Các trạm biến áp, trạm phân phối, đường dây tải điện cùng với nhà máy phát điện làm thành một hệ thống phát và truyền tải điện năng thống nhất.. Nhơn Trạch và các đường dây đấu nối nhằm
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vào tháng 7 năm 2010 tại công ty Tư vấn và thiết kế điện 2 (PECC2) thuộc tổng công ty điện lực Việt Nam EVN em đã có cơ hội nhận được sự hướng dẫn và làm quen với công việc thiết kế nhà máy điện cũng như trạm biến áp Đó là động
cơ để em thực hiện đồ án tốt nghiệp kỹ sư ngành Công nghiệp tại đh Mở TPHCM với đề tài thiết
kế trạm biến áp 220/110Kv Nhơn Trạch Đồng Nai
Vì thời gian trong 12 tuần không đủ để hoàn thành tốt tất cả những yêu cầu trên thực tế nên những phần trình bày trong đồ án đa phần vẫn là những lý thuyết và tính toán cơ bản dựa trên những kiến thức được học tại trường và tài liệu tham khảo được giáo viên hướng dẫn cũng như kỹ sư của phòng thiết kế điện của PECC2 cung cấp
Vì không đủ thời gian nên vẫn chưa thể thực hiện phần Rờ le bảo vệ và chiếu sáng
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trước hết cho em bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc của mình tới thầy cô trường Đại Học Mở TPHCM, tới thầy cô trong khoa Xây Dựng và Điện đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kinh nghiêm và kiến thức trong suốt những năm học qua
Em cũng xin trân trọng cảm ơn cô Phan Thị Thu Vân đã nhiệt tình hướng dẫn, động viên em trong khi thực hiện luận văn tốt nghiệp; cảm ơn các thầy cô trong hội động phản biện đã có ý kiến nhận xét, chỉ ra những sai sót của luận văn
Em đã nhận được sư giúp đỡ, động viên của gia đình và bạn bè Đây là nguồn động viên rất lớn cho em Em xin chân thành cảm ơn tất cả
Thành phố Hồ Chí Minh,27/7/2011
Sv Trương Minh Tuấn
Trang 3MỤC LỤC
Lời mở đầu
Lời cảm ơn
Mục lục
1.5 Những yêu cầu khi thiết kế trạm biến áp – Hệ thống điện 5
1.6 Các tiêu chuẩn và quy phạm áp dụng về thiết kế trạm 5
Chương 2: NHU CẦU PHỤ TẢI- ĐỒ THỊ PHỤ TẢI
CÂN BẰNG CÔNG SUẤT VÀ NĂNG LƯỢNG ,ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG 6
Chương 3: CHỌN SƠ ĐỒ CẤU TRÚC
ĐẤU NỐI VÀO HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA
18
III.2 Chọn sơ đồ cấu trúc và số lượng máy biến áp 18
IV.3 Phân tích và lựa chọn sơ đồ hệ thống thanh góp cho trạm 27
Chương V: CHỌN MÁY BIẾN ÁP
Chương VI: TÍNH TOÁN DÒNG NGẮN MẠCH CHO TRẠM BIẾN ÁP
Chương VII: CHỌN KHÍ CỤ ĐIỆN VÀ CÁC BỘ PHẬN DẪN ĐIỆN 40
Chương VIII: SO SÁNH KINH TẾ- KỸ THUẬT CÁC PHƯƠNG ÁN
LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THI CÔNG
55
Trang 4VIII.1 Khái quát 55
Chương IX: BẢO VỆ CHỐNG SÉT ĐÁNH TRỰC TIẾP
IX.4 Các yêu cầu kinh tế- kỹ thuật khi dùng hệ thống cột thu sét để bảo vệ 69
X.2 Các yêu cầu kinh tế- kỹ thuật khi thiết kế hệ thống nối đất cho trạm biến áp 73
BẢN VẼ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5[1] Hoàng Hữu Thuận, Hướng dẫn thiết kế trạm biến áp, Nhà xuất bản Khoa học – kỹ thuật [2] Trần Bách, Lưới điện và hệ thống điện, Nhà xuất bản Khoa học – kỹ thuật
[3] TS Đào Quang Thạch, TS Phạm Văn Hòa , Phần điện trong nhà máy điện và trạm biến áp,
Nhà xuất bản Khoa học – kỹ thuật
[4] ThS Phạm Thị Thu Vân, An toàn điện, nhà xuất bản Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh
[5] PGS Nguyễn Hữu Khái, Thiết kế nhà máy điện và trạm biến áp , nhà xuất bản Khoa học –
kỹ thuật
Trang 6CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ TRẠM BIẾN ÁP
I.1 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ
Trạm biến áp là một trong những phần tử quan trọng nhất của hệ thống cung cấp
điện Trạm biến áp là một công trình điện để chuyển đổi điện áp từ cấp này sang cấp khác Các trạm biến áp, trạm phân phối, đường dây tải điện cùng với nhà máy phát điện làm thành một hệ thống phát và truyền tải điện năng thống nhất
• Trạm biến áp dùng để nâng cấp điện áp từ đầu máy phát ở nhà máy điện để truyền tải điện năng đi xa và hạ điện áp xuống để đưa điện năng đến hộ tiêu thụ
• Trạm biến áp còn được sử dụng để liên lạc giữa các nhà máy điện thành hệ thống điện thống nhất trong một khu vực, trong một miền…
I.2 PHÂN LOẠI TRẠM
Trạm biến áp được phân loại như sau: theo điện áp và theo địa dư
Theo điện áp: trạm biến áp có thể là trạm tăng áp, cũng có thể là trạm giảm áp hay trạm trung gian
• Trạm tăng áp thường đặt ở các nhà máy điện, làm nhiệm vụ tăng điện áp từ điện
áp máy phát điện lên điện áp cao hơn để tải điện năng đi xa
• Trạm hạ áp thường đặt ở các hộ tiêu thụ, để biến đổi điện áp cao xuống điện áp thấp hơn thích hợp với các hộ tiêu thụ điện
• Trạm biến áp trung gian chỉ làm nhiệm vụ lien lạc gữa hai lưới điện có cấp điện
• Trạm biến áp địa phương là những trạm biến áp được cung cấp từ mạng phân phối, mạng địa phương của hệ thống điện cấp cho vùng nông thông, miền núi, cho từng xí nghiệp…
I.3 MỤC ĐÍCH XÂY DỰNG TRẠM 220/110 kV NHƠN TRẠCH
Trang 7Văn bản số 1547/NPT-KH ngày 05/12/2008 của Tổng Công ty Truyền tải Điện Quốc Gia về việc giao nhiệm vụ lập dự án đầu tư dự án Trạm biến áp 220/110kV TP Nhơn Trạch và đường dây 220kV Nhơn Trạch 2 – TP Nhơn Trạch
Quyết định số 219/QĐ-NPT ngày 10/3/2009 của Tổng Công ty Truyền tải Điện Quốc Gia về việc phê duyệt nhiệm vụ phương án kỹ thuật và dự toán chi phí tư vấn lập
dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công, hồ sơ mời thầu dự án “Trạm biến áp 220/110kV TP Nhơn Trạch và các đường dây đấu nối”
Văn bản số 6338/UBND-CNN ngày 18/08/2009 của UBND tỉnh Đồng Nai thỏa thuận địa điểm xây dựng TBA 220/110kV TP Nhơn Trạch và hướng tuyến các đường dây 220kV, 110kV đấu nối
Quyết định số 54/QĐ-NPT ngày 22/01/2010 của Tổng Công ty Truyền tải Điện Quốc Gia về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Trạm biến áp 220/110kV
TP Nhơn Trạch và các đường dây đấu nối
Báo cáo khảo sát kỹ thuật do Xí nghiệp Khảo sát tổng hợp miền Nam lập
I.3.2 MỤC TIÊU ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Trung tâm điện lực Nhơn Trạch bao gồm:
9 Tháng 03/2011 vận hành thương mại tổ máy TBK thứ 1 (250MW)
9 Tháng 04/2011 vận hành thương mại tổ máy TBK thứ 2 (250MW)
9 Tháng 10/2011 vận hành thương mại tổ máy TBH (250MW)
Đến cuối năm 2011 các NMNĐ thuộc TTĐL Nhơn Trạch dự kiến sẽ hoàn
thành với tổng công suất 1,200MW
Trạm biến áp 220/110kV TP Nhơn Trạch và các đường dây đấu nối nhằm tiếp nhận và truyền tải phần lớn năng lượng điện của Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 2 thông qua đấu nối và cấp điện cho lưới điện 110kV trong khu vực; hỗ trợ các nguồn 220kV hiện
có trong khu vực để đảm bảo cung cấp điện tin cậy cho các phụ tải tỉnh Đồng Nai và các khu vực lân cận; nâng cao tính ổn định, tin cậy cho hệ thống điện
Đầu tư xây dựng công trình "Trạm 220kV Nhơn Trạch ” nhằm đáp ứng yêu cầu phụ tải ngày càng tăng cao của tỉnh Đồng Nai ; đảm bảo chất lượng và giảm tổn thất điện năng, củng cố độ tin cậy và an toàn điện cho khách hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh
của ngành điện
I.4 CÔNG SUẤT TỰ DÙNG CHO TRẠM
Nguồn điện tự dùng cho trạm gồm nguồn điện tự dùng xoay chiều 380/220V (AC) và nguồn điện một chiều 110V (DC)
Trang 8I.4.1 NGUỒN ĐIỆN TỰ DÙNG XOAY CHIỀU (AC)
Nguồn tự dùng xoay chiều được lấy từ cuộn thứ cấp của máy biến áp qua máy biến áp
tự dùng, công suất của máy biến áp tự dùng là 560kVA
Phía 0,4kV của máy biến áp 560kVA được dẫn đến hệ thống tự dùng 380/220V, từ các bảng điện để cung cấp cho các phụ tải tự dùng gồm: các quạt mát của máy biến áp lực, điều hòa nhiệt độ, chiếu sang trong nhà ngoài trời, điều chỉnh điện áp dưới tải, hệ thống máy lạnh trong nhà điều khiển, cấp điện cho trạm bơm, cứu hỏa, thông tin liên lạc v.v
I.4.2 NGUỒN ĐIỆN TỰ DÙNG MỘT CHIỀU (DC)
Nguồn điện tự dùng một chiều lựa chọn là 110V (DC) được cung cấp từ hệ thống accu chính, loại accu Nieken-cadium dung lượng 300Ah Hệ thống accu làm việc theo chế
độ nạp và phụ nạp thường xuyên qua 2 bộ chỉnh lưu có điện áp làm việc 380V (AC)
và dòng điện làm việc 60A cung cấp điện cho các phụ tải 110V DC của trạm: mạch điều khiển, mạch tự động, mạch bảo vệ, mạch tín hiệu, chuông đèn còi, chiếu sang sự
cố, thông tin liên lạc…
I.4.3 BẢNG TÍNH CÔNG SUẤT PHỤ TẢI TỰ DÙNG CỦA TRẠM
PHỤ TẢI TỰ DÙNG CỦA TRẠM CÔNG SUẤT LẮP ĐẶT
(KW)
PHỤ TẢI TÍNH TOÁN CHO MBA STT TÊN GỌI
CÁC PHỤ
TẢI ĐIỆN
CÔNG SUẤT (KW)
SỐ LƯỢNG CÔNG SUẤT
CHUNG P(KW)
HIỆU SUẤT
(η) cos(φ) HỆ SỐ SỬ
DỤNG (α)
CÔNG SUẤT TÁC DỤNG P=αAP
η
CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG Q=P.tg(φ)
Làm mát
cho MBA 5,4 04 21,6 0,835 0,84 0,85 21,38 13,90 Bơm dầu 33,3 02 66,6 0,835 0,84 0,85 67,8 44,07 Điều chỉnh
Trang 9Công suất tính toán lớn nhất của phụ tải tự dùng Smax = 654,86 kVA
Do có người trực thường xuyên trong trạm, công suất máy biến áp có thể giảm 30%
Std ≥ = 503,73 kVA
Trong điều kiện sữa chữa cho phép quá tải 15%
Std ≥ = 437,78 kVA
Trang 10Như vậy theo kết quả tính toán, để đảm bảo công suất cho phụ tải tự dùng của trạm cho cả giai đoạn mở rộng sau này, cần lắp đặt 2 máy biến áp tự dùng có cùng công suất 560kVA cho mỗi máy
I.5 NHỮNG YÊU CẦU KHI THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP – HỆ THỐNG ĐIỆN
Mục tiêu cơ bản của nhiệm vụ thiết kế cung cấp điện là đảm bảo cung cấp đủ điện năng cho hộ tiêu thụ với chất lượng tốt nhất Tuy nhiên, mục tiêu đó được thực hiện trong những rang buộc nhất định về vốn đầu tư, khả năng về vật tư, thiết bị, tiến độ thi công…
Nói chung một quyết định là tối ưu khi kết hợp hài hòa giữa mục tiêu và các ràng buộc Vì vậy phương án cung cấp điện là hợp lý khi thõa mãn các chỉ tiêu sau:
• Vốn đầu tư nhỏ
• Độ tin cậy cung cấp điện cao
• Phí tổn vận hành hàng năm thấp
• An toàn đối với người vận hành và thiết bị
• Đảm bảo chất lượng điện năng
Những chỉ tiêu trên thường mâu thuẫn, do đó phương án hợp lý là phải lựa chọn trên quan điểm thõa hiệp giữa các chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật tùy thuộc vào từng hoàn cảnh
• Tính toán các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật để chọn phương án thiết kế
I.6 CÁC TIÊU CHUẨN VÀ QUY PHẠM ÁP DỤNG VỀ THIẾT KẾ TRẠM
Quy định chung: 11-TCN-18-84
Tự động hóa và bảo vệ Replay: 11-TCN-20-54
Thiết bị phân phối và trạm biến áp: 11-TCN-21-84
Nghị định 54/1999/NĐ-CP về hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao thế của chính phủ
Các tiêu chuẩn Kỹ Thuật Điện quốc tế: IEC
Tiêu chuẩn về thiết kế kết cấu bê tông cốt thép: TCVN-5574-1991
Tiêu chuẩn về thiết kế kết cấu thép: TCVN-5575-1991
Tiêu chuẩn về thiết kế kết cấu xây dựng theo tải trọng và tác động: TCVN-2737-1995 Tiêu chuẩn về thiết kế tính toán nền móng: TCXD-40-1987
Tiêu chuẩn về thiết kế đường giao thông: TCVN-4054-1985
Tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy: TCVN-5738-1993
Trang 11CHƯƠNG II NHU CẦU PHỤ TẢI – ĐỒ THỊ PHỤ TẢI CÂN BẰNG CÔNG SUẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG TRẠM
II.1 NHU CẦU PHỤ TẢI VÀ ĐỒ THỊ PHỤ TẢI
II.1.1 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH NHU CẦU PHỤ TẢI
Phương pháp tính hệ số vượt trước
Phương pháp này giúp ta thấy được khuynh hướng phát triển của nhu cầu và sơ bộ cân đối nhu cầu này với nhịp độ phát triển nền kinh tế quốc dân Phương pháp này chỉ nói lên một xu thế phát triển với một mức độ chính sác nào đó và trong tương lai, xu thế này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như tiến bộ khoa học-kỹ thuật, điện năng được sử dụng ngày càng nhiều hoặc cơ cấu kinh tế không ngừng thay đổi …
Do đó hệ số vượt trươc có thể khác 1 và tăng hay giảm nhiều
Phương pháp tính trực tiếp
Nội dung của phương pháp này là xác định nhu cầu điện năng của năm dự báo, dựa trên tổng sản lượng kinh tế của các ngành năm đó và suất tiêu hao điện năng của từng loại sản phẩm phương pháp này cho ta kết quả chính xác với điều kiện nền kinh tế phát triển có kế hoạch và ổn định Phương pháp này thường dùng cho các
dự báo ngắn hạn
Phương pháp ngoại suy theo thời gian
Nội dung của phương pháp này là nghiên cứu sự diễn biến của nhu cầu điện năng trong thời gian quá khứ tương đối ổn định để tìm ra qui luật nào đó, rồi dùng nó để
dự đoán tương lai Ưu điểm của phương pháp này là dự báo khá chính xác nếu tương lai không bị nhiễu
Phương pháp tương quan
Nội dung của phương pháp này là nghiên cứu mối tương quan giữa điện năng tiêu thụ với các chỉ tiêu kinh tế khác như tổng giá trị sản lượng công nghiệp, tổng giá trị sản lượng nền kinh tế quốc dân… Dựa trên các mối tương quan đã được xác định
và dự báo về phát triển kinh tế mà chúng ta sẽ xác định được dự báo về nhu cầu điện năng.Nhược điểm của phương pháp này là muốn lập được nhu cầu điện thì yêu cầu phải lập các dự báo về sự phát triển của các thành phần trong nền kinh tế quốc dân
Phương pháp đối chiếu
Nội dung của phương pháp này là so sánh đối chiếu nhu cầu phát triển điện năng của các nước có hoàn cảnh tương tự Phương pháp này tính toán đơn giản và cho kết quả tương đối chính xác nên được dùng trong các dự báo tầm ngắn và trung bình
Phương pháp chuyên gia
Trang 12Nội dung chính của phương pháp này là dựa trên sự hiểu biết sâu sắc của các chuyên gia giỏi Các chuyên gia sẽ đưa các dự báo của mình.Phương pháp này ngày nay được sử dụng rộng rãi để xây dựng các dự báo tầm trung bình và tầm xa
¾ Do đặc thù phát triển của Đồng Nai và các vùng lân cận ngày càng phát triển mạnh
mẽ Nhu cầu sử dụng điện năng trong thời gian tới chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
vì vậy nên ta chọn phương pháp xác định phụ tải dựa theo dự báo của các chuyên gia (phương pháp chuyên gia) để xây dựng nhu cầu phụ tải của khu vực từ năm
2011 đến năm 2020
II.1.2 TÌNH HÌNH PHỤ TẢI KHU VỰC
Nhu cầu phụ tải
Nhu cầu phụ tải khu vực Nhơn Trạch như sau:
Phụ tải của khu vực Nhơn Trạch
Pmax (MW) 70.6 181.3 365.6 573.599
Các trạm biến áp 110kV khu vực trực tiếp nhận một phần nguồn công
suất từ trạm biến áp 220/110kV TP Nhơn Trạch như sau:
Các TBA 110kV khu vực trực tiếp nhận điệntừ TBA 220kV Nhơn Trạch
Như vậy, ngay từ năm 2009 cần thiết phải triển khai các công tác chuẩn
bị đầu tư để cuối năm 2011 đưa vào vận hành trạm biến áp 220/110kV
TP Nhơn Trạch
Tính công suất tải qua trạm
Công suất đặt, số lượng máy biến áp, công suất mỗi máy biến áp được
lựa chọn theonhu cầu phụ tải khu vực, lưới điện khu vực
Trang 13Theo kết quả tính toán và phân tích trào lưu công suất, lượng công suất
truyền tải từ phía 220kV sang phía 110kV tại trạm biến áp 220/110kV
TP Nhơn Trạch ở các chế độ vận hành như sau:
Công suất truyền tải qua MBA 220/110kVtại TBA 220/110kV TP Nhơn
• Giai đoạn 2011-2016: Chọn MBA 220/110/22kV có công suất đủ để đáp ứng
nhu cầu phụ tải là 187MVA và hỗ trợ khi có sự cố là 199MVA
• Giai đoạn 2017-2020: trạm phải đáp ứng nhu cầu phụ tải với tốc độ tăng trưởng
20%
II.1.3 ĐỒ THỊ PHỤ TẢI
Định nghĩa
Mức tiêu thụ điện năng luôn thay đổi theo thời gian Quy luật biến thiên của phụ tải
theo thời gian được biểu diễn trên hình vẽ gọi là đồ thị phụ tải Trục tung của đồ thị có
thể biểu diễn: công suất tác dụng, công suất phản kháng, công suất biểu kiến ở dạng
đơn vị có tên hay tương đối, còn trục hoành biểu diễn thời gian
Đồ thị phụ tải có thể phân loại theo công suất, theo thời gian, theo địa dư
Khi phân loại theo công suất có đồ thị phụ tải công suất tác dụng, đồ thị phụ tải công
suất phản kháng và đồ thị phụ tải công suất biểu kiến Theo thời gian có đồ thị phụ tải
năm, đồ thị phụ tải ngày… Theo địa dư có đồ thị phụ tải toàn hệ thống, đồ thị phụ tải
của nhà máy điện hay trạm biến áp, đồ thị phụ tải của hộ tiêu thụ…
Đồ thị phụ tải rất cần thiết cho thiết kế và vận hành hệ thống điện Khi biết đồ thị phụ
tải toàn hệ thống điện có thể phân bố tối ưu công suất cho các nhà máy điện trong hệ
Trang 14thống và các định mức tiêu hao nhiên liệu… Đồ thị phụ tải ngày của nhà máy hay trạm biến áp dùng để chọn dung lượng máy biến áp, tính tổn thất điện năng trong máy biến áp, chọn sơ đồ nối dây… Với đồ thị phụ tải cực đại hàng tháng có thể đưa ra kế hoạch tu sữa thiết bị
Đồ thị phụ tải ngày vẽ bằng oát kế tự ghi là chính xác nhất, cũng có thể vẽ theo phương pháp từng điểm, nghĩa là cứ sau mỗi khoảng thời thời gian thì ghi lại chỉ số phụ tải
Khi biết phụ tải ngày đêm của trạm, người vận hành có thể chủ động đóng hay cắt bớt máy biến áp để tránh tình trạng quá tải hay non tải
Đồ thị phụ tải của trạm biến áp 220/110kV Nhơn Trạch
Đối với trạm biến áp 220/110kV Nhơn Trạch dựa vào đồ thị phụ tải khu vực miền nam do Tổng Công Ty Điện Lực Việt Nam cung cấp Trên cơ sở đó xác lập đồ thị phụ tải cho trạm 220kV Nhơn Trạch, rồi giả thiết cấp điện áp 110kV là luôn luôn ổn định đối với phụ tải khu vực
Bảng số liệu cân bằng công suất theo thời gian vào năm 2011
Công suất tự dùng: 1,12 MVA
Trang 15Bảng số liệu cân bằng công suất theo thời gian vào năm 2015
Công suất tự dùng: 1,12 MVA
16h đến 18h
18h đến 22h 22h đến 24h
Trang 16Bảng số liệu cân bằng công suất theo thời gian vào năm 2020
Công suất tự dùng: 1,12 MVA
16h đến 18h
18h đến 22h22h đến 24h
Trang 17II.2 CÂN BẰNG CÔNG SUẤT NĂNG LƯỢNG
II.2.1 HIỆN TRẠNG NGUỒN VÀ LƯỚI ĐIỆN KHU VỰC
Trung tâm điện lực Nhơn Trạch bao gồm:
9 Tháng 03/2011 vận hành thương mại tổ máy TBK thứ 1 (250MW)
9 Tháng 04/2011 vận hành thương mại tổ máy TBK thứ 2 (250MW)
9 Tháng 10/2011 vận hành thương mại tổ máy TBH (250MW)
Đến cuối năm 2011 các NMNĐ thuộc TTĐL Nhơn Trạch dự kiến sẽ hoàn
thành với tổng công suất 1,200MW
II.2.2 CÂN BẰNG CÔNG SUẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
Trạm biến áp 220/110kV TP Nhơn Trạch và các đường dây đấu nối nhằm tiếp nhận
và truyền tải phần lớn năng lượng điện của Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 2 thông qua đấu nối và cấp điện cho lưới điện 110kV trong khu vực; hỗ trợ các nguồn 220kV hiện có trong khu vực để đảm bảo cung cấp điện tin cậy cho các phụ tải tỉnh Đồng Nai
và các khu vực lân cận; nâng cao tính ổn định, tin cậy cho hệ thống điện
năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
II.3 ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG TRẠM
II.3.1 CÁC TIÊU CHUẨN LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM TRẠM
Địa điểm của trạm biến áp cần thiết phải thõa mãn một số yêu cầu sau:
• Gần trung tâm phụ tải
• Thuận lợi cho các đường dây 220kV, 110kV nối vào trạm
• Thuận lợi việc thi công xây dựng trạm (vận chuyển, có mặt bằng phẳng san lấp, có điện, nước phục vụ thi công)
• Các điều kiện về địa hình địa chất và khí tượng cho việc xây dựng nền móng, san lấp mặ bằng, đường vận chuyển và vận hành trạm sau này
II.3.2 PHƯƠNG ÁN ĐỊA ĐIỂM
Địa điểm trạm biến áp 220/110kV TP Nhơn Trạch tại ấp Bàu Sen, xã
Phú Thạnh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai
Thực phủ là mì, tràm, cây tạp và xoài
Trang 18Bố trí tổng mặt bằng trạm
Tổng mặt bằng trạm biến áp 220/110kV TP Nhơn Trạch bố trí như sau:
Phía Đông giáp khu đất trồng mì, tràm, cây tạp và xoài Cách đường đất đỏ khoảng 20m và đường dây 110kV khoảng 500m
Phía Tây giáp khu đất trồng mì, tràm, cây tạp và xoài Cách khu tiểu thủ công nghiệp huyện Nhơn Trạch khoảng 100m
Phía Nam giáp khu đất trồng mì, tràm, cây tạp và xoài Cách đường quy hoạch 25C khoảng 400m
Phía Bắc giáp khu đất trồng mì, tràm, cây tạp và xoài Cách đường lộ địa phương khoảng 500m
II.4 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC XÂY DỰNG TRẠM
II.4.1 Địa hình và địa mạo
Trạm biến áp 220/110kV TP Nhơn Trạch và các đường dây đấu nối nằm ở khu vực miền đông Nam Bộ có địa hình tương đối thấp và bằng phẳng, cao độ mặt đất dao động từ 6.0 đến 8.6m Thực phủ trong khu vực bao gồm: mì, tràm, cây tạp và cây ăn trái
Khu vực dự kiến xây dựng TBA220/110kV TP Nhơn Trạch và các đường dây đấu nối có
dạng địa mạo bóc mòn, một vài nơi địa hình thấp hơn địa mạo có dạng tích tụ
II.4.2 Địa chất
Đặc điểm địa chất
Căn cứ theo tài liệu khảo sát địa chất ở giai đoạn DAĐT và các lỗ khoan khảo sát tại vị trí trạm và các đường dây đấu nối trong giai đoạn TKKT (vị trí các lỗ khoan tại trạm xem trên bản vẽ bản đồ trạm biến áp tỷ lệ 1/500) cho thấy cấu tạo địa chất khu vực khảo sát từ mặt đất đến độ sâu
leixtoxen (QI-III)
Dựa vào tài liệu các lỗ khoan khảo sát thực địa và kết quả thí nghiệm chỉ tiêu cơ lý đất trong phòng thì đặc điểm địa chất khu vực trạm biến áp và các đường dây đấu nối đến độ sâu 35.0m gồm có các lớp đất sau:
Lớp 2 (amQI-III): Á cát hạt mịn màu xám trắng, xám tro, trạng thái dẻo Lớp này nằm trên
bề mặt và gặp ở cả 2 lỗ khoan trong khu vực trạm, chiều dày lớp thay đổi từ 2.0 – 2.2m Lớp 3 (amQI-III): Á sét, sét màu xám vàng, nâu đỏ, xám vàng, xám trắng, trạng thái dẻo cứng đến cứng, chứa 5 – 20% kết vón laterit cứng chắc trung bình kích thước < 1.0cm Lớp này phân bố rộng khắp khu vực trạm, chiều dày lớp thay đổi từ 6.3 – 7.1m Kết quả xuyên tiêu chuẩn (SPT) trong lỗ khoan máy cho trị số N của lớp thay đổi từ 10 – 15 búa Lớp 4 (amQI-III):Á cát, cát hạt mịn – trungmàu xám vàng, xám nâu, xám trắng, trạng thái dẻo – cứng, chặt vừa, đôi chỗ chứa < 20% ạn thach anh cứng chắc kích thước < 1.0cm Lớp cũng có diện phân bố rộng trong toàn phạm vi trạm, chiều dày lớp chưa xác định được chính xác vì khoan đến độ sâu thiết kế lỗ khoan (35m) vẫn chưa dứt lớp (chiều dày
>25.9m) Kết qủa xuyên tiêu chuẩn SPT trong lỗ khoan máy cho trị số N thay đổi từ 12 –
22 búa
Trang 19Tính chất cơ lý của đất nền
Tất cả các mẫu đất lấy trong các lỗ khoan đều đảm bảo đúng yêu cầu kỹ
thuật.Các mẫu nguyên dạng được lấy bằng dụng cụ chuyên dùng Công
tác thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý đất được thực hiện trong phòng theo quy
phạm của ngành Các mẫu đất nguyên dạng lấy trong lớp đất yếu được
mẫu đất nguyên dạng lấy trong các lớp đất tương đối tốt tiến hành thí
lý của các lớp đất xem ở bảng sau:
Chỉ tiêu cơ lý đất TBA 220/110kV TP Nhơn Trạch
16 Áp lực chịu tải tiêu chuẩn Ro (kG/cm2) 1.5 1.6 1.6
Ghi chú: Chỉ tiêu hệ số Cc, Cv của lớp 2 là chỉ tiêu cơ lý tham khảo giai
đoạn DAĐT
Trang 20Địa chất thủy văn
Trong thời gian khảo sát địa chất vào tháng 3 và 4 năm 2010 khu vực trạm biến áp 220/110kV TP Nhơn Trạch và các đường dây đấu nối mực
hết độ sâu 8.0m không gặp nước ngầm Kết quả phân tích thành phần hóa học 1 mẫu nước lấy ở lỗ khoan KT09 cho thấy nước ngầm trong khu
(TCVN 3994 – 85)
II.4.3 Các hiện tượng địa chất vật lý, động đất, điện trở suất
II.4.3.1 Các hiện tượng địa chất vật lý, động đất
Trạm biến áp 220/110kV TP Nhơn Trạch và các đường dây 220-110kV đấu nối nằm trong khu vực có địa hình thấp, hiện tại các hoạt động địa
chất vật lý như xói mòn, sạt lở hầu như không xảy ra
Đo
điểm a=2 h=1 a=4 h=2 a=6 h=3 a=8 h=4 Vị trí
II.4.4 Điều kiện thủy văn công trình
II.4.4.1 Ðặc điểm chung
Khu vực TBA 220/110kV TP Nhơn Trạch và các đường dây đấu nối, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa Đặc điểm cơ bản là: nền nhiệt
độ, độ ẩm cao và ít biến động Sự biến động của lượng mưa lớn, tốc độ
gió vừa, ảnh hưởng của bão không đáng kể
Trang 21Trong năm, các yếu tố khí tượng phân thành 2 mùa rõ rệt:
Mùa khô dài từ tháng XI đến tháng IV năm sau, với nhiệt độ và lượng mưa thấp, chế độ thời tiết quy định bởi ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc Từ tháng II, dưới ảnh hưởng của
áp thấp cận xích đạo nhiệt độ không khí tăng dần
Mùa mưa kéo dài từ tháng V – X, chế độ thời tiết được quy định bởi sự thịnh hành của gió mùa Tây Nam, trong mùa này quan trắc được nhiệt độ và độ ẩm cao, lượng mưa chiếm 80 – 90% tổng lượng mưa trong năm Đầu mùa xuất hiện mưa rào nhiệt đới kèm theo dông sét, gió được tăng cường
Khi lập các thông số khí hậu thiết kế đã sử dụng các số liệu quan trắc tại trạm khí tượng Tân Sơn Hòa (1977-2008) do Đài KTTV khu vực Nam
Bộ, Phân viện KTTV&Môi trường Phía Nam cấp và các tài liệu sau:
Khí hậu Việt Nam - Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật
Số liệu khí hậu dùng trong thiết kế xây dựng (TCVN–4088–85) – NXB Xây dựng
Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế (TCVN–2737–1995) – NXB Xây dựng
Các báo cáo ĐD và TBA 110kV trở lên do các đơn vị trong Công ty CP TVXD Điện 2 lập trước đây
II.4.4.2 Các thông số khí hậu cơ bản
A gió Hướng gió thịnh hành:
Từ tháng XI - IV: Đông (E); Đông Bắc (NE)
Từ tháng V - X: Tây (W), Tây Nam (SW)
Tốc độ gió trung bình: 2.9 (m/s)
Tốc độ gió lớn nhất tính toán theo tài liệu quan trắc tốc độ gió lớn nhất tháng tại trạm khí tượng (1977-2008) ở độ cao cơ sở cách mặt đất 10m Phương pháp do Viện nghiên cứu năng lượng toàn liên bang Liên Xô (cũ)
đưa ra Kết qủa:
Chu kỳ lặp 1 lần trong 20 năm: Tại trạm Tân Sơn Hoà là 33,3m/s, tương ứng 62.4daN/m2 Chu kỳ lặp 1 lần trong 10 năm: Tại trạm Tân Sơn Hoà là 28m/s, tương ứng 45.5daN/m2
Tốc độ gió lớn nhất tính toán theo TCVN 2737 – 1995 ở độ cao cơ sở cách
mặt đất 10m:
Với chu kỳ lặp 1 lần trong 20 năm là 83daN/m2
Với chu kỳ lặp 1 lần trong 10 năm là 72daN/m2
Kiến nghị áp dụng thiết kế theo TCVN 2737-1995
Trang 22Lượng mưa trung bình năm: 1926 mm
Lượng mưa ngày lớn nhất: 179 mm
Số ngày mưa trung bình: 158.8ngày
Tổng số giờ nắng trung bình năm: 2489 giờ
Phần lớn số giờ nắng nhiều nhất quan trắc được vào tháng 3 trong năm
Độ ẩm trung bình tương đối năm: 78.0%
Độ ẩm thấp nhất tương đối năm: 20.0%
D Sương mù, mây
Số ngày có sương mù trong năm: Không xuất hiện sương mù trong khu vực
Lượng mây tổng quan trung bình năm (phần mười bầu trời): 7.4 ngày
E Dông sét
Số ngày có dông trong năm: 67.5 ngày
Dông phần lớn là dông nhiệt, xuất hiện vào lúc nhiệt độ cao nhất, độ bất ổn của khí quyển mạnh mẽ nhất
Mật độ sét đánh khu vực có công trình: 13.7 (số lần/km2/năm)
F Bão và áp thấp nhiệt đới
Nhìn chung khu vực công trình ít chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp
nhiệt đới
G Nhiễm bẩn khí quyển
Khu vực dự kiến xây dựng TBA 220/110kV TP Nhơn Trạch và các
đường dây đấu nối, không nằm gần các khu công nghiệp có nguồn gây
nhiễm bẩn Vì vậy kiến nghị:
Theo ảnh hưởng nhiễm bẩn đối với cách điện kiến nghị áp dụng thiết kế mức nhiễm bẩn cấp II
Theo ảnh hưởng ăn mòn của khí quyển đối với kết cấu kim loại kiến nghị áp dụng thiết kế
mức ăn mòn trên trung bình, vùng nhiệt đới - ẩm – Nhóm khí A
II.4.4.3 Điều kiện khí tượng công trình
Vị trí dự kiến xây dựng TBA 220/110kV TP Nhơn Trạch và các đường
không xẩy ra ngập lụt, hệ thống sông rạch trong khu vực chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều Biển Đông, đồng thời chịu ảnh hưởng của lượng nước thượng nguồn đổ về từ hệ thống sông Sài Gòn, Đồng Nai,
Sông Bé
Mực nước lũ thiết kế được tính toán theo tài liệu quan trắc mực nước tại trạm thủy văn Nhà Bè _ sông Nhà Bè (1981 – 2006) Kết qủa tính toán
đường tần suất mực nước lớn nhất như sau:
Trạm thủy văn Nhà Bè: n = 26; Hmax = 1.37; Cs = 1.72; Cv = 0.074
Trang 23Tọa độ đường tần suất lý luận
Hp Nhà Bè (m) 1.78 1.71 1.65 1.56 1.51 Tuyệt đối
Từ kết quả tính toán tần suất mực nước lớn nhất và mực nước điều tra ở
Kiến nghị xây dựng cao độ mặt nền TBA bằng với cao độ mặt đường
nhựa trong khu vực trạm
Trang 24CHƯƠNG III CHỌN SƠ ĐỒ CẤU TRÚC ĐẤU NỐI VÀO HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA
III.1 CHỌN SƠ ĐỒ CẤU TRÚC
III.1.1 KHÁI QUÁT
Sơ đồ cấu trúc là sơ đồ thể hiện sự liên quan giữa các phần tử ở các cấp điện áp khác nhau Tùy theo yêu cầu thực tế của từng trạm biến áp mà có cấu trúc phù hợp
Đối với trạm biến áp, việc lựa chọn sơ đồ cấu trúc bao gồm chọn số lượng máy biến
áp, đề xuất phương án khả thi, phân tích ưu, khuyết điểm của từng phương án Loại bỏ những phương án không hợp lý và giữ lại những phương án khả thi Cuối cùng tính toán so sánh kinh tế - kỹ thuật để chọn ra một phương án duy nhất
Khi chọn sơ đồ cấu trúc của trạm cần phải dựa vào những yếu tố sau:
• Tổng sơ đồ phát triển hệ thống điện khu vực Miền Nam Việt Nam và sơ đồ cung cấp điện của khu vực xây dựng trạm
• Đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện cho hộ tiêu thụ hay truyền tải công suất
III.2 CHỌN SƠ ĐỒ CẤU TRÚC VÀ SỐ LƯỢNG MÁY BIẾN ÁP
Sơ đồ cấu trúc của trạm 220kV Nhơn Trạch cũng phải có dạng đấu nối hợp lý với lưới điện 220kV (nguồn cung cấp) hiện hữu để đảm bảo kinh phí xây dựng đường dây đến trạm là ít nhất
Sơ đồ cấu trúc trạm 220kV Nhơn Trạch được chọn theo:
9 Số lượng và dung lượng máy biến áp
9 Đưa ra các phương án đấu nối khả thi
Từ những khái niệm trên đưa ra những phương án về sơ đồ cấu trúc như sau:
III.2.1 PHƯƠNG ÁN 1
Trước mắt, lắp 1 máy biến áp 220/110kV – AT3 250MVA (SđmB = 250MVA > Stải max năm = 124MVA), đến năm 2017 lắp thêm 1 máy biến áp 220/110kV – 250MVA.(2X250 MVA)
Trang 25• Tuy nhiên, trạm biến áp Nhơn Trạch có thể lắp đặt một máy biến áp 220/110 kV –
250 MVA ở giai đoạn đầu vì khi trạm đấu nối vào hệ thống điện quốc gia sẽ là một nút trong mạch vòng kín nên nếu ở trạm xảy ra sự cố về máy biến áp thì máy biến
áp còn lại sẽ gánh công suất (1,4Sđmb = 350MVA) và trạm Tam Phước sẽ hỗ trợ một phần công suất cho trạm
Sơ đồ đấu nối trạm Nhơn Trạch vào hệ thống điện khu vực
Trang 26III.2.2 PHƯƠNG ÁN 2
Lắp 2 máy biến áp 220/110kV – 125 MVA trong giai đoạn 1(2.SđmB = 2 125MVA >
Stải max năm = 124MVA), đến giai đoạn 2 (năm 2017) lắp đặt thêm 1 máy 220/110kv –
125 MVA( 3x125MVA), sau đó đến giai đoạn (năm 2019) lắp đặt thêm 1 máy 220/110kv – 125 MVA( 4x125MVA)
• Ưu điểm
9 Độ tin cậy cung cấp điện cao
9 Đủ công suất cung cấp cho phụ tải khi đưa vào vận hành và cả trong tương lai
9 Tổn thất điện năng và năng lượng thấp
• Nhược điểm
9 Chi phí xây dựng và vận hành cao
9 Chiếm nhiều diện tích
9 Sơ đồ phức tạp
• Nếu ở trạm xảy ra sự cố về một máy biến áp thì các máy biến áp còn lại sẽ gánh công suất (1,4.2.Sđmb = 350MVA) và trạm Tam Phước sẽ hỗ trợ một phần công suất cho trạm Khả năng xảy ra hai máy cùng xảy ra sự cố cùng lúc ra rất thấp và xem như
không xảy ra
III.3 ĐẤU NỐI TRẠM VÀ HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA
III.3.1 HIỆN TRẠNG LƯỚI ĐIỆN 110-220KV KHU VỰC
Lưới 220kV
Đường dây:
- Đường dây 220kV đi nhà máy điện Nhơn Trạch: 02 mạch, dây ACSR-400
Trang 27Trạm biến áp:
- TBA 220/110kV Cát Lái : Công suất 2x125MVA
- TBA 220/110kV Tam Phước : Công suất 125MVA
Lưới 110kV:
Đường dây:
- Đường dây 110kV Nhơn Trạch – Ông Kèo: 02 mạch, dây ACKP-240, dài 12km
- Đường dây 110kV Nhơn Trạch Tuy Hạ: 02 mạch, dây ACKP-240, dài 9,5km
Trạm biến áp:
- TBA 110/22kV Ông Kèo : Công suất 1x25MVA
- TBA 110/22/6kV Sunsteel : Công suất (25+40)MVA
III.3.2 LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN CẤP ĐIỆN
Từ vị trí TBA 220kV Nhơn Trạch và vị trí các TBA 110kV, 220kV trong khu vực, để cấp điện cho TBA 220kV Nhơn Trạch, đồng thời phù hợp với việc đấu nối xung quanh trạm, chọn phương án cấp điện như sau:
TBA 220kV Nhơn Trạch nhận điện bằng cách đấu nối chuyển tiếp trên đường dây 220kV từ Nhà máy điện Nhơn Trạch
Theo tính toán trào lưu công suất và khảo sát thực tế tuyến đường dây, phương án đảm bảo các điều kiện sau:
- Đáp ứng được yêu cầu truyền tải công suất
- Phù hợp với yêu cầu trước mắt và quy hoạch phát triển lâu dài của khu vực
- Khả thi về mặt tuyến đường dây
Trang 28CHƯƠNG IV LỰA CHỌN SƠ ĐỒ NỐI ĐIỆN CHÍNH
IV.1 KHÁI NIỆM CHUNG
Trong trạm biến áp các thiết bị và khí cụ điện được nối với nhau thành sơ đồ nối điện Yêu cầu của sơ đồ nối điện là làm việc đảm bảo, tin cậy, cấu tạo đơn giản, vận hành linh hoạt, kinh tế và an toàn cho con người
Tính đảm bảo của sơ đồ phụ thuộc vào vai trò quan trọng của phụ tải ( phụ tải loại 1,
2, hoặc 3) Nếu phụ tải loại 1 thì phải được cung cấp từ hai đường dây từ và từ hai nguồn độc lập, mỗi nguồn phải đảm bảo cung cấp đủ công suất khi một nguồn bị sự cố
và mở rộng trạm trong tương lai
Tính linh hoạt của sơ đồ thể hiện bởi khả năng thích ứng với nhiều trạng thái vận hành khác nhau
Tính kinh tế của sơ đồ được quyết định bởi hình thức thanh góp, số lượng và khí cụ dùng cho sơ đồ Hình thức thanh góp ảnh hưởng rất nhiều đến kết cấu thiết bị phân phối
Khi lựa chọn sơ đồ cần chú ý đến địa điểm của trạm là tăng áp hay giảm áp, các phương pháp hạn chế dòng ngắn mạch, và những vấn đề về độ tin cậy cung cấp điện
IV.2 CÁC DẠNG SƠ ĐỒ NỐI ĐIỆN CƠ BẢN
Thanh góp là nơi nhận điện năng từ các nguồn cung cấp và phân phối cho các phụ tải.Đối với trạm 220/110kV thì thanh góp 220kV là nơi nhận điện từ các đường dây 220kV và cung cấp cho MBA.Thanh góp 110kV nhận điện từ MBA và cung cấp cho các phụ tải 110kV trong khu vực.Tất cả các nguồn đến và đi đều phải đặt máy cắt và dao cách ly
IV.2.1 SƠ ĐỒ MỘT HỆ THỐNG THANH GÓP
Sơ đồ 1 hệ thống thanh góp không phân đoạn có các ưu nhược điểm sau:
Trang 29Hình 4-1.Sơ đồ một hệt hống thanh góp a) Không phân đoạn; b)phân đoạn bằng dao cách ly; c) phân đoạn bằng máy cắt
Ưu nhược điểm của hệ thống thanh góp có phân đoạn
Việc phân đoạn thanh góp sẽ tăng cường độ tin cậy cung cấp điện cho phụ tải Số phân
đoạn thường được xác định bằng số nguồn cung cấp, đa số trường hợp thì số phân
đoạn bằng số nguồn cung cấp.Số đường dây được phân phối giữa các phân đoạn sao
cho khi cắt 1 phân đoạn sẽ không dẫn đến ngừng làm việc của các hộ tiêu quan trọng
Do đó các hộ tiêu thụ quan trọng cần phải cung cấp từ 2 nguồn lấy từ hai phân đoạn
khác nhau
Trong điều kiện bình thường các phân đoạn có thể được nối với nhau hoặc độc
lập.Mỗi chế độ đều làm việc có những ưu nhược điểm riêng của nó.Khi các nguồn
cung cấp làm việc song song, thì chế độ vận hành của chúng kinh tế hơn nhưng nếu
xảy ra ngắn mạch 1 trong các phân đoạn thì tất cả các nguồn cung cấp bị cắt nên mất
điện toàn bộ.Ngược lại, khi các nguồn không làm việc song song với nhau, nếu có xảy
ra ngắn mạch ở phân đoạn nào thì chỉ mất điện các thiết bị nối với phân đoạn đó
Nhược điểm của sơ đồ 1 hệ thống thanh góp phân đoạn bằng máy cắt là khi có sự cố
hay sữa chữa phân đoạn các nguồn cung cấp và đường dây nối với phân đoạn đó phải
ngừng làm việc Khi sữa chữa máy cắt của 1 mạch nào đó , mạch đó tạm thời mất
điện
IV.2.2 SƠ ĐỒ MỘT HỆ THỐNG CÓ THANH GÓP ĐƯỜNG VÒNG
Sơ đồ này khắc phục được nhược điểm là sữa chữa máy cắt của mạch nào thì mạch đó
mất điện.Từ sơ đồ 1 hệ thống thanh góp ta đặt thêm 1 hệ thống thanh góp đường vòng
và máy cắt vòng (MCV).Hệ thống thanh góp đường vòng nối với mỗi mạch qua dao
cách ly vòng (CLV) và máy cắt vòng.Để sữa chữa bất kỳ máy cắt của đường dây mà
không gây mất điện bằng cách đưa vào vận hành MCV thay thế cho máy cắt đường
dây Khi hệ thống thanh góp làm việc được phân đoạn bằng máy cắt hay dao cách ly,
mỗi phân đoạn đặt 1 máy cắt vòng hoặc để tiết kiệm có thể đặt 1 máy cắt vòng dùng
chung cho cả 2 phân đoạn
Ngày nay hệ thống thanh góp đường vòng được ứng dụng rộng rãi trong thiết bị phân
phối điện áp từ 110kV trở lên
Trang 30Hình 4-2.Sơ đồ hệ thống thanh góp có thanh góp đường vòng
IV.2.3 SƠ ĐỒ HAI HỆ THỐNG THANH GÓP
Mỗi nguồn cung cấp, mỗi phụ tải nối với thah góp qua một máy cắt và hai dao cách ly.Một hệ thống thanh góp làm viêc, một hệ thống thanh góp dự trữ.Các dao cách ly nối với thanh góp làm việc được đóng lại, các dao cách ly nối với thanh góp dự trữ được cắt ra.Sự liên lạc giữa hai thanh góp nhờ máy cắt nối (MCN)
Ưu điểm của hệ thống thanh góp là lần lượt sửa chữa từng thanh góp mà không có phụ tải nào mất điện, sửa chữa dao cách ly thanh góp của mạch nào thì chỉ mạch đó bị cắt điện, nhanh chóng phục hồi sự làm việc của thiết bị khi ngắn mạch trên hệ thống thanh góp làm việc, sửa chữa máy cắt của mạch bất kỳ mạch đó không phải ngừng làm việc lâu dài
Để sửa chữa thanh góp I đang làm việc cần phải chuyển đổi nguồn cung cấp và các đường dây nối với TG-I sang thanh góp TG-II Trước hết quan sát xem TG-II co bị ngắn mạch hay nối tắt gì hay không Nếu TG-II tốt thì đóng máy cắt nối (MCN), khi đó nếu xuất hiện ngắn mạch ở TG-II thì máy cắt nối sẽ tự động cắt dưới tác động của rơle của nó, các thiết bị nối với TG-I vẫn làm việc bình thường Nếu không tồn tại ngắn mạch trên TG-II thì máy cắt nối không bị cắt ra và TG-II có điện.Đóng tất cả các dây cách ly của nguồn cung cấp và đường dây nối với thanh góp dự trữ - II.Cắt tất cả dao cách ly nối với TG-I Sau cùng cắt máy cắt nối và hai dao cách ly của nó; thanh góp TG-I mất điện, thực hiện các biện pháp an toàn và tiến hành sửa chữa
Sửa chữa bất kỳ dao cách ly thanh góp nào cũng phải tiến hành các thao tác như sửa chữa thanh góp và dao cách ly thanh góp cần sửa chữa cần phải ngừng làm việc
Muốn sửa chữa máy cắt đường dây.Trước tiên cũng phải kiểm tra thanh góp dự trữ TG-II bằng cách đóng máy cắt nối.Nếu thanh góp dự trữ tốt thì ta cắt máy cắt nối ra Cắt máy cắt đường dây, cắt dao cách ly đường dây đó và dao cách ly thanh góp của
Trang 31nó; thực hiện các biện pháp an toàn tháo gỡ đầu dây nối hai bên máy cắt và nối tắt
máy cắt lại Sau đó đóng dao cách ly đường dây và dao cách ly thanh góp của đường
dây vào thanh góp dự trữ TG-II.Cuối cùng đóng máy cắt nối, kết quả là đường dây có
điện, máy cắt đường dây được thay thế bằng máy cắt nối khi làm việc
Nhược điểm của sơ đồ hai hệ thống thanh góp là dùng dao cách ly đóng cắt các mạch
điện dòng song song.Nếu thao tác nhầm lẫn, ví dụ như cắt dao cách ly trước khi cắt
máy cắt sẽ gây ra phóng hồ quang và cháy nổ thiết bị.Mặt khác nếu không phân đoạn
thanh góp thì khi sự cố gây mất điện toàn bộ phụ tải.Khắc phục bằng cách cho vận
hành hai thanh góp làm việc song song, khi đó máy cắt nối đóng vai trò như máy cắt
phân đoạn
Hai hệ thống thanh góp dùng nhiều cho các trạm có điện áp cao từ 35kV trở lên.Dùng
sơ đồ này sẽ tốn nhiều dao cách ly, bố trí thiết bị phức tạp
Giả sử máy cắt 2 cần sửa chữa và ta tiến hành như Hình 4-3.b Sau khi thay thế máy
cắt 2 bằng máy cắt nối ta có chiều chuyền công suất là các đường đứt nét
Hình 4-3: Sơ đồ hệ thống hai thanh cái góp
IV.2.4.SƠ ĐỒ HAI HỆ THỐNG THANH GÓP ĐƯỜNG VÒNG
Sơ đồ hai hệ thống thanh góp có thanh góp đường vòng khắc phục được nhược điểm
của sơ đồ hai hệ thống thanh góp
Sửa chữa máy cắt của phụ tải bất kỳ vẫn không gây mất điện dù chỉ trong thời gian
thao tác.Ngoài máy cắt liên lạc giữa hai thanh góp chính còn có máy cắt vòng nối
thanh góp đường vòng với hai thanh góp chính
Trang 32Hình 4-4: Sơ đồ hai hệ thống thanh góp có thanh góp đường vòng
Sơ đồ hai hệ thống thanh góp có thanh góp đường vòng đảm bảo tính liên tục cung cấp hơn nhưng tốn nhiều dao cách ly hơn.Sơ đồ này áp dụng rộng rãi cho trạm có điện áp
Sơ đồ này làm việc rất đảm bảo nhưng vốn đầu tư lớn vì số lượng máy cắt bằng hai lần
số mạch.Sơ đồ được áp dụng cho trạm từ 220kV trở lên
IV.2.6.SƠ ĐỒ HAI HỆ THỐNG THANH GÓP CÓ BA MÁY CẮT TRÊN MẠCH-
SƠ ĐỒ MỘT RƯỠI
Trong điều kiện làm việc bình thường tất cả máy cắt đều đóng và hai hệ thống thanh góp làm việc.Khi ngắn mạch trên mạch nào thì chỉ mạch đó mất điện Khi ngắn mạch trên thanh góp hoặc sữa chữa thanh góp, máy cắt bất kỳ không mạch nào mất điện Tính đảm bảo cao giống như sơ đồ hai hệ thống thanh góp có hai máy cắt trên một mạch, nhưng số lượng máy cắt ít hơn
IV.2.7 SƠ ĐỒ ĐA GIÁC
Thanh góp được ghép thành vòng kín, giữa hai máy cắt phân đoạn chỉ có một mạch và trên các mạch không có máy cắt bảo vệ riêng.Khi sữa chữa máy cắt bất kỳ thì không
có mạch nào mất điện.Tính đảm bảo cung cấp điện cao; nhưng sơ đồ này rẻ tiền vì số lượng máy cắt chỉ bằng số mạch
Trang 33Tuy nhiên nhược điểm của sơ đồ này là khi sữa chữa máy cắt, dao cách ly thanh góp thì đa giác bị hở.Khi đó nếu xảy ra ngắn mạch ở mạch khác không gần kề với nó thì đa giác có thể bị tách ra làm hai phần, vì vậy dẫn đến một số đường dây hay máy biến áp
bị mất điện Các khí cụ điện phải chọn theo dòng điện cực đại đi qua nó khi đa giác bị
hở
Dòng điện này lớn hơn dòng điện làm việc qua khí cụ điện khi đa giác kín rất nhiều, vì vậy phải chọn khí cụ điện có dòng điện định mức lớn.Cấu tạo thiết bị phân phối của sơ
đồ đa giác phức tạp và bảo vệ rơle cho các đường dây, máy biến áp khó khăn hơn
IV.2.3 SƠ ĐỒ CẦU
Đặc điểm của sơ đồ cầu là số máy cắt ít hơn số mạch nhưng tính đảm bảo vẫn không kém.Sơ đồ cầu được áp dụng khi có bốn mạch
Sơ đồ cầu có máy cắt ở phía máy biến áp
Trong sơ đồ này về phía dây không có máy cắt mà chỉ có dao cách ly Khi sữa chữa máy cắt hay một sự cố máy biến áp hai đường dây vẫn làm việc bình thường Ngược lại khi sữa chữa một đường dây, một máy biến áp tạm thời bị mất điện.Sơ đồ này được tích hợp với trạm có phụ tải biến đổi liên tục với độ chênh lệch lớn và phải đóng, cắt máy biến áp thường xuyên
Sơ đồ cầu có máy cắt ở phía đường dây
Trong sơ đồ này về phía cao áp của máy biến áp không đặt máy cắt Sơ đò này thích hợp cho các trạm biến áp ít phải đóng cắt thường xuyên và chiều dài đường dây lớn
Sơ đồ cầu mở rộng
Dùng cho cả trường hợp có năm mạch; hai máy biến áp và ba đường dây hoặc hai đường dây và ba máy biến áp.Sơ đồ này có thể phát triển thành sơ đồ hệ thống một thanh góp
IV.3 PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN SƠ ĐỒ HỆ THỐNG THANH GÓP CHO TRẠM BIẾN ÁP 220/110 NHƠN TRẠCH
Trạm biến áp 220/110 kV Nhơn Trạch nhận nguồn từ đường dây phía 220kV của nhà máy điện Nhơn Trạch, có hai lộ vào (trong giai đoạn 1) và 4 lộ vào (trong giai đoạn 2) được cung cấp từ nhiều nguồn Phía 110kV có khoảng 10 lộ ra cung cấp cho nhiều phụ tải đòi hỏi độ cung cấp điện ổn định nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế - kĩ thuật
Như vậy, qua sự so sánh các sơ đồ nối điện chính ở trên Do đặc điểm của sơ đồ hệ thống hai thanh góp có tính kinh tế và tính đảm bảo cung cấp điện cao, thuận lợi trong chế độ vận hành, đồng thời phù hợp với đặc điểm của trạm kế nên ta quyết định chọn
sơ đồ hai hệ thống thanh góp làm sơ đồ nối điện chính của trạm biến áp 220/110kV Nhơn Trạch ở cả hai cấp điện áp 220kV và 110kV
Trang 34CHƯƠNG V CHỌN MÁY BIẾN ÁP TÍNH TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG CỦA MÁY BIẾN ÁP
V.1 CHỌN SỐ LƯỢNG VÀ CÔNG SUẤT MÁY BIẾN ÁP:
Trong chương III ta đã chọn sơ đồ nối điện chính ở phương án 1 và phương án 2 Hai phương án này được chọn làm phương án thiết kế Trạm biến áp 220/110kV Ta sẽ chọn số lượng và công suất các máy biến áp có thể lắp đặt cho trạm
V.1.1 PHƯƠNG ÁN 1:
* Giai đoạn 1: từ năm 2011 đến 2016 (1x250 MVA)
Điều kiện chọn SđmB>= Stải max=124 MVA
Nên :Lắp đặt một máy biến áp tự ngẫu 220/110kV – 250MVA có các thông số sau:
• Đơn giá: 2.574.799 USD
*Giai đoạn 2: từ 2017 đến 2020 (2x250 MVA)
Lắp đặt thêm một máy biến áp tự ngẫu 220/110kV – 250MVA có các thông số kĩ thuật giống máy biến áp đã lắp ở giai đoạn 1
Điều kiện: quá tải sự cố, 2 máy bình thường vận hành song song, khi hỏng 1 máy biến áp, máy còn lại được phép quá tải Kqt.SđmB trong 6 giờ liên tục
V.1.2 PHƯƠNG ÁN 2:
* Giai đoạn 1: từ năm 2011 đến 2016 (2x125MVA)
Lắp 2 máy biến áp tự ngẫu 220/110 – 125MVA có các thông số kĩ thuật sau:
• Cấp điện áp: 230/115/22kV – 3 pha
• Phía cao áp có 8 nấc chỉnh điện áp: 225 ± 8 x 1,25% kV
• Điện áp ngắn mạch:
Trang 35• Đơn giá: 2x 1.514.587 USD = 3.029175 USD
* Giai đoạn 2: từ năm 2017 đến 2018 (3x125 MVA)
Lắp 1 máy biến áp tự ngẫu 220/110kV – 125MVA có các thông số kĩ thuật giống máy biến áp đã lắp đặt ở phương án 1
* Giai đoạn 2: từ năm 2019 đến 2020 (4x125 MVA)
Lắp 1 máy biến áp tự ngẫu 220/110kV – 125MVA có các thông số kĩ thuật giống máy biến áp đã lắp đặt ở phương án 1
V.2 TÍNH TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG CỦA MÁY BIẾN ÁP
V.2.1 MÁY BIẾN ÁP TỰ NGẪU:
Để xác định được tổn thất trong máy biến áp, ta phải xác định được tổn thất trong từng cuộn dây ứng với phụ tải trong lưới điện
Tổn thấy trong các cuộn dây điện áp cao, trung, hạ của MBA tự ngẫu:
α : Hệ số có lợi của MBA tự ngẫu: α
Vì số liệu nhà sản xuất chỉ cho tổn thất ngắn mạch ∆PN (KW) Do đó, để tính được công suất định mức cho từng cuộn dây, ta tính:
∆PN = ∆PN C-T = ∆PN C-H = ∆PN T-H
Do đó: ∆PNC = ∆PNT = ∆PNH = ∆PN/2
Công thức tính tổn thất điện năng:
] Với: n: số lượng máy biến áp
Trang 36SiC, SiT, SiH : công suất của các cuộn cao, trung, hạ ứng với thời gian ti
Do khi thiết kế trạm biến áp Nhơn Trạch, công suất lấy ở cuộn hạ của máy biến áp tự
ngẫu chỉ dụng cho tự dung của trạm Nên có thể coi rằng công suất truyền từ cuộn cao
qua cuộn trung là 100%
∆ ( 2
i
dm
S S
∆A = 2530,8907 kWh
Trang 37Tổn thất điện năng trong năm 2011: ∆Anăm = ∆Angàyx365
⇒∆Anăm = 923775,11 kWh Tổn thất điện năng trong 1 ngày năm 2012:
∆Angày = 1x38x24 + 3202
250 (103,95
2x4 + 127,432x4 + 132,652x4 + 96,382 + 141,532x3 + 1422x2 + 134,302x4 + 127,082x2)
∆Angày = 2922,69598 kWh
Tổn thất điện năng trong năm 2012: ∆Anăm = ∆Angàyx365
⇒∆Anăm = 1066784,034 kWh Tổn thất điện năng trong 1 ngày năm 2013:
∆Angày = 1x38x24 + 3202
250 (122,25
2x4 + 149,872x4 + 136,012x4 + 113,352 + 166,462x3 + 1672x2 + 157,942x4 + 149,462x2)
∆Angày = 3693,1357 kWh
Tổn thất điện năng trong năm 2013: ∆Anăm = ∆Angàyx365
⇒∆Anăm = 1347994,54 kWh Tổn thất điện năng trong 1 ngày năm 2014:
∆Angày = 1x38x24 + 3202
250 (130,89
2x4 + 123,582x4 + 170,332x4 + 1782 + 176,132x3 + 174,872x2 + 165,722x4 + 156,152x2)
∆Angày = 3933,7858 kWh
Tổn thất điện năng trong năm 2014: ∆Anăm = ∆Angàyx365
⇒∆Anăm = 1435831,8 kWh Tổn thất điện năng trong 1 ngày năm 2015:
∆Angày = 1x38x24 + 3202
250 (146,33
2x4 + 138,172x4 + 190,432x4 + 1992 + 196,912x3 + 195,52x2 + 185,272x4 + 174,572x2)
∆Angày = 4688,9186 kWh
Tổn thất điện năng trong năm 2015: ∆Anăm = ∆Angàyx365
⇒∆Anăm = 1711455,3 kWh
Trang 38Tổn thất điện năng trong 1 ngày năm 2016:
∆Angày = 1x38x24 + 3202
250 (175,01
2x4 + 165,242x4 + 227,752x4 + 2382 + 235,52x3 + 233,822x2 + 221,592x4 + 208,782x2)
∆Angày = 6314,4515 kWh
Tổn thất điện năng trong năm 2016: ∆Anăm = ∆Angàyx365
⇒∆Anăm = 2304774,79 kWh
• Giai đoạn 2: Lắp thêm 1 máy biến áp tự ngẫu 220/110kV – 250 MVA có cùng
thông số kỹ thuật như đã lắp đặt ở giai đoạn 1( 2x250MVA)
∆Angày = 5724,6603 kWh
Tổn thất điện năng trong năm 2017: ∆Anăm = ∆Angàyx365
⇒∆Anăm = 2089501,023 kWh Tổn thất điện năng trong 1 ngày năm 2018:
Trang 39Tổn thất điện năng trong năm 2019: ∆Anăm = ∆Angàyx365
⇒∆Anăm = 3600233 kWh Tổn thất điện năng trong 1 ngày năm 2020:
∆Angày = 5406,4848 kWh
Tổn thất điện năng trong năm 2011: ∆Anăm = ∆Angàyx365
⇒∆Anăm = 1973366,96 kWh Tổn thất điện năng trong 1 ngày năm 2012:
∆Angày = 2x48x24 + 320 2
2 125× (103,95
2x4 + 127,432x4 + 132,652x4 + 96,382 + 141,532x3 + 1422x2 + 134,302x4 + 127,082x2)
∆Angày = 6325,3919 kWh
Tổn thất điện năng trong năm 2012: ∆Anăm = ∆Angàyx365
⇒∆Anăm = 2308768,06 kWh
Trang 40Tổn thất điện năng trong 1 ngày năm 2013:
∆Angày = 2x48x24 + 320 2
2 125× (122,25
2x4 + 149,872x4 + 136,012x4 + 113,352 + 166,462x3 + 1672x2 + 157,942x4 + 149,462x2)
∆Angày = 7866,1692 kWh
Tổn thất điện năng trong năm 2013: ∆Anăm = ∆Angàyx365
⇒∆Anăm = 2871151,75 kWh Tổn thất điện năng trong 1 ngày năm 2014:
∆Angày = 2x48x24 + 320 2
2 125× (130,89
2x4 + 123,582x4 + 170,332x4 + 1782 + 176,132x3 + 174,872x2 + 165,722x4 + 156,152x2)
∆Angày = 8346,9273 kWh
Tổn thất điện năng trong năm 2014: ∆Anăm = ∆Angàyx365
⇒∆Anăm = 3046628,452 kWh Tổn thất điện năng trong 1 ngày năm 2015:
∆Angày = 2x48x24 + 320 2
2 125× (146,33
2x4 + 138,172x4 + 190,432x4 + 1992 + 196,912x3 + 195,52x2 + 185,272x4 + 174,572x2)
∆Angày = 9857,8372 kWh
Tổn thất điện năng trong năm 2015: ∆Anăm = ∆Angàyx365
⇒∆Anăm = 3598110,587 kWh Tổn thất điện năng trong 1 ngày năm 2016:
∆Angày = 2x48x24 + 320 2
2 125× (175,01
2x4 + 165,242x4 + 227,752x4 + 2382 + 235,52x3 + 233,822x2 + 221,592x4 + 208,782x2)
∆Angày = 13108,903 kWh
Tổn thất điện năng trong năm 2016: ∆Anăm = ∆Angàyx365
⇒∆Anăm = 4784749,58 kWh