1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số kinh nghiệm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong một giờ giảng văn ở trường thcs

23 589 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 314,5 KB

Nội dung

Trường THCS Mỹ Lợi Sáng kiến kinh nghiệm Tên đề tài : MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRONG MỘT GIỜ GIẢNG VĂN Ở TRƯỜNG THCS. Tác giả: Trần Thị Cẩm A.MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề: 1. Mơ tả thực trạng vấn đề: Thực tiễn của việc áp dụng phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác; tạo niềm tin niềm vui, hứng thú trong học tập; học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lí thơng tin, tự hình thành tri thức, có năng lực và phẩm chất của con người mới: tự tin, năng động, sáng tạo trong cuộc sống, để đáp ứng những u cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai. Những điều đã học cần thiết, bổ ích cho bản thân học sinh và sự phát triển xã hội. Giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, tổ chức cho học sinh hoạt động. Tuy nhiên thực tế đã diễn ra tại trường THCS Mỹ Lợi nói riêng, một số nơi khó khăn, vùng sâu, vùng xa nói chung như thế nào? Qua điều tra, tìm hiểu, tơi tiến hành tổng hợp kết quả về sự hứng thú của học sinh khi học mơn Ngữ văn, kết quả đạt được như sau: Thời Gian Lớp Tổng số HS Thường xun phát biểu Thỉnh thoảng có phát biểu Hầu như khơng phát biểu K-G TB Y-K K-G TB Y-K K-G TB Y-K SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL Giữa HKI 9A3 32 5 15.6 2 6.2 / / 4 12.6 7 21.9 2 6.2 / / 5 15.6 7 21.9 9A4 33 6 18.2 2 6.1 / / 5 15.1 7 21.2 2 6.1 / / 5 15.2 6 18.2 8A2 42 8 19.0 4 9.5 / / 6 14.3 8 19.0 2 4.8 / / 6 14.3 8 19.0 8A3 41 9 22.0 5 12.2 / / 6 14.6 8 19.5 2 4.9 / / 5 12.2 6 14.6 Với kết quả trên, kết hợp với đàm thoại và quan sát học sinh trên lớp, số lượng học sinh u thích, có hứng thú và tích cực học tập mơn Ngữ văn còn thấp. Thực trạng trên cho thấy học sinh chưa có hứng thú học mơn học này, hay nói cách khác là học sinh chưa thấy tầm quan trọng của mơn học đối với đời sống nên chưa phấn đấu học tập. Do một phần đặc trưng của bộ mơn là mơn khoa học xã hội nên đòi hỏi người học phải có thêm những hiểu biết về xã hội, có cảm nhận về nghệ thuật, về cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Nhưng qua thực tế rất ít học sinh có năng lực tự bồi dưỡng kiến thức cho bản thân. Phần lớn học sinh khơng có hứng thú đọc sách báo, tìm tòi tài liệu về văn chương, những tác phẩm văn học hay để bồi dưỡng kiến thức, trau đồi vốn từ….Qua thực tế giảng dạy mơn Ngữ văn ở trường THCS, tơi cũng nhận thấy một số ngun nhân khác từ phía học sinh và giáo viên: GVTH: Trần Thò Cẩm Trang 1 Trường THCS Mỹ Lợi Sáng kiến kinh nghiệm 1.1. Về phía học sinh: Qua thực tế dự giờ ở các tiết dạy của 05 giáo viên giảng dạy mơn Ngữ văn và thực tế học tập của học sinh tại trường THCS Mỹ Lợi trong nhiều năm qua, bản thân tơi nhận thấy: 1.1.1. Học sinh có thói quen với lối học đối phó. -Thực tế cho thấy còn nhiều học sinh lười học, lười đọc, lười tập trung, chủ quan ỷ lại. Việc học, làm bài tập và bài soạn theo kiểu đối phó: chép sách học tốt, sách bài tập; một số em mượn vở của các anh chị học năm trước chép laị; một số em mượn vở của bạn chép lại ở nhà; thậm chí có em tranh thủ chép ngay trong giờ học các mơn khác, đặc biệt hơn nữa là có em ngồi trong giờ học vừa chép vở học vừa chép vở soạn theo nội dung mà giáo viên bộ mơn cho ghi trên bảng (chấp nhận vở soạn thiếu mơt bài soạn trong khi đó khơng cần biết giáo viên u cầu soạn bài ở nhà như thế nào…) Lối làm bài tập và bài soạn đối phó trên dẫn đến một số biểu hiện đáng buồn sau: học sinh soạn bài khơng đúng u cầu mà giáo viên cho về nhà vì các em cứ chép theo thứ tự sách bài soạn trong khi chương trình thì thay đổi. Ví dụ: Trong chương trình giảm tải ở đầu năm học 2011-2012, chúng ta khơng dạy văn bản: “Mã Giám Sinh mua Kiều”, thế mà khi kiểm tra vở soạn bài của học sinh vẫn có trường hợp soạn trước bài này. Thứ hai là học sinh soạn bài một cách máy móc, soạn bài theo cảm tính khơng cần đọc trước văn bản, nghiên cứu nội dung bài học, khơng đọc u cầu của bài tập mà cứ soạn được bài, cứ làm được bài tập. Và có trường hợp dẫn đến chép sai đầu đề, ví dụ: Bài" Các phương châm hội thoại'', viết thành: "Các phương châm hội họa". Ba là học sinh khơng chịu đọc chú thích về tác giả, tác phẩm, các từ khó khi giáo viên u cầu trình bày thì các em khơng trả lời được (nếu khơng cho các em xem sách trên lớp).Thậm chí có một số ít học sinh đi học khơng có sách giáo khoa, khơng chép bài, khơng soạn bài, khi giáo viên gọi kiểm tra bài cũ liền mượn vở bạn để đối phó (tất nhiên là giáo viên phát hiện ra)… - Đối với việc học bài cũ ở nhà: Học sinh có thói quen học đối phó: chỉ học nội dung đầu hoặc nội dung cuối (nếu bài học gồm nhiều nội dung); học sinh học bài theo lối thuộc lòng mà dân gian thường gọi là học vẹt; học sinh còn học bài theo lối học chay: học nội dung mà giáo viên cho ghi ở lớp khơng buồn mở sách giáo khoa để xem dẫn chứng… Lối học bài đối phó trên dẫn đến một số biểu hiện đáng buồn sau: khi giáo viên nêu câu hỏi các em khơng xác định được nội dung để trả lời các em đọc lung tung, thậm chí trả lời ln nội dung mà khơng u cầu, ví dụ: Nêu giá trị nghệ thuật đặc sắc của văn bản? học sinh trình bày cả phần nội dung văn bản; hoặc học sinh khơng nhớ từ đầu tiên và nhờ giáo viên nhắc hộ chữ đầu; hoặc học sinh chỉ trả lời được vài ý khơng biết cách phân tích nội dung, dẫn chứng… - Học sinh quen lối học thụ động: nhiều học sinh rất sợ giáo viên gọi đến tên mình khi u cầu trả lời câu hỏi, u cầu đọc bài ( do kĩ năng đọc bài kém) ; một số học sinh sợ trả lời sai thầy giáo và các bạn cười (do tính nhút nhát); thậm chí có một số em có khả năng trả lời được câu hỏi nhưng khơng tự giác giơ tay vì sợ các bạn trêu là do xem sách giải; hoặc chỉ giơ tay khi chờ một số bạn khác giơ tay trước hoặc chờ giáo viên gọi đến tên mình mới chịu giơ tay. GVTH: Trần Thò Cẩm Trang 2 Trường THCS Mỹ Lợi Sáng kiến kinh nghiệm 1.1.2. Học sinh chưa có phương pháp học tập phù hợp. Nhiều học sinh chưa có phương pháp học tập phù hợp với đặc trưng phân mơn của mơn Ngữ văn, chưa biết nên học và chuẩn bị nội dung như thế nào cho có hiệu quả. Từ đó các em chỉ biết học những gì có trong vở ghi, khơng đi sâu tìm hiểu nội dung bài học, tìm hiểu dẫn chứng nên khơng phát hiện cái hay, cái đẹp của văn chương, tỏ ra chán nản khơng muốn học. 1.1.3. Học sinh xem thường mơn Ngữ văn -Một số học sinh cho rằng học mơn Văn ít thực dụng hơn mơn Tốn hoặc mơn Hóa học, mơn Vật lí,…. Học giỏi Văn đến mấy cũng khơng bằng học giỏi các mơn khoa học tự nhiên; đặc biệt là một số học sinh nam khơng chú trọng đến việc học bộ mơn này và đó cũng là quan điểm của khơng ít các bậc phụ huynh. -Tình trạng học sinh viết chữ cẩu thả, q xấu, khơng đọc được; học sinh khơng thích thú với mơn học này, chỉ thích thú với các truyện tranh, truyện cười khi đến thư viện, khơng hề mượn sách tham khảo. Học sinh nghèo vốn từ, khả năng diễn đạt yếu và cho rằng mình khơng có năng khiếu văn chương, khơng tự tin vào năng lực của mình, nên khơng độc lập suy nghĩ, khơng có khát vọng tự mình chiếm lĩnh tri thức, thiếu niềm tin vào chính mình. 1.2. Về phía giáo viên: 1.2.1 Giáo viên chưa quan tâm đúng mức đến việc học của học sinh - Một số giáo viên chưa quan tâm đúng mức đến việc chuẩn bị sách vở của học sinh, chưa theo dõi q trình ghi bài của các em, chưa chú trọng kiểm tra vở soạn vở bài tập của các em (nhất là đối tượng học sinh yếu, kém). Đã có trường hợp học sinh đã học đến giữa học kì I mà chưa có vở soạn bài. - Một số giáo viên chưa thực sự quan tâm đến khâu thực hành nghe, nói, đọc, viết của học sinh. Nhìn chung học sinh đọc bài rất kém, nhưng giáo viên chỉ nhắc lướt qua, sợ mất thời gian nên giáo viên chỉ gọi những học sinh đọc trơi chảy để đọc bài, do đó tạo thêm tính chây lười ở các em . 1.2.2 Chưa chú ý đến việc chuẩn bị bài mới, làm bài tập ở cuối tiết học -Một số giáo viên dành thời lượng cho phần hướng dẫn ở nhà chưa thỏa đáng, giao bài soạn, bài tập về nhà cho học sinh thiếu chi tiết, thiếu cụ thể, khơng chú ý đến từng đối tượng học sinh mà còn mang tính chung chung. - Giáo viên chưa thật sự chú trọng bài tập khó cuối phần luyện tập, chưa chú trọng quan tâm phần đọc thêm. Nhưng đây là phần có tác dụng bổ sung, mở rộng, nâng cao kiến thức cho học sinh nhất là học sinh giỏi. Từ đó học sinh giỏi cũng khơng quan tâm đến phần này. 1.2.3. Giáo viên chưa thật sự quan tâm đến việc kiểm tra học sinh. - Đến lớp giáo viên ít chú trọng khâu kiểm tra nhất là những bài tập khó, những câu hỏi khó dành cho học sinh khá giỏi. - Học sinh khá giỏi nhiều lần tự giác làm bài tập khó, tự trả lời những câu hỏi nâng cao trong sách giáo khoa nhưng khơng được giáo viên kiểm tra, phát huy tun dương. Từ GVTH: Trần Thò Cẩm Trang 3 Trường THCS Mỹ Lợi Sáng kiến kinh nghiệm đó học sinh khơng chịu tìm tòi, khơng chịu tự giác làm bài với những bài tập khó, do vậy đến lớp khơng trả lời được những câu hỏi khó. 1.2.4.Hệ thống câu hỏi của một tiết dạy chưa thật phù hợp. -Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trên thực tế chưa thực sự được chú trọng đúng mức , vẫn còn tình trạng đọc- chép và diễn giảng, truyền thụ một chiều mang tính áp đặt do giáo viên ngại khó, chưa thật sự đầu tư thời gian, cơng sức vào hệ thống câu hỏi . -Câu hỏi trong giờ dạy văn để dẫn dắt định hướng gợi mở cho học sinh còn chưa thật phong phú, thiếu tính hệ thống, chưa phù hợp với các loại đối tượng học sinh. Các câu hỏi chủ yếu nặng về câu hỏi phát hiện, còn thiếu loại câu hỏi nâng cao, câu hỏi giảng bình, chưa sử dụng một cách linh hoạt, chính xác các loại câu hỏi cho phù hợp với nội dung khác nhau của bài giảng. -Có tình trạng rơi vào hỏi đáp liên miên, giờ dạy chỉ còn hỏi và đáp với những câu hỏi q vụn vặt, phá vỡ hệ thống lơgíc của bài giảng khiến cho q trình tiếp thu tri thức của học sinh khơng có một định hướng rõ rệt . Tất cả những điều đó đã tạo nên những quan niệm, những cách làm ngược xi khơng giống nhau, thành thử việc đổi mới phương pháp dạy - học theo hướng tích cực đã bộc lộ nhiều hạn chế. Với thực trạng đó xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học văn là một vấn đề bức xúc đặt ra với mỗi giáo viên đứng lớp. 1.2.5. Giáo viên chưa linh hoạt trong khâu vận dụng phương pháp dạy học mới - Do còn quen với phương pháp dạy học cũ, vận dụng phương pháp mới chưa linh hoạt, sử dụng câu hỏi gợi mở còn lúng túng, hệ thống câu hỏi còn rập khn. Ví dụ: u cầu học sinh trình bày tác giả- tác phẩm, học sinh khơng cần chuẩn bị bài ở nhà vẫn cứ trả lời được, từ đó học sinh bỏ qua khâu tìm hiểu chú thích ở nhà. Còn học sinh yếu đọc lướt qua trên lớp một lần khơng thể trả lời ngay câu hỏi của giáo viên, nên khơng dám giơ tay. Hoặc khi hỏi học sinh tìm bố cục văn bản thì chỉ duy nhất một câu hỏi: Hãy tìm bố cục của văn bản?. Khi một học sinh trung bình khơng trả lời được thì giáo viên khơng gợi mở.Ví dụ: Tìm đoạn văn thể hiện nội dung a, đoạn văn thể hiện nội dung b…để từ đó hình thành bố cục. -Đặc biệt, một số giáo viên chưa vận dụng thành cơng phương pháp dạy học mới, nên khi tổ chức các hoạt động dạy học trong một giờ giảng văn gặp nhiều khó khăn và những hạn chế yếu kém nhất định: Đó là phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp vẽ bản đồ tư duy khi khai thác nội dung bài mới. Một trong những yếu kém nữa hiện nay mà bản thân giáo viên nào cũng đều nhận thấy đó là cách khai thác, cảm nhận và cách truyền đạt tới học sinh về giá trị nghệ thuật của một tác phẩm văn chương chưa tốt. Chính giáo viên khơng làm tốt điều này dẫn đến học sinh cảm nhận giá trị nghệ thuật của một tác phẩm văn học một cách máy móc, lâu dần học sinh sẽ khơng cảm được cái hay cái đẹp về giá trị nghệ thuật ngơn từ, về phong cách nghệ thuật trong tác phẩm của tác giả, của thể loại… dẫn đến sự bào mòn cảm xúc, rung động thẩm mỹ cần có ở các em. - Ngồi ra, một số giáo viên rất sơ sài trong việc rèn luyện phương pháp tự học , tích cực, chủ động học tập mơn Ngữ văn của học sinh: giúp học sinh sử dụng SGK, SBT và GVTH: Trần Thò Cẩm Trang 4 Trường THCS Mỹ Lợi Sáng kiến kinh nghiệm các tư liệu tham khảo một cách có ý thức và hiệu quả; uốn nắn, hướng dẫn cách tự đọc, tự học, tự nghiên cứu phù hợp với năng lực cụ thể của từng học sinh; bồi dưỡng hứng thú học tập Ngữ văn, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập và giao tiếp bằng ngơn ngữ cho học sinh. - Giáo viên chưa thật chú trọng đến khâu giải thích từ khó, một u cầu lẽ ra học sinh phải tự tìm hiểu ở nhà trước khi trả lời câu hỏi phần đọc-hiểu văn bản lúc soạn bài. Đến lớp giáo viên khơng quan tâm, khơng kiểm tra nên các em khơng chú trọng mặt này . 1.2.6. Chưa quan tâm đúng mức đến các đối tượng học sinh - Đa số giáo viên khi lên lớp đều có tâm lí sợ khơng đủ giờ nên khi tổ chức cho học sinh đọc bài cứ gọi học sinh giỏi đọc, nêu câu hỏi cứ gọi học sinh khá-giỏi trả lời, thậm chí khi kiểm tra bài cũ vẫn cứ phải chọn học sinh khá –giỏi (nhất là khi có người dự giờ) nên học sinh trung bình trở xuống khơng được quan tâm, lâu ngày dẫn đến thói quen thụ động. Khi tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm những học sinh này khơng thèm chú ý tham gia thảo luận. Khi cần giáo viên hỏi đến thì học sinh khơng trả lời được. - Giáo viên chưa phát huy hết tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; chưa thực sự quan tâm sâu sắc đến đặc điểm từng lớp học, đặc thù của bộ mơn Ngữ văn. Chính vì vậy, việc bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh còn hạn chế. 1.2.7. Giáo viên chưa quan tâm thích đáng đến việc đánh giá năng lực của học sinh -Về vấn đề kiểm tra, đánh giá năng lực của học sinh sau mỗi đơn vị kiến thức ( mỗi bài, chủ đề, chủ điểm…) chưa tốt. Giáo viên còn ngại khó, làm việc rập khn máy móc, chưa có cái tâm sâu sắc đối với cái nghề của mình. Hãy ghi nhớ một câu nói nổi tiếng sau: “Giáo dục tốt một người đàn ơng thì được một người, giáo dục tốt một người phụ nữ thì được một gia đình, giáo dục tốt một người thầy giáo thì được cả một thế hệ”. Ví dụ điển hình: Hiện nay, việc sử dụng cơng nghệ thơng tin khá phổ biến, nên giáo viên cũng khơng cần phải đầu tư suy nghĩ, khi kiểm tra 15’hoặc 45’, thi HK lại coppy ngay một đề trên mạng, thậm chí in ngay đề kiểm tra của năm học trước ( có sẵn trong giáo án) mà khơng cần phải chỉnh sửa gì thêm. Khơng cần biết tình hình thực tế của lớp học; của xu hướng giáo dục hiện nay như thế nào. Và học sinh thì cũng khơng cần học nhiều cũng như tìm hiểu kiến thức ở các lĩnh vực khác để làm gì, chỉ cần mượn đề của anh chị năm trước là làm bài được ngay. Vì thế mà thực tế cho thấy giáo viên ra đề kiểm tra có nội dung kiến thức nằm ngay trong chương trình giảm tải của Bộ GD-ĐT, đây là một hiện tượng đáng buồn. 1.2.8. Một số giáo viên khơng kiềm chế được cảm xúc bực dọc khi đứng lớp. Khi học sinh trả lời câu hỏi sai, giáo viên có thái độ cau có, nạt nộ tỏ ý khơng hài lòng. Từ đó học sinh có tâm lí sợ hãi. Khi học sinh trả lời câu hỏi đúng (nhất là học sinh yếu) giáo viên chưa tìm cách tun dương kịp thời. 1.2.9. GVBM và GVCN phối hợp chưa tốt trong việc giáo dục học sinh GVTH: Trần Thò Cẩm Trang 5 Trường THCS Mỹ Lợi Sáng kiến kinh nghiệm - Q trình giảng dạy giáo viên bộ mơn chưa coi trọng quan hệ với giáo viên chủ nhiệm lớp để có kế hoạch phối hợp theo dõi, động viên khích lệ những học sinh có tinh thần học tập tích cực; nhắc nhở, uốn nắn những học sinh tinh thần học tập chưa tốt. -Một ngun nhân cơ bản nữa mà chắc ai là người đam mê mơn văn cũng đều nhận thấy đó là cảm hứng khi dạy, người giáo viên phải có một tâm hồn nghệ sĩ. Nghệ thuật tổ chức hoạt động dạy học, với nhiều hình thức khác nhau để gây hứng thú học tập cho học sinh, tạo cho học sinh tinh thần sảng khối để tiếp thu kiến thức tốt hơn. Ví dụ: trong tiết dạy giáo viên mang một tâm lí nặng nề hoặc do một tình huống sư phạm khơng hay nào đó đã làm tan biến cảm hứng văn chương cần có của giáo viên, tiết học sẽ trở nên buồn tẻ khơng gây hứng thú học tập cho học sinh. 1.3. Về phía nhà trường: Cơ sở vật chất còn thiếu thốn: Bàn ghế, sân chơi bãi tập, thiết bị dạy học, cảnh quan sân trường nhằm tạo ra một mơi trường học tập thân thiện để nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập Ngữ văn cho học sinh còn hạn chế. Trên đây là những thực tế vẫn còn đang xảy ra ở trường THCS Mỹ Lợi nói riêng, ở nhiều nơi nói chung. Chính những việc làm, những biểu hiện trên là những ngun nhân dẫn đến hạn chế tính tích cực, chủ động của học sinh trong q trình học tập nói chung, trong một giờ giảng văn nói riêng. Vì vậy, tơi xin trình bày một số kinh nghiệm để khắc phục những hạn chế nêu trên. 2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới: Giúp học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo hơn trong q trình học tập nói chung và trong một giờ giảng văn nói riêng. Khơng ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục; rèn kĩ năng sống cho học sinh, đồng thời bồi dưỡng cho các em lòng u nước, u nền văn hóa, văn học của dân tộc mình. 3.Phạm vi nghiên cứu của đề tài: - Đối tượng: Học sinh lớp 9A 3 , 9A 4 và lớp 8A 2 , 8A 3 Trường THCS Mỹ Lợi. - Nội dung: Phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong một giờ giảng văn ở trường THCS. II. Phương pháp tiến hành: 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn: * Cơ sở lí luận: Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học bộ mơn Ngữ văn ln được các nhà khoa học, nhà giáo quan tâm, nghiên cứu. Nhiều phương pháp, biện pháp mới liên tục được đưa ra dù có khác nhau nhưng đều thống nhất khẳng định vai trò của người học khơng phải là những bình chứa thụ động mà là những chủ thể nhận thức tích cực trong q trình học tập. Như vậy dạy Văn là dạy cách tư duy, dạy cách đi tìm và sự tự chiếm lĩnh lấy kiến thức cho học sinh. Đó là một định hướng giáo dục quan trọng hiện nay. Tuy nhiên, để giúp học sinh có cách tư duy tốt và tự chiếm lĩnh tri thức khơng phải là một việc đơn giản. Chính vì vậy việc tìm giải pháp để phát huy tính tích cực của học sinh là một vấn đề quan trọng trong việc học Ngữ văn. GVTH: Trần Thò Cẩm Trang 6 Trường THCS Mỹ Lợi Sáng kiến kinh nghiệm * Cơ sở thực tiễn: Bộ mơn Ngữ văn trong nhà trường là một trong những bộ mơn có dung lượng kiến thức và có số tiết dạy nhiều nhất. Đây là mơn học có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách học sinh, góp phần giúp các em nhận ra cái tốt cái đẹp của cuộc sống để từ đó sống tốt hơn, đẹp hơn. Thế nhưng qua thực tế, chúng ta thấy rằng ở nhiều địa phương, nhất là vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn, trong đó có trường THCS Mỹ Lợi, việc áp dụng phương pháp mới còn nhiều bất cập, học sinh chưa thích nghi với phương pháp dạy học tích cực, học sinh học yếu, học tập chưa tự giác, còn thụ động chưa chủ động, khơng có cảm xúc và tỏ ra chán ngán. Vậy ngun nhân nào khiến các em rơi vào tình trạng như vậy? Cũng có thể là do giáo viên chỉ chú trọng đến việc truyền đạt nội dung của bài dạy đến học sinh ( sợ hết thời gian), chưa quan tâm đến các đối tượng học sinh, vận dụng phương pháp mới còn cứng nhắc, thiếu linh hoạt; hoặc sách học tốt Ngữ văn đang tràn ngập thị trường khiến các em khơng cần phải động não mà vẫn làm bài được, trả lời được. Nhưng chủ yếu là do các em chưa có phương pháp học bộ mơn này, chưa thấy tầm quan trọng của bộ mơn Ngữ văn trong nhà trường, chưa hứng thú trong cảm nhận một tác phẩm văn học….Đó chính là điều trăn trở của người giáo viên dạy Ngữ văn trong nhà trường THCS.Vậy làm thế nào để giúp các em hứng thú, tích cực, chủ động, sáng tạo trong một giờ học văn ? Để khắc phục tình trạng đó GVBM cần phải làm gì để kích thích tính tích cực của học sinh trong q trình học tập nói chung, trong một giờ giảng văn nói riêng. Giải quyết vấn đề này nhiều nhà khoa học, nhà giáo đã nghiên cứu nhưng chỉ đưa ra kết luận chung áp dụng ở những nơi phát triển, học sinh có điều kiện học tập, mà chưa có những giải pháp cụ thể cho học sinh những nơi còn đặc biệt khó khăn. Đây chính là lí do mà bản thân tơi quyết định chọn đề tài "Một số kinh nghiệm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong một giờ giảng văn ở trường THCS". Để viết được đề tài này bản thân tơi đã dựa vào những điều kiện thuận lợi có thể phát huy được, trong q trình nghiên cứu tơi đã được các đồng chí giáo viên trong tổ tham khảo góp ý, nhưng chủ yếu là bản thân tơi dựa vào thực tế giảng dạy ở trường THCS Mỹ Lợi và xét thấy năng lực của mình có thể làm được điều đó. Sau đó áp dụng cho giáo viên giảng dạy mơn Ngữ văn và học sinh tồn trường. 2/ Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp: a. Các biện pháp tiến hành *Cơ sở tiến hành: Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn, đồng thời dưa vào nhiệm vụ cần giải quyết, phương pháp tiến hành, tơi đã chọn các lớp 9A3, 9A4 làm đối tượng nghiên cứu và các lớp 8A1, 8A2 làm đối chứng những kinh nghiệm trong q trình dạy học. Thực hiện đề tài này, bản thân tơi có một mong muốn tìm ra những kinh nghiệm phát huy tác dụng của phương pháp dạy học mới, lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh trong một giờ giảng văn. *.Phương pháp điều tra: GVTH: Trần Thò Cẩm Trang 7 Trường THCS Mỹ Lợi Sáng kiến kinh nghiệm Sau khi thực hiện một số tiết dạy ở các lớp: 8A2, 8A3, 9A3, 9A4, chúng tơi tiến hành phát phiếu đến từng học sinh trong lớp để cá nhân học sinh lớp điền những thơng tin mà tơi cần, mục đích để thẩm định thực tế. (Học sinh đánh chéo vào cột mà bản thân cho là phù hợp) Trong học tập: Họ và tên Lớp Thường xun phát biểu Thỉnh thoảng có phát biểu Hầu như khơng phát biểu *. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Sau khi điều tra xong trên phiếu, tơi tiến hành thu hồi phiếu và tiến hành phân tích, tổng hợp kết quả. *. Phương pháp quan sát: Qua q trình giảng dạy và dự giờ đồng nghiệp mà tơi phân tích thực tế đã diễn ra như thế nào, thầy sử dụng phương pháp dạy học ra sao, thực tế học sinh học tập như thế nào? Từ đó đối chiếu với u cầu phương pháp dạy học mới mà phân tích mặt đúng-sai , mặt tích cực- mặt hạn chế… *. Phương pháp thực nghiệm Sau khi thống nhất một số kinh nghiệm chúng tơi tiến hành chọn lớp 9A3,9A4 để thực nghiêm nhằm thẩm định lại phiếu tự đánh giá của học sinh (có sự chứng kiến của giáo viên tổ văn) và đến giai đoạn cuối học kì I cũng chọn lớp này thực nghiệm để làm đối chứng. Sau đó thống kê tỉ lệ phần trăm đối chiếu với lần trước để đi đến kết luận. a. Thời gian tạo ra giải pháp: *Thời gian tiến hành: 03 năm -Định hướng khái qt vấn đề cần nghiên cứu: Từ 9/2009 đến tháng 10/2011. -Tiến hành nghiên cứu , tổ chức điều tra, vạch ra phương pháp mới nhằm giải quyết vấn đề: Từ tháng 10/2009 đến ngày 02/11/2011. -Tiến hành thực nghiệm phương pháp mới, thao giảng, khảo sát chất lượng: Từ tháng 11/2009 đến tháng 11/2011. -Đánh giá kết quả: 15/10/2011. -Viết dàn ý đề tài: 19/11/2011. - Hồn thành đề tài: 10/ 03/2012 B. NỘI DUNG I. Mục tiêu: Dựa vào u cầu của phương pháp dạy học mới và thực tế học tập của học sinh và dựa vào các tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài mà tơi nghiên cứu tìm ra một số kinh nghiệm giúp bản thân tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong q trình giảng dạy. GVTH: Trần Thò Cẩm Trang 8 Trường THCS Mỹ Lợi Sáng kiến kinh nghiệm Dựa trên cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn bản thân tơi đặt ra nhiệm vụ của đề tài và tiến hành phân tích thực tế việc áp dụng phương pháp dạy học mới, phân tích tình hình học tập của học sinh ở trường THCS Mỹ Lợi để từ đó áp dụng những kinh nghiệm mà bản thân tơi đã tích lũy được trong q trình giảng dạy giúp học sinh tích cực chủ động hơn trong q trình học tập nói chung và trong một giờ giảng văn nói riêng. II. Mơ tả giải pháp của đề tài. 1.Thuyết minh tính mới: Một số kinh nghiệm được áp dụng vào giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong một giờ giảng văn ở học sinh THCS như sau: Từ việc nghiên cứu thực tiễn trên, bản thân tơi đã đề ra một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh như sau; 1.1. Kinh nghiệm chuẩn bị, tổ chức, thực hiện của giáo viên. 1.1.1 Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh. Tự học là một trong những yếu tố quyết định chất lượng giáo dục. Chất lượng giáo dục của nhà trường chính là chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh. Để tạo ra chất lượng này, người giáo viên cần có biện pháp kích thích nhu cầu tự học và niềm tin vào khả năng tự học của mỗi học sinh. Nhu cầu và niềm tin tự học có ý nghĩa quan trọng đối với nhu cầu tự học nói chung và rèn luyện kĩ năng tự học nói riêng của mỗi học sinh. Học sinh khơng thể tự học, và càng khơng thể rèn luyện kĩ năng tự học nếu như ở các em thiếu đi sự mong muốn, khát vọng tự mình chiếm lĩnh, mở rộng đào sâu kiến thức ở bản thân, thiếu đi niềm tin vào chính mình. Vì thế giáo viên cần giúp cho học sinh thấy vai trò to lớn của việc tự học. Thường xun giao cho các em nhiệm vụ học tập và giúp các em tự giải quyết các nhiệm vụ đó. 1.1.2. Hướng dẫn cho học sinh tự chuẩn bị bài ở nhà: - Giáo viên phải dành một khoảng thời gian thỏa đáng cho khâu hướng dẫn học sinh tự chuẩn bị bài ở nhà (từ 3-5 phút). Khắc phục tình trạng hướng dẫn qua loa, sơ sài thường là do khơng chủ động thời gian trên lớp. Cần dặn dò học sinh một cách chi tiết từ việc đọc văn bản, đến việc đọc chú thích (tác giả, tác phẩm, những từ khó cần chú ý) soạn bài theo những câu hỏi nào, câu hỏi nào là câu hỏi khó cần đặc biệt lưu ý. Đối với học sinh khá- giỏi lưu ý cho các em tự giác làm bài tập khó, câu hỏi khó sau khi đã được hướng dẫn trên lớp. - Ngồi ra cần lưu ý cho các em về cách trình bày vở soạn bài và chữ viết. Mặt này giáo viên bộ mơn thường ít quan tâm mà chỉ dừng lại ở việc nhắc học sinh soạn đúng bài theo phân phối chương trình. - Rèn luyện phương pháp tự học và tích cực học tập mơn Ngữ văn của học sinh: giúp học sinh sử dụng SGK, SBT và các tư liệu tham khảo một cách có ý thức và hiệu quả. - Cách kiểm tra vở soạn bài trên lớp: Việc kiểm tra vở soạn được thực hiện bằng nhiều hình thức, nhiều nội dung khác nhau: kiểm tra vở bài soạn kết hợp với kiểm tra bài cũ, kiểm tra độc lập vở bài soạn, thu vở bài soạn về nhà,… Khi kiểm tra cũng cần phải chú GVTH: Trần Thò Cẩm Trang 9 Trường THCS Mỹ Lợi Sáng kiến kinh nghiệm ý từng đối tượng học sinh. Đối với học sinh yếu- kém kiểm tra xem các em có chép bài khơng, có soạn bài khơng, việc trình bày vở bài soạn như thế nào, soạn đến mức độ nào? Đối với học sinh khá-giỏi, ngồi u cầu chung kiểm tra xem các em có tự trả lời được những câu hỏi khó hay khơng, mức độ tự giải quyết các câu hỏi khó, các bài tập khó ra sao. Đặc biệt là kiểm tra việc tự giải các bài tập khó ở trên lớp đã được giáo viên hướng dẫn. Điểm này trong q trình kiểm tra vở bài soạn của học sinh giáo viên thường bỏ qua. Đây là cơ sở để giáo viên nhận xét, đánh giá đúng q trình chuẩn bị bài ở nhà của học sinh, là cơ sở để giáo viên khuyến khích, khích lệ học sinh. Khi kiểm tra giáo viên nên cho điểm học sinh hoặc điểm kiểm tra vở bài soạn phải dành một tỉ lệ thỏa đáng cho cột kiểm tra miệng (tỉ lệ 4/6, 3/7,…) - Mỗi tiết học có thể kiểm tra từ 1-3 vở soạn tùy theo câu hỏi kiểm tra bài cũ. Có những tiết giáo viên dành hẳn cho việc kiểm tra vở soạn bài (khoảng 5 vở) để kiểm tra sự chuẩn bị bài của lớp. 1.1.3. Hướng dẫn cho học sinh phương pháp học tập phù hợp với đặc trưng của một tiết giảng văn: Đa số học sinh ít nghiên cứu bài mới ở nhà, khi soạn bài các em chỉ đọc lướt qua nên cảm thấy hơi khó hiểu. Trước hết giáo viên cần hướng dẫn học sinh tiếp nhận tác phẩm văn chương một cách độc lập thơng qua việc chuẩn bị bài mới. Giáo viên đưa ra một số kiến thức nhất định buộc các em phải chuẩn bị kiến thức cũng như tâm lí khi đến lớp. Và khi tự mình chuẩn bị một số kiến thức nhất định các em sẽ tự tin chọn học và tiếp thu kiến thức mới. Năng lực tự học dù còn hạn chế vẫn là ngun tố quyết định đến việc tiếp thu bài trên lớp của học sinh . Vậy để chuẩn bị bài mới được tốt giáo viên cần hướng dẫn học sinh chuẩn bị những nội dung sau: + Đọc tác phẩm trước khi soạn bài: đọc kĩ, đọc đúng, đọc diễn cảm để tự cảm nhận tác phẩm, đồng thời với việc đọc có suy nghĩ là thói quen dùng bút chì gạch chân và ghi lại những đoạn hay của tác phẩm. Ví dụ khi dạy bài: “Hịch tướng sĩ”-Trần Quốc Tuấn, GV hướng HS dùng bút chì gạch chân và ghi nhớ đoạn văn cảm xúc nhất: “Ta thường tới bữa qn ăn…ta cũng n lòng”. Để từ đó hình thành cho HS có thói quen cảm thụ, suy ngẫm văn xi. + Nếu là tác phẩm thơ: đọc thuộc , ghi nhớ, suy ngẫm tác phẩm, những câu, đoạn mà mình tâm đắc nhất. Ví dụ khi dạy bài “Con cò” của Chế Lan Viên, GV hướng HS thuộc lòng và cảm nhận hai câu thơ: Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con. Để từ đó hình thành cho HS có thói quen cảm thụ, suy ngẫm thơ. + Hình thành thói quen liên tưởng, liên hệ với những vấn đề, những tác phẩm khác có liên quan đến những giá trị cơ bản trong tác phẩm đang học.Ví dụ khi dạy bài: Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính-Phạm Tiến Duật, HS sẽ liên tưởngđến hình ảnh người lính cụ Hồ trong kháng chiến chống Mỹ qua bài thơ Đồng chí-Chính Hữu. GVTH: Trần Thò Cẩm Trang 10 [...]... định số 16/2006/QĐBGDĐT ngày 5/6/2006 của Bơ trưởng BGDĐT đã nêu: “ Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ đơng, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng mơn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm của học. .. 1.2.2 Kinh nghiệm tổ chức các phương pháp dạy học mới: - Hình thành những “Nhà phê bình văn học trong tương lai Giáo viên phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh qua việc tạo điều kiện để các em trở thành “Nhà phê bình văn học nhỏ tuổi” Giáo viên tạo điều kiện để các em trình bày suy nghĩ, cảm nhận của mình qua việc tiếp nhận văn bản Trên cơ sở tơn trọng ý kiến của các em Giúp các em tự tin trong. .. của học sinh , được sự chỉ đạo trực tiếp của BGH nhà trường, Phòng GD, tập thể GV Ngữ văn Trường THCS Mỹ Lợi đã đầu tư nghiên cứu phương pháp dạy học mới nhằm phục vụ tốt hơn nữa cho việc tổ chức dạy và học 2 Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp Qua thực nghiệm chúng tơi nhận thấy ý thức tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh đã được phát huy, có hiệu quả Học sinh có... biệt trong một giờ giảng văn, việc khai thác giá trị nghệ thuật của một tác phẩm văn học để học sinh nắm bắt vấn đề đơi khi còn cứng nhắc Trên đây là những kinh nghiệm được rút ra từ thực tế dạy và học của trường THCS Mỹ Lợi Trong q trình nghiên cứu tơi đã rút ra được một số kinh nghiệm và bước đầu áp dụng thấy được hiệu quả Mặc dù những nội dung giải pháp mà bản thân tơi đưa ra vẫn còn q ít và mang tính. .. kiến nghị: Qua một số kết quả mang lại như trên đã giúp bản thân tơi có thêm một số kinh nghiệm trong dạy học văn; bản thân ln khơng ngừng học tập, rèn luyện, bồi dưỡng để nâng cao năng lực và hiệu quả giáo dục Song thực tế cho thấy việc áp dụng một số phương pháp dạy học mới trong một giờ giảng văn còn gặp nhiều khó khăn: như hoạt động nhóm, Vẽ BĐTD, đơi lúc một số ít GV chưa khéo léo, chủ động dẫn đến... lời Như vậy buộc học sinh phải chuẩn bị ở nhà để đến lớp đối phó với câu hỏi của thầy, nhất là học sinh yếu, kém.Tránh tư tưởng sợ khơng đủ giờ mà khơng quan tâm đến những câu hỏi này, đặc biệt là khơng quan tâm đến học sinh yếu, kém Khi tổ chức cho học sinh đọc văn bản cần theo dõi học sinh, nhất là học sinh cá biệt Tránh tình trạng để học sinh làm việc riêng Chú ý khơng chỉ gọi học sinh khá, giỏi.. .Trường THCS Mỹ Lợi Sáng kiến kinh nghiệm + Cảm nhận tác phẩm theo nhiều chiều, nhiều khía cạnh khơng máy móc thụ động, phải tập trung suy nghĩ những điều mới lạ ở tác phẩm khi cảm nhận nó qua sự dẫn dắt, gợi ý của thầy cơ; nghĩa là phải có sự cảm nhận của riêng mình + Cảm nhận tác phẩm theo đặc trưng thể loại-kiểu văn bản, đặc trưng thi pháp - Rèn luyện tích tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. .. phải sử dụng một loạt câu hỏi phụ để gợi mở Loại câu hỏi gợi mở này tuỳ thuộc vào bản lĩnh ứng xử của giáo viên trong từng tình huống cụ thể.Với loại câu hỏi này giáo viên phải hết sức chủ động linh hoạt, phải nắm vững vấn đề và xử lý nhanh, nhạy 1.2 Kinh nghiệm giảng dạy trên lớp: 1.2.1 Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh: GVTH: Trần Thò Cẩm Trang 12 Trường THCS Mỹ Lợi Sáng kiến kinh nghiệm -Ngồi... cầu kiểm tra vở bài soạn, vở bài tập, lên lớp giáo viên thường xun kiểm tra việc đọc chú thích, đọc văn bản, đọc ghi nhớ trong sách giáo khoa ở nhà của học sinh bằng một số câu hỏi: trình bày hiểu biết của em về tác giả, hồn cảnh ra đời và xuất xứ của tác phẩm mà khơng phải xem sách giáo khoa; hãy giải thích nghĩa của một số từ khó trong chú thích và thường xun gọi bất kì các đối tượng học sinh trả lời... điểm sáng thẩm mỹ của một tác phẩm nghệ thuật Giáo viên giúp học sinh phát hiện chất trữ tình của trong phong cảnh thiên nhiên hiện lên dưới ngòi bút tinh tế của tác giả Học sinh sẽ tái hiện lại bức tranh thiên nhiên đẹp, thơ mộng, bằng nghệ thuật ngơn ngữ tạo hình, giàu chất thơ và qua cái rung cảm của một tâm hồn tinh tế thơng qua một số câu văn: “Nắng bây giờ bắt đầu đốt cháy rừng cây…luồn cả vào . Trường THCS Mỹ Lợi Sáng kiến kinh nghiệm Tên đề tài : MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRONG MỘT GIỜ GIẢNG VĂN Ở TRƯỜNG THCS. Tác giả:. 8A 3 Trường THCS Mỹ Lợi. - Nội dung: Phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong một giờ giảng văn ở trường THCS. II. Phương pháp tiến hành: 1. Cơ sở lí luận và. áp dụng vào giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong một giờ giảng văn ở học sinh THCS như sau: Từ việc nghiên cứu thực tiễn trên, bản thân tơi đã đề ra một số biện pháp

Ngày đăng: 26/11/2014, 19:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w