phân tích cơ bản về chứng khoán

18 409 0
phân tích cơ bản về chứng khoán

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG BÀI TẬP NHÓM PHÂN TÍCH CƠ BẢN VỀ CHỨNG KHOÁN GVHD : Nguyễn Quốc Việt SVTH : NHÓM 7 LỚP : DH11TN14 Tp. HCM, tháng 12 năm 2012 Danh sách nhóm 7 1/ Lê Duy Khang…………………………………………………1154030188 2/ Đỗ Thị Ánh Hồng…………………………………………… 1154030150 3/Nguyễn Thị Mỹ Hảo……………………………………………1154030106 4/Trần Khắc Lâm…………………………………………………1154030217 5/Nguyễn Duy Hùng…………………………………………… 1154030173 6/Ngô Xuân Qúy………………………………………………….1154030412 7/Hồ Thanh Tùng…………………………………………………1154030612 8/Ngọ Thị Thùy Dung…………………………………………….1154030047 9/Phạm Thị Thu Huyền………………………………………… 1154030168 10/Lê Thị Khuyên……………………………………………… 1154030201 11/Nguyễn Thị Hồng Phúc……………………………………… 1154030374 12/Bùi Văn Quang……………………………………………… 1154030396 13/Nguyễn Văn Hảo……………………………………………….1154030107 14/Lê Thị Tường Vân ………………………………………….1154030637 PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN Phân tích chứng khoán là việc dùng các chỉ số, sơ đồ, bảng biểu, các hệ số tài chính để đánh giá hoạt động của thị trường chứng khoán cả về bề rộng củng như chiều sâu. việc phân tích chứng khoán cung cấp các thông tin cần thiết cho các nhà đầu tư cũng như các nhà quản lý thị trường, các nhà quản trị doanh nghiệp trong các hoạt động của họ trên thị trường chứng khoán (TTCK). A.Phân tích cơ bản : Phân tích cơ bản là việc phân tích tình hình tài chính cũng như tình hình kinh doanh của công ty định đầu tư như dựa vào bảng cân đối tài khoản và bản báo cáo lợi tức của công ty để xem xét chất lượng của công ty cũng như việc phát triển của công ty theo thời gian, nhờ đó tiên đoán các chuyển biến giá chứng khoán. Giá trị là mục tiêu chính trong phân tích cơ bản. 1.Phân tích vĩ mô Những sự kiện như chiến tranh, biến động chính trị hay hệ thống pháp luật trong và ngoài nước có thể tạo ra những thay đổi về môi trường kinh doanh ,làm tăng thêm sự bất ổn về thu nhập kì vọng và làm cho người đầu tư quan tâm hơn đếnk hoảng tiền bù đắp rủi ro. a Tình hình chính trị: Thay đổi Chính phủ và các hoạt động chính trị, sửa đổi các chính sách kinh tế, chi tiêu ngân sách quốc phòng, các cuộc tổng tuyển cử, sự kiểm soát của Chính phủ thắt chặt hay nới lỏng đối với các ngành nghề trong nền kinh tế b Môi trường pháp luật: Các cơ quan Chính phủ tác động đến TTCK bằng hệ thống luật pháp. Luật chống độc quyền thường làm giảm giá chứng khoán của các công ty bị điều chỉnh bởi nó. Luật thâu tóm sáp nhập công ty có thể gây tác động tiêu cực hay tích cực đến một nhóm các công ty. c Điều kiện kinh tế vĩ mô: quyết định rủi ro chung của thị trường gọi là rủi ro hệ thống. chính sách TC-ngân sách và chính sách tiền tệ của chính phủ có ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế của một nước. các điều kiện về kinh tế do các chính sách này tác động sẽ ảnh hưởng đến tất cả các ngành và các công ty trong nền kin 2. Phân tích ngành: Mục đích của phân tích ngành là nhằm giúp nhà đầu tư thấy rõ những lợi ích hoặc rủi ro có thể gặp khi quyết định đầu tư vào chứng khoán của một doanh nghiệp hoạt động trong một ngành kinh doanh cụ thể. Phân tích ngành nên được tiến hành trước khi phân tích công ty • Tại một thời điểm nhất định nào đó lợi suất thu nhập của các ngành sẽ khác nhau, do đó nếu phân tích ngành thì sẽ chọn được những ngành có lãi suất cao • Ngay trong một ngành thì lợi suất thu nhập cũng không ổn định. một ngành hoạt đông tốt ở một thời điểm nào đó thì không có nghĩa nó sẽ hoạt động tốt trong tương lai. vì vậy phải luôn theo dõi động thái hoạt động ngành để tìm cơ hội đầu tư và rút vốn đầu tư đúng lúc • Vào cùng một thời điểm các ngành khác nhau sẽ có mức rủi ro khác nhau, do đó cần đánh giá mức độ rủi ro của ngành để xác định mức lợi xuất đầu tư tương xứng cần phải có • Rủi ro của mỗi ngành có biến động không nhiều theo thời gian, do vậy có thể phân tích mức rủi ro từng ngành trong quá khứ để dự đoán rủi ro của nó trong tương lai. Các ngành có khả năng phản ứng khác nhau với những thay đổi kinh tế trong chu kỳ kinh doanh. Các ngành sản xuất theo chu kỳ như thép và xe hơi sẽ có lợi hơn trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng. nhưng họ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong giai đoạn kinh tế suy thoái. ngược lại những ngành bán lẻ thực phẩm sẽ không bị biến đổi nhiều trong sự thay đổi kinh tế. Triển vọng của một ngành trong chu kỳ kinh doanh quyết định kết quả mà mỗi công ty có thể có được . 3. Phân tích doanh nghiệp: Phân tích doanh nghiệp là phân tích tình hình tài chính của các công ty được niêm yết trên TTCK, dựa vào các báo cáo tài chính của công ty như: bản cân đối kế toán, bản báo cáo kết quả hạt động kinh doanh, bản lưu chuyển tiền tệ. từ đó, thiết lập các tỷ số tài chính để thấy được những mặt mạnh và yếu trong hoạt động tài chính của công ty, qua đó thấy được xu hướng và tiềm năng phát triển của công ty. a. Các báo cáo tài chính - Bảng cân đối kế toán: Đây là 1 báo cáo tài chính quan trọng bậc nhất của công ty, mô tả tình hình tài chính của 1 công ty tại 1 thời điểm. Bảng cân đối kế toán, còn được hiểu là báo cáo về tình hình tài chính, cho nhà đầu tư biết công ty đang sở hữu bao nhiêu tài sản, công ty nợ bao nhiêu, phải thu khách hàng bao nhiêu (bao lâu thì thu xong), tiền và các khoản tương đương tiền công ty đang sở hữu và các quỹ đã được lập trong quá trình hoạt động. - Báo cáo kết quả kinh doanh: Cho biết kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 1 thời kì nhất định Báo cáo này bao gồm hầu hết các vấn đề thường được thảo luận về kết quả hoạt động kinh doanh của một công ty như doanh thu, thu nhập, thu nhập trên một cổ phần. Về cơ bản, báo cáo kết quả kinh doanh cho biết số tiền mà công ty kiếm được, chi phí đã bỏ ra và sự khác nhau giữa số lợi nhuận thu được qua hai thời kỳ xác định. Nhà đầu tư có thể đạt được sự hiểu biết thấu đáo về công ty bằng việc xem xét; đánh giá báo cáo kết quả kinh doanh. Cụ thể hơn, tăng trưởng về doanh thu là dấu hiệu đầu tiên cho thấy các yếu tố cơ bản vững mạnh, lợi nhuận thuần tăng cho thấy hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lợi tăng. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cần xem xét xem công ty có đang hoạt động theo xu hướng chung của nghành và các đối thủ cạnh tranh hay không. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Bảng lưu chuyển tiền tệ cho biết khả năng tạo tiền, tình hình quản lí các tài sản và trách nhiệm pháp lí ngoài vốn hiện thời, chi tiết các khoản đầu tư vào tài sản sản xuất và các khoản đầu tư tài chính của doanh nghiệp. Nó cho phép cả các nhà quản lí cũng như các nhà nghiên cứu trả lời được những vấn đề quan trọng liên quan đến tiền. b. Phân tích báo cáo tài chính - Phương pháp phân tích tài chính truyền thống được áp dụng là phương pháp phân tích các tỷ số. Đó là phương pháp sử dụng các tỷ số để phân tích. Các tỷ số này là các tỷ số đơn được thiết lập bởi chỉ tiêu này so với chỉ tiêu khác. - Mục đích phân tích tài chính: Mỗi đối tượng khác nhau sẽ có mục đích phân tích khác nhau: + Đối với nhà quản trị: Phân tích tài chính nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty, xác định điểm mạnh, điểm yếu của công ty. Đó là cơ sở để nhà quản trị ra quyết định quản trị + Đối với nhà đầu tư: Phân tích tài chính để nhận biết khả năng sinh lời của công ty, đó là căn cứ ra quyết định đầu tư + Đối với người cho vay: Phân tích tài chính nhằm nhận biết khả năng vay và trả nợ của khách hàng. - Trong phân tích tài chính, có 5 nhóm tỷ số tài chính được dùng để phân tích: + Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán: Dùng để đánh giá khả năng thanh toán của công ty + Nhóm tỷ số về khả năng cân đối vốn: Dùng để đánh giá mức độ ổn định và tự chủ của công ty. + Nhóm tỷ số về khả năng hoạt động: Dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực của công ty + Nhóm tỷ số về khả năng sinh lãi: Dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động chung của công ty + Nhóm tỷ số về triển vọng phát triển của công ty: Dùng để đánh giá khả năng phát triển trong tương lai của công ty. - Tùy theo mục đích phân tích tài chính mà nhà phân tích chú trọng hơn tới nhóm tỷ số nào. Ví dụ: Các chủ nợ ngắn hạn đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán ngay của công ty trong khi các chủ nợ dài hạn quan tâm nhiều hơn đến hoạt động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, họ cũng cần đánh giá khả năng thanh toán hiện tại của công ty và xem xét lợi nhuận của doanh nghiệp để dự tính khả năng trả nợ cuối cùng của công ty, bên cạnh đó họ cũng cần phải quan tâm tới cơ cấu vốn vì sự thay đổi cơ cấu vốn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của họ. - Một số lưu ý khi phân tích tài chính + Phân tích tỷ số tài chính chỉ có thể đạt kết quả cao nhất khi sử dụng đồng bộ các tỷ số tài chính (Việc phân tích riêng lẻ từng chỉ số là không có ý nghĩa) + Khi so sánh các tỷ số tài chính của công ty so với công ty khác, nên tìm công ty có cùng ngành nghề hoạt động, cùng quy mô để so sánh và sự so sánh cũng chỉ mang yếu tố tham khảo. + Các báo cáo tài chính mang tính lịch sử, ở trạng thái tĩnh. Vì vậy các tỷ số tài chính không thể phản ánh tất cả tình hình của công ty. c. Các chỉ số tài chính cơ bản: c.1. Nhóm chỉ số về khả năng thanh toán Tài sản ngắn hạn Tỷ số khả năng thanh toán hiện tại = Nợ ngắn hạn Tài sản ngắn hạn – dự trữ Tỷ số khả năng thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn Ý nghĩa: Hệ số khả năng thanh toán hiện tại thường được sử dụng để xem xét khả năng thanh toán nợ đến hạn thanh toán của công ty . Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Đánh giá khả năng thanh toán của công ty chính xác hơn so với việc đánh giá hệ số thanh toán hiện hành vì nó không tính đến dự trữ (tài sản có tính thanh khoản thấp nhất trong số các tài sản lưu động và cũng là nguồn của các khoản lỗ) c.2. Nhóm chỉ số về cơ cấu vốn Nợ Hệ số nợ = Tổng tài sản Nợ Hệ số nợ trên vốn cổ phần = Vốn cổ phần Nhóm hệ số này để tính mức vay nợ của công ty Ý nghĩa: Sử dụng nợ trong hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với 1 công ty. Nếu sử dụng nợ hiệu quả (tức là lợi nhuận thu được thừa để hoàn thành các nghĩa vụ phát sinh do nợ) thì có nghĩa là lợi nhuận chia cho cổ đông được tăng thêm nhờ đòn bẩy tài chính Hệ số nợ cho biết tỉ lệ phần trăm tài sản được hỗ trợ bằng nợ Hệ số nợ trên vốn cổ phần cho biết mức độ mạo hiểm của công ty trong cơ cấu vốn. Nó cho biết mối quan hệ giữa vốn đi vay và vốn của chủ. Tỷ lệ nợ càng cao thì rủi ro càng lớn vì trong trường hợp công ty lâm vào tình trạng phá sản thì các chủ nợ sẽ được thanh toán trước các chủ sở hữu. Vì vậy có thể nói chính vốn của chủ tạo cơ sở đảm bảo cho các chủ nợ. Lợi nhuận trước thuế Khả năng thanh toán lãi vay = Lãi vay Thể hiện khả năng hoàn thành nghĩa vụ phát sinh từ khoản nợ. Hệ số này càng cao chứng tỏ công ty sử dụng nợ vay có hiệu quả, đảm bảo khả năng trả lãi. c.3. Nhóm chỉ số về khả năng hoạt động Các khoản phải thu Kì thu tiền bình quân = Doanh số bán hàng bình quân trên ngày Kì thu tiền bình quân là số ngày cần có để chuyển các khoản phải thu thành tiền. Ý nghĩa: Kì thu tiền bình quân giúp chúng ta đánh giá khả năng chuyển đổi thành tiền của các khoản phải thu, hay nói cách khác là khả năng của công ty trong việc thu nợ từ khách hàng. Hệ số này cũng giúp đưa ra thông tin về chính sách tín dụng thương mại của công ty đối với khách hàng Đối với các công ty có tình hình tài chính mạnh thì họ hoàn toàn có thể cho phép thời hạn thu hồi các khoản phải thu dài hơn so với các công ty yếu ơn (tăng lợi thế cạnh tranh) Giá vốn hàng bán Vòng quay dự trữ = Dự trữ Ý nghĩa: Vòng quay hàng tồn kho cho phép xem xét hiệu quả quản lý và bán dự trữ của công ty. Đây là tiêu chuẩn để đánh giá tính thanh khoản của dự trữ của 1 công ty. Cách đánh giá: Nhìn chung, hệ số này cao sẽ cho thấy dấu hiệu quản lý dự trữ hiệu quả, dự trữ được bán càng nhanh thì vốn lưu trong kho càng thấp, giảm chi phí lưu kho. Tuy nhiên, nếu vòng quay này quá cao cũng có nghĩa là công ty đang bị thiếu hoặc bị mất các đơn đặt hàng, giá hàng đang giảm hoặc công ty đang thiếu nguyên liệu. Ngược lại nếu hệ số này quá thấp thì là dấu hiệu của việc công ty bị đọng quá nhiều hàng trong kho hoặc hàng không bán được do chất lượng kém… Phải đánh giá vòng quay dự trữ theo từng ngành. Đối với những công ty bán hàng nông sản, thực phẩm thì vòng quay hàng tồn kho phải cao vì đó là những sản phẩm dễ hư hỏng, trong khi đó đối với các công ty bán đồ thiết bị, máy móc thì vòng quay hàng tồn kho có thể thấp hơn, song biên lợi nhuận của các công ty này phải cao hơn. Doanh thu Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Tổng tài sản cố định Doanh thu Hiệu suất sử dụng tài sản = Tổng tài sản Ý nghĩa: Hệ số đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản trong việc tạo doanh thu Cách đánh giá: Hệ số này cao chứng tỏ công ty hoạt động với công suất cao. Nó cũng có nghĩa là nếu không tiếp tục đầu tư vào tài sản thì sẽ khó có thể tăng doanh thu, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh vì tài sản hiện có đã được sử dụng hết công suất. Nếu các vòng quay tài sản tương đối thấp so với mức trung bình hoặc thấp hơn so với mức trung bình ngành thì có nghĩa công ty đã đầu tư quá nhiều vào tài sản, tài sản sử dụng không hiệu quả hoặc doanh thu bán hàng thấp. Tuy nhiên, cũng có thể có công ty đang thực hiện đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị, và như vậy sẽ mang lại hiệu quả trong dài hạn. c.4. Nhóm chỉ số về khả năng sinh lời + Chỉ số lợi nhuận ròng Chỉ số lợi nhuận ròng = Ý nghĩa: Hệ số này cho phép xem xét khả năng kiểm soát các chi phí của công ty. Nó cho biết 1 đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu lợi nhuận. Hệ số này cao chứng tỏ công ty đang kiểm soát tốt các loại chi phí, và ngược lại. + Hiệu suất sinh lời của tổng tài sản (Return on Asset- ROA) ROA = LNST TS ∑ hoặc ROA = EBIT TS ∑ [...]... ngành Những giới hạn của việc phân tích chỉ số tài chính • Sự có sẵn của thông tin so sánh • Sử dụng thông tin trong quá khứ • Không phải là quyết định cuối cùng – chỉ dùng để hướng dẫn • Việc giải thích cần phân tích cẩn thận và không nên chỉ phân tích một cách đơn lập • Đây là một phương pháp khách quan • Có thể bị thay đổi B CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG KHOÁN Chỉ số giá chứng khoán là chỉ số giá cổ phiếu phản... Dow Jones ( Dow Jones Average) Chỉ số Dow Jones là chỉ số giá chứng khoán phản ánh sự biến động bình quân giá chứng khoán thuộc TTCK New York, một TTCK lớn nhất thế giới Chỉ số Dow Jones nói chung hiện nay là chỉ số giá chung của 65 chứng khoán đại diện thuộc nhóm hàng đầu (Blue chip) trong các chứng khoán được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán New York Nó bao gồm ba chỉ số thuộc ba nhóm ngành: Chỉ... nghiệp DJIA ( Dow Jones Industrial Average ) gồm 30 chứng khoán, Chỉ số Dow Jones Vận tải DJTA (Dow Jones Transportation Average 0 gồm 20 chứng khoán và chỉ số Dow Jones Dịc vụ DJUA ( Dow Jones Utilities Average) gồm 15 chứng khoán Chỉ số DJIA là chỉ số lâu đời nhất ở Mỹ do Ông Charless H.Dow cùng với công ty mang tên ông thu thập giá đóng cửa chứng khoán để tính ra và công bố trên Wall Street Journal... laspeyres • Chỉ số chứng khoán việt nam Trong đó : là giá cổ phiếu hiệ hành là khối lượng cổ phiếu đang lưu hành là giá cổ phiếu thời kỳ gốc là khối lượng cổ phiếu thời kỳ gốc Chỉ số giá chứng khoán được theo dõi chặt chẽ và được các nhà kinh tế học quan tâm vì nó có mối quan hệ chặt chẽ đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia và thế giới Một số chỉ số giá chứng khoán nổi tiếng trên... công ty khác chiếm vị thế đó ngay Công ty duy nhất còn lại đến nay kể từ đầu là công ty General Electric Tóm lại, chỉ số Dow Jones là chỉ số giá chứng khoán tính cho 65 chứng khoán tiêu biểu nhất của TTCK New York, phản ánh sự biến động bình quân giá chứng khoán thuộc TTCK New York Đây cũng là chỉ số rất được quan tâm vì TTCK hiện nay đã được toàn cầu hóa và ảnh hưởng của TTCK New York đối với các TTCK... giá bình quân là giá chứng khoán I thời kỳ nghiên cứu là giá của chứng khoán I thời kỳ gốc Có hai chỉ số nổi tiếng thuộc loại này là chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones (dow jones industrial average – DJIA) của Mỹ và chỉ số Nikkei 225 của nhật Chỉ số tổng hợp: Việc đưa ra chỉ số này nhằm so sánh giá trị thị trường hiện tại với một giá trị tham chiếu, hay còn gọi là giá trị cơ sở tại một thời điểm... trước đó ( gọi là kỳ gốc hay kỳ cơ sở) thông thường giá trị cơ sở được chọn là 100 Chỉ số tổng hợp được tính toán dựa trên các biến về giá và số lượng cổ phiếu đang lưu hành Chỉ số này được xác định như sau: Chỉ số tổng hợp= Hai phương pháp thường được dung để tính chỉ số này là phương pháp laspeyres và phương pháp paasche Phương pháp laspeyres: dựa trên lượng cổ phiếu ở kỳ cơ sở (kỳ gốc) Trong đó: là... laspeyres: dựa trên lượng cổ phiếu ở kỳ cơ sở (kỳ gốc) Trong đó: là chỉ số Laspeyres là khối lượng chứng khoán (quyền số) thời kỳ gốc hoặc cơ cấu khối lượng thời kỳ gốc Phương pháp paascher: dựa trên lượng cổ phiếu ở kỳ hiện hành Trong đó: là chỉ số Paasche Q là số lượng (quyền số) thời kỳ báo cáo hoặc cơ cấu khối lượng thời kỳ báo cáo Các chỉ số như Kospi của hàn quốc; NYSE Composite, S&P 500 của mỹ,…... hướng phát triển của thị trường cổ phiếu, thể hiện xu hướng thay đổi của giá cổ phiếu vag tình hình giao dịch trên thị trường đơn giản, chỉ số giá chứng khoán là giá bình quân cổ phiếu tại một ngày nhất định so với ngày gốc 1.Phương pháp tính chỉ số giá chứng khoán: a Phương pháp bình quân số học Được xác định đơn giản bằng cách lấy tổng thị giá của các loại cổ phiếu cần tính toán chia cho số loại cổ... tính của nó như phương pháp tính của Dow Jones + Chỉ số FT-SE 100 Là chỉ số giá của khoảng 100 cổ phiếu hang đầu tại Sở giao dịch chứng khoán Loondon, ngày gốc là 3/1/1984 với giá trị gốc là 1.000 + Chỉ số CAC ( pháp) Tính cho 240 cổ phiếu hang đầu tại Sở giao dịch chứng khoán Paris Ngày gốc là 31/12/1981 với giá trị gốc là 100 + Chỉ số DAX ( Đức) Tính cho 30 cổ phiếu hàng đầu của Đức Ngày gốc là 31/12/1987 . chứng khoán (TTCK). A .Phân tích cơ bản : Phân tích cơ bản là việc phân tích tình hình tài chính cũng như tình hình kinh doanh của công ty định đầu tư như dựa vào bảng cân đối tài khoản và bản. ………………………………………….1154030637 PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN Phân tích chứng khoán là việc dùng các chỉ số, sơ đồ, bảng biểu, các hệ số tài chính để đánh giá hoạt động của thị trường chứng khoán cả về bề rộng củng. của công ty theo thời gian, nhờ đó tiên đoán các chuyển biến giá chứng khoán. Giá trị là mục tiêu chính trong phân tích cơ bản. 1 .Phân tích vĩ mô Những sự kiện như chiến tranh, biến động chính trị

Ngày đăng: 21/11/2014, 09:10

Mục lục

  • PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN

    • A.Phân tích cơ bản :

      • 1.Phân tích vĩ mô

      • 3. Phân tích doanh nghiệp:

        • a. Các báo cáo tài chính

        • c. Các chỉ số tài chính cơ bản:

          • c.1. Nhóm chỉ số về khả năng thanh toán

          • c.2. Nhóm chỉ số về cơ cấu vốn

          • c.3. Nhóm chỉ số về khả năng hoạt động

          • c.4. Nhóm chỉ số về khả năng sinh lời

          • c.5 Nhóm chỉ số về triển vọng phát triển của công ty:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan