử; vật tư thiết bị bưu chính viễn thông
• Mua bán, lắp đặt vật tư, thiết bị truyền dẫn, đấu nối, thiết bị bảo vệ phục vụ CNTT
• Tư vấn kỹ thuật ngành tin học; thiết kế, lắp đặt hệ thống mạng máy tính
• Sản xuất, mua bán phần mềm máy tính
• Đào tạo dạy nghề
• Đại lý cung cấp các dịch vụ Internet, dịch vụ bưu chính, viễn thông
• Tư vấn đầu tư, tư vấn khoa học kỹ thuật; chuyển giao công nghệ
• Đầu tư xây dựng, kinh doanh khu vui chơi giải trí
• Cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến, trò chơi điện tử
• Kinh doanh bất động sản;
Các lĩnh vực kinh doanh chính:
• Đầu tư, xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng như khu Công nghệ thông tin và Truyềnthông ICT khu công nghiệp công nghệ cao, cao ốc thông minh trên toàn quốc…
• Cung cấp dịch vụ truy nhập Internet và các dịch vụ gia tăng trên nền Internet
• Cung cấp dịch vụ trực tuyến (trò chơi trực tuyến); Kinh doanh phân phối sản phẩm,thiết bị viễn thông, CNTT
• Cung cấp dịch vụ truyền hình, khai thác kênh truyền hình quảng bá
Địa chỉ: Lô 46, Công viên Phần mềm Quang Trung, P.Tân Chánh Hiệp, Q 12, Tp.HCM
Điện thoại: 84-(8) 3715 99 09 Fax: 84-(8) 5437 10 74
Người công bố thông tin: Ông Nguyễn Đồng
Trang 32Email: welcome@saigontel.com
Website: http://www.saigontel.com
2.2 Phân tích tỷ trọng các bộ phận theo chiều ngang và chiều dọc
Đơn vị tính: đồng Việt Nam
Chỉ tiêu
Sốtiền
Tỷtrọng(%)
Sốtiền
Tỷtrọng(%)
Sốtiền
Tỷtrọng(%)
Tỷtrọng
đầu tư 11.931.055.340 0,48% 13.141.843.980 0,56% (1.210.788.640) -9,21% -0,08
IV Các khoản đầu
tư tài chính dài hạn 1.575.357.895.684 63,96% 787.862.025.000 33,73% 787.495.870.684 99,95% 30,23
Trang 33-Nếu so sánh hàng ngang của bảng cân đối kế toán cho thấy quy mô về tài sản vànguồn vốn của doanh nghiệp cuối kỳ so với đầu kỳ tăng lên là 127.161.726.401đ, với sốtương đối tăng 5,44% Trong đó, tài sản ngắn hạn cuối kỳ so với đầu kỳ giảm282.969.798.632đ, với số tương đối giảm -37,71%, chủ yếu là do các khoản đầu tư tài chínhngắn hạn cuối kỳ giảm mạnh so với đầu kỳ là 30.674.000.000đ, với số tương đối giảm77,47%, các khoản phải thu ngắn hạn cuối kỳ giảm so với đầu kỳ là 125.213.972.512đ, với sốtương đối giảm 24,54%, và đặc biệt là hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác giảm với sốtương đối hơn 90% so với đầu kỳ (lần lượt giảm 18.252.913.835đ và 156.829.954.985đ) Còntài sản dài hạn cuối kỳ so với đầu kỳ tăng 410.131.525.033đ, với số tương đối tăng 25,87%,trong đó tài sản cố định cuối kỳ so với đầu kỳ giảm 329.506.682.628đ, với số tương đối giảm45,89%, bất động sản đầu tư cuối kỳ so với đầu kỳ giảm 1.210.788.640đ, với số tương đốigiảm 9,21%, lợi thế thương mại của doanh nghiệp giảm 100% là 53.480.790.652đ, tuy nhiêncác khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn cuối kỳ so với đầu kỳ lại tăng cao787.495.870.684đ và 6.833.916.269đ, với mức tăng tương đối lần lượt là 99,95% và 52,59%.
Có thể vào cuối năm doanh nghiệp mới thu được tiền bán hàng của khách hang
Tình hình trên cho thấy quy mô về tài sản của doanh nghiệp cuối kỳ so với đầu nămtăng, đặc biệt là các khoản đầu tư tài chính dài hạn (có thể doanh nghiệp đã giảm đầu tư tàichính ngắn hạn để đầu tư tài chính dài hạn) và tài sản dài hạn (tài sản cố định) cuối kỳ so vớiđầu năm tăng lên – chứng tỏ cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp được tăng cường, quy
mô năng lực sản xuất của doanh nghiệp được tăng lên
Nếu so sánh theo chiều dọc của bảng trên cho thấy, cơ cấu về tài sản và nguồn vốncủa doanh nghiệp có sự thay đổi không đáng kể Số tuyệt đối có sự thay đổi đáng kể tăng ở cảnguồn vốn và tài sản, cơ cấu tài sản và nguồn vốn có sự biến động theo chiều hướng tích cực,nên cơ cấu vốn của doanh nghiệp hợp lý
Trang 34Đầu kỳ tài sản ngắn hạn còn cỏ thể đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn (TSNH:750.394.666.351VNĐ, NNH: 629.616.307.226VNĐ) nhưng đến cuối kỳ thì tài sản ngắn hạnkhông còn đảm bảo được cho các khoản nợ nắn hạn nữa (TSNH: 467.424.867.719, NNH:1.084.993.218.631), một phần là do một số khoản nợ dài hạn của năm trước chuyển thành nợngắn hạn của năm nay (Nợ dài hạn đến hạn trả là 42.036.000.000 VNĐ vào cuối kỳ so vớiđầu kỳ chỉ có 17.737.541.385VNĐ)
Còn lợi ích của cổ đông thiếu số giảm 8.815.981.802VNĐ là do theo giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 6, khoản vốn đầu tư vào Công ty cổ phần Địa ốc ViễnĐông Việt Nam được chuyển đổi từ góp vốn vào công ty con thành khoản đầu tư vào công tyliên kết (Khoản vốn này chiếm 36,7% tổng vốn điều lệ Công ty cổ phần Địa ốc Viễn ĐôngViệt Nam) nên lợi thế thương mại được ghi nhận theo phương pháp vốn chủ sở hữu – CMKT
số 7 “Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết”
2.3 Phân tích tình hình tài chính của SGT
2.3.1 Phân tích hệ số khả năng thanh toán
a. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Trang 35Nhìn chung, chỉ số này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công
ty đang nằm ở mức báo động, công ty sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc chi trả các khoản vayvào năm 2012
b. Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Điều này cho thấy công ty không đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trongnăm sau
c. Hệ số khả năng thanh toán vốn bằng tiền
Trang 36Nhìn chung, với kết quả của chỉ số này trong 5 năm, ta có thể thấy việc công ty không
có nhiều tiền mặt trong khi những khoản NNH có xu hướng gia tăng có thể sẽ khiến cho công
ty gặp khó khăn cho việc chi trả các khoản nợ này
2.3.2 Phân tích hệ số kết cấu tài chính
2010 và 1,7 lần vào năm 2011) Với tỷ trọng NNH cao, công ty cần có 1 lượng TSNH đủ lớn
để tài trợ cho các khoản NNH này