BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DAI HQC MO TP HO CHi MINH
KHOA XÃ HỘI HỌC Ae
TIM HIEU DOI SONG CUA CAC HO GIA DINH NONG DAN TRONG TO HOP TAC
“TIEN KET THUONG MAI CÔNG BANG CUDLIEM’NONG” TAI XA CUDLIEM’NONG
~ CUM’GAR - DAK LAK NAM 2007 - 2009 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Phước Minh Hiệp
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Bích Châu
KHĨA LUẬN TÓT NGHIỆP CỬ NHÂN XÃ HỘI HỌC
Trang 2CAC TU NGU VIET TAT
CUDLIEMNONG CO-OP : Tổ liên kết thương mại công bằng
CưDLiêM'Nông
UBND : Ủy ban nhân đân tinh Dak Lak
HDND : Hội đồng nhân dân tỉnh Dak Lak BBT : Ban Bí thư
BCH TW : Ban Chấp hành Trung ương
GDP đầu người : Thu nhập bình quân đầu người TCTK : Tổng cục thống kê
KSMS : Kháo sát mức sống CNH : Cơng nghiệp hóa
Trang 3MỤC LỤC n0 00090 7a 1 1 XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU cccssvcvcsesssrsreessrerrrerrree 1 1.1 Lí do chọn đề tài -.-c-soccesssoresrsorrsrerrrsrnrrrsrsre 1 1.2 Câu hỏi nghiên cứu « 4
2 MUC TIEU VA NHIEM VỤ NGHIÊN CỨU 4
2.1 MỤC TIỂU s - 4
2.1.1 Mục tiêu tông quát 4
2.1.2 Mục tiêu cụ thễ 4
2.2 NHTEM VU NGHIÊN CỨU s©cssccse+©sse+rsssezesesrsscrrssere 4
k0 8200/02 0060 0 ` 5
4 KHÁCH THẺ NGHIÊN CỨU VÀ DOI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 5 4.1 Khách thể nghiên cứu
4.2 Đối tượng nghiên cứu
5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỀN .ess<cccseccosaseecsesscre 6
5.1 Ý nghĩa khoa học 5.2 Ý nghĩa thực tiễn
6 PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THU
"Uy: cạn 7 7 KẾT CẤU CỦA ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU . <s<2csa<cccssscevsasee 8
CHUONG I CO SO LY LUAN VA THUC TIEN NGHIÊN CỨU ĐÈ TÀI 10
ñNos na mẽ cố cố 10
1.1.1 7© CÁC KHÁI NIỆM .-cccs<cccseserssereterssersressrsrsssssrrssse 10
1.1.2 CAC LY THUYET VA QUAN ĐIÊM ccccccccccceeercre 11 1.1.2.1 Lí thuyết tương tac bidu tuOIg sssscssscssseeconsecsnsesssnsesssosessenseessnecesaneessoee 11
1,1.2.2 Lí thuyết hành động xã hội của Max Web€r ccesessisseesee 12
1.1.2.3 Lý thuyết cơ cầu chức năng — Auquste Comte, Emile Durkheim, Talcott
Trang 412 CO SO THUC TIEN: KET QUA KHAO SAT MUC SONG HO GIA
ĐÌNH NĂM 2008 CỦA TỎNG CỤC THỎNG KỸ -2 19 1.3 MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIÁ THUYÉT NGHIÊN CỨU 29
1.3.1 Mô hỡnh nghiờn âU <s- ôn n ng gng54464 29 1.3.2 Các giá thuyết nghiên cứu s-ccz-ccccsscecczsrerzzserzsee 32
1.3.2.1 Các giá thiết
1.3.2.2 Những yếu tô tác động tới đời sống thu nhập của người dân I9) 8/V/9:100109) C0015 4 .HA ,ÔỎ 33
CHUONG II TINH HINH DOI SONG KINH TE XA HOI TAI TINH DAK
LAK VA XA CUDLIEM’NONG - THUC TRANG VA CAC YEU TO TAC DONG DEN BOI SONG CUA CAC HO GIA DINH NONG DAN TRONG TO HOP TAC “LIEN KET THUONG MAI CONG BANG” TAI XA
CUDLIEM?NONG , TINH DAK LAK ccccssssssssssssesescecssssusesecceceeseeesesesssnnessssseses 34
2.1 TINH HINH DOI SONG KINH TE XA HOI TAI TINH DAK LAK
VÀ XÃ CƯDLIÊM?NÔNG 1.34
2.1.1 Môi trường kinh tế - xã hội tại Đăk Lăk wae 34
2.1.2 Môi trường kinh tế - xã hội ở xã CưDLiêM?Nông 36 2.2 THUC TRANG VA CAC YEU TO TAC ĐỘNG ĐẾN ĐỜI SÓNG CUA CAC HO GIA DINH NONG DAN XA CUDLIEM’NONG - TINH
7e e1 37
2.21 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VẺ TỎ HỢP TÁC “LIEN KET
THƯƠNG MẠI CÔNG BẰNG CƯDLIÊM?NÔNG” 37
2.2.2 THUC TRANG DOI SONG CUA CAC HO GIA DINH NONG DAN
XA CUDLIEM’NONG - TỈNH ĐK LẴN «coi 39 2.23 CÁC YÊU TÔ TÁC ĐỘNG ĐÉN ĐỜI SÔNG CỦACÁC HỘ GIA BINH NONG DAN sosessscssssssssssossessssssssossssvessesssvesennvevessenseosenssevensnasosensnessvene 58
223.1 T7 nan .ẽ 58
Trang 52.2.3.4 Tiếp cận các dich vụ xã hội .ceeeerrerrrrrererc.ee 69 "906V váei3 c0 .- 72 CHƯƠNG III MỘT SÓ GIẢI PHÁP VÀ KIÊN NGHỊ VẺ VIỆC PHAT TRIEN TO HOP TAC VA CAI THIEN DOL SONG CUA HO GIA DINH
NONG DAN TAI XA CUDLIEM’NONG - HUYEN CUM’GAR - TINH DAK LAK cesscccosscsesen sevssssonscssseonsessscennsceesesnsensessessussessssauecssssausessesnussesssnuesessanuesesssaneesssssess 74
31 ĐỊNH HƯỚNG PHAT TRIEN MO HINH TO HOP TAC O VIET
NAM TRONG DIEU KIỆN HIỆN NAY eccsscccccsscrrrrseeee 74 3.2 MỘT SÓ GIẢI PHÁP VẺ VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIÊỄN MƠ HÌNH TỎ HỢP TÁC TẠI XÃ CƯDLIÊM?NÔNG cccecoe 79
3.2.1 Đối với Tố hợp tác
3.2.2 Về phía Nhà nước và tỉnh - thành phố 3.2.3 Đối với chính quyền địa phương các cấp
343 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN ĐỜI SÓNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH
NONG THON XA CUDLIEM’NONG HUYEN CUM’GAR TINH DAK
Trang 6LIET KE CAC BANG, BIEU DO
Bảng 1: Đời sống của các hộ gia đình nông dân trước khi tham gia vào Tổ hợp tác năm 2007 (%)
Bảng 2: Đời sống của các hộ gia đình nơng dân sau khi tham gia vào Tổ hợp tác năm 2008 - 2009 (%)
Bảng 3: Tương quan giữa đời sống của hộ gia đình nơng dân trước khi tham gia vào Tô hợp tác năm 2007 và dân tộc (%)
Bảng 4: Tương quan giữa đời sống của hộ gia đình nơng dân sau khi tham gia vào Tổ hợp tác năm 2007 và dân tộc (%)
Bang 5: Thu nhập lao động của hộ năm 2007 - 2009 (3%)
Bảng 6: Với thu nhập hiện tại có thể giúp các hộ gia đình nơng dân (%) Bang 7: Thu nhập bình quân năm 2007 và dân tộc (3%)
Bảng 8: Thu nhập bình quân năm 2008 và dân tộc (3%)
Bảng 9: Thu nhập bình quân năm 2009 và dân tộc (%)
Bảng 10: Tương quan giữa việc tiếp cận các dịch vụ xã hội và dân tộc (%) Bang 11: Tương quan giữa thu nhập hộ trước khi tham gia vào Tô hợp tác năm 2007 và việc đủ trang trải cuộc sống (%)
Bảng 12: Tương quan giữa thu nhập hộ sau khi tham gia vào Tổ hợp tác năm 2008 và việc đủ trang trải cuộc sống (%4)
Bảng 13: Tương quan giữa thu nhập hộ sau khi tham gia vào Tổ hợp tác năm 2009 và việc đủ trang trải cuộc sống (%)
Bảng 14: Thu nhập bình quân năm 2007, 2008, 2009 Bảng 15: Trình độ học vẫn (%)
Bảng 16: Tương quan giữa đời sống của hộ gia đình nơng dân trước khi tham gia vào Tô hợp tác năm 2007 và trình độ học vẫn (%)
Bảng 17: Tương quan giữa đời sông của hộ gia đình nơng dân hiện nay (sau khi tham gia vào Tổ hợp tác năm 2008, 2009) và trình độ học vẫn (%)
Trang 7Bảng 19: Tương quan giữa đời sống của hộ gia đình nông dân hiện nay (sau khi tham gia vào Tổ hợp tác năm 2008 - 2009) và thu nhập hộ năm 2008 (1%) Bảng 20: Tương quan giữa đời sống của hộ gia đình nơng dân hiện nay (sau khi tham gia vào Tổ hợp tác năm 2008 - 2009) và thu nhập hộ năm 2009 (%) Bảng 21: Mức chỉ tiêu cho các hoạt động trong gia đình/tháng (%)
Bảng 22: Tương quan giữa đời sống của hộ gia đình nơng dân trước khi tham gia vào Tổ hợp tác năm 2007 và tông số tiền chỉ tiêu/tháng (%)
Bảng 23: Tương quan giữa đời sông của hộ gia đình nơng dân hiện nay (sau
khi tham gia vào Tổ hợp tác năm 2008 — 2009) và tông số tiền chỉ tiêu/tháng
(%)
Bảng 24: Tương quan giữa đời sống của hộ gia đình nông dân trước khi tham gia vào Tổ hợp tác năm 2007 và việc tiếp cận dịch vụ xã hội (%)
Bảng 25: Tương quan giữa đời sống của hộ gia đình nơng dân hiện nay (sau khi tham gia vào Tổ hợp tác năm 2008, 2009) và việc tiếp cận dịch vụ xã hội (%)
Biểu đồ 1: Đời sống của hộ gia đình nơng dân trước và sau khi tham gia vào Tổ
hợp tác ;
Biểu đồ 2: Tương quan giữa đời sống của hộ gia đình nơng dân trước khi tham gia vào Tổ hợp tác năm 2007 và dân tộc
Biểu đồ 3: Tương quan giữa việc tiếp cận các dịch vụ xã hội và dân tộc
Biểu đồ 4: Tương quan giữa thu nhập hộ năm 2007 và việc trang trải cuộc sống Biếu đồ 5: Tương quan giữa thu nhập hộ năm 2009 và việc trang trải cuộc sống Biểu đồ 6: Trình độ học vấn của chủ hộ gia đình nơng thơn (%)
Trang 8PHAN MO DAU 1
PHAN MO DAU 1 XÁC ĐỊNH VÁN ĐÈ NGHIÊN CỨU
1.1 Lí do chọn đề tài
Ở Việt Nam, nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trị rất quan trọng trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước Trong hơn 30 năm qua, nông nghiệp, nông đân, nông thôn lại đi trước mở đường trong quá trình đổi mới, tạo điều kiện để đất nước vươn lên
Những năm qua, ngành nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển vượt bậc, giá trị và giá trị sản lượng nông nghiệp liên tục tăng, chủng loại cây trồng, vật nuôi đa đạng hơn, cơ cấu nông nghiệp chuyển địch theo hướng gia tăng sản phẩm đã qua chế biến, giảm cung cấp sản phẩm thơ, từ đó an ninh lương thực trong nước được đảm bảo, nhiều sản phẩm nông nghiệp trở thành những hàng hóa xuất khâu chủ đạo,
có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế như gạo, thủy hải sản, cà phê,
cao su Đời sống vật chất và tỉnh thần của đại bộ phận nông đân được cải thiện,
công bằng hơn trong tiếp cận các cơ hội phát triển Bộ mặt nông thôn có nhiều khởi
sắc theo hướng văn minh, hiện đại, hệ thông kết cầu hạ tầng cũng như mạng lưới
các tổ chức kinh tế hoạt động nông thôn ngày càng phát triển
Nông thôn Việt Nam đang ở thời điểm chuyển giao thế ký, thời điểm gồng mình để
thốt khỏi đói nghèo, lạc hậu 20% đân số nước ta ở thành thị, chiếm 40% thu nhập dân cư, 60% thu nhập còn lại đành cho 75% dân số nông thôn Khoảng cách
giàu nghèo giữa hai khu vực này là 3,7 lần
Song, cũng như các nước thực hiện q trình cơng nghiệp hóa, ở nước ta, quá trình này thường đi kèm những thay đổi không nhỏ về các mặt kinh tế-xã hội; và nông
nghiệp, nông dân, nông thôn thường bị thiệt thòi, chịu nhiều hy sinh Nông nghiệp,
nông dân, nông thôn vẫn là khu vực chậm phát triển nhất trong nền kinh tế Sản xuất nông nghiệp vẫn mang nặng tính chất của nền sản xuất nhỏ, manh mún, sử dụng không hiệu quả dẫn đến gây lãng phí các nguồn lực quý giá cho phát triển nông nghiệp Thu nhập của người nông dân tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn
Trang 9PHAN MO DAU 2
vùng đặc biệt khó khăn Nhiều hộ gia đình ở nơng thơn tuy đã thoát khỏi diện nghèo đói, nhưng thực tế thu nhập chỉ cao hơn mức chuẩn nghèo đói khơng đáng kể Người dân nông thôn khơng có nhiều cơ hội tiếp cận với các thành tựu của phát triển, các dịch vụ cơ bản như vệ sinh, môi trường, y tế, giáo dục cũng chưa được cung cấp đầy đủ Hệ thống hạ tầng nông thôn còn lạc hậu, chất lượng xuống cấp
nghiêm trọng HH
Sau một năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nước ta vẫn là một
nước nông nghiệp với 72% dan số là nông dân và đã đối mặt với những cơ hội và thách thức lớn Vào WTO thị trường xuất khâu nông sán được mở rộng Có 5 mặt hàng xuất khẩu lọt vào Câu lạc bộ I tỷ USD Đó là gạo, thủy sản, cà phê, cao su và đồ gỗ Kim ngạch xuất khâu 5 mặt hàng này chiếm 26% tổng kim ngạch xuất khâu của cả nước Đó là cơ hội lớn Tuy nhiên, thách thức cũng hết sức gay gắt Đó là sức cạnh tranh kém của các sản phẩm nông nghiệp của ta vì năng suất, chất lượng đều thấp Đời sống của người dân ở nông thôn chưa được cái thiện do tác động của giá cả tăng quá cao (giá cả, lạm phát tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp) Hệ quả là đời sống của đông đảo nông dân vẫn cịn nghèo.!I
Nơng thơn Việt Nam đang đổi mặt với những vấn đề trăn trở cần giải quyết:
° Sản xuất nông nghiệp dé thỏa mãn lương thực, thực phẩm cho gia tăng dân
số dẫn đến việc tăng sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, sử dụng nước và vấn đề thoái hóa đất đai
° Các vấn đề nước sạch, vệ sinh môi trường, sức khỏe cộng đồng ở nông thôn,
miễn núi, vùng sâu, vùng xa
° Các vấn đề giảm đói nghèo, cải thiện đời sống nông thôn, tăng đầu tư cho
các vùng nghèo, phát triển trang trại, tìm việc làm, cơng bằng xã hội
Chính phủ đã có những chương trình chiến lược quốc gia nhằm cải thiện đời sống của người nơng dân, xóa dần sự chênh lệch giữa nông thôn với thành thị
[1].http:/36kn.info/goc-chuyen-mon/sach-hay-nen-doc/nong-nghie| -dan-nong-thon-viet-nam-
hom-nay-va-mai-sau.html
Trang 10PHAN MO DAU 3
Trong những năm qua bộ mặt nông nghiệp nông thơn nước ta đã có sự thay da đổi thịt, thể hiện qua tý lệ số hộ nghèo giảm đáng kể, thu nhập của hộ nông dân không ngừng tăng lên, điều kiện sinh hoạt ngày càng được cải thiện
Nông nghiệp ngày càng có nhiều đóng góp tích cực hơn vào tiến trình phát triển,
hội nhập của kinh tế cả nước vào nền kinh tế toàn cầu Năm 1986, kim ngạch xuất
khẩu nông-lâm-thuỷ sản mới đạt 400 trigu USD Đến năm 2007 đã đạt tới 12 ty
USD, tang gap 30 lần Nhờ có những thảnh tựu, kết quả đó, nơng nghiệp khơng chỉ đã góp phần quan trọng vào việc én định chính trị-xã hội nông thôn và nâng cao đời sống nông dân trên phạm vi cả nước, mà nông nghiệp đã ngày cảng tạo ra nhiều hơn nữa những tiền đề vật chất cần thiết, góp phần tích cực vào sự đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và đây mạnh CNH, HĐH đất nước trong những năm qua
Đời sống vật chất, tỉnh thần của cư dân các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện; xố đói giảm nghèo đạt thành tựu to lớn Năm 2007, thu nhập bình quân đầu
người ở khu vực này tăng 2,7 lần so với năm 2000, đặc biệt là về cơ bản đã xố
được đói, tỷ lệ hộ nghèo hạ xuống còn 18%; thành tựu này được cộng đồng quốc tế
đánh giá cao Đồng thời, các công tác chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh, phổ cập
giáo dục, văn hố, thơng tin, thể thao cũng được quan tâm và đây mạnh hơn
Khi mà nền kinh tế, thị trường nước ta đang mở rộng , đất nước hội nhập với nền
sản xuất Công nghiệp, nông nghiệp phát triển đã tạo ra những ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người nông dân, đặc biệt là người nông dân các xã miền núi, vùng sâu vùng xa Do đó việc nghiên cứu tìm hiểu đời sống của người nông dân là thực sự cần thiết Qua đó, ta thấy được những tác động chính yêu nào đã và đang chỉ phối,
ảnh hướng lên đời sống người nông đân trong điều kiện như hiện nay Tại Tỉnh Đăk
Lăk ngày nay đã và đang hình thành những Tô hợp tác nông nghiệp phù hợp và có
nhiều tác động ảnh hưởng tới nông thôn Đăk Lăk, phần nào làm thay đổi điện mạo
nông thôn, thay đổi đời sống của các hộ gia đình nơng đân trong tỉnh Tuy nhiên,
Trang 11PHÁN MỞ ĐÀU 4
Đó là lý do mà tôi chọn đề tài Từn biểu đời sống của hộ gia đình nơng trong Tổ hợp tác “Liên kết thương mại công bằng CuDLiéM’Néng” tại dân xã CuDLiéM’Néng —- Huyện CưM'Gar — Tỉnh Đăk Lăk làm đề tài khóa luận tốt nghiệp
1.2 Câu hỏi nghiên cứu
Đời sống của hộ gia đình nơng dân trong Tổ hợp tác “Liên kết thương mại công bang CuDLiéM’Néng” tai xd CuDLiéM’Néng —- Huyện CưM°Gar — Tỉnh Đăk Lăk
như thế nào?
2 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1 MỤC TIỂU
2.1.1 Mục tiêu tổng quát
Tìm hiểu đời sống của hộ gia đình nơng dân trong Tổ hợp tác “Liên kết thương mại công bằng CưDLiêM"Nông” tại xã CưDLiêM'Nông - Huyện CuM’Gar — Tinh Dak Lak
2.1.2 Muc tiéu cụ thé
Mô tả đời sống của hộ gia dinh néng dan trong Té hop tac “Lién két thương mại công bang CuDLiéM’ Nong” tai xd CuDLigM’Néng - Huyén CuM’Gar — Tinh Dak Lak
+ Tổng quan đời sống của hộ gia đình nơng dân năm 2007
+ Đời sống của người hộ gia đình nông dân sau khi tham gia vào Tổ hợp tác “Liên kết thương mại công bằng CưDLiêM Nông” năm 2008 — 2009
e_ Đời sống kinh tế của hộ gia đình nơng dân (thu nhập) © Trinh độ học vẫn của các hộ gia định nông dân
©_ Mức sống gia đình (mức chi tiéu/thang) © Chất lượng cuộc sống gia đình
2.2NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để thực hiện mục tiêu đã đặt ra của đề tài thì nghiên cứu cần phải giải quyết những
nhiệm vụ sau:
Trang 12PHAN MO DAU 5
- _ Thu thập tài liệu có sẵn, những tài liệu liên quan đến dé tài nghiên cứu, thống
kê số liệu
-_ Nghiên cứu thực địa: thu thập những thông tin sơ cấp bằng phương pháp
phóng vấn sâu để tìm hiểu nhu cầu, nhận định của người nông dân tại xã
CưDliêMˆNông
- _ Xử lý thơng tin định tính đã thu thập được
- Phân tích, đánh giá đời sơng thu nhập của hộ gia đình nơng đân trong xã CuDLiéM’Nong - Huyén CuM’Gar —- Tỉnh Đăk Lắk trước và sau khi tham gia vào Tả hợp tác “Liên kết thương mại công bằng CrDLiêM?Nông”
3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu chỉ được thực hiện nghiên cứu tại xã CưDLiêM'Nông, huyện
CuM Gar, tinh Dak Lak, phân tích dựa trên những tài liệu sẵn có và bán hỏi phỏng vấn Tuy nhiên, vì số lượng mẫu nghiên cứu nhỏ nên không thẻ đại điện cho toàn bộ dân số
4 KHÁCH THẺ NGHIÊN CỨU VÀ ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4.1 Khách thể nghiên cứu
- Tổ hợp tác “Liên kết thương mại công bằng CưDLiêM ?Nông”
- Người nông dân lao động, sản xuất nhỏ là thành viên tham gia trong Tổ hợp
tác
-_ Số lượng: 192 thành viên Trong đó, nhóm cũng chọn ra ngẫu nhiên mười trường hợp đề phỏng vấn sâu Mỗi thôn, buôn là một trường hợp
(Lưu ý: Thảnh viên ở đây là là Hộ gia đình, 192 thành viên tức là 192 hộ gia đình là
thành viên của Tổ hợp tác.) 4.2 Đôi tượng nghiên cứu:
Các hộ gia đình nơng đân trong Tổ hợp tác “Liên kết thương mại công bằng
Trang 13PHAN MO DAU 6
5, Y NGHIA KHOA HOC VA THUC TIEN 5.1 Ý nghĩa khoa học
Đề tài sử dụng một số lý thuyết như lý thuyết cơ cầu chức năng, lý thuyết tương tác biểu tượng và lý thuyết hành động xã hội làm cơ sở lý luận cho dé tài Qua đó nhằm tìm hiểu đời sống của hộ gia đình nơng dân trong xã CưDLiêM ?Nông - Huyện CưM'Gar — Tỉnh Đăk Lăk trước và sau khi tham gia vào Tổ hợp tác “Liên kết thương mại công bằng CưDLiêM?Nơng” Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu có thê là những đữ liêu cần thiết, là cơ sở rút kinh nghiệm cho các lãnh đạo và các ban ngành xã CưDLiêM'Nông — huyện CưM' Gar có những giải pháp cụ thể, rõ rang, kha thi về việc giúp nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình nơng dân, nâng cao đời sống cho người dân, đưa người dân thoát khỏi cảnh nghẻo đói
Đằng thời, các kết quả nghiên cứu có thể mang lại một ý nghĩa nao đó giúp cho các cấp chính quyền khi xây dựng các chính sách, mục tiêu, phương hưởng phát triển nông nghiệp nông thôn cho vùng một cách đúng đắn và phù hợp với thực tế
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Khi mà nền kinh tế, thị trường nước ta đang mở rộng, đất nước hội nhập với nên sản xuất Công nghiệp, nông nghiệp phát triển đã tạo ra những ảnh hưởng không nhỏ
đến đời sống người đân, đặc biệt là người dân các xã miễn núi Do đó việc nghiên
cứu tìm hiểu đời sống của hộ gia đình nông dân trong xã CưDLiêM”Nông - Huyện CưM'Gar ~ Tỉnh Đăk Lăk là rất cần thiết Vì qua đó, ta thấy được những tác động
chính yếu nảo (tác động tích cực hay tiêu cực) đã và đang chỉ phối, ảnh hưởng lên
đời sống người dân xã này trong điều kiện như hiện nay
Tuy nhiên, vì điều kiện thời gian và kinh phí khơng cho phép, nên nghiên cứu cũng còn một số hạn chế vì tính đại diện của mẫu nghiên cứu, mật độ bao quát của các
yếu tố được lựa chọn nghiên cứu và một số khía cạnh sâu xa của vấn đề chỉ có thể
Trang 14PHAN MO ĐẦU 7
6 PHUONG PHAP CHON MAU VA PHUONG PHAP NGHIEN CUU THU
THAP THONG TIN
Cơ sở dữ liệu cho cuộc nghiên cứu được lấy từ cuộc khảo sát về đời sống của các
hộ gia đình nơng thôn tại Xã CưDLiêM "Nông — Huyện CưM' Gar - Tỉnh Đăk Lak
Địa bàn khảo sát:
Cuộc điều tra khảo sát được tiến hành trên 12 thôn, buôn thuộc Xã CưDLiêM ?Nơng, đó là các thơn: thôn 1, thôn 2, thôn 3, thôn 4, thôn 5, thôn 6, thôn Thân Thành và thôn Tân Lập; Các buôn: buôn Đrao, buôn Phơng, buôn Hinh,
buôn Brah
Số mẫu khảo sát:
Do giới hạn điều kiện nghiên cứu về thời gian và kinh phí cho một luận văn cử nhân Xã hội học, đề tài nghiên cứu chấp nhận mẫu khảo sát là 150 mẫu trên địa bàn khảo sát là Xã CưDLiêM'Nông - Huyện CuM’Gar - Tinh Dak Lak Tuy nhién, dé tai
nghiên cứu vẫn đám bảo số mẫu khảo sát được trải đều trên các thôn, buôn trong xã
Trang 15PHAN MO DAU 8
Phương thức thu thập số liệu là đùng bản câu hỏi phong van (Phiéu tham do ý kiến) Tổng số bản câu hỏi được phát ra là 180 bản hỏi và số bản câu hỏi thụ về đáp ứng
yêu cầu sử dụng được là 150 bản hỏi Các bước tiễn hành khảo sát:
Bước 1: Tác giả phối hợp cùng với cán bộ Tổ hợp tác đánh giá chung về hiện trạng nông thôn và thu nhập của các hộ nông dân — thành viên Tổ hợp tác trên địa bản xã
và chọn lọc ra các thôn buôn khảo sát để đảm bảo mẫu có tính đại diện
Bước 2: Tác giả cùng với Tổ trưởng Tổ hợp tác, các trưởng nhóm tiến hành phỏng
vấn thử mỗi thôn, buôn một hộ dé điều chỉnh bản hỏi cho phù hợp, đồng thời hướng dẫn và thống nhất cách thu thập thông tin bằng bản câu hỏi cho Tổ trưởng Tổ hợp
tác và các trưởng nhóm
Bước 3: Tác giá cùng với Tô trưởng Tế hợp tác và các trưởng nhóm tiễn hành khảo sát chính thức đợt l vào tháng 2/2010 và đợt 2 vào tháng 3/2010
Bước 4: Tác giả đọc và khảo sát lại toàn bộ bản câu hỏi thu thập được kiểm tra lại những thơng tin cịn thiểu, chưa rõ ràng, chọn lựa ra những bản câu hỏi đáp ứng yêu
cau
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính
- Phương pháp điều tra xã hội học - phỏng vẫn bằng bản câu hỏi hộ gia đình nông dân trên địa bàn xã CưDLiêÊM'Nông làm cơ sở đữ liệu cho dé tài nghiên cứu
- Phương pháp thống kê mô tả với phân tích tư liệu có được từ cuộc điều tra khảo
sát,
- Phương thức thu thập số liệu và dùng bán câu hỏi phỏng vấn Tổng số bản câu hỏi
phat ra la 180 ban và số bán câu hỏi thu về đáp ứng yêu cầu sử dụng là 150 ban 7 KET CAU CUA DE TAI NGHIEN CỨU
CHUONG I CO SO LY LUAN VA THUC TIEN NGHIEN CUU DE TAI Trong chương này sẽ trình bày các cơ sở lý luận của ngiền cứu đó là các ly thuyết
va quan điểm của các nhà Xã hội học để lý giải để tài; so sánh với các nghiên cứu đi
Trang 16PHAN MO DAU 9
Thực tế về đời sống của các hộ gia đình nông dân ở nông thôn ở trong nước cũng được đề cập đến trong nghiên cứu
Dựa trên cơ sở đó, một sô yếu tố nghiên cứu chính sẽ được lựa chọn để nghiên cứu, giải thích và đưa vào mơ hình nghiên cứu
Cơ sở đữ liệu có được từ cuộc khảo sát điều tra hộ gia đình nơng dân tại địa bàn xã
CưDLiêM Nông cũng được mô ta chi tiết về cách thức thực hiện cũng như những hạn chế của nó
CHƯƠNG II TINH HiINH DOI SONG KINH TE - XA HOI TAI TINH DAK
LAK VÀ XA CUDLIEM’NONG - THUC TRANG VA CAC YEU TO TAC DONG DEN DOI SONG CUA CAC HO GIA DINH NONG DAN TRONG TO
HOP TAC “LIEN KET THUONG MAI CONG BANG” TAI XA
CUDLIEM’NONG - TINH DAK LAK
Để có một cái nhìn tồn điện, trong chương này sẽ mô tả khái quát thực trạng nơng
nghiệp, nơng thơn và tình hình đời sống kinh tế xã hội của Tỉnh Đăk Lăk nói chung và xã CưDLiÊM'Nơng nói riêng qua một số chỉ tiêu thống kê từ nguồn dữ liệu thứ
cấp
Trong chương này, sẽ giới thiệu những phân tích thơng kê từ số liệu của cuộc khảo
sát điều tra đời sống của các hộ gia đình nơng dan x4 CuDLiéM’Néng tinh Dak
Lăk Qua phân tích thống kê phần nào làm rõ được thực trạng đời sống cũng như các yêu tổ đã và đang tác động lên đời sống của các hộ gia đình nơng dân trong xã hiện nay
CHUONG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIÊN NGHỊ VẺ VIỆC XÂY DUNG VA PHAT TRIEN MO HINH TO HOP TAC VA CAI THIEN DOI SONG HO
GIA DINH NONG DAN
Trong chương này sẽ đưa ra một số giải pháp về việc nâng cao đời sống cho các hộ gia đình nơng dân nông thôn
Trang 17CHUONG 1 CO SO LY LUAN VA THYUC TIEN 10
CHUONG I COSOLY LUAN VA THUC TIEN NGHIEN CUU DE
TAI
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1 CÁC KHÁI NIỆM
Đời sống của người dân: là nói đến cuộc sống của người dân tại một địa phương
nào đó và được đo dưới các chiều cạnh:
+ Trình độ học vấn của chủ hộ gia đình
+ Thu nhập lao động gia đình (gọi tắt là thu nhập hộ) trong từng năm
+ Mức sống (tức là nói đến mức chỉ tiêu, tiêu dùng cho các hoạt động thường ngày như ăn, uống, mặc, ở )
+ Chất lượng cuộc sống (tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa — xã hội )
- Thu nhập lao động gia đình (Thu nhập hộ) là tổng lợi nhuận và chỉ phí cơ hội của lao động gia đình tham gia vào quá trình sản xuất (Chi phí cơ hội là những loi ich mat di khi cọn phương án này mà không cọn phương án khác)
- Mức sống là một khái niệm, liên quan đến sự phát triển và thỏa man nhu cau
của xã hội nói chung và nhu cầu của con người nói riêng Hiện nay tồn tại rất nhiều định nghĩa về mức sống Nhìn chung, giữa các nhà nghiên cứu có hai cách tiếp cận
đối với khái niệm này Cách thứ nhất lây mức thỏa mãn nhu cầu của con người làm
cơ sở xem xét Cách thứ hai chọn tập hợp các điều kiện sống làm đối tượng nghiên cứu, trong đó bao gồm điều kiện xã hội, chính trị, mức sản xuất chung, môi trường V.V,
Đề đo lường mức sống có thẻ sử dụng một số thước đo như mức chỉ tiêu cho giáo dục, y tế, ăn uống ”I
- Chất lượng của cuộc sống là sự thỏa mãn của cá nhân hay sự hạnh phúc với cuộc sống ở một lĩnh vực mà con người cho là quan trọng
Chất lượng cuộc sống là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa các điều kiện xã hội,
sức khỏe, kinh tế và môi trường mà chúng ảnh hưởng tới sự phát triển của môi
Trang 18
CHƯƠNG 1 CO SO LY LUAN VA THUC TIEN II
trường và con người Chất lượng cuộc sơng phụ thuộc vào trình độ phát triển xã hội, mức thu nhập, môi trường sống, quan hệ xã hội
Chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình phụ thuộc trực tiếp vào việc làm én định, thu nhập trung bình đầu người, an sinh xã hội (học hành của con cái,
chăm sóc sức khỏe, an ninh khu vực .), việc tiếp cận các dịch vụ xã hội |“!
1.1.2 CAC LY THUYET VA QUAN DIEM
1.1.2.1 Li thuyết tương tac biéu tugng "*!
Theo Herbert Blumer (1969), mét trong những nhà tương tác biểu tượng chủ chốt
và là học trò của Mead, tương tác luận biểu tượng dựa trên ba luận đề
Thứ nhất, con người hành động trên cơ sở các ý nghĩa mà họ gán cho các đối tượng - và sự kiện hơn là hành động nhằm phản ứng lại với những kích thích bên ngồi như các động lực xã hội hay với những kích thích bên trong như các bản năng Do đó,
tương tác luận biểu tượng phủ nhận cả quyết định luận sinh học lẫn quyết định luận
mang tính thiết chế xã hội
Thứ hai, các y nghĩa nảy sinh từ quá trình tương tác hơn là có ngay từ khi bắt đầu và định hình hành động tương lai Các ý nghĩa được sáng tạo, cải biến, phát triển và
thay đổi trong các tình huống tương tác hơn là được cố định và xác định trước
Trong qua trình tương tác, chủ thé không tuân thủ một cách nô lệ các chuẩn mực được xác định trước cũng khơng máy móc thực hiện các vai trò được thiết lập chính
thức
Thứ ba, các ý nghĩa là kết quả của những thủ tục lý giải mà các chủ thẻ thực hiện trong bỗi cảnh tương tác Bằng việc đóng vai trị của người khác, chủ thẻ lý giải các ý nghĩa và ý định của người khác Bằng cơ chế "tự tương tác", các cá nhân biến cải
hoặc thay đối các xác định của họ về tinh huống, nhằm lại các chuỗi hành động thay
thể hay loại trừ nhau và cân nhắc những hậu quả khả dĩ Như vậy, các ý nghĩa chi đạo hành động nảy sinh trong quá trình tương tác thông qua một chuỗi những thủ tục lý giải phức tạp
[4] http://Awww.vocw.edu.vn/content/m1 1092/latest/
Trang 19CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN 12
Một số nhà tương tác luận cho rằng họ khác căn bản với những quan điểm hành
động xã hội khác Họ cho rằng cần phải nhìn xã hội như là một quá trình tương tác không ngừng bao gồm các chủ thẻ liên tục điều chỉnh và lý giải các tình huống với
nhau Như vây, hành động được xem như là sản phẩm của các yếu tế bên trên và thông qua con người Theo các nhà tương tác luận, con người lại được phác hoạ là
kẻ phản ứng thụ động với những câu trúc bên ngoài, hành động của họ bị định hình bởi những "nhu câu” của hệ thống, bởi các giá trị, chuẩn mực và vai trị với tính
cách là các phần tử của hệ thống
Tuy nhiên Blumer thì nhân mạnh rằng con người là những chủ thể tích cực, hành động trên cơ sở những ý nghĩa ma ho gán vào tương tác xã hội của họ Đây là quá trình xã hội trong đời sống nhóm, nó tạo ra và xác nhận các quy tắc, chứ không phải các quy tắc tạo ra và xác nhận đời sống nhóm
Lý thuyết tương tác biểu tượng cho rằng các cá nhân không thẻ sông riêng rẻ biệt lập với môi trường xung quanh mà phải sống trong mối quan hệ tương tác với môi trường xã hội, cộng đồng Mỗi cá nhân phải ln tự hồn thiện và phát triển thông qua việc tương tác qua lại với các cá nhân khác và các nhóm xã hội khác
Dựa vào lý thuyết tương tác biểu tưởng ta có thể lý giải việc các hộ gia đình nơng
dân tham gia vào Tế hợp tác “Liên kết thương mại công bằng CưDLiêM'Nông” là
để khẳng định những giá trị của chính bản thân họ và cũng là nhằm thỏa mãn những
nhu cầu của họ là cùng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các hộ gia đình khác về
những cách chăm sóc cây cà phê, sản xuất, cách chế biến va bao quan ca phé giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cà phê, đồng thời là cùng nhau hợp tác
bảo vệ quyền lợi của chính họ - những người nông dân san xuất nhỏ, tạo được thế
cạnh tranh trên thị trường, bảo đảm giá cả ca phê nhằm mục đích cuối cùng là để cải
thiện đời sống gia đình
1.12.2 — Lí thuyết hành động xã hội cúa Max Weber l“
Weber được xem là nhà xã hội học đầu tiên khởi xướng quan điểm hành động xã
hội Theo ông, đối tượng đích thực của xã hội học là hành động xã hội Ông nói:
"Xã hội học là một khoa học cỗ gắng hiểu theo kiểu diễn giải hành động xã hội để
[6] Tony Bilion, Kenvin Bonnett, Philip Jones, Michelle Stanworth, Ken Sheard va Andrew Websier -
Trang 20CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN 13
bằng cách đó đạt tới việc giải thích nhân quả về chuỗi hành động và tác động của nó Hành động là hành vi con người khi và chỉ trong chừng mực khi cá nhân đang hành động gắn một ý nghĩa chủ quan vào đó" (Bailey, 2003, tr 185)
Với Weber, hành động xã hội là hành động hướng đến những người khác có ý nghĩa và hướng đến cái mà chú thể gán cho một ý nghĩa chủ quan Ông cho rằng giải thích xã hội học đối với hành động phải bắt đầu bằng việc quan sát và lý giải trạng thái
tinh thần chủ quan Weber thừa nhận sự tồn tại của các phạm trù như giai cấp, đảng
phái, nhóm vị thế, quan liêu Nhưng tất cả những cái đó đều được tạo nên bởi những cá nhân đang thực hiện hành động xã hội
Theo quan niệm của Weber, một hành động xã hội là một hành động của một cá nhân mà có gắn một ý nghĩa vào hành động ấy, và cá nhân đó tính đến hành vi của
người khác, băng cách như vậy mà định hướng vào chuỗi hành động đó Một hành động mà một cá nhân khơng nghĩ về nó thì không thể là một hành động xã hội Mọi hành động khơng tính đến sự tồn tại và những phản ứng có thể có từ những người khác thì khơng phải là hành động xã hội Hành động không phải là kết quả của quá trình suy nghĩ có ý thức thì không phải là hành động xã hội
Weber cho rằng xã hội học cô gắng diễn giải hành động nhờ phương pháp luận về kiểu loại lý tưởng Ông thực hành phương pháp này để xây dựng một phân loại học
về hành động xã hội gồm bốn kiểu: kiểu hành động truyền thống được thực hiện bởi
vì nó vẫn được làm như thế từ xưa đến nay, kiểu hành động cảm tính bị dẫn đắt bởi
cảm xúc, kiểu hành động duy lý - giá trị hướng tới các giá trị tôi hậu, kiểu hành động duy lý - mục đích hay còn gọi là kiểu hành động mang tính cơng cụ
Theo Max Weber khi nghiên cứu về xã hội cần phải lưu ý đến một thực tế, bất cứ
một hoạt động riêng lẽ nào của cá nhân/ nhóm đều có tính đến hoạt động của các cá nhân / nhóm xã hội khác Wecber cho rằng các hành động xã hội, nhất là những hành
động xã hội lôi kéo số lớn người cùng hành động theo một cách tương tự cũng có
thể dẫn đến những biến đổi xã hội quy mô lớn Ngay cả khi liên quan đến các nhóm,
thiết chế, tổ chức, thì Weber vẫn cho rằng chúng liên quan đến một kiểu nhất định
Trang 21CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN 14
Weber nhân mạnh hành động luôn là hành vi của con người , có tính đến hành vì
của người khác Hành động kinh tế ln có mối liên quan đến quyền lực Weber cho rằng, nêu không coi kinh tế là nguồn tạo nên quyền lực chính trong xã hội thì sẽ làm
giảm ý nghĩa xã hội học của khái niệm hành động kinh tế
Theo Max Weber, con người thường hành động theo xu hướng:
+ Hành động mạng tính truyền thống: là lọai hình hành động tuân thủ những thỏi
quen, nghỉ lễ, phong tục, tập quá đã được truyền lại từ đời này qua đời khác Con người ta có thể hành động như một thói quen mang tính truyền thống Nghĩa là việc
các cá nhân hay các nhóm xã hội khi làm việc có thé bị chỉ phối bởi một số yếu tơ
truyền thống nào đó mà tại địa phương được cho là đúng, là hợp lý và được dé cao Những hành động của họ xuất phát từ những điều đã được học hỏi, được cho là
đúng là hợp lý thơng qua quả trình xã hội hóa
+ Hành đóng hợp muc đích - hành động duy lý-công cu: là hành động được thực hiện với sự cân nhắc, tính tóan, lựa chọn công cụ, phương tiện, mục đích sao cho có hiệu quả cao nhất Khi thực hiện một hành động, người ta thường hướng tới một
mục đích nào đó và cần phái quyết định xem sử dụng những phương thức nào để đạt được mục đích đỏ Trong xã hội hiện tại không phải bao giờ mục đích và phương tiện cùng thuận chiều với nhau mà có khơng ít trường hợp nghịch nhau Như vậy hoạt động của con người do nhiều yếu tổ tác động và tùy thuộc vào định hướng giá trị, mục đích của từng cá nhân
+ Hành động có tính định hướng giá trị - hành động dưy lý giá trị: Là loại hành
động mà khi tiến hành, con người thường suy nghĩ xem là hành động này hướng theo những thang bậc giá trị nào, hoặc bị những giá trị nào chỉ phối và hành động như thé nao dé có thể đem lại cho họ giá trị hay góp phân cũng cố, làm giàu một giá
trị nào đó hay không
Dựa vào lý thuyết hành động xã hội của Max Weber ta có thể lý giải hành vi của
các hộ gia đình nơng đân khi tham gia vào Tổ hợp tác “Liên kết thương mại công bằng CưDLiêM?Nông” Các hộ gia đình khi tham gia vào trong Tổ hợp tác ngoài
Trang 22CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN 15
được mơ hình sản xuất của Tổ hợp tác gần gũi và phù hợp với điều kiện sản xuất
của chính họ Tham gia vào Tổ hợp tác, bản thân họ cũng muốn khẳng định giá trị của bản thân mình, được đông đáo người dân tại cộng đồng đồng tình và cùng mục
đích hướng đến việc học hỏi cách làm kinh tế giỏi, học hỏi kinh nghiệm cũng như
phương pháp giúp nâng cao chất lượng và năng suất sản phẩm; đồng thời còn nhằm mục đích là cùng nhau nâng cao thu nhập, giúp cải thiện đời sống gia đình mình và cùng nhau vươn lên thoát nghèo
1.1.2.3Lý thuyết cơ cấu chức năng — Auquste Comte, Emile Durkheim, Talcott Parsons 71
Ly thuyét nay nhìn xã hội như một hệ thống hoàn chỉnh các quan hệ qua lại của các bộ phận, mỗi bộ phận có thể liên quan tới bộ phận khác
Lý thuyết cơ cấu chức năng xem xã hội như cơ thể con người gồm quan hệ giữa các tổ chức (cơ quan) khác nhau Mỗi tổ chức (cơ quan) thực hiện một vài chức năng của hệ thống chung, nó là mỗi quan hệ giữa cấu trúc và chức năng
Đại điện của thuyết chức năng :Áugutse come, Herbert Spence, Emily Durkhem, Parson,
Đề giải thích sự tồn tại và vận hành của xã hội cần phân tích cau tric - chức nang của nó tức là chỉ ra các thành phần cấu thành (cầu trúc) và các cơ chế hoạt động
(chức năng) của chúng Parsons đã đưa ra những lập luận từ những nghiên cứu của ông
Sự nghiệp nghiên cứu của Parsons có thể chia thành ba giai đoạn Giai đoạn đầu đánh đấu bằng cơng trình "The Structure of Social Action" (C4u trúc của hành động xã hội, 1937) Trong đó ơng cố gắng tổng hợp di sản của Weber, Durkheim và Vilữedo Pareto, đưa ra lý thuyết hành động xã hội tự giác Giai đoạn hai ông xây dựng lý thuyết chức năng cấu trúc, thể hiện trong "The Social System " (Hệ thống
xã hội , 1951) Giai đoạn ba Parsons đưa ra mơ hình điều khiển học về các hệ thống
xã hội và biến đổi xã hội với hai cơng trình: "Societies: Evolutionary Comparative Perspectives" (Các xã hội: những quan điểm so sánh tiễn hóa, 1966) và "The
System of Modern Societies" (Hé théng của các xã hội hiện đại 1971)
[7] Tony Bilion, Kenvin Bonnett, Philip Jones, Michelle Stanworth, Ken Sheard va Andrew Websier -
Trang 23CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN 16
* Khẳng định mối quan hệ biện chứng giữa cấu trúc và chức năng trong đó cấu trúc giữ vai trò quyết định
Trong lý thuyết hành động tông quát, parsons mượn quan điểm của Weber: Cốt lõi của mọi hành động xã hội là ý nghĩa, do đó dé hiểu được hành động phải hiểu được ý nghĩa gắn với hành động đó Mặt khác, Parsons cũng chấp nhận quan điểm của
Durkheim rằng có một trật tự đạo đức điều khiển xã hội Từ đó, parsons xây dựng khái niệm "khung tham chiếu hành động" cụ thê hóa hơn lập luận của Weber
Theo Parsons để hiểu hành động cần hiểu được bản chất chủ quan của hành động, tức là hiểu ý nghĩa của nó Nhưng tiếp đó phải tiến đến phân tích các mục tiêu và phương tiện xung quanh hành động, những điều này nảy sinh trong bối cảnh các giá trị và chuẩn mực hình thành một cách tập thé Day chính là khung tham chiếu hành
động, trong đó là sự định hướng mang tính chuẩn mực của con người định hướng
vào các niềm tin, giá trị, chuẩn mực Như vậy, nếu ý nghĩa là thành phần cơ bản của hành động trong quan niệm của Weber, thì đối với Parsons chính cái định hướng chuân mực nói trên mới là thành phần cơ bản của hành động
Khái niệm "khung tham chiếu hành động" giúp Parsons giải thích về trật tự xã hội: xã hội vận hành thông qua.hành động xã hội, hành động xã hội được cấu trúc hóa,
mang tính chn mực, bởi những giá trì hình thành một cách tập thé trong xã hội Con người là chủ thể, tìm kiếm việc tối đa hóa phần thưởng thông qua hành động Hành động nhằm đạt được mục đích đó được thiết chế hóa vào một cơ cầu các vị
thế và vai trò Theo Parsons hệ thống của hành động xã hội được phân ra thành 4
tiêu hệ thống phụ thược lẫn nhau và được xếp theo một thứ tự dựa trên tính phức tạp từ cao đến thấp:
+ Tiểu hệ thống văn hóa: sử dụng thông tin nhiều hơn năng lượng
+ Tiểu hệ thống xã hội: là tổ chức đoàn thể thông qua những giá trị con người hoạt động giống nhau
+ Tiểu hệ thống về nhân cách “ tâm lý”
Trang 24CHƯƠNG I1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VA THUC TIEN - 17
Do đó một hệ thống cao hơn có một sự kiểm soát trên những hệ thông thấp hơn
Mỗi hệ thống được biểu hiện qua 4 mặt khác nhau: giá trị chuẩn mục, tập thé, vai
tro Moi hệ thống dược xây dựng để đáp ứng 4 yêu cầu chức năng theo sơ đồ AGIL A: thích ứng với môi trường xung quanh
G: hướng đích: huy động các nguồn lực nhằm vào các mục đích đã được xác định
I: phối hợp các hoạt động để điều hòa và giải quyết những khác biệt, mâu
thuẫn >
L: duy trì những chuẩn mực lặn trong cách ứng xử để tạo ra su 6n định trật tự và động cơ cho hành động
Parsons đưa ra quan niệm "voluntarism", theo nghĩa như là những quá trình ra quyết định mang tính chủ quan của chủ thể, nhưng những quyết định này lại là kết quả của những câu trúc mang tính chuẩn mực cũng như của tình huống Như vậy, hành động chủ động bao gồm các yếu tô cơ bản sau đây:
- _ Chủ thể hành động là những cá nhân
- _ Các chủ thể theo đuổi các mục đích
- _ Chủ thể phát triển các phương tiện khác nhau dé dat mục đích
- Chủ thể đối mặt với những hoàn cảnh khác nhau, những hoàn cảnh gây tác
động đến việc lựa chọn mục đích và phương tiện
- Chủ thể bị điều khiển bởi các giá trị và chuẩn mực tác động đến việc lựa chọn mục đích và phương tiện
Từ lý luận hành động xã hội Parsons đi đến lý luận về hệ thống xã hội Chủ thể được định hướng vào các tình huống bởi động cơ và giá trị, gọi là các phương thức định hướng Có ba kiểu động cơ: nhận thức (nhu cầu thông tin) cảm xúc (cathectic, nhu cầu gắn kết mang tính cảm xúc), và lượng định (nhu cầu về sự đánh giá)
Tương tự là ba kiểu giá trị: nhận thức (lượng định theo chuẩn khách quan), tán
thưởng (lượng định theo chuẩn thắm mỹ), và đạo đức (lượng định theo sự đúng sai) Những phương thức định hướng khác nhau ở chủ thê tạo ra những kiểu hành động
Trang 25CHUONG 1 CO $86 LY LUAN VA THUC TIEN 18
ràng vào việc thực hiện mục tiêu một cách hiệu quả), biểu cảm (hành động nhằm
thoả mãn cảm xúc), và đạo đức (hành động liên quan đến việc thực hiện chuẩn mực về sự đúng sai)
Khi các chủ thể với những định hướng hành động nhất định tương tác với nhau, họ
sẽ tạo ra những thoá thuận và khuôn mẫu tương tác, dẫn đến sự thiết chế hóa Các
khuôn mẫu được thiết chế hóa, theo Parsons, chính là hệ thống xã hội Người ta có
thể mơ tả lý thuyết hành động thuyết bat đầu bằng một chủ thể, người đóng vai trị
(cá nhân hay một tập thể) Chủ thể có động cơ hành động dé đạt được một mục đích mà hệ thống văn hóa đã xác định Hành động tiền hành trong một tình huống gồm
các phương tiện (công cụ, nguồn lực) và điều kiện (trở ngại, câu thúc), chúng làm
cho tinh huéng mang tính không ổn định, không chắc chắn Mọi yếu tế trên chịu sự
điều chỉnh của các tiêu chuẩn mang tính chuẩn mực của hệ thông xã hội Chủ thể
không thể bỏ qua các quy tắc, chúng quy định các mục đích và cách mà chủ thể phải ứng xử, những kỷ vọng mang tính chuân mực phải được chủ thê đáp ứng, người đã
được gắn cho động cơ theo đuổi các mục đích Các chuẩn mực được nội tâm hóa,
nên chủ thể được tạo nên động cơ hành động một cách tương thích
Dựa vào lý thuyết cơ cầu chức năng ta có thể lý giải hành động của các cá nhân — hộ gia đình nơng dân khi tham gia vào Tổ hợp tác nông nghiệp Các hộ gia đình nơng dân tham gia vào Tổ hợp tác nhằm mục đích là được hỗ trợ về các phương
tiện để có thé giúp họ đạt được mục đích cuối cùng của mình là nâng cao thu nhập,
cải thiện đời sống gia đình, vươn lên thốt khỏi nghèo đói Thơng qua đó, bân thân
họ cịn được nâng cao về kiến thức, học hỏi thêm được kinh nghiệm trong sản xuất, được giao lưu học hỏi cùng các hộ gia đình khác và được bảo vệ quyền lợi của
chính họ Và khi cùng tham gia vào Tổ hợp tác, bản thân họ cùng nhau thỏa thuận hợp tác công bằng và bền vững, cùng nhau vì lợi ích chung của tập thể, cùng nhau
thực hiện các nguyên tắc, các giá trị được công nhân trong Tổ, không vi phạm và
cùng kiểm sốt hành động của chính mình Cùng nhau có gắng để đạt được mục
Trang 26CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN 19
sống gia đình, phát triển cộng đồng và cùng hỗ trợ nhau phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo
12 CƠ SỞ THỰC TIẾN: KÉT QUÁ KHẢO SÁT MỨC SONG HO GIA ĐỈNH NĂM 2008 CỦA TÔNG CỤC THÓNG KẼ.!I
Để đánh giá mức sông phục vụ hoạch định chính sách và lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, Tổng cục Thống kê (TCTK) đã tiến hành nhiều cuộc điều tra mức
sống hộ gia đình Đặc biệt từ năm 2002 đến 2010, TCTK tiến hành Khảo sát mức
sống hộ gia đỉnh (KSMS) Việt Nam 2 năm một lần vào những năm chãn nhằm theo
đối và giám sát một cách có hệ thông mức sống các tầng lớp dân cư Việt Nam; giám
sát, đánh giá việc thực hiện Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xố đói giảm
nghèo
I Khái quát về cuộc Khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2008
KSMS 2008 được triển khai trên phạm vi cả nước với quy mô mẫu 45.945 hộ
(36.756 hộ điều tra thu nhập 9.189 hộ điều tra thu nhập và chi tiêu) ở 3.063 xã/phường, đại diện cho cả nước, các vùng, khu vực thành thị, nông thôn và
tỉnh/thành phố Cuộc Khảo sát thu thập thông tin theo 2 kỳ trong năm 2008 bằng phương pháp điều tra viên phỏng van trực tiếp chủ hộ và cán bộ chủ chốt của xã có địa bàn khảo sát
Các số liệu thuộc các chuyên ngành thống kẽ khác được tổng hợp từ KSMS để làm rõ và phân tích sâu hơn về những nhân tổ ảnh hưởng đến mức sống,
II Kết quả nghiên cứu
1 Nhân khẩu:
Nhân khẩu bình quân 1 hộ chung cả nước năm 2008 là 4,12 người, giảm dần qua
các năm điều tra (năm 2002 là 4,44 người, năm 2004 là 4,36 người và năm 2006 là 4,24 người) Nhân khẩu bình quân một hộ gia đình thuộc khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị, của hộ gia đình nghèo cao hơn hộ giảu, vùng núi cao hơn
vùng đồng bằng Theo KSMS 2008, nhân khẩu bình quân I hộ ở nông thôn là 4,14
người, cao gấp 1,02 lần hộ ở thành thị và giảm so với năm trước (con số này năm
Trang 27
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÊN 20
2006 là 1,1 lần) Nhóm hộ nghèo nhất (nhóm 1) có số nhân khâu bình quân 1 hộ là
4,4 người, cao gap 1,2 lần so với nhóm hộ giàu nhất (nhóm 5)
Các hộ gia đình thuộc khu vực nơng thôn, các vùng nghèo hoặc thuộc nhóm hộ
nghèo thường có đơng con hơn nhưng lại ít lao động hơn các hộ gia đình khu vực thành thị, các vùng giàu và các hộ thuộc nhóm giàu Theo KSMS 2008 tý lệ người
từ 0-14 tuổi ở nông thôn cao hơn thành thị (24% so với 20,4%), ngược lại tỷ lệ
người từ 15-59 tuổi ở thành thị cao hơn nông thôn (68,4% so với 65,4%) Nhóm hộ nghèo nhất (nhóm I) có tỷ lệ người từ 0-14 tuổi cao là 31% trong khi nhóm hộ giàu
nhất (nhóm 5) chỉ chiếm 17% Ngược lại, số người trong nhóm 15-59 tuổi của nhóm 5 chiếm 72% trong khí nhóm I chỉ có 57%
2 Giáo dục:
Theo KSMS 2008 tỷ lệ biết chữ của dân số từ 10 tuổi trở lên đạt ở mức khá cao:
93,1%, bằng năm 2006 và tăng nhẹ so các năm trước (2002:92,1%; 2004:93%)
Tuy nhiên, tỷ lệ này cao hơn đáng kế ở nhóm hộ giàu nhất (98%) so với nhóm hộ nghèo nhất (85%); hộ thành thị (96%) so với hộ nông thôn (92%) và ở nam (96%) so với nữ (91%); vùng Đồng bằng sông Hồng đạt tỷ lệ cao nhất (96,7%), thấp nhất là vùng Tây Bắc (80,3%) và Tây Nguyên (88,7%) là các vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao và dân cư phân nhiều là dân tộc ít người
Ty lệ khơng có bằng cấp hoặc chưa bao giờ đến trường của dân số từ 15 tuổi trở lên
của nhóm hộ nghèo nhất là 36,7%, cao hơn 3.8 lần so với nhóm hộ giàu nhất; của
nữ giới là 26% so với 16% của nam giới
Chỉ tiêu cho giáo dục đào tạo trong chỉ tiêu cho đời sống đạt 6,2% Chỉ tiêu cho giáo dục bình quân một thành viên hộ đi hoc trong 12 thang qua tăng so với năm 2006 Trung bình các hộ gia đình phải chỉ 1,844 triệu đồng cho một thành viên đang
đi học, tăng 52% so với năm 2006
Trong cơ cầu chỉ cho giáo dục, khoản học phí (29%), học thêm (12,4%) và chỉ giáo
đục khác (25%) là các khoản chỉ chiếm ty trọng lớn Chi tiêu cho giáo dục, đảo tạo
Trang 28CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÊN 21
Chỉ tiêu cho giáo dục bình quân một người đi học trong năm của nhóm hộ giàu nhất
la 3,787 triệu đồng, cao hơn 5,4 lần so với nhóm hộ nghèo nhất; của hộ khơng có
đăng ký hộ khẩu tại nơi đang sinh sống cao gấp 2,4 lần so với những người có đăng ký hộ khẩu tai nơi dang sinh sống,
Tỷ lệ người được miễn giảm học phí hoặc các khoản đóng góp là 35,5%, tăng so
năm 2006 và tỷ lệ này tăng ở khu vực nông thôn, vùng Tây Bắc, Đơng Bắc và nhóm
hộ nghèo nhất
3 Y tế và,hăm sóc sức khoẻ
Theo KSMS 2008, có 52% thành viên hộ trả lời có bị m/bệnh/chấn thương trong
12 tháng qua, trong đó chỉ có 10,1% số người bị ốm/bệnh/chấn thương phải nằm
một chỗ và phải chăm sóc tại giường
So với năm 2006, tỷ lệ người trả lời bị ốm/bệnh/chân thương tăng nhẹ ở các vùng,
thành thị, nông thơn và các nhóm thu nhập Số người bị 6m/ bénh/chan thương có
khám chữa bệnh trong I2 tháng trước thời điểm phỏng vấn là 34,2%, trong đó 31%
có khám/chữa bệnh ngoại trú và 6,5% có khám chữa bệnh nội trủ So với năm 2006,
tỷ lệ khám/chữa bệnh của thành viên hộ gia đình giảm, trong đó tỷ lệ khám/chữa
bệnh ngoại trú giảm 1,6%, nhưng tỷ lệ khám chữa bệnh nội trú tăng nhẹ Nhóm hộ giàu nhất có tỷ lệ lượt người khám chữa bệnh cao hơn một chút so với nhóm hộ
nghèo nhất (35,4% so với 34,2)
Khi phải nhập viện người dân chủ yếu đã đến các bệnh viện nhà nước Tỷ lệ lượt
người khám chữa bệnh nội trú tại các bệnh viện nhà nước năm 2008 là 84,5%, tăng hơn năm 2006 (78%)
Tuy nhiên, so với người dân thành thị thì người dân nơng thơn có ít hơn cơ hội được
khám chữa bệnh tại các bệnh viện nhà nước, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng
kinh tế cịn nhiều khó khăn, các hộ nghèo Năm 2008 có 82% lượt người ở khu vực
nông thôn khám, chữa bệnh nội trú tại các bệnh viện nhà nước, trong khi tỷ lệ này ở
khu vực thành thị là 92%
Trang 29CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÊN 22
so 2006, ké ca ở nông thôn Đặc biệt đã có 72% số người thuộc nhóm hộ nghèo nhất
có thẻ bảo hiểm y tế hodc s6/thé kham chita bénh mién phi, trong khi nhóm hộ giàu
nhất chỉ có 66,5%
Tỷ lệ chỉ tiêu y tế, chăm sóc sức khoẻ trong tổng chỉ tiêu cho đời sống chung cả
nước đạt 6,4%
4 Việc làm và thu nhập 4.1 Việc làm:
Việc làm là yếu tố quan trọng nhất tác động trực tiếp đến mức sông của dân cư "_ thông qua vai trò tạo thu nhập cho hộ gia đình
- Nhóm hộ nghèo nhất có tỷ lệ dân số hoạt động kinh tế ở độ tuổi từ 15-19 cao hơn
nhóm hộ giàu nhất: 14% so với 3,8% năm 2008 Có tình trạng khác biệt này là do trẻ em nhóm hộ nghẻo ít được đi học mà phải sớm lao động kiểm sống hơn nhóm hộ giàu Tương tự có sự khác biệt tương đối lớn giữa thành thị và nông thôn Năm
2008, tỷ trọng dân số hoạt động kinh tế thuộc nhóm tuổi 15-19 ở thành thị là 4,5%
sơ với 10,93% ở nông thôn; năm 2002 con số này là 6,9% ở thành thị so với 14,3% ở
nông thôn
Cơ cấu ngành nghề sản xuất kinh doanh của hộ gia đình đã có những thay đổi tích
cực theo hướng phát triển thêm nhiều ngành nghề phi nông, lâm nghiệp, thủy sản
Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên làm công, làm thuê phi nông, lâm nghiệp, thuý sản năm 2008 đạt 30%, tăng so với các năm trước (năm 2002 là 22,3%, năm 2004 là
26,3%, nãm 2006 là 28,4%) Tuy nhiên hộ nghèo vẫn yếu thé hơn hộ giàu vì đa số
làm công việc thuần nơng có thu nhập thấp Hộ càng giầu càng có nhiều lao động làm công, làm thuê và tự làm phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản nên có thu nhập cao Tuy nhiên tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn và nhóm hộ nghèo vẫn tiếp tục xảy Tả
Số giờ làm việc trung bình năm 2008 ở khu vực thành thị nhiều hơn nông thôn 14
giờ (năm 2004 là 13 giờ, năm 2006 hơn 13 giờ) Số giờ làm việc trung bình năm
2008 của nhóm hộ giàu nhiều hơn nhóm nghẻo 16 giờ (năm 2004 là gần 15 giờ,
Trang 30CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN 23
lao động chưa cao nên muốn tăng thu nhập thì phải tăng số giờ làm việc Với thực
trạng chênh lệch khá lớn về số giờ lam việc cộng với chênh lệch về tiền cơng bình
qn giữa 2 khu vực thành thị - nông thôn và giữa người giàu và người nghèo sẽ dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo ngày càng gia tăng
4.2 Thu nhập
Trong năm 2008, thu nhập bình quân I người | thang chung cả nước theo giá hiện
hành đạt 995 nghìn đồng, tăng 56,4% so với năm 2006
Trong thời kỳz2006-2008 thu nhập bình quân 1 người 1 tháng theo giá hiện hành
tăng bình quân 25%, cao hơn mức tăng 16,6% mỗi năm của thời kỳ 2002-2004 và
mức tăng 14,6% mỗi năm của thời kỳ 2004-2006
Thu nhập của năm 2008 tăng là do đầu năm 2008 mức lương tối thiểu trong khu vực nhà nước tăng từ 450 nghìn đồng/tháng lên 540/tháng, lương của các loại hình doanh nghiệp cũng tăng, do đó tiền cơng ngồi xã hội cũng tăng cao; đồng thời sản xuất thời kỳ này tiếp tục tăng Năm 2008 sản xuất nông nghiệp được mùa có mức tăng ký lục, cao hơn năm 2006 và 2007 Đặc biệt sản lượng lúa tăng cao nhất trong
vòng 11 năm trở lại đây; giá nông sản, thuỷ sản khác như: thóc, cà phê, cao su, điều, lợn hơi, tôm, cá đều tăng khá so với 2006
Thu nhập ở khu vực thành thị và nông thôn đều tăng so năm 2006 Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng ở khu vực thành thị đạt 1.605 nghìn đồng: khu vực nông thôn
đạt 762 nghìn đồng Tuy nhiên, thu nhập của hộ gia đình thành thị cao hơn nông
thôn
Các hộ nghèo ở vùng Tây Nguyên và ở 6 tỉnh đặc biệt khó khăn miễn núi phía Bắc
do tác động của các chính sách của Nhà nước hỗ trợ đối với vùng nghèo, huyện
nghèo như giải quyết đất sản xuất cho đồng bào dân tộc tại chỗ, Nhà nước cấp nhà ở, cấp vật liệu làm nhà, cấp giống, phan bon, bao cấp về y tế, giáo dục do đó thu nhập của hộ cũng tăng khả
§ Chỉ tiêu
Trang 31CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN 24
24.5% Chỉ tiêu cho đời sống đạt 705 nghìn đồng, tăng 53,1% so với năm 2006, bình quân mỗi năm tăng 23.7%, cao hơn các năm trước (thời kỳ 2002-2004 là
15,6%, thời kỳ 2004-2006 là 13,1% một năm)
Năm 2008 chỉ tiêu cho đời sống bình quân đầu người 1 tháng khu vực nơng thơn đạt 548 nghìn đồng, tăng 52,8% so với năm 2006;
So năm 2006 chỉ tiêu cho đời sống của nhóm hộ nghèo nhất tăng 63,1% (cao hơn
mức tăng 30,1% của thời kỳ 2002-2004 và 26,3% thời kỳ 2004-2006); nhóm hộ giàu nhất tăng 51,7% (thời kỳ 2002-2004 là 30,4%, thời kỳ 2004-2006 là 28,3%)
Chỉ tiêu đời sống của nhóm hộ giàu nhất cao gấp 4,2 lần nhóm hộ nghèo nhất (hệ số này năm 2006, 2004 và 2002 đều là 4,5 lần)
Tỷ trọng chỉ ăn uống trong chỉ tiêu đời sống là một chỉ tiêu đánh giá mức sống cao hay thấp Tỷ trọng này cảng cao thì mức sống càng thấp và ngược lại Việt Nam là một nước còn nghèo nên tỷ trọng này còn cao, nhưng đã có xu hướng giảm rõ rệt từ
năm 2002 đến năm 2006; năm 2008 lại có xu hướng tăng nhưng không đáng kê Chi
ăn uống trong chỉ tiêu đời sống từ 57% năm 2002 giảm xuống 53% năm 2008 Nguyên nhân do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá tiêu dùng tăng cao so các năm trước, người đân có ý thức tiết kiệm một phần mua sắm đồ dùng để tập trung cho ăn uống
6 Nhà ở, điện nước, phương tiện vệ sinh và đồ dùng lâu bền
Theo KSMS 2008, đời sống của các tầng lớp dân cư trong những năm gần đây được cải thiện rõ rệt, thế hiện qua điều kiện nhà ở Tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố tăng từ
12,7% năm 2002 lên 27,8% năm 2008; tý lệ hộ có nhà tam và nhà khác giảm nhanh,
từ 24,6% năm 2002 xuống còn 13,1% năm 2008
Ty lệ hộ có điện lưới thấp sáng tăng từ 86,5% năm 2002 lên 97% năm 2008, trong
đó khu vực nông thôn tăng khá, từ 83% lên 97% Số hộ thuộc nhóm nghèo sử dụng điện tăng từ 72 năm 2002 lên 93% nam 2008
Tỷ lệ hộ có đồ dùng lâu bền tăng từ 96,9% năm 2002 lên 99% năm 2008 Hầu hết
Trang 32CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÊN - 25
thị vẫn cao hơn nhiều so với hộ ở nơng thơn, ví dụ 79% số hộ thành thị có xe máy
trong khi chỉ có 59% số hộ nơng thơn có xe máy; tương ứng 67% và 21% đối với
điện thoại; 63% và 19% đối với tủ lạnh; 94% và 84% đối với máy thu hình màu; 27% và 5% đỗi với máy vi tinh
Sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh và vệ sinh mơi trường có tiến bộ đáng kẻ Tý lệ hộ dùng nguồn nước hợp vệ sinh cho ăn uống tăng từ 78,1% năm 2002 lên 92% năm 2008 trong đó tỷ lệ hộ dùng nước máy tăng từ 17,6% lên 26% Tý lệ hộ dùng nước
giếng đất, nước sông, hề, ao giảm từ 18,6% năm 2002 xuống còn 7,3% năm 2008 Tỷ lệ hộ có hỗ xí tự hoại và bán tự hoại từ 25,5% năm 2002 tăng lên 41% năm
2008 trong đó khu vực nông thôn từ 10.8% tăng lên 26% Xử lý rác thải của hộ có
tiến bộ rõ rệt Số hộ vứt rác thải ở khu vực gần nhà hoặc xuống ao, hỗ, sông, suối đã
giảm từ 52.8% năm 2002 xuống còn 25% năm 2008 7 Giảm nghèo
7.1 Kết quả giảm nghèo
Tỷ lệ hộ nghèo cá nước năm 2008 là 13.4%, tiếp tục giám so 2006 (15,5%) và 2004 (18,1%) Tý lệ hộ nghèo của thành thị, nông thôn và các vùng năm 2008 đều giảm So với các năm trước
Ty lệ hộ nghèo này (được gọi là tỷ lệ nghèo thu nhập) được tính dựa vào số liệu thu
nhập bình quân đầu người I tháng của hộ trong KSMS và chuẩn nghèo mới của Chính phú cho giai đoạn 2006-2010 (200 nghìn đồng cho khu vực nơng thơn và 260 nghìn đồng cho khu vực thành thị), được cập nhật theo biến động giá của các năm
tương ứng Chuẩn nghèo (sau khi được cập nhật giá) sử dụng để tính tỷ lệ nghèo cho các năm như sau:
Năm Thành thị Nông thôn
2004 218.000 (dong) 168.000 (dong) 2006 260.000 (dong) 200.000 (dong) 2008 370.000 (đông) 290.000 (dong)
Tỷ lệ nghèo tính theo chỉ tiêu cũng có xu hướng giảm như tỷ lệ hộ nghẻo tính theo
Trang 33CHUGNG 1 CO SO LY LUAN VA THUC TIEN 26
Theo KSMS 2008, ba chính sách có tỷ lệ hộ nghèo được hưởng lợi cao nhất và tăng hơn năm 2006 là miễn giảm chỉ phí khám chữa bệnh cho người nghèo (84% năm 2008 so với 81% năm 2006), miễn giảm học phí cho người nghèo (51% năm 2008
so với 50% năm 2008) và tín dụng ưu đãi với người nghèo (46,4% năm 2008 so với
40% năm 2006)
Chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư ở vùng Đông Bắc và Tây Bắc có tỷ lệ hộ nghèo được hưởng lợi cao nhất cả nước và cách xa các vùng khác (Tây Bắc 52% va Dong Bắc 36%) Hai vùng có tỷ lệ hộ nghèo được hưởng lợi từ chính sách giúp đỡ nhà ở, đất ở cao nhất là Tây Bắc (26%) và Duyên hái Nam Trung Bộ
(17%) Hai vùng có tý lệ hộ dân tộc thiểu số được hưởng lợi từ cấp đất sản xuất cao
hơn các vùng khác là Tây Bắc (15%) và Duyên hải Nam Trung Bộ (11%) Đối với chính sách nước sạch cho người nghèo, Tây Bắc có tý lệ hộ nghèo được hướng lợi cao nhất (32%) trong khi các vùng còn lại tỷ lệ này trong khoảng 5-l8%
Có 87% số hộ tự đánh giá cuộc sống của gia đình năm 2008 được cải thiện hơn so với 5 năm trước, 8% như cũ và 5% giảm sút, trong đó tỷ lệ hộ tự đánh giá có cuộc sống được cải thiện hơn nhiều ở nông thôn cao hơn thảnh thị (44% so với 359%), các vùng nghèo như Tây Bắc, Tây Nguyên cao hơn các vùng khác Một trong những
nguyên nhân cuộc sông như cũ hoặc giảm sút chủ yếu là do hộ có người ốm, đặc biệt là ở nông thôn hoặc loại hộ làm công việc thuần nông
Trong giai đoạn 2006-2008, có gần 40% số hộ gia đình có vay hoặc cịn nợ tiền,
hàng hóa trong năm, trong đó những hộ ở thành thị hoặc thuộc nhóm thu nhập càng cao có tỷ lệ vay/nợ càng thấp Năm 2008, nguồn vay của các hộ gia đình ở tất cả các khu vực, vùng miễn trong cả nước đều có xu hướng tập trung ngày cảng nhiều vào ba nguồn chính: Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn (36%), họ hàng
bạn bè (26%) và Ngân hàng Chính sách xã hội (29%) Tỷ lệ hộ vay từ người cho
vay cá thể có xu hướng giảm từ 1 đến 4 điểm phan trăm so 2004 ở cả thành thị nông thôn, các vùng và các nhóm thu nhập
Trang 34CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÊN 27
Ngân hàng Nông nhiệp và phát triển nông thôn (19%) và họ hàng bạn bè (26%)
Vẫn còn khoảng 10% số hộ nghèo phải vay từ người cho vay cá thể
8 Các đặc điểm của xã
Để đánh giá tác động của cộng đồng đến đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh
của dân cư ở khu vực nông thôn, KSMS 2008 đã thu thập thông tin của gần 2.300
xã ở khu vực nông thôn trên phạm vi cá nước Các thông tin được thu thập từ cấp thôn và xã bao gồm: đặc điểm tình hình chung của xã, cơ hội việc làm phi nông nghiệp, tình hình sản xuất nơng nghiệp của xã, cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, tín
dụng và tiết kiệm
Theo đánh giá của cán bộ chủ chốt của xã thì năm 2008 có 99,1% số xã điều tra có mức sông khá lên so với 5 năm trước Con số này năm 2006, năm 2004 và 2002 lần lượt là 99%, 98,7% và 97,7%,
Mức sống của dân cư trong xã năm 2008 được cải thiện trước tiên là đo những thay đổi về thu nhập từ nông nghiệp (87% số xã) Điều này cũng để hiểu vì nguồn thu nhập chủ yếu của dân cư trong các xã điều tra năm 2008 vẫn từ nông nghiệp (97,2% số xã), trong đó Tây Bắc và Tây Nguyên là 2 vùng có 100% số xã điều tra có nguồn thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp đồng thời năng suất các loại cây trồng ở hầu hết
các xã đều tăng do thay đổi kỹ thuật canh tác, điện tích đất nơng nghiệp được tưới
tiêu của hầu hết các xã tăng qua các năm, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cũng thuận
tiện hơn
Nguyên nhân khác làm cho mức sống của dân cư trong xã năm 2008 được cải thiện là do những thay đổi thu nhập từ hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp của hộ
(65% số xã), cơ sở hạ tầng của xã (54% số xã) và việc làm lúc nông nhàn (38% số xã)
Cơ hội việc làm phi nông nghiệp cho người đân ở các xã ngày càng nhiễu Tỷ lệ xã
có các cơ sở sản xuất kinh đoanh, dịch vụ, làng nghề nằm trên địa bàn xã hoặc ở
gần xã ngày càng tăng: 50% năm 2004, 52% năm 2006 và 57,2% năm 2008 Tý lệ
Trang 35CHƯƠNG I1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÊN 28
không nằm trên địa bàn xã có thu hút lao động của xã là 88% nam 2004; 89% năm 2006 và 90% năm 2008
Trong vòng 3 năm kể từ năm 2008 trở về trước có 80% số xã có dự án/chương trình
của Chính phủ hoặc của các tổ chức khác đầu tư vào các lĩnh vực nhằm nâng cao mức sống của người dân: xố đói giảm nghèo (72% số xã), phát triển kinh tế và kết câu hạ tầng (70% số xã), tạo việc làm (34% số xã), văn hoá giáo dục (31% số xã),
môi trrờng, nước sạch (26% số xâ)
Kết cầu hạ tầng của xã và thôn ngày càng được cải thiện Năm 2008 có 97% số xã có đường ô tô đến UBND xã, 99% xã có điện, 98% xã có điện lưới quốc gia, gần
90% xã có bưu điện văn hoá xã, 43% xã có nhà văn hố xã, 80% xã có trạm truyền
thanh xã và 63% xã có chợ xã/liên xã Hầu hết các xã đều có trường tiêu học (99% số xã) và trường trung học cơ sở (92% số xã)
Phương tiện đi học của học sinh tiểu học đã được cải thiện đáng kể Năm 2008 có 52% số trường tiêu học có học sinh đi học chủ yếu bằng xe đạp và 44% là đi bộ Tình trạng bỏ học của học sinh tiểu học ở các xã khu vực nông thôn ngày càng giảm Năm 2003, tỷ lệ xã có ít nhất 1 trường hợp học sinh tiểu học bỏ học là 44%,
năm 2005 là 37% và tỷ lệ này năm 2007 là 39% Nguyên nhân chủ yêu dẫn đến việc bỏ học của học sinh tiểu học ở khu vực nông thôn vẫn là kinh tế khó khăn (62%), bố
mẹ không quan tâm đến học hành của con cái (59%) và trẻ em khơng có khá năng học hoặc khơng thích đi học (59%)
Theo KSMS 2008 có 99% số xã có trạm y tế xã, 50% số xã có bác sỹ tư, 59% số xã có y sỹ tư nhân, 51% số xã có y tá tư nhân và 64% số xã có cửa hàng dược phẩm tư nhân Các tỷ lệ này đều tăng so năm 2006 Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cứu Long là 2 vùng có tỷ lệ xã có trạm y tế xã thấp, khoảng 97%- 98%
Bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, các xã ở khu vực nơng thơn cịn phải đối mặt
với các tệ nạn xã hội như: rượu chè bê tha (45% số xã), trộm cắp (49% số xã), cờ bạc (42% số xã), ma tuý (28% số xã) Có 47% số xã có ít nhất 1 trường hợp nghiện
Trang 36CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÊN 29
9 Nhận xét chung
Năm 2008, kính tế xã hội nước ta gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tồn cầu, giá cả tăng cao ở hầu hết các mặt hàng, thiên tai dịch bệnh
liên tiếp xảy ra trên phạm “vi cả nước gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống dân
cư Nhưng nhờ sự chỉ đao kịp thời của Đáng và Chính phủ, sự nỗ lực cô gắng của
các cấp các ngành và của toàn thể nhân dân, nên kinh tế xã hội nước ta đã từng bước vượt qua khó khăn, kinh tế có bước tăng trưởng khá Thu nhập năm 2008 của dân cư tiếp tục tăng, tỷ lệ hộ nghèo giảm, đời sống của các tầng lớp dân cư tiếp tục
én định Đặc biệt, do tác động của các chính sách đầu tư, các chính sách xã hội cho
các vùng nghèo, huyện nghèo và người nghèo nên thu nhập và đời sống của vùng nông thôn, vùng xa, vùng nghèo và người nghèo đều ỗn định và phát triển
Tuy nhiên mức sống vẫn có sự cách biệt xa giữa thành thị nơng thơn, giữa nhóm dân cư giảu và nghèo, giữa một số vùng, đặc biệt vùng Tây Bắc, Tây Nguyên cịn khó khăn nhất so với các vùng khác Đây là vấn đề đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải tiếp tục quan tâm giải quyết
1.3 MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIÁ THUYÉT NGHIÊN CỨU
1.3.1 Mơ hình nghiên cứu
ĐỜI SÓNG KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TÍNH ĐĂK LĂK VÀ Ở XA CUDLIEM’NONG Ỷ
ĐỜI SÓNG CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH NƠNG DÂN
os
TRINH BO THU MUC SONG (MUC CHI CHAT LUQNG HOC VAN NHAP TIEU TUNG THANG) CUOC SONG
GIAI PHAP VA
Trang 37CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN 30
Mơ hình nghiên cứu được trình bày ở trên nhằm phân tích tình hình đời sống kinh tế - xã hội tại địa phương cũng như là những điều kiện thuận lợi và khó khăn phát triển nâng cao đời sống tại địa phương đồng thời phân tích đời sống của các hộ gia đình nông dân trong xã CưDkiêM Mông Các yếu tổ được sử dụng phân tích để đo lường đời sống của các hộ gia đình nơng dân là trình độ học vấn của chủ hộ, thu nhập, mức sống (mức chỉ tiêu từng tháng), chất lượng cuộc sống (việc tiếp cận các dịch vụ giáo dục, y tế, xã hội ); thu nhập tăng thì đời sống được cải thiện tốt hơn,
mức sống cũng tốt hơn và chất lượng cuộc sống được đảm bảo hơn Đằng thời qua mô hình nghiên cứu, phân tích ta sẽ thấy được những thành quả đạt được, những thuận lợi cũng như những yếu tố làm hạn chế đời sống của các hộ gia đình nơng dân Từ đó đề ra các hướng giải pháp và kiến nghị giúp nâng cao đời sống cho hộ
gia đình nơng dân, và đề ra hướng nghiên cứu sau này
Vấn để quan tâm trong đề tài nghiên cứu là đời sống của các hộ gia đình nơng dân trong xã CưDLiêM'Nông sau khi tham gia vào Tế hợp tác “Liên kết thương mại
công bằng CưDLiêM?Nông” Đo lường đời sống của hộ gia đình nói chung có thé dùng các thước đo: Trình độ học vấn của chủ hộ, thu nhập của hộ gia đình nơng dân trong năm, mức chi tiêu hàng tháng của hộ gia đình nơng dân, việc tiếp cận các dịch
vụ xã hội (y tế, giáo dục )
Xã CưDLiêM "Nông là một xã thuộc huyện CuM’Gar, tinh DakLak, cé địa hình
tương đối phức tạp, phân bố dân cư không đều bao gồm tổng số 14 thôn, buôn với
tông diện tích tự nhiên 6.126 ha gồm có tổng sé gần 3.500 ha cây công nghiệp dài
ngày, trong đó có 129 ha cây cao su và diện tích cây cà phê có 3.359 ha Xã CưDLiêM Nơng có tổng số 2.298 hộ gia đình với 10231 nhân khâu, trong đó hộ gia đình đân tộc thiểu số là 688 hộ với 3.739 nhân khâu
Điều này cho thấy sẽ có nhiều nhiều hộ gia đình đơng con, đời sống sẽ gặp nhiều khó khăn, đồng thời qua quan sát và nhận định ban đầu và nhất là qua cuộc khảo sát
một số hộ gia đình nơng dân cho thấy trình độ học vấn cũng có ảnh hưởng tới đời
Trang 38CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ-THỰC TIÊN 31
định tới đời sống gia đình; mức thu nhập thường thấp không đủ chỉ tiêu trong gia
đình nên việc tiếp cận với các dịch vụ y tế, giáo dục là hết sức khó khăn
Ngồi ra, qua quan sát và khảo sát phỏng vấn một số hộ gia đình nơng dân cịn cho thấy những hộ có mức thu nhập cao thường thì mức sống, chỉ tiêu trong gia đình cao hơn những hộ có thu nhập thấp, đồng thời việc tiếp cận với các dịch vụ y tế,
giáo dục tốt hơn các hộ có thu nhập thấp
Cụ thể đời sống của các hộ gia đình và các yếu tố ảnh hưởng được xác định như
sau:
Biến phụ thuộc — Đời sống của hộ gia đình nông dân: Đời sống gia đình của các hộ gia đỉnh nơng dân ở đây có hai khía cạnh là trước khi tham gia vào Tổ hợp tác
(năm 2007) và sau khi tham gia vào Tổ hợp tác (năm 2008 — 2009) Vì vậy biến phụ thuộc này có thê xem là hai biến phụ thuộc để có thể so sánh sự thay đổi về đời
sống của các hộ gia đình nông dân
Biến độc lập — Các yếu tô ảnh hưởng đến đời sống của hộ gia đình nơng dân là:
1 Trình độ học vấn: Trinh độ học vấn ở đây là nói đến trình độ học vấn của chú hộ gia đình Trình độ học vấn của chủ hộ như thế nào, cao hay thấp thi có ảnh
hưởng tới đời sống gia đình hộ nơng dân hay khơng Trình độ học vấn ở mức nao, có tương ứng với đời sống của gia đình hay khơng
Biến trình độ học vẫn được chọn đưa vào nghiên cứu để tìm hiểu xem có ảnh hưởng
đến đời sống gia đình hộ hay khơng, trình độ học vấn của chủ hộ gia đình cao thì đời sống gia đình hộ có cao hay khơng, khó khăn hay khơng
2 Thu nhập hộ gia đình nơng dân: Mức thu nhập như thế nào, cao hay thấp thì có ảnh hưởng tới đời sống gia đình hay không, và đời sống của các hộ gia đình thuộc dạng nào ứng với từng mức thu nhập của hộ
Biến thu nhập hộ gia đình được chọn đưa vào nghiên cứu để tìm hiểu xem có ảnh
hưởng đến đời sống gia đình hộ hay không, thu nhập hộ cao thì đời sống gia đình hộ
có cao hay khơng, khó khăn hay khơng
Trang 39CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÊN 32
đời sống của hộ gia đình nơng dân Mức chỉ tiêu nhiều hay ít sẽ cho thấy được gia đình có đời sống cao hay thấp, trung bình hay khá, khó khăn hay khơng
Mức chỉ tiêu càng nhiều, càng cao thì đời sống của hộ gia đình có bị ảnh hưởng khơng, có khó khăn hay không
- Mức chỉ tiêu hàng tháng cho ăn uống
- Mức chỉ tiêu hàng tháng cho con cái đi học (giáo dục)
- Mức chỉ tiêu hàng tháng cho các địch vụ khác như y tế (khám chữa bệnh), điện nước
4 Việc tiếp cận các dịch vụ xã hội của hộ gia đình nông dân: Chất lượng cuộc sống của hộ nông dân cao hay thấp thể hiện ở việc tiếp cận các dich vu dé dang hay khó, nhiều hay ít thì cũng thể hiện là đời sông của hộ cũng tương ứng với mà người dân lựa chọn dịch vụ (Việc tiếp cận với dịch vụ giáo dục; Việc tiếp cận với dịch vụ y tế; Việc tiếp cận với dich vụ khác )
Và từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp giúp cải thiện đời sống cho các hộ gia đình nơng dân
1.3.2 Các giả thuyết nghiên cứu
1.3.2.1 Các giả thiết
- Giả thuyết 1: Có sự khác biệt về đời sống của người dân tộc Ê đê và dân tộc Kinh trước và sau khi tham gia vào Tổ hợp tác “Liên kết thương mại công bằng”
- Giả thuyết 2: Có sự khác biệt giữa người dân tộc Kinh và người dân tộc Ê đê về việc tiếp cận các dịch vụ xã hội
- Giả thuyết 3: Đời sống của hộ gia đình nơng dân bị tác động bởi nhiều yếu tố như trình độ học vấn, thu nhập, mức chỉ tiêu, việc tiếp cận các dịch vụ xã hội Các yếu tổ này có mối tương quan thuận chiều với đời sống của hộ gia đình nông dân
- Giả thuyết 4: Phải chăng khoảng cách giàu nghèo ở nông thôn ngày cảng giãn ra, cơ hội cho những người nghèo có thu nhập thấp tiếp cận với các dịch vụ xã hội ngày càng khó khăn hơn
Trang 40CHƯƠNG I1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN 33
- Trình độ học vấn
- Thu nhập của hộ gia đình
- Mức chỉ tiêu hằng tháng trong gia đình
- Việc tiếp cận các dịch vụ xã hội: giáo duc, y té TÓM TẮT CHƯƠNG I
Đời sống của các hộ gia đình là một trong số những chỉ tiêu để đánh gia mức độ nghèo đói của các hộ gia đình nói riêng và của các vùng miền trong ca nước nói chung Để đánh gia đời sống của các hộ gia đình có thể dùng các thước đo như: Trình độ học vấn, thu nhập hộ gia đình, mức chỉ tiêu hang tháng trong gia đình và
việc tiếp cận các dịch vụ xã hội của hộ gia đình (tiếp cận các dịch vụ giáo dục, y tế,
văn hóa — xã hội )
Các lý thuyết và quan điểm của các nhà xã hội học cho thấy:
Những yếu tố tác động đến đời sống của các hộ gia đình nơng dân và những lợi ích mả các hộ gia đình có được khi cùng nhau tham gia vào Tế hợp tác sản xuất và đảm bảo được việc quản lý sản xuất của mình, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống gia đình
Mức sống là một yếu tổ rất quan trọng có thể xác định đời sơng của hộ gia đình là thuộc diện nghèo, khó khăn hay không Mức sống ở đây cụ thé la thé hiện ở việc chỉ
tiêu cho các hoạt động, sinh hoạt trong gia đình như chỉ tiêu cho ăn uống, chỉ tiêu
cho giáo dục và chăm sóc sức khỏe
Chất lượng cuộc sống cũng là một yếu tố giúp đánh giá và xác định đời sống của hộ gia đình đang ở mức nào, thuộc diện nghèo hay không Chất lượng cuộc sống thé
hiện ở việc tiếp cận với các dịch vụ xã hội như với giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe, các dịch vụ văn hóa xã hội khác như phương tiện đi lại, truyền hình
Như vậy đời sống của các hộ gia đình nơng dân nông thôn phụ thuộc vào các yếu tổ như: trình độ học vấn, thu nhập hộ gia đình, mức chỉ tiêu trong gia đình hang tháng
và việc tiếp cận các dịch vụ xã hội Đây là cơ sở cho việc lựa chọn các yếu tổ