CHUYÊN đề NGOẠI KHÓA môn hóa học

6 4.9K 78
CHUYÊN đề NGOẠI KHÓA môn hóa học

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHUYÊN ĐỀ NGOẠI KHÓA MÔN HÓA HỌC TÊN CHUYÊN ĐỀ: “HÓA HỌC VUI – HÓA HỌC VÀ ỨNG DỤNG” A. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ PHẦN I. MỞ ĐẦU Giới thiệu về môn hóa Nếu có ai hỏi “Hoá học là gì ?” thì Hóa học sẽ là: Là hoá học nghĩa là chai với lọ Là bình to, bình nhỏ … đủ thứ bình. Là ống dài, ống ngắn xếp linh tinh Là ống nghiệm, bình cầu xếp bên nhau như hình với bóng Là Hoá học nghĩa là làm phản ứng Cho bay hơi ngưng tụ, thăng hoa Nào là đun, gạn. lọc, trung hoà Oxi hoá, chuẩn độ, kết tủa. Giới thiệu chương trình ngoại khóa “ Hóa học vui – Hóa học và ứng dụng” PHẦN II. CÁC NHÀ ẢO THUẬT HÓA HỌC Giới thiệu 3 đội chơi. Mỗi đội chơi thực hiện một thí nghiệm vui về Hóa học kèm theo giới thiệu về đội chơi của mình

CHUYÊN ĐỀ NGOẠI KHÓA MÔN HÓA HỌC TÊN CHUYÊN ĐỀ: “HÓA HỌC VUI – HÓA HỌC VÀ ỨNG DỤNG” A. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ PHẦN I. MỞ ĐẦU Giới thiệu về môn hóa Nếu có ai hỏi “Hoá học là gì ?” thì Hóa học sẽ là: Là hoá học nghĩa là chai với lọ Là bình to, bình nhỏ … đủ thứ bình. Là ống dài, ống ngắn xếp linh tinh Là ống nghiệm, bình cầu xếp bên nhau như hình với bóng Là Hoá học nghĩa là làm phản ứng Cho bay hơi ngưng tụ, thăng hoa Nào là đun, gạn. lọc, trung hoà Oxi hoá, chuẩn độ, kết tủa. - Giới thiệu chương trình ngoại khóa “ Hóa học vui – Hóa học và ứng dụng” PHẦN II. CÁC NHÀ ẢO THUẬT HÓA HỌC Giới thiệu 3 đội chơi. Mỗi đội chơi thực hiện một thí nghiệm vui về Hóa học kèm theo giới thiệu về đội chơi của mình 1. Đội 1: BIỂU DIỄN ẢO THUẬT: “ NHỮNG CHIẾC CỐC THẦN ” Hướng dẫn đội 1 gợi trí tò mà của khán giả: Khi các bạn muốn có lửa thì các bạn thường dùng gì? Khán giả trả lời: Dùng bật lửa Đội 1: Đúng. Nhưng hãy xem đội 1 không cần dùng bật lửa mà vẫn tạo ra được lửa bằng những chiếc cốc thần Đội 1 tiến hành làm: Cách làm: - Bạn bày một loạt những chiếc cốc không lên bàn và tuyên bố đó là những chiếc cốc có phép thần. - Bạn lần lượt ném những mẩu bông vào các cốc trên, các mẩu bông sẽ tự bốc cháy. (Lưu ý Ở đáy mỗi cốc, bạn đã cho một ít hỗn hợp sền sệt của KMnO4 và H2SO4 đậm đặc. Với lượng nhỏ hỗn hợp này ở đáy cốc người xem sẽ không nhìn thấy) - Bạn viên những mẩu bông đem tẩm cồn rồi ném vào các cốc trên. Khi bông tiếp xúc với hỗn hợp nó sẽ tự bốc cháy. Giải thích: hỗn hợp sền sệt của KMnO4 và H2SO4 đậm đặc khi gặp cồn sẽ tạo ra phản ứng oxi hóa tỏa nhiệt mạnh và làm bông cháy. 2. Đội 2: BIỂU DIỄN ẢO T HUẬT: “ PHÁO HOA TỪ MIỆNG ỐNG NGIỆM ” Hướng dẫn đội 2 gợi trí tò mà của khán giả: Các bạn có thích xem pháo hoa không ? à …………. Như chúng ta đã từng chứng kiến những cảnh đốt pháo hoa rất đẹp mắt vào dịp Lễ, Tết … Thế nhưng, chính tại đây sẽ diễn ra cảnh pháo hoa khá bắt mắt không kém phần hấp dẫn… Lúc này: Ảo thuật gia sẽ tiến hành biểu diễn. – Trộn nửa thìa kali pemanganat KMnO 4 và cũng chừng ấy than gỗ nghiền nhỏ. – Đổ hỗn hợp ấy vào một ống nghiệm, kẹp chặt và đốt nóng. Một lúc sau, từ miệng ống nghiệm sẽ bắn ra một bó những tia lửa sáng rực như chùm pháo hoa trông rất đẹp. => Hướng dẫncách làm và giải thích: Khi đun nóng KMnO 4 sẽ giải phóng ra khí O 2 , khí oxi được giải phóng sẽ đốt cháy các hạt than rất nhỏ đã được nung nóng. Khí oxi thoát ra sẽ tửtong hỗn hợp làm bắn tung các hạt than đang cháy lên. 3. Đội 3: BIỂU DIỄN ẢO T HUẬT: “ ĐỐT KHĂN KHÔNG CHÁY ” Hướng dẫn đội 3 gợi trí tò mà của khán giả: Giơ cao chiếc khăn và hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra khi đốt chiếc khăn này?” Khán giả: Sẽ cháy Đội 3: Vâng nhưng bây giờ đội 3 sẽ đốt khăn và đảm bảo sẽ không cháy các bạn ạ. Cách làm: Nhúng ướt một khăn mùi soa, sau đó nhỏ lên vài giọt ete hay axeton rồi đốt. Khi khăn cháy cầm một góc khăn vung mạnh. Một lúc sau lửa tắt, chiếc khăn vẫn còn nguyên vẹn. Giải thích: axeton là những chất bay hơi rất nhanh và bắt lửa rất mạnh. Với vài giọt chất trên, khi cháy nhiệt lượng toả ra chỉ đủ để làm bay hơi một phần nước trên chiếc khăn mà không làm khăn cháy. PHẦN III. HÓA HỌC VÀ ỨNG DỤNG Các đội chơi sẽ trả lời câu hỏi trắc nghiệm 1. Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì có thể dùng chất nào sau đây để khử độc thủy ngân? A. bột sắt B. bột lưu huỳnh C. Natri D. nước 2. Trước đây, người ta thường dùng những tấm gương soi bằng Cu vì Cu là kim loại A. có tính dẻo B. có tính dẫn nhiệt tốt C. có khả năng phản xạ tốt ánh sáng D. kém hoạt động, có tính khử yếu 3. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất dùng làm dây tóc bóng đèn là A. Au B. Pt C. Cr D. W 4. Khi làm kem que người ta thường làm như sau: Cắm que tre vào ô đựng nước trái cây rồi đặt cả vào khay đá có đựng nước đá hòa tan nhiều muối ăn. Tất cả cho vào làm lạnh. Nước trái cây sẽ nhanh chóng đông lại thành kem que. Người ta đã lợi dụng tính chất gì khi dùng muối làm kem que? A. Nhiệt độ của nước đá là 0 o C, nếu cho muối ăn, nhiệt độ sẽ giảm xuống dưới 0 o C. B. Nhiệt độ phòng là 25 o C, nếu cho muối ăn vào nước đá, nhiệt độ phòng sẽ giảm xuống giúp kem chóng đông. C. Muối ăn thu nhiệt cùng với độ lạnh của nước đá tác động làm trái cây nhanh chóng đông. D. Muối ăn giúp duy trì nhiệt độ của nước đá ở 0 o C giúp kem chóng đông. 5. Để đánh giá độ nhiễm bẩn không khí của một nhà máy, người ta tiến hành như sau: lấy 2 lít không khí rồi dẫn qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thu được 0,3585 mg chất kết tủa màu đen. Hiện tượng đó chứng tỏ trong không khí đã có khí nào trong các khí sau đây? A. H2S B. CO2 C. SO2 D. NH3 6. Người Mông cổ rất thích dùng bình bằng Ag để đựng sữa ngựa. Bình bằng Ag bảo quản được sữa ngựa lâu không bị hỏng là do A.bình bằng Ag bền trong không khí B. Ag là kim loại có tính khử rất yếu C. ion Ag+ có khả năng diệt trùng, diệt khuẩn (dù có nồng độ rất nhỏ) D. bình làm bằng Ag, chứa các ion Ag+ có tính oxi hóa mạnh 7. Theo tổ chức WTO (tổ chức y tế thế giới) nồng độ tối đa của Pb2+ trong nước sinh hoạt là 0,05 mg/l. Nguồn nước nào sau đây bị ô nhiễm nặng bởi Pb2+? A. Có 0,02 mg Pb2+ trong 0,5 lít nước. B. Có 0,03 mg Pb2+ trong 0,75 lít nước. C. Có 0,2 mg Pb2+ trong 1,5 lít nước. D. Có 0,3 mg Pb2+ trong 6 lít nước. 8. Những đồ vật bằng Ag để trong không khí lâu ngày bị xám đen là do A. oxi không khí oxi hóa B. không khí có nhiều CO 2 C. không khí bị nhiễm bẩn khí H 2 S D. Ag tác dụng với H 2 O và O 2 có trong không khí 9. Khí gì tan trong nước Ăn mòn được thủy tinh Tiếp xúc nhớ cẩn thận Coi chừng vạ lấy than A. H 2 B. Cl 2 C. O 3 D. F 2 10. Axit gì đa chức Có trong nước qủa chanh Vắt ra thêm đường ngọt Uống giải khát ngon lành A. axit axetic B. axit oxalic C. axit lactic D. axit cacbonic PHẦN IV. DÀNH CHO KHÁN GIẢ Câu hỏi 1. Tôi là tấm là chắn Bảo vệ hành tinh xanh Sinh ra khi có sét Làm không khí trong lành A. Khí oxi B. Khí nitơ C. Khí ozon D. Khí clo Câu hỏi 2. Vì sao bôi vôi vào chỗ ong, kiến đốt sẽ đỡ đau? Do trong nọc ong, kiến, nhện có axit hữu cơ tên là axit fomic (HCOOH). Vôi là chất bazơ nên trung hòa axit làm ta đỡ đau. Câu hỏi 3. Hiện tượng ma trơi là gì? "Ma trơi" chỉ là cái tên gọi mê tín mà thực chất, trong cơ thể (xương động vật) có chứa một hàm lượng P khi chết phân huỷ tạo 1 phần thành khí PH 3 (Photphin) khi có lẫn một chút khí P 2 H 4 (Diphotphin), khí PH 3 tự bốc cháy ngay trong điều kiện thường tạo thành khối cầu khí bay trong không khí Điều trùng lặp ngẫu nhiên là: Người ta thường gặp "Ma trơi" ở các nghĩa địa càng tăng nên tính chất kịch tính. Câu hỏi 4. Tục ngữ Việt Nam có câu: "Nước chảy đá mòn", câu này mang hàm ý của khoa học hoá học như thế nào? Trong đá thông thường chủ yếu là CaCO 3 nên đá có thể bị nước và CO 2 trong không khí biến thành Ca(HCO 3 ) 2 tan trong nước. Câu hỏi 5. Ca dao Việt Nam có câu: "Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên" Câu này mang hàm ý của khoa học hoá học như thế nào? Câu ca dao nhắc nhở người làm lúa: Vụ chiêm khi lúa đang trổ đòng đòng mà có trận mưa rào, kèm theo sấm chớp thì sẽ rất tốt và cho năng suất cao sau này. Do trong không khí có ~ 80% khí N2 và ~ 20% khí O2, khi có chớp (tia lửa điện) sẽ tạo điều kiện cho N2 hoạt động: N 2 + O 2 2NO 2NO + O 2 → NO 2 NO 2 + O 2 + H 2 O → HNO 3 HNO3 H + + NO 3 - Nhờ hiện tượng này, hàng năm làm tăng 6 − 7 kg N dưới dạng muối cho mỗi mẫu đất. Ngày nay, người ta đã điều chế Ure [(NH2)2CO] từ không khí để chủ động bón cho cây trồng. Trong nền nông nghiệp hiện đại cần phải dùng nhiều phân bón và nhiệm vụ của nghành công nghiệp hoá chất "hướng về không khí đòi lương thực" là càng lớn. PHẦN V. HÙNG BIỆN Đưa ra 3 câu hỏi yêu cầu mỗi đội bốc thăm 1 câu hỏi và đại diện đứng ra trả lời: 1. Nước có vai trò như thế nào đối với đời sống con người? Hiện nay tình trạng ô nhiễm nước diễn ra như thế nào? Em cần làm gì để bảo vệ nguồn nước. Nước là khởi nguồn của sự sống trên trái đất, đồng thời cũng là nguồn để duy trì sự sống tiếp tục tồn tại nơi đây. Sinh vật và con người nếu thiếu nước cũng sẽ không tồn tại. Nước là yếu tố thứ hai quyết định sự sống chỉ sau không khí. Nguồn nước sạch không phải dồi dào như chúng ta vẫn nghĩ. Trên thực tế có tới 97,2% nguồn nước trên trái đất là nước mặn, còn lại 2,15% là băng vĩnh cửu và chỉ có 0,65% là nguồn nước dành cho con người khai thác. Khi đời sống xã hội tăng cao cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp thì nguồn nước này vốn đã khan hiếm nay lại ngày càng thiếu trầm trọng hơn, con người đang thực sự đối mặt với nguy cơ thiếu nước trong tương lai không xa và vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để giải quyết. Biện pháp: Giữ sạch nguồn nước; Tiết kiệm nước sạch; Xử lý phân người ; Xử lý phân gia súc ,động vật; Xử lý rác sinh hoạt và chất thải khác; Xử lý nước thải. 2. Trong vỏ Trái Đất nguyên tố nào có nhiều nhất? Hiện nay ô nhiễm đất diễn ra như thế nào? Hãy nêu các biện pháp để bảo vệ đất không bị ô nhiễm, xói mòn? Oxi có nhiều nhất trong vỏ Trái Đất chiếm 50% Hiện nay ô nhiễm đất - Ô nhiễm do sử dụng phân hóa học ; Ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật ; Ô nhiễm chất thải vào môi trường đất do hoạt đọng công nghiệp Các biện pháp hạn chế ô nhiễm đất Phát triển nền nông nghiệp bền vững cũng là một chiến lược bảo vệ môi trường đất, đặc biệt ở miền núi: Nâng cao lợi ích của sản xuất nông nghiệp như đảm bảo một số lượng nông nghiệp tương xứng, đáp ứng được nhu cầu sống của lượng dân số mà hệ thống đó hướng tới Tăng năng suất nông nghiệp thông qua việc tăng cường sử dụng các kiểu gen có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh và thích ứng các điều kiện khó khăn, duy trì độ phì của đất, tính đa dạng của cây trồng, áp dụng luân canh cây trồng, sử dụng hệ thống cây hàng năm, cây lâu năm, nghề cá, chăn nuôi tổng hợp Bảo vệ và cải thiện môi trường sống cho con người và các sinh vật khác như chống ô nhiễm nguồn nước, giảm và loại bỏ sử dụng chất độc để trừ sâu bệnh, giảm sử dụng phân khoáng Tăng cường các hoạt động phi nông nghiệp khác, tạo thêm công ăn việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng … nhằm nâng cao dần đời sống người dân 3. Tầng ozon được phát hiện từ năm nào? Hiện nay ô nhiễm không khí đang diễn ra như thế nào? Em cần làm gì để bảo vệ không khí trong lành? Con người phát hiện ra tầng ozon khoảng 150 năm về trước. Ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với môi trường đô thị, công nghiệp và các làng nghề ở nước ta hiện nay. Công nghiệp hoá càng mạnh, đô thị hoá càng phát triển thì nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí càng nhiều, áp lực làm biến đổi chất lượng không khí theo chiều hướng xấu càng lớn, yêu cầu bảo vệ môi trường không khí càng quan trọng Biện pháp bảo vệ không khí • BIỆN PHÁP KỸ THUẬT • BIỆN PHÁP PHÒNG HỘ CÁ NHÂN • BIỆN PHÁP Y TẾ • CÁC BIỆN PHÁP KHÁC * KẾT THÚC NGOẠI KHÓA - Cho khán giả bình chọn đội thắng và ban giám khảo công bố kết quả - Trao phần thưởng cho các đội chơi - Bế mạc buổi ngoại khóa B. Thời gian thực hiện chuyên đề: 15/1/2015 Ngày 10/ 11 / 2014 Nhóm chuyên môn viết chuyên đề Nhóm Hóa Học Tổ Tự Nhiên DỰ TRÙ KINH PHÍ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ Kính gửi: Hiệu trưởng trường THPT Trần Quang Khải Để thực hiện chuyên đề ngoại khóa hoá học được thành công, tổ Tự nhiên xin khoản kinh phí phục vụ buổi ngoại khóa như sau: 1. Hóa chất: - Axeton: = 90. 000 đ - Cồn etylic: = 20.000 đ - Than gỗ: = 10. 000 đ 2. Trang trí = 250.000 đ 3. Bút bi, bút lông, khăn bảng, pin micro, giấy màu , giấy roki, in và photo tài liệu = 200.000đ 4. Giải thưởng: + 1 giải nhất: = 200.000đ + 1 giải nhì: = 150.000đ + 1 giải ba: = 100.000đ 5. Quà khán giả: 15 xuất x 20.000đ = 300.000đ 6. Hổ trợ đội thi mua vật dụng hóa trang, chuẩn bị thí nghiệm Trước khi thực hiện chuyên đề (3 x 50000đ) = 150.000đ Tổng kinh phí dự kiến: = 1.470. 000 đ Tổ Tự nhiên . CHUYÊN ĐỀ NGOẠI KHÓA MÔN HÓA HỌC TÊN CHUYÊN ĐỀ: “HÓA HỌC VUI – HÓA HỌC VÀ ỨNG DỤNG” A. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ PHẦN I. MỞ ĐẦU Giới thiệu về môn hóa Nếu có ai hỏi “Hoá học là gì ?” thì Hóa học. 2014 Nhóm chuyên môn viết chuyên đề Nhóm Hóa Học Tổ Tự Nhiên DỰ TRÙ KINH PHÍ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ Kính gửi: Hiệu trưởng trường THPT Trần Quang Khải Để thực hiện chuyên đề ngoại khóa hoá học được. thiệu chương trình ngoại khóa “ Hóa học vui – Hóa học và ứng dụng” PHẦN II. CÁC NHÀ ẢO THUẬT HÓA HỌC Giới thiệu 3 đội chơi. Mỗi đội chơi thực hiện một thí nghiệm vui về Hóa học kèm theo giới thiệu

Ngày đăng: 20/04/2015, 10:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan