Hoạt động ngoại khoá Văn học theo quan niệm đổi mới phương pháp dạy học là một hình thức tự học tích cực, bổ ích và có hiệu quả, nối liền bục giảng với thực tiễn đời sống; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, qua đó kiểm tra chất lượng dạy học trong những giờ học chính khoá. Vì thế hoạt động ngoại khoá Văn học vừa là hoạt động giáo dục, vừa là hoạt động thẩm mỹ góp phần tạo ra lối sống văn hoá và khả năng hưởng thụ văn hoá nghệ thuật cho học sinh. Qua hoạt động ngoại khóa Văn học, học sinh được phát triển cân đối về trí tuệ, đạo đức, thể dục và mĩ dục (Phan Trọng Luận, Phương pháp dạy văn, NXB Đại học Quốc gia 1996, Tr. 381).
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẢNH Mã số: (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài CHUYÊN ĐỀ NGOẠI KHÓA VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN Người thực hiện: NGÔ XUÂN SƠN Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục: - Phương pháp dạy học bộ môn: NGỮ VĂN - Lĩnh vực khác: Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác Năm học: 2010-2011 - 1 - SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: NGÔ XUÂN SƠN 2. Ngày tháng năm sinh: 22- 7 -1978 3. Nam, nữ: Nam 4. Địa chỉ: 29/142B, Khu phố 3, Phường Tân Mai, Biên Hòa, Đồng Nai 5. Điện thoại: 0613834289 (CQ)/ 0613812913 (NR); ĐTDĐ: 0909383022 6. Fax: E-mail: xuanson227@gmail.com 7. Chức vụ: giáo viên tổ Ngữ văn 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 2000 - Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy môn Ngữ văn - Số năm có kinh nghiệm: 11 năm - 2 - CHUYÊN ĐỀ NGOẠI KHÓA VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. Sự cần thiết của việc tổ chức ngoại khóa về Văn học dân gian: Thực hiện theo chủ trương kế hoạch năm học 2010 – 2011 của trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh: mỗi tổ bộ môn có ít nhất từ một đến hai chuyên đề. Hoạt động ngoại khoá Văn học theo quan niệm đổi mới phương pháp dạy học là một hình thức tự học tích cực, bổ ích và có hiệu quả, nối liền bục giảng với thực tiễn đời sống; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, qua đó kiểm tra chất lượng dạy học trong những giờ học chính khoá. Vì thế hoạt động ngoại khoá Văn học vừa là hoạt động giáo dục, vừa là hoạt động thẩm mỹ "góp phần tạo ra lối sống văn hoá và khả năng hưởng thụ văn hoá nghệ thuật cho học sinh. Qua hoạt động ngoại khóa Văn học, học sinh được phát triển cân đối về trí tuệ, đạo đức, thể dục và mĩ dục" (Phan Trọng Luận, Phương pháp dạy văn, NXB Đại học Quốc gia 1996, Tr. 381). Hoạt động ngoại khoá Văn học càng cần thiết và bổ ích khi được áp dụng vào quá trình dạy học phần Văn học dân gian ở trường THPT vì những lí do sau: - Ngoại khoá về Văn học dân gian góp phần làm sáng tỏ những đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian: tính tập thể, tính truyền miệng, gắn với sinh hoạt xã hội. Ví dụ, để làm rõ đặc điểm gắn với sinh hoạt xã hội của Văn học dân gian, giáo viên phải lý giải về hoàn cảnh nảy sinh và môi trường diễn xướng; làm sáng tỏ tính dị bản thì so sánh nhiều văn bản khác nhau sẽ giúp giờ học sinh động, hiệu quả. Những thao tác này khó có thể thực hiện được trong giờ chính khoá do hạn chế về thời gian. - Ngoại khoá về Văn học dân gian cho phép giáo viên khai thác tác phẩm Văn học dân gian ở nhiều góc độ, thoả mãn nhu cầu làm "sống lại" tác phẩm Văn học dân gian trong môi trường diễn xướng, thông qua các hình thức trình diễn bằng lời - nhạc - vũ, làm sáng lên những vẻ đẹp độc đáo của Văn học dân gian. - Ngoại khoá về Văn học dân gian cho phép người dạy khắc phục những bất cập trong chương trình giữa thời gian cho phép và khối lượng kiến thức cần phải truyền đạt; có thể mở rộng và đào sâu những nội dung quan trọng, bổ sung những vấn đề chưa được đặt ra trong chương trình chính khoá. - Ngoài ra, ngoại khóa về Văn học dân gian còn tăng cường tính thời sự, xã hội cho nội dung bài học. Hoạt động ngoại khoá về Văn học dân gian giúp học sinh hiểu rõ thêm về vị trí, vai trò, giá trị của Văn học dân gian với đời sống văn hóa dân tộc để có thái độ trân trọng đối với di sản văn hóa tinh thần của dân tộc, từ đó thêm lòng say mê với Văn học dân gian. 2. Thuận lợi và khó khăn khi tổ chức thực hiện: a. Thuận lợi: - 3 - - Chuyên đề được sự nhất trí cao của Ban giám hiệu từ khi ý tưởng mới hình thành. - Chất lượng tuyển sinh học sinh khối 10 năm học 2010 – 2011 cao, các em ham học hỏi, tìm tòi. - Sự quyết tâm đầu tư vào chuyên đề của tổ bộ môn và của bản thân. b. Khó khăn: - Lực lượng giáo viên Ngữ văn trong năm học 2010 – 2011 do lí do khách quan (03GV đi học cao học, 02 giáo viên nghỉ hộ sản) và kiêm nhiệm nhiều công tác nên thời gian dành cho chuyên đề cũng phần nào cũng bị hạn chế. - Lâu nay trong trường phổ thông, hoạt động ngoại khoá Văn học được hiểu là hoạt động ngoài giờ học, là một hoạt động phụ, nằm ngoài quản lý chuyên môn. Việc tổ chức ngoại khoá Văn học được coi là một hoạt động giải trí, tổ chức theo hình thức một chương trình văn nghệ (ca - múa - nhạc), thiếu nhất quán về chủ đề, sơ sài, phiến diện về mặt nội dung. Sở dĩ có tình trạng như vậy vì mọi yêu cầu mục đích của môn học coi như đã được giải quyết triệt để khi bài giảng trên lớp chấm dứt. Có thể nói quan niệm về hoạt động ngoại khoá văn học như trên là chưa thoả đáng, chưa thể hiện sự quan tâm đúng mức đến lợi ích của hoạt động này trong quá trình giảng dạy và học tập bộ môn. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận: - Nghị quyết TW Đảng lần 5 Khóa VIII đã đề ra đường lối xây dựng “Nền văn hóa Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc”. Trong thời kì hiện nay, đây là nhiệm vụ quan trọng của các cấp, các ngành, trong đó ngành Giáo dục có vai trò then chốt. Một trong những nhiệm vụ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là chúng ta phải phát huy văn hóa dân gian đặc sắc của dân tộc, trong đó văn học dân gian có một vị trí to lớn. Phát huy vai trò của văn học dân gian là nuôi dưỡng cội nguồn của lòng yêu nước, yêu dân tộc, tha thiết với văn hóa dân tộc, tránh đánh mất bản sắc dân tộc. Theo GS.Đinh Gia Khánh thì “Văn học dân gian vừa là cuốn bách khoa của đời sống, vừa là một phương tiện giáo dục những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người như tình yêu Tổ quốc, lòng dũng cảm, tinh thần lạc quan, lòng ngay thẳng, ý thức về điều thiện và tinh thần đấu tranh chống điều ác. Đối với các bộ môn khoa học xã hội, văn học dân gian là nguồn tài liệu vô giá cho việc nghiên cứu đời sống và thế giới quan nhân dân trong các thời kì lịch sử khác nhau. Nói tóm lại, có thế coi văn học dân gian như là một bộ bách khoa toàn thư về cuộc sống của nhân dân lao động, được ghi lại bằng một phương thức nghệ thuật độc đáo. Cho nên văn học dân gian của mỗi dân tộc là một trong những thành tựu văn hóa, thành tựu nghệ thuật quan trọng nhất làm cho cơ sở cho việc xây dựng và phát triển nền văn hóa và nghệ thuật của dân tộc đó” (Văn học dân gian Việt Nam, NXBGD 1997, Tr 49). - 4 - - Mặt khác, việc giảng dạy Văn học dân gian trong trường THPT chính là công việc tổng kết, giới thiệu các thành tựu nghiên cứu về văn học dân gian để truyền đạt cho học sinh. “Việc giảng dạy Văn học dân gian trong nhà trường được đặt trong tổng thể văn hoá dân gian (mối liên quan chặt chẽ giữa đời sống thực tiễn và các yếu tố văn hoá khác ngoài yếu tố ngôn từ như âm nhạc, nhảy múa, diễn xướng, tâm linh…) nhằm đem đến một hiệu quả mới trong giảng dạy, học tập” (PGS.TS Nguyễn Thị Huế - Vấn đề nghiên cứu văn học dân gian những năm gần đây). - Có thể hình dung văn học như một dòng chảy thì Văn học dân gian chính là ngọn nguồn của dòng chảy ấy. Trong nỗ lực tìm kiếm và đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và góp phần khắc phục tình trạng học sinh thiếu hứng thú học Văn hiện nay, việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá Văn học là một xu hướng khả dĩ đáp ứng tốt những yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm. Tổ chức hoạt động ngoại khoá về Văn học dân gian là một công việc vừa có ý nghĩa thực tiễn vừa có ý nghĩa khoa học. - Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Ngữ Văn, chúng ta đã bàn nhiều đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học. Đặc biệt, hình thức truyền thụ xem việc thuyết giảng là chính đã trở nên đơn điệu, xơ cứng, không còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Mối quan tâm của giáo viên giảng dạy văn học ở nhà trường phổ thông là phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ, khơi gợi niềm say mê hứng thú học tập bộ môn Ngữ văn. - Trong giai đoạn hiện nay, chưa bao giờ Văn học dân gian cổ truyền của dân tộc lại sống dậy huy hoàng và được nhận thức sâu sắc về giá trị và vai trò của nó. Trong những thành tựu về việc nghiên cứu văn học dân gian cổ truyền của dân tộc, có một luận điểm khoa học cực kỳ quan trọng được nhiều người thừa nhận là “chính văn học dân gian là nền tảng của sự phát triển, kết tinh của nền văn học dân tộc”. Văn học dân gian ra đời cùng với sự ra đời của lịch sử dân tộc và tồn tại, phát triển trong một thời gian dài trước khi có văn học viết. - Việc tổ chức hoạt động ngoại khóa về Văn học dân gian sẽ giúp học sinh: + Ôn tập những đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian trên cơ sở nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo. + Nắm chắc được khái niệm về các thể loại của Văn học dân gian Việt Nam. + Hiểu được những giá trị to lớn của Văn học dân gian - đây là cơ sở để học sinh có thái độ trân trọng đối với di sản văn hóa tinh thần của dân tộc. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: - Để tổ chức tốt hoạt động ngoại khoá Văn học dân gian cần phải có sự chuẩn bị kỹ về khâu tổ chức, về chương trình. Căn cứ vào tình hình thực tế ở trường phổ thông và nhu cầu học tập của bộ môn, tôi xin đề xuất hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá Văn học dân gian cho đối tượng là học sinh lớp 10 như sau: - 5 - a. Hình thức tổ chức: * Vòng sơ khảo diễn ra vào lúc 7h30 ngày 22/10/2010 (trang phục biểu diễn các lớp tự chuẩn bị). + Thi hát dân ca 3 miền. + Trình diễn tiểu phẩm chuyển thể từ tác phẩm Văn học dân gian. * Vòng thi chung khảo: - Thời gian tổ chức: 7h30 ngày 31 tháng 10 năm 2010. - Thi vòng loại trực tiếp giữa 9 lớp (chia thành 3 bảng A, B, C) bằng hình thức trắc nghiệm về kiến thức Văn học dân gian. - Biểu diễn – xếp loại các tiết mục dân ca, kịch. - Vòng chung khảo (3 lớp nhất bảng A, B, C) + Vòng thi khởi động. + Vòng thi vượt chướng ngại vật. + Vòng thi sáng tác ca dao. + HS thuyết minh về một số câu ca dao bắt đầu bằng “Thân em…”. b. Chuẩn bị của học sinh: - Mỗi lớp đăng kí 01 tiết mục dân ca, tập luyện và chọn trang phục phù hợp (đăng kí tên bài hát, người biểu diễn về cho Ban tổ chức (giáo viên bộ môn Văn). - Sau khi các lớp bốc thăm chọn tác phẩm “Tam đại con gà” hoặc “Nhưng nó phải bằng hai mày” thì tiến hành viết kịch bản và tập luyện. - Mỗi lớp sưu tầm câu đố (10 câu) và ca dao theo chủ đề (mỗi chủ đề 20 câu): + Ca dao than thân, phản kháng. + Ca dao về tình yêu đôi lứa. + Ca dao về tình cảm gia đình. + Ca dao về sản vật, địa danh. - Mỗi lớp tham dự chọn đội tuyển gồm 4 thành viên dự thi (3 thành viên chính thức, 1 thành viên dự bị). c. Chuẩn bị của các giáo viên trong tổ: - Giáo viên trao đổi ý kiến về chuyên đề trong các buổi họp tổ chuyên môn ngày 11/9 và ngày 25/9/2010. c.1. Dự kiến công việc: Công việc Cách thức tiến hành Thời gian Chịu trách nhiệm Ghi chú Sưu tầm ca dao theo chủ - Mỗi lớp chia 4 nhóm, mỗi nhóm GVBM. Duyệt nội dung các câu ca dao. - 6 - đề 01 chủ đề (20 câu) Chọn thành viên tham dự đội tuyển. Sưu tầm câu đố - Mỗi lớp 10 câu (kèm đáp án) Hạn chót 25/9/2010 GVBM. GV sau khi duyệt nội dung câu đố xin chuyển lại cho C.Hân. Hát dân ca Mỗi lớp 01 tiết mục biểu diễn vòng sơ khảo. 22/10/201 0 Hồng, Tịnh, Sơn, Tâm. - Chọn 4 hoặc 5 tiết mục công diễn. Kịch Mỗi lớp diễn 1 vở kịch. 22/10/201 0 - GVBM. - Duyệt kịch bản, chọn thành viên đội kịch. Ô chữ Chuẩn bị nội dung vòng loại, vòng chung khảo. Lư, Sơn, Hân. Dẫn chương trình 31/10/201 0 Hân Phụ trách phần thưởng Hiện vật, tiền Sơn Ban giám khảo Minh Huệ, Hồng, Tịnh, Q.Anh Lập kế hoạch chuyên đề Hân c.2. Thảo luận về thể lệ: * Vòng loại trực tiếp: 9 lớp thi bằng hình thức trắc nghiệm với thời gian 20 phút. - Số câu trắc nghiệm: 30. - Số điểm tuyệt đối của mỗi lớp: 150đ. - 3 lớp có điểm cao nhất (theo nhóm) sẽ thi vòng tiếp theo. * Vòng khởi động: - Mỗi đội gồm 3 thành viên. - Mỗi thành viên sẽ chọn một ô số, câu đố sẽ xuất hiện; trong vòng 15 giây phải trả lời xong. Nếu không trả lời được, khán giả sẽ trả lời. - Một câu trả lời = 10 điểm. - Số điểm tuyệt đối của mỗi đội là 30 đ. * Vòng vượt chướng ngại vật: - Mỗi đội sẽ chọn hình một con giáp. Mỗi đội có 4 lần chọn luân phiên. Khi tất cả hình con giáp lật xong sẽ xuất hiện hình nền. Các đội bấm chuông giành - 7 - quyền trả lời: nếu trả lời đúng thì sẽ được 40 điểm. Nếu các hình con giáp chưa lật xong mà đội nào đoán được hình nền thì sẽ đạt 60 đ. Cuộc chơi vẫn tiếp tục. Mỗi đội chỉ được quyền đoán hình nền một lần trong suốt vòng thi. - Khi chọn hình con giáp thì câu gợi ý 1 xuất hiện; trong vòng 15 giây phải trả lời xong. Nếu trả lời đúng sẽ được 20 đ. Nếu không trả lời được, hai đội còn lại sẽ bấm chuông giành quyền trả lời trong vòng 10 giây. Nếu đội bấm chuông trả lời đúng sẽ được 10 đ. Nếu trả lời sai thì dừng lại. - Câu gợi ý 2 xuất hiện, đội có quyền chọn sẽ trả lời trong vòng 10s. Nếu trả lời đúng sẽ được 10 đ. Nếu không trả lời được, hai đội còn lại sẽ bấm chuông giành quyền trả lời trong vòng 10 giây. Nếu đội bấm chuông trả lời đúng sẽ được 5 đ. Nếu trả lời sai thì khán giả sẽ trả lời. * Vòng sáng tác ca dao: - Mỗi đội sáng tác câu ca dao theo đúng yêu cầu sẽ đạt 40 điểm. c3. Tập hợp lớp trưởng khối 10 để phổ biến nội dung, cách thức tổ chức. * Bốc thăm chọn nhóm: - Nhóm A: A1, A4, A5 - Nhóm B: A2, A8, A9 - Nhóm C: A3, A6, A7 * Bốc thăm chọn tên tác phẩm truyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày” và “Tam đại con gà” để chuyển thể thành kịch: STT Tên vở kịch Lớp Ghi chú 1 Nhưng nó phải bằng hai mày 10A6 2 Tam đại con gà 10A7 3 Nhưng nó phải bằng hai mày 10A2 4 Nhưng nó phải bằng hai mày 10A3 5 Tam đại con gà 10A9 6 Tam đại con gà 10A4 7 Tam đại con gà 10A8 8 Nhưng nó phải bằng hai mày 10A1 9 Tam đại con gà 10A5 * HS đăng kí tên các tiết mục dân ca: STT Tiết mục Lớp Ghi chú 1 Trống cơm – Đi cấy – Lí quạ kêu (biểu diễn: Ngọc Tuyền, Quốc Trí, Văn Nam) 10A4 2 Múa: Cây đa quán dốc (biểu diễn: Linh Thụy, Mỹ Hạnh, Mai Phương) 10A2 3 Múa: Cây đa quán dốc 10A1 4 Đi cấy (biểu diễn: Tuyết Mi, Lan Hương) 10A8 5 Bài ca ca ngợi quê hương (biểu diễn: Thư) 10A9 - 8 - 6 Lí cây đa (biểu diễn: Hương Giang, Nô – en) 10A7 7 Trống cơm (biểu diễn: Thu Thủy) 10A5 8 Non nước hữu tình (biểu diễn: Phạm Thị Duyên) 10A3 9 Cây đa quán dốc (biểu diễn: Hợp, Huỳnh Dung, Thu Hương và nhóm múa minh họa. 10A6 d. Nội dung các vòng thi: d.1. Câu hỏi trắc nghiệm vòng loại trực tiếp: - Mục đích: phần thi kiến thức sẽ giúp các em hiểu sâu rộng về Văn học dân gian, trên cơ sở đó giúp các em nhớ nhanh, khắc sâu kiến thức chuẩn bị cho việc ôn thi học kì I. + Kiểm tra kiến thức về những tác phẩm Văn học dân gian mà học sinh đã tiếp thu trong giờ học chính khóa. + Chọn từ thích hợp, chọn một câu lục hoặc một câu bát điền vào chỗ trống để có được những câu ca dao hoàn chỉnh. Cách này vừa củng cố cho học sinh kiến thức đã học, vừa củng cố thêm vốn ngôn ngữ tiếng Việt, các biện pháp tu từ và thể thơ lục bát cho các em. + Kiểm tra, củng cố vốn ca dao mà học sinh đã tiếp nhận được. * Chọn câu trả lời đúng nhất và khoanh tròn: 1. “Tiễn dặn người yêu” là truyện thơ của dân tộc: a. Thái b. Ê đê c. Mường d. Bana câu a. 2. Qua những lần hóa thân của Tấm, nhân dân muốn nói: a. Tấm là người lương thiện và được Bụt giúp đỡ nên không thể chết. b. Tấm không thể rời xa nhà vua nên hiển linh để báo cho nhà vua biết sự có mặt của mình. c. Cái thiện luôn tìm mọi cách để chiến đấu và diệt trừ cái ác. d. Sự tích cực và chủ động của Tấm trong cuộc đấu tranh giành và giữ hạnh phúc của mình. câu d. 3. “Tam đại con gà” thuộc thể loại: a. Truyện trào phúng b. Truyện châm biếm - 9 - c. Truyện đả kích câu a. 4. Hình ảnh “ngọc trai – giếng nước” trong “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy” có ý nghĩa: a. Ngợi ca tình yêu chung thủy, son sắt. b. Biểu trưng cho một mối oan tình được hóa giải. c. Biểu trưng cho một bi kịch tình yêu. d. Ngợi ca sự hi sinh cao cả vì tình yêu. câu b. * Chọn câu đúng nhất điền vào chỗ trống: 5. Thương trò … áo cho trò Thiếu bâu, thiếu vạt, thiếu hò, thiếu vai. a. tặng b. đưa c. may d. gửi câu c. 6. Áo ……ai cắt ai may Đường tà ai đột, cửa tay ai viền. a. em b. anh c. chàng d. nàng câu b. 7. Cào cào giã gạo cho nhanh Tao may áo đỏ áo…. cho cào. a. đen b. xanh c. hoa câu b. 8. Bao giờ cạn ……Đồng Nai Nát chùa Thiên Mụ, mới sai lời nguyền. - 10 - [...]... hoạt động ngoại khóa Văn học dân gian trong nhà trường (Phan Thị Thanh Vân - Báo Giáo dục và thời đại ngày 12/01/2009) - 21 - SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BiênHòa, ngày 15 tháng 02 năm 2011 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2010- 2011 Tên sáng kiến kinh nghiệm: NGOẠI KHÓA VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN Họ và... Ngữ văn 10 (tập 1)- Nhiều tác giả- NXB Giáo dục năm 2009 Sách giáo viên Ngữ văn 10 (tập 1)- Nhiều tác giả- NXB Giáo dục năm 2009 Văn học dân gian – những công trình nghiên cứu (Bùi Mạnh Nhị chủ biênNXB GD 2003) Bộ hành với ca dao (Lê Giang – NXB trẻ 2004) Văn học dân gian – những tác phẩm chọn lọc (Bùi Mạnh Nhị chủ biên – NXB GD 2003) 999 câu đố Việt Nam (Đức Anh – NXB Hồng Đức năm 2008) Văn học dân gian. .. Văn học dân gian, nâng niu trân trọng giá trị tinh thần của dân tộc là nhiệm vụ của tất cả mọi người IV ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG * Đối với giáo viên: - Chuyên đề cần có sự đầu tư công phu về nội dung, thời gian và công sức của các giáo viên trong tổ chuyên môn - 19 - - Cần có sự phối hợp chặt chẽ với Đoàn trường về mặt hình thức tổ chức - Nên định hướng cho học sinh chọn các tiết mục dân. .. chất giọng, lưu ý không chọn các tác phẩm nhạc mang âm hưởng dân ca - Góp ý nội dung các kịch bản được chuyển thể từ tác phẩm Văn học dân gian phải bám sát văn bản gốc - Chọn học sinh có chất giọng thuyết minh phù hợp - Hướng dẫn học sinh sưu tầm những câu ca dao đúng chủ đề yêu cầu * Đối với học sinh: - Các em cần có sự tìm hiểu kĩ về ca dao – dân ca, đặc biệt là những câu ca dao than thân, yêu thương,... Những câu ca dao nói về tình yêu quê hương, đất nước (sản vật, địa danh) - Học sinh nắm được nghệ thuật của ca dao và luật của thể thơ lục bát - Chọn diễn viên phù hợp với vai diễn V KẾT LUẬN Để góp phần cải thiện thực trạng không thích học Văn của học sinh hiện nay, thiết nghĩ hoạt động ngoại khoá Văn học trong trường Phổ thông, đặc biệt phần Văn học dân gian là một hoạt động chuyên môn bổ ích, lí... cường khả năng sáng tạo của học sinh, góp phần hoàn thiện khả năng chuyên môn, kỹ năng sư phạm của người thầy trong quá trình chuẩn bị và "đồng hành" với học sinh khám phá kho tàng kiến thức của dân tộc Có thể nói chuyên đề Văn học dân gian tạo ra một sân chơi bổ ích về mặt kiến thức – kĩ năng cho các em, là hành trang quan trọng để các em bước vào đời Trong phạm vi hạn hẹp của đề tài, tôi chỉ nêu lên... đời Trong phạm vi hạn hẹp của đề tài, tôi chỉ nêu lên một số hình thức, nội dung chuyên đề mà bản thân góp phần tham gia thực hiện Thiết nghĩ, những kinh nghiệm trên ít nhiều có thể giúp quý Thầy, Cô tham khảo, bổ sung và ứng dụng trong quá trình dạy học Văn học dân gian ở trường THPT Những thiếu sót trong quá trình viết đề tài là điều không thể tránh khỏi, rất mong được sự góp ý chân thành của quý Thầy,... tính tự giác, sáng tạo của học sinh - Qua chuyên đề này, học sinh nhận thức được: + Vẻ đẹp con người trong mối quan hệ với bản thân tạo nên tiếng nói nội tâm thầm kín và mãnh liệt Con người trong Văn học dân gian luôn thể hiện tấm lòng nhân hậu, vị tha, hồn nhiên, chân thật, mạnh mẽ, giản dị, bộc trực, hướng đến cái cao cả hoàn thiện Bên cạnh đó là sự bay bổng của trí tuởng tượng tràn đầy ước mơ, khát... Giá trị của chất nhân văn trong Văn học dân gian giúp người đọc khám phá những vẻ đẹp hiện thực cuộc sống bình thường, làm phong phú nhận thức của con người, nâng cao đời sống tinh thần và bồi đắp tâm hồn con người ngày càng tốt đẹp hơn Chất nhân văn là kết tinh, hội tụ giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc, tạo nên sức cuốn hút, hấp dẫn mọi thế hệ, là sự gắn kết mạch nguồn dân tộc từ quá khứ đến... lưu giữ trọn vẹn nhất về những vẻ đẹp ấy: càng trong đau khổ lại càng ngời sáng, thanh cao Sau đây là một số hình ảnh của buổi Hoạt động chuyên đề: Học sinh lắng nghe thể lệ vòng thi trắc nghiệm - 17 - Biểu diễn tiết mục “Đi cấy” – 10ª8 Tiết mục “Trống Cơm” – 10ª5 - 18 - Tiết mục “Cây đa quán dốc” của lớp 10ª6 III HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI - Học sinh các lớp tích cực tham gia, chuyên đề đã gợi được sự hứng . hạn chế về thời gian. - Ngoại khoá về Văn học dân gian cho phép giáo viên khai thác tác phẩm Văn học dân gian ở nhiều góc độ, thoả mãn nhu cầu làm "sống lại" tác phẩm Văn học dân gian trong. trình dạy học phần Văn học dân gian ở trường THPT vì những lí do sau: - Ngoại khoá về Văn học dân gian góp phần làm sáng tỏ những đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian: tính tập thể, tính truyền. lên những vẻ đẹp độc đáo của Văn học dân gian. - Ngoại khoá về Văn học dân gian cho phép người dạy khắc phục những bất cập trong chương trình giữa thời gian cho phép và khối lượng kiến thức cần