CÁC YÊU CẦU KINH TẾ KỸ THUẬT KHI THIẾT KẾ HỆ THỐNG NỐI ĐẤT CHO TRẠM BIẾN ÁP

Một phần của tài liệu Thiết kế trạm biến áp 220 110KW Nhơn Trạch Đồng Nai (Trang 78 - 79)

D Sương mù, mây

X.2CÁC YÊU CẦU KINH TẾ KỸ THUẬT KHI THIẾT KẾ HỆ THỐNG NỐI ĐẤT CHO TRẠM BIẾN ÁP

A khấu hao/1nă m=

X.2CÁC YÊU CẦU KINH TẾ KỸ THUẬT KHI THIẾT KẾ HỆ THỐNG NỐI ĐẤT CHO TRẠM BIẾN ÁP

ĐẤT CHO TRẠM BIẾN ÁP

Hệ thống nối đất có chỉ số tản càng bé càng thực hiện tốt nhiệm vụ tản dòng điện sự cố

trong đất và giữđược mức điện thế thấp trên các phần tửđược nối đất. Tuy nhiên việc giảm thấp điện trở tản gắn liền với sự tiêu hao nhiều kim loại và công sức (đào bới,

đóng cọc, hàn lực, san lấp ,mặt bằng…) do đó việc định giới hạn cho trị sốđiện trở tản và việc các phương án nói đất phải hợp lý về mựt kinh tế - kĩ thuật.

• Đối với đất làm việc, trị sốđiện trở nối đất cho phép quyết dịnh bởi yêu cầu của tình trạng làm việc của từng thiết bị cụ thể. Còn đối với nối đất an toàn thì chị sốđiện trở

cho phép phải được chọn sao cho các trị sốđiện áp bước và điện áp tiếp xúc trong mọi trường hợp không vượt quá giới hạn cho phép.

• Trong các trạm biến áp, nối đất làm việc và nối đất an toàn ở các cấp điện áp khác nhau thường được nối thành một hệ thống chung. Việc tách rời các loại nối đất theo

SVTH: Trương Minh Tuấn MSSV: 20662111 Trang 74

từng cấp điện áp có ưu điểm là dòng điện chạm đất đi qua bộ phận này không làm tăng

điện áp ở các bộ phận nối đất khác, nhưng việc cách ly các hệ thống nối đất này gặp nhiều khó khăn về kinh tế - kỹ thuật và nhiều khi không thực hiện được. Khi nối thành hệ thống chung, phải thiết kế theo chỉ sốđiện trợ tản cho phép bé nhất trong hai loại

đểđảm bảo an toàn và sự làm việc bình thường trong bất cứ trường hợp nào.

• Hệ thống nối đất của trạm biến áp thường tạo thành một mạch khép kín men theo chu vi của công trình gồm một mạch vòng thanh và có thể có một số cọc rải đều được hàn vào mạch vòng thanh. Trong diện tích khu vực trạm còn có một lưới thanh ngang dọc song song với nhau, với ô lưới từ 5 – 20m, có nhiệm vụ cân bằng thếđểđảm bảo điện áp tiếp xúc và điện áp bước thấp. Tất cả vỏ kim loại của các thiết bị, các kết cấu kim loại, các điêm trung tính máy biến áp lực và đo lường phải nối vào lưới theo đường ngắn nhất và phải vào giao điểm các thanh. Ngoài ra trong trường hợp để tản dòng

điện sét thuận lợi phải thực hiện nối đất bổ sung tại chỗ cột thu sét hoặc dây chống sét nối vào hệ thống nối đất của trạm, nhưng phải đảm bảo khoảng cách nối đất từ chỗ

máy biến áp đến chỗ nối đất của cột thu sét từ 15m trở lên để không xảy ra trường hợp phóng điện ngược làm hư hỏng máy biến áp.

• Để giảm tốn kém, khi thiết kế hệ thống nối đất của trạm cần lưu ý tận dụng các hình thức nối đất có sẵn (hay còn gọi là nối đất tự nhiên) như các đường ống kim loại chôn trong đất nhưống dẫn nước, vỏ chì cáp đặt trong đất, các kết cấu kim loại của móng nhà, móng cột… Nếu điện trở tả của nối đất tự nhiên thõa mãn yêu cầu kĩ thuật thì có thể không cần đặt thêm nối đất nhân tạo (đối với hệ thống có dòng chạm đất bé) hoặc chỉ cần đặt thêm hệ thống nối đất nhân tạo với yêu cầu đã giảm nhẹ Rnt≤ 1Ω (đối với hệ thống có dòng điện chạm đất lớn).

• Như vậy yêu cầu bài toán nối đất sẽ là: R = ≤ 0,5Ω và Rnt≤ 1Ω

Một phần của tài liệu Thiết kế trạm biến áp 220 110KW Nhơn Trạch Đồng Nai (Trang 78 - 79)