1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Dự án dạy học theo chủ đề tích hợp môn Địa lí 8 Giải KK cấp tỉnh Bài 16 Đặc điểm các nước Đông Nam Á

10 10,9K 62

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 118 KB

Nội dung

Thái độ - Kĩ năng sống  GDMT : Biết quá trình phát triển kinh tế chưa đi đôi với việc BVMT của nhiều nước Đông Nam Á đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại, đe dọa sự phát triển

Trang 1

Phụ lục III Phiếu mô tả dự án dự thi của giáo viên

1 Tên dự án dạy học:

Môn Địa Lí 8.

Tiết : 21 Bài 16: ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CÁC NƯỚC

ĐÔNG NAM Á

2 Mục tiêu dạy học.

1 Kiến thức :

 Trình bày được những đặc điểm nổi bật về kinh tế Đông Nam Á

2 Kĩ năng :

 Phân tích các bảng thống kê về kinh tế

 Tính toán và vẽ biểu đồ về sự tăng trưởng GDP, về cơ cấu cây trồng của một số quốc gia khu vực Đông Nam Á

- HS cần vận dụng kiến thức Môn Văn, Toán đê giải quyết các nôi dung trong tiết

học

3 Thái độ - Kĩ năng sống

 GDMT : Biết quá trình phát triển kinh tế chưa đi đôi với việc BVMT của nhiều nước Đông Nam Á đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại, đe dọa sự phát triển bền vững của khu vực.Phân tích mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế với vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên và BVMT của các nước (mục 1, liên hệ)

 KNS : Tư duy, giao tiếp, làm chủ bản thân, giải quyết vấn đề

3 Đối tượng dạy học của dự án

Đối tượng dạy học của dự án là học sinh

Số lượng: 23 em

Số lớp thực hiện: 1

Khối lớp: 8

Một đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo dự án

+ Dự án mà tôi thực hiện là một tiết Địa Lí 8

+ Các em là học sinh lớp 8 nên việc tiếp cận với kiến thức của chương trình THCS được hơn 5 học kỳ Các em đã thành thạo nhiều kĩ năng môn Địa Lí, Văn, Toán sử Học sinh không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm trước những đổi mới về phương pháp, đổi mới về kiểm tra đánh giá mà các thầy cô giáo đã áp dụng trong quá trình giảng dạy

4 Ý nghĩa của dự án

Qua thực tế quá trình dạy học tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên môn học vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy

mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng

Trang 2

dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất

Là giáo viên nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động này nên

tôi trình bày và thực hiện thử nghiệm một dự án nhỏ đối với môn Địa Lí 8 Tích hợp kiến thức liên môn Địa, Văn, Toán trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát

huy sự suy nghĩ, tư duy, sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tế đời sống

 Cụ thể: Đối với dự án này khi thực hiện sẽ giúp các em học sinh biết quá trình phát triển kinh tế chưa đi đôi với việc BVMT của nhiều nước Đông Nam Á đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại, đe dọa sự phát triển bền vững của khu vực.Phân tích mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế với vấn đề khai thác tài

nguyên thiên nhiên và BVMT của các nước (mục 1, liên hệ)

Nêu được những biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên ở cấp độ vi mô và vĩ mô Từ các kiến thức liên môn đã được tích hợp trong

dự án

Trong thực tế chúng tôi nhận thấy khi soạn bài có kết hợp các kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra Từ đó tổ chức hướng dẫn học sinh sẽ linh hoạt hơn, sinh động hơn Học sinh

có hứng thú học tập, tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ, sáng tạo nhiều hơn Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn

5 Thiết bị dạy học, học liệu

GV: - Tranh ảnh về khai thác khoáng sản, chặt phá rừng, ruộng bậc thang, các ngành công nghiệp, ô nhiễm môi trường, nước ở Việt Nam cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á

- Trang thiết bị/Đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT: Máy chiếu projecter)

HS: Sưu tầm tranh ảnh về ô nhiễm môi trường

6 Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học

6.1) Kiểm tra bài cũ

6.2) Tổ chức các hoạt động dạy học

- Vào bài- kết nối: GV nêu yêu yêu cầu định hướng bài học:

- Bài mới: (Trình bày các quá trình dạy – học trên Bài giảng điện tử Powerpoint)

Bài học được tiến hành trong 1 tiết học (45 phút)

Tóm tắt nội dung chính của phần nội dung bài học mà GV hướng dẫn HS tìm hiểu như sau:

1 Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh song chưa vững chắc:

Hoạt động 1: Suy nghĩ – cặp đôi – chia sẻ

Bước 1 : Cá nhân đọc nội dung mục 1 và phân tích bảng 16.1

Bước 2 : HS trao đổi cặp

Chỉ ra sự khác nhau về kinh tế các nước Đông Nam Á thời thuộc địa và hiện nay

Trang 3

Nhận xét và giải thích về tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong các giai đoạn :

1990 – 1996 :

 Nước có mức tăng đều : Malaixia,Philippin, Việt Nam

 Nước tăng không đều : Inđônêxia, Thái Lan, Xingapo

Trong 1998 :

 Nước có kinh tế phát triển kém năm trước :

Inđônêxia, Thái Lan, Xingapo

 Nước có mức tăng giảm không lớn : Việt Nam, Xingapo

1999 – 2000 :

 Nước đạt mức tăng dưới 6% : Inđônêxia, Thái Lan, Philippin

 Nước đạt mức tăng trên 6% : Malaixia, Việt Nam, Xingapo

Bước 3 : Hs trả lời, Hs khác nhận xét,

Bước 4 :GV kết luận lại

 Năm 1990 : Mức tăng bình quân của thế giới đạt 3 %,Thái Lan : 11,2 %, Inđônêxia và Malaixia : 9 % , Việt Nam 5,1 %

 Năm 1998 : Việt Nam tăng trưởng 5,8 %, Xingapo 0,1 %, các nước còn lại trong khu vực có mức tăng dưới 0 %

 Tốc độ tăng trưởng khá nhanh nhưng không ổn định qua các năm

? Tại sao các nước Đông Nam Á có nền kinh tế phát triển khá nhanh

( Nguồn lao động đông, nhân công rẻ; tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhiều loại nông phẩm nhiệt đới, có chính sách khuyến khích tranh thủ được vốn đầu tư từ các nước phát triển Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Châu Âu )

GV Thuyết trình tích cực : Cho biết tại sao mức tăng trưởng kinh tế của các nước Đông Nam Á giảm vào năm1997 -1998 ?

( Nguyên nhân cơ bản của cuộc khủng hoảng tiền tệ 1997 là do áp lực của gánh nợ nước ngoài quá lớn của 1 số nước Đông Nam Á Ví dụ như Thái Lan là nước có số

nợ 62 tỉ USD … )

Việt Nam do nền kinh tế chưa có quan hệ rộng với nước ngoài, nên ít bị khủng hoảng

GDMT : Trong hoạt động dạy học tích hợp này GV dùng phương pháp vấn đáp, kĩ thuật động não để khai thác kiến thức, đồng thời vận dụng kiến thức môn Văn để phân tích, bình luận về thực trạng ô nhiễm môi trường, hậu quả ô nhiễm môi trường

? Nền kinh tế phát triển quá nhanh sẽ gây ra những hậu quả gì cho môi trường, tài nguyên thiên nhiên ( Môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên Rừng, khoáng sản bị khai thác kiệt quệ)

GV Chiếu hình ảnh về sự ô nhiễm môi trường, cháy rừng, phá rừng

? Trước thực trạng trên chúng ta cần phải làm gi? ( Có ý thức bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên 1 cách hợp lí)

GV chiếu 1 số hình ảnh: Trồng rừng, HS trường dọn vệ sinh con đường quanh trường học → hành động thực tế góp phần bảo vệ môi trường

Trang 4

GV Nền kinh tế được đánh giá là phát triển vững chắc phải đi đôi với việc bảo vệ nguồn tài nguyên, môi trường trong sạch Môi trường được bảo vệ là 1 trong những tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững của các quốc gia ngày nay

2 Cơ cấu kinh tế đang có những thay đổi

Hoạt động 2: Cá nhân/Thảo luận nhóm

Trong hoạt động này GV & Hs cần vận dụng kiến thức môn Văn, Toán, Sử để tìm

hiểu nhận xét sự thay đổi cơ cấu kinh tế các nước Đông Nam Á, Sự phân bố các ngành Nông, Công Nghiệp ở Đông Nam Á

Bước 1 : Làm việc cá nhân

GV: cho HS quan sát 1 số ảnh về nền nông nghiệp lúa nước của các nước Đông Nam Á

? Qua các bức ảnh trên em hãy nhận xét chung về đặc trưng nền kinh tế các nước Đông Nam Á trước đây

( Nền nông nghiệp lúa nước)

Gv: phân tích: Hình ảnh những ruộng lúa bậc thang vừa là hoạt động kinh tế cơ bản của người dân vùng núi, vừa góp phần giữ nước, bảo vệ môi trường, thu hút khách du lịch

Dựa vào bảng 16.2 và vốn hiểu biết bản thân, hãy nhận xét sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các quốc gia ?

 Các nước đang tiến hành công nghiệp hóa : phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa phục vụ trong nước và xuất khẩu

 Cơ cấu kinh tế của các quốc gia có sự thay đổi rõ rệt, phản ánh quá trình công nghiệp hoá : tỉ trọng nông nghiệp giảm, của công nghiệp và dịch vụ tăng

GDMT

? Sự phát triển mạnh nền công nghiệp các nước sẽ gây hậu quả gì?

- Môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác kiệt quệ

Quan sát hình 16.1 , hãy : nhận xét và giải thích sự phân bố của cây lương thực, cây công nghiệp, các ngành công nghiệp luyện kim, chế tạo máy, hoá chất …?

Bước 2 : HS thảo luận nhóm (7 phút)

Bước 3 : Đại diện nhóm trình bày, sử dụng bản đồ…

Bước 4 : GV tóm tắt và chuẩn kiến thức

GV giải thích thêm nguyên nhân của sự thay đồi cơ cấu kinh tế và phân bố nông nghiệp, công nghiệp của khu vực

6.3 Củng cố bài

Trong H Đ này GV sử dụng phương pháp vấn đáp, tổ chức cho HS trả lời câu hỏi,

chơi trò chơi ô chữ Và GV vận dụng kiến thức liên môn Văn, Toán để hướng dẫn

HS làm BT2.

1 Xu hướng thay đổi tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm của một số nước Đông Nam á là:

a Nông nghiệp tăng, công nghiệp giảm và dịch vụ tăng

b Nông nghiệp tăng, công nghiệp tăng, dịch vụ giảm

c Nông nghiệp giảm, công nghiệp tăng, dịch vụ tăng mạnh

Trang 5

2 Gv tổ chức cho Hs chơi trò chơi ô chữ ( Theo bài giảng điện tử)

3.Gv Hướng dẫn bài tập 2 : Vận dụng kiến thức Toán Để làm BT2

 Tính tỉ lệ sản lượng lúa , cà phê của Đông Nam Á và Châu Á so với thế giới

 Cách tính : tỉ lệ sản lượng lúa Đông Nam Á so vơí thế giới

 ( Sản lượng lúa Đông Nam Á x 100 ) : Sản lượng lúa châu Á (thế giới)

= %

 Sau đó vẽ 4 biểu đồ hình tròn và nhận xét

7 Kiểm tra đánh giá kết quả học tập: vận dụng kiến thức môn Văn

Kiểm tra học sinh bằng hình thức kiểm tra 15 phút

1 Sự phát triển nền kinh tế quá nhanh ( đặc biệt là ngành công nghiệp) ở các nước Đông Nam Á gây ra hậu quả gi?

- Môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác kiệt quệ

2 Để môi trường quanh em ko bị ô nhiễm e phải có những việc làm như thế nào?

- Giữ gìn vệ sinh trong gia đình, địa phương, trường lớp sạch sẽ Không xả rác bừa bãi ra môi trường.

- Trồng và chăm sóc cây xanh, bóng mát, cây cảnh Trồng cây gây rừng, bảo vệ rừng.

- Tuyên truyền vận động mọi người và các cơ quan nhà nước cùng tham gia bảo

vệ môi trường

8 Các sản phẩm của học sinh

1.học sinh đạt: 9

2.học sinh đạt: 8

3 học sinh đạt:7

11.học sinh đạt: 6

6 học sinh đạt :5

Đại Dực, ngày 30 tháng 1 năm 2013

Nhóm thực hiện dự án.

GV

1 Trần Văn Long

Ngày soạn:

Ngày dạy: Tiết : 21

Bài 16: ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CÁC NƯỚC

ĐÔNG NAM Á

Trang 6

I.MUC TIÊU : HS cần.

1 Kiến thức :

 Trình bày được những đặc điểm nổi bật về kinh tế Đông Nam Á

2 Kĩ năng :

 Phân tích các bảng thống kê về kinh tế

 Tính toán và vẽ biểu đồ về sự tăng trưởng GDP, về cơ cấu cây trồng của một số

quốc gia khu vực Đông Nam Á

3 Thái độ - Kĩ năng sống

 GDMT : Biết quá trình phát triển kinh tế chưa đi đôi với việc BVMT của nhiều

nước Đông Nam Á đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại, đe dọa sự phát

triển bền vững của khu vực.Phân tích mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế với

vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên và BVMT của các nước (mục 1, liên hệ)

 KNS : Tư duy, giao tiếp, làm chủ bản thân, giải quyết vấn đề

II CHUẨN BỊ :

– GV : Bản đồ các nước thế giới.Bản đồ kinh tế Đông Nam Á (châu Á )

– HS : Tư liệu về kinh tế các nước Đông Nam Á, tập bản đồ, máy tính cá nhân

III PHƯƠNG PHÁP.

- Đàm thoại, trực quan, gợi mở, nhóm, nêu vấn đề, HS làm việc cá nhân, động não,

suy nghĩ – cặp đôi – chia sẻ, trình bày 1 phút, thuyết trình tích cực

IV.TIẾN TRÌNH :

1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:

2 Kiểm tra miệng:

3.Bài mới :

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học

Hoạt động 1: Suy nghĩ – cặp đôi – chia sẻ

Bước 1 : Cá nhân đọc nội dung mục 1 và phân

tích bảng 16.1

Bước 2 : HS trao đổi cặp

Chỉ ra sự khác nhau về kinh tế các nước Đông

Nam Á thời thuộc địa và hiện nay

Nhận xét và giải thích về tốc độ tăng trưởng kinh

tế của các nước trong các giai đoạn :

1990 – 1996 :

 Nước có mức tăng đều : Malaixia,Philippin,

Việt Nam

 Nước tăng không đều : Inđônêxia, Thái Lan,

Xingapo

Trong 1998 :

1 Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh song chưa vững chắc:

Trang 7

 Nước có kinh tế phát triển kém năm trước :

Inđônêxia, Thái Lan, Xingapo

 Nước có mức tăng giảm không lớn : Việt Nam,

Xingapo

1999 – 2000 :

 Nước đạt mức tăng dưới 6% : Inđônêxia, Thái

Lan, Philippin

 Nước đạt mức tăng trên 6% : Malaixia, Việt

Nam, Xingapo

Bước 3 : Hs trả lời, Hs khác nhận xét,

Bước 4 :GV kết luận lại

? Tại sao các nước Đông Nam Á có nền kinh tế

phát triển khá nhanh

( Nguồn lao động đông, nhân công rẻ; tài nguyên

thiên nhiên phong phú, nhiều loại nông phẩm

nhiệt đới, có chính sách khuyến khích tranh thủ

được vốn đầu tư từ các nước phát triển Hoa Kì,

Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Châu Âu )

GV Thuyết trình tích cực : Cho biết tại sao mức

tăng trưởng kinh tế của các nước Đông Nam Á

giảm vào năm1997 -1998 ?

( Nguyên nhân cơ bản của cuộc khủng hoảng tiền

tệ 1997 là do áp lực của gánh nợ nước ngoài quá

lớn của 1 số nước Đông Nam Á Ví dụ như Thái

Lan là nước có số nợ 62 tỉ USD … )

Việt Nam do nền kinh tế chưa có quan hệ rộng

với nước ngoài, nên ít bị khủng hoảng

GDMT :

? Nền kinh tế phát triển quá nhanh sẽ gây ra

những hậu quả gì cho môi trường, tài nguyên

thiên nhiên ( Môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên

thiên nhiên Rừng, khoáng sản bị khai thác kiệt

quệ)

 Năm 1990 : Mức tăng bình quân của thế giới đạt 3 %,Thái Lan : 11,2

%, Inđônêxia và Malaixia : 9 % , Việt Nam 5,1 %

 Năm 1998 : Việt Nam tăng trưởng 5,8 %, Xingapo 0,1 %, các nước còn lại trong khu vực có mức tăng dưới 0 %

 Tốc độ tăng trưởng khá nhanh nhưng không ổn định qua các năm

Trang 8

GV Chiếu hình ảnh về sự ô nhiễm môi trường,

cháy rừng, phá rừng

? Trước thực trạng trên chúng ta cần phải làm gi?

( Có ý thức bảo vệ môi trường, khai thác và sử

dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên 1 cách hợp

lí)

GV chiếu 1 số hình ảnh trồng rừng, HS trường

dọn vệ sinh con đường quanh trường học →

hành động thực tế góp phần bảo vệ môi trường

GV Nền kinh tế được đánh giá là phát triển vững

chắc phải đi đôi với việc bảo vệ nguồn tài nguyên,

môi trường trong sạch Môi trường được bảo vệ là

1 trong những tiêu chí đánh giá sự phát triển bền

vững của các quốc gia ngày nay

Hoạt động 2: Thảo luận nhóm

Bước 1 : Làm việc cá nhân

GV: cho HS quan sát 1 số ảnh về nền nông

nghiệp lúa nước của các nước Đông Nam Á

? Qua các bức ảnh trên em hãy nhận xét chung về

đặc trưng nền kinh tế các nước Đông Nam Á

trước đây

( Nền nông nghiệp lúa nước)

Gv: phân tích: Hình ảnh những ruộng lúa bậc

thang vừa là hoạt động kinh tế cơ bản của người

dân vùng núi, vừa góp phần giữ nước, bảo vệ môi

trường, thu hút khách du lịch

Dựa vào bảng 16.2 và vốn hiểu biết bản thân, hãy

nhận xét sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các

quốc gia ?

Hs nhận xét

GV kết luận

GDMT

? Sự phát triển mạnh nền công nghiệp các nước sẽ

2 Cơ cấu kinh tế đang có những thay đổi

- Nền nông nghiệp lúa nước

 Các nước đang tiến hành công nghiệp hóa : phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa phục vụ trong nước và xuất khẩu

 Cơ cấu kinh tế của các quốc gia có sự thay đổi rõ rệt, phản ánh quá trình công nghiệp hoá : tỉ trọng nông nghiệp giảm, của công nghiệp

và dịch vụ tăng

Trang 9

gây hậu quả gì?

- Môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên bị

khai thác kiệt quệ

Quan sát hình 16.1 , hãy : nhận xét và giải thích

sự phân bố của cây lương thực, cây công nghiệp,

các ngành công nghiệp luyện kim, chế tạo máy,

hoá chất …?

Gv cho Hs thảo luận nhóm theo phiếu sau:

Nông

nghiệp

Công

nghiệp

Bước 2 : HS thảo luận nhóm (7 phút)

Bước 3 : Đại diện nhóm trình bày, sử dụng bản

đồ…

Bước 4 : GV tóm tắt và chuẩn kiến thức theo kết

quả trả lời các nhóm

GV giải thích thêm nguyên nhân của sự thay đồi

cơ cấu kinh tế và phân bố nông nghiệp, công

nghiệp của khu vực

4 Củng cố :

1 Xu hướng thay đổi tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm của một số nước Đông Nam á là:

d Nông nghiệp tăng, công nghiệp giảm và dịch vụ tăng

e Nông nghiệp tăng, công nghiệp tăng, dịch vụ giảm

f Nông nghiệp giảm, công nghiệp tăng, dịch vụ tăng mạnh

2 Gv tổ chức cho Hs chơi trò chơi ô chữ

3.Gv Hướng dẫn bài tập 2 : Vận dụng kiến thức Toán Để làm BT2

 Tính tỉ lệ sản lượng lúa , cà phê của Đông Nam Á và Châu Á so với thế giới

 Cách tính : tỉ lệ sản lượng lúa Đông Nam Á so vơí thế giới

 ( Sản lượng lúa Đông Nam Á x 100 ) : Sản lượng lúa châu Á (thế giới)

= %

Trang 10

 Sau đó vẽ 4 biểu đồ hình tròn

5 HDVN:

 Tìm đọc tài liệu về sự thay đổi cơ cấu kinh tế Việt Nam, Làm hoàn thiện BT 2

Chuẩn bị bài : Hiệp hội các nước Đông Nam Á

V.RÚT KINH NGHIỆM:

Ngày đăng: 24/11/2014, 15:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w