Phân tích cơ bản về thuế quan

56 568 0
Phân tích cơ bản về thuế quan

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích cơ bản về thuế quan

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH BÀI TẬP QUÁ TRÌNH NHÓM MÔN: KINH TẾ QUỐC TẾ TÊN BÀI TẬP: PHÂN TÍCH CƠ BẢN VỀ THUẾ QUAN LỚP : Đ7TMĐT NHÓM 4+7: Phạm Hoàng Anh Vũ Hồng Anh Nguyễn Thị Hà Trần Thị Hà Nguyễn Đăng Khoa Nguyễn Thị Lành Đinh Quang Sâm Đỗ Minh Thanh Hà Nội, 2015 2 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ QUAN 3 1.1.Khái Niệm 3 1.2.Phân loại thuế quan 3 1.3.Một số phương pháp tính thuế 4 1.4. Khái niệm, đặc điểm của thuế xuất, nhập khẩu 4 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ QUAN 8 ĐỐI VỚI NƯỚC NHỎ 8 2.1.Tác động của thuế tới giá cả và sản lượng 9 2.2. Tác động của thuế tới phúc lợi 10 CHƯƠNG 3: NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ THUẾ QUAN VÀ 12 HỆ THỐNG CẮT GIẢM THUẾ QUAN 12 3.1.Nghiệp vụ quản lý thuế quan 12 3.1.1.Khái niệm 12 3.1.2.Các cơ quan quản lý thuế quan 13 3.1.3.Quy trình Cơ bản thủ tục hải quan nhập khẩu 14 3.1.4.Thuế MFN: 19 3.2. Hệ thống cắt giảm thuế quan 20 3.2.1.Tình hình cắt giảm thuế quan của Việt Nam. 20 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG 23 4.1.Thực trạng về Xuất Khẩu 23 4.2.Thực trạng về Nhập Khẩu 29 4.3.Thực trạng chung 34 4.4.Nguyên Nhân 35 4.4.Thực trạng ngành dệt may việt nam 35 4.4.1.Lợi thế của dệt may Việt Nam 36 4.4.2.Thực trạng ngành dệt may Việt Nam 37 CHƯƠNG 5: CÁC GIẢI PHÁP LÀM TĂNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH 43 CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 43 DANH MỤC THAM KHẢO 55 3 CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ QUAN 1.1.Khái Niệm Thuế quan (Tariff) là loại thuế đánh vào hàng hóa khi được vận chuyển từ lãnh thổ hải quan này sang lãnh thỗ hải quan khác. Trước đây, thuế quan là biện pháp hạn chế thương mại được sử dụng phổ biến nhất nhưng hiện nay, các biện pháp thuế quan ngày càng được sử dụng ít đi và được thay thế bởi hàng loạt các biện pháp phi thuế. Sau các vòng đàm phán WTO ( trước là GATT), mức thuế suất trung bình trên thế giới đã giảm đáng kể. 1.2.Phân loại thuế quan 1.2.1.Đối tượng chịu thuế Căn cứ theo đối tượng chịu thuế, thuế quan được chia thành hai loại:  Thuế quan nhập khẩu: là loại thuế đánh vào hàng nhập khẩu, do chính phủ nước nhập khẩu áp đặt lên nhà sản xuất nước ngoài. Mục đích áp dụng thuế nhập khẩu là để bảo hộ các nhà sản xuất trong nước và tăng thu ngân sách.  Thuế quan xuất khẩu: là loại thuế quan đánh vào hàng xuất khẩu, do chính phủ nước xuất khẩu áp đặt lên nhà xuất khẩu nước mình. Mục đích áp dụng thuế xuất khẩu là tăng thu ngân sách và nâng mức giá của mặt hàng xuất khẩu, từ đó làm tăng độ khan hiếm của hàng hóa. Hiện nay, các nước phát triển đã bỏ thuế xuất khẩu nhưng loại thuế này vẫn được sử dụng ở các nước đang phát triển, áp dụng với các mặt hàng truyền thống. Ví dụ:  Ghana đánh thuế lên coca xuất khẩu  Brazil đánh thuế lên cà phê xuất khẩu  OPEC đánh thuế lên dầu lửa xuất khẩu 4 1.2.2.Mục đích đánh thuế Theo mục đích đánh thuế, ta có hai loại:  Thuế bảo hộ đánh vào hàng hóa nhập khẩu, nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh với nước ngoài. Loại thuế này gây ra những bất lợi cho hàng hóa nhập khẩu khi bán trên thị trường nội địa.  Thuế ngân sách nhằm đem lại những khoản thu nhập từ thuế cho chính phủ. Và có thể đánh lên cả hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu. 1.3.Một số phương pháp tính thuế 1.4. Khái niệm, đặc điểm của thuế xuất, nhập khẩu Thuế XK – NK là sắc thuế đánh vào hàng hóa xuất hoặc nhập khẩi trong quan hệ thương mại quốc tế. a. Thuế XK - NK có nguồn gốc từ các lí do sau:  Thuế XK – NK là công cụ quan trọng để Nhà nước để kiểm soát các hoạt động ngoại thương. 5 Những hoạt động ngoại thương có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế nội địa. Nó mang lại cho đất nước các nguồn lợi về vốn, kỹ thuật, công nghệ, hàng hóa, góp phần giải quyết các vấn đề của kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên các hoạt động ngoại thương mở rộng mà không được kiểm soát sẽ dẫn đến những tác hại đối với nền kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội như: sự phụ thuộc về kinh tế, chính trị với nước ngoài, phong tục, tập quán, lối sống của các quốc gia bị ảnh hưởng. Vì vậy, các quốc gia đều sử dụng công cụ thuế XK –NK như một công cụ quan trọng để kiểm soát các hoạt động ngoại thương, quản lý các mặt hàng XK – NK; khuyến khích xuất, nhập khẩu những hàng hóa có lợi và hạn chế xuất, nhập khẩu những hàng hóa có hại cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.  Thuế XK –NK là công cụ bảo hộ sản xuất trong nước Hoạt động ngoại thương phát triển có thế gây ra những tác động tiêu cực đối với sản xuất nội địa, đặc biệt với những nền kinh tế chậm phát triển, chưa đủ sức cạnh tranh với nền kinh tế nước ngoài. Vì vậy, ở những quốc gia chậm phát triển, thuế XK -NK là một trong những công cụ của Nhà nước để bảo hộ nền sản xuất trong nước. Để khuyến khích xuất khẩu hàng hóa, tăng cường khả năng trên thị trường quốc tế các quốc gia thường không đánh thuế suất khẩu hoặc thu với thuế suất thấp với mục tiêu quản lý là chủ yếu. Đối với thuế nhập khẩu, các quốc gia linh hoạt tùy theo tính chất, mục đích của hàng hóa nhập khẩu và phù hợp với trình độ kinh tế của từng nước trong từng thời kì  Thuế XK – NK là nguồn thu của ngân sách nhà nước Ở các nước đang phát triển, nhu cầu tiêu dùng tăng trong khi sản xuất nội địa chưa đáp ứng được, bên cạnh đó, khả năng tài chính của nhà nước lại eo hẹp. Do đó, đối với các nước đang phát triển, mục tiêu động viên số thu cho ngân sách nhà nước của thuế xuất, nhập khẩu được coi trọng. Để đạt được mục tiêu này, các quốc gia thương mở rộng hoạt động ngoại thương, đánh thuế nhập khẩu vào hàng hóa tiêu dùng trong nước chưa sản xuất được hoặc đánh thuế xuất khẩu vào những 6 hàng hóa mà trên thế giới có nhu cầu tiêu dùng cao với những mức thuế suất hợp lí. b. Đặc điểm của thuế xuất, nhập khẩu Là công cụ quan trọng của nhà nước trong chính sách ngoại thương, thuế xuất khẩu, nhập khẩu có các đặc điểm cơ bản sau:  Thuế xuất, nhập khẩu là loại thuế gián thu Nhà nước sử dụng thuế xuất, nhập khẩu để điều chỉnh hoạt động ngoại thương thông qua việc tác động vào cơ câu giá cả của hàng hóa xuất, nhập khẩu. Vì vậy, thuế xuất, nhập khẩu là một yếu tố cấu thành trong giá hàng hóa xuất, nhập khẩu. Người nộp thuế là người thực hiện hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa; người chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng. Việc tăng, giảm thuế xuất, nhập khẩu sẽ tác động trực tiếp tới giá cả hàng hóa xuất, nhập khẩu, từ đó ảnh hưởng tới nhu cầu và việc lựa chọn hàng hóa của người tiêu dùng, buộc các nhà sản xuất và nhập khẩu hàng hóa phải điều chỉnh sản xuất kinh doanh của mình cho phù hợp  Thuế xuất, nhập khẩu là loại thuế gắn liền với hoạt động ngoại thương. Hoạt động ngoại thương giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, tuy nhiên hoạt động này đòi hòi sự quản lý chặt chẽ của nhà nước. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là một công cụ quan trọng của nhà nước nhắm kiểm soát hoạt động ngoại thương thông qua việc kê khai, kiểm tra, tính thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu.  Thuế xuất, nhập khẩu chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố quốc tế như: Sự biến động của kinh tế thế giới, xu hướng thương mại quốc tế. Thuế xuất, nhập khẩu điều chỉnh vào họat động xuất, nhập khẩu hàng hóa của một quốc gia. Sự biến động của kinh tế thế giới, xu hướng thương mại trong từng thời kì sẽ tác động trực tiếp tới hàng hóa xuất, nhập khẩu của các quốc gia, nhất là trong xu thế tự do hóa thương mại, mở của và hội nhập kinh tế như hiện nay. Từ đó, các yếu tố kinh tế quốc tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chính sách thuế xuất, nhập khẩu từng 7 quốc gia. Để đạt được những mục tiêu đề ra, đòi hỏi chính sách thuế xuất, nhập khẩu phải có tính linh hoạt cao, có sự thay đổi phù hợp tùy theo sự biến động của kinh tế thế giới và thương mại quốc tế. Ngoài ra, chính sách thuế xuất, nhập khẩu còn phải phù hợp với Hiệp định, cam kết quốc tế mà mỗi quốc gia đã kí kết, tham gia. 8 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ QUAN ĐỐI VỚI NƯỚC NHỎ Trong phân tích tác động của thuế quan , cần phân biệt giữa nước lớn và nước nhỏ. Vì nước nhỏ có lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu không đáng kể so với tổng lượng trao đổi hàng hóa đó trên thị trường thế giới. Hơn nữa, những thay đổi về lượng nhập xuất, nhập khẩu của nước đó không ảnh hưởng đến giá cả của hàng hóa đó trên thị trường thế giới. Nước nhỏ phải chấp nhận mức giá thế giới ở bất kì mức nào. Để xem xét một cách tổng quát tác động của thuế quan đến nước nhỏ, trong phần này sẽ lấy ví dụ nước nhỏ là Việt Nam, nhập khẩu một số lượng nhỏ ô tô trên thị trường Thế giới. Trong điều kiện kinh tế đóng, cung cầu của ô tô cân bằng , cầu ô tô được đáp ứng hoàn toàn bởi các nhà sản xuất ô tô trong nước, Việt Nam không có sự trao đổi ô tô với thế giới. Nhưng nếu giá ô tô của thế giới thấp hơn mức giá ô tô tại thời điểm cân bằng của thị trường Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế đóng, Việt Nam sẽ có 9 bất lợi thế so sánh về ô tô. Và trong điều kiện nền kinh tế mở, Việt Nam sẽ nhập khẩu ô tô từ thế giới với thuế suất t% lên mặt hàng ô tô nguyên chiếc. 2.1. Tác động của thuế tới giá cả và sản lượng Kí hiệu:  D VN là đường cầu ô tô Việt Nam  S VN là đường cung ô tô Việt Nam  E VN là điểm cân bằng cung cầu ô tô của Việt Nam  S W là đường cung của ô tô thế giới đối với Việt Nam  Trong điều kiện thương mại hoàn toàn tự do, giá ô tô trên thị trường Việt Nam ngang bằng với mức giá ô tô thế giới tại P W . Tại P W , ta sẽ xác định được lượng cung Q S 1 và lượng cầu Q D 1 về ô tô trên thị trường Việt Nam. Q D 1 >Q S 1 tức là các nhà sản xuất ô tô Việt Nam không thể cung ứng đủ lượng cầu. Khi đó, Việt Nam sẽ nhập khẩu một lượng ô tô là M 1 = Q D 1 – Q S 1  Nhập khẩu mặt hàng ô tô với thuế suất t%. Khi đó, số tiền phải nộp cho chính phủ Việt Nam là t*P W / 1 chiếc ô tô. Số tiền này sẽ gộp vào giá thành của S w Q P P ô Q 1 S Q 1 D M 1 E VN S VN D VN Có thuế quan P w Q 2 S Q 2 D M 2 t% 10 một chiếc ô tô do người tiêu dùng gánh chịu. Giá ô tô trên thị trường lúc này sẽ là P W (1+t%) Việc áp dụng thuế nhập khẩu t% của chính phủ Việt Nam không làm ảnh hưởng tới giá ô tô thế giới hay số tiền phải trả cho các nhà xuất khẩu ô tô sang Việt Nam, mà làm tăng thêm giá ô tô trên thị trường Việt Nam  Khi giá một chiếc ô tô tăng từ P W lên P W (1+t%), lượng cầu ô tô sẽ giảm từ Q D 1 xuống Q D 2 và lượng cung ô tô sẽ tăng từ Q S 1 lên Q S 2 . Theo đó, thì lượng ô tô nhập khẩu sẽ giảm từ M 1 xuống M 2 =Q D 2 -Q S 2 Tóm lại: thuế nhập khẩu làm giá cả trên thị trường nội địa tăng, lượng cầu trên thị trường nội địa giảm, lượng cung từ các nhà sản xuất tăng và lượng nhập khẩu giảm 2.2 . Tác động của thuế tới phúc lợi Từ sự thay đổi về giá cả và sản lượng trên thị trường trong nước trước và sau khi có thuế, ta sẽ xem xét phúc lợi của người tiêu dùng, nhà sản xuất trong nước và chính phủ nước đánh thuế trong trường hợp không đánh thuế và đánh thuế thông qua so sánh thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất trong 2 trường hợp. d b P w (1+t%) S w Q ô tô P w P ô tô Q S 1 Q D 1 E VN S VN D VN g Q S 2 Q D 2 e t% a c [...]... LÝ THUẾ QUAN VÀ HỆ THỐNG CẮT GIẢM THUẾ QUAN 3.1.Nghiệp vụ quản lý thuế quan 3.1.1.Khái niệm - Thuế quan: là khoản thuế đánh vào hàng hóa và dịch vụ khi chúng được chuyển qua biên giới quốc gia Thuế quan có thể được áp dụng đối với cả hàng hóa xuất khẩu lẫn nhập khẩu Tuy nhiên, trên thế giới thuế quan nhập khẩu vẫn là chủ yếu cho nên người ta thường hay dung thuật ngữ thuế thuế quan để chỉ thuế quan nhập... vụ quản lý thuế quan là việc tổ chức hệ thống thông tin quản lý nội bộ của hệ thống Thuế về hoạt động quản lý thu thuế của cơ quan thuế các cấp theo quy định của Luật thuế, pháp lệnh thuế; phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí; tiền phạt theo quy định của Luật xử phạt vi phạm hành chính và các khoản thu khác ngân sách theo quy định của pháp luật khác có liên quan 12 Cơ quan thuế có nhiệm... nghĩa vụ thuế, phí, lệ phí, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) của người nộp thuế do cơ quan thuế quản lý; tình hình thanh toán với ngân sách nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan của cơ quan thuế; tình hình hoàn trả khoản thu của ngân sách nhà nước cho người nộp thuế; kết quả hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế do cơ quan thuế. .. nộp thuế; kết quả hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế do cơ quan thuế các cấp thực hiện theo quy định của các Luật Thuế, Pháp lệnh thuế, Luật Quản lý thuế và pháp luật khác có liên quan 3.1.2.Các cơ quan quản lý thuế quan Cơ quan Hải quan Việt Nam thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, qúa cảnh, mượn đường Việt Nam; đấu tranh chống... lý Nhà nước về hải quan theo quy định của pháp luật Cơ quan Hải quan Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung, thống nhất, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chính phủ Tổ chức hải quan Việt Nam bao gồm: - Tổng cục Hải quan - Cục Hải quan tỉnh hoặc liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương - Hải quan cửa khẩu, Ðội kiểm soát hải quan 13 3.1.3.Quy trình Cơ bản thủ tục hải quan nhập khẩu... khai báo nộp thuế ngay (chuyển khoản, nộp tiền mặt tại cơ quan hải quan ): Hệ thống xuất ra cho người khai “Chứng từ ghi số thuế phải thu” Khi người khai hải quan đã thực hiện nộp thuế, phí, lệ phí và hệ thống VNACCS đã nhận thông tin về việc nộp thuế, phí, lệ phí thì hệ thống xuất ra “Quyết định thông quan hàng hóa” - Cuối ngày hệ thống VNACCS tập hợp toàn bộ tờ khai luồng xanh đã được thông quan chuyển... người khai “Tờ khai hải quan (có nêu rõ kết quả phân luồng tại chỉ tiêu: Mã phân loại kiểm tra) (2) Xuất ra Thông báo yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa đối với hàng hóa được phân vào luồng đỏ hoặc khi cơ quan hải quan sử dụng nghiệp vụ CKO để chuyển luồng (3) Ngay sau khi cơ quan hải quan thực hiện xong nghiệp vụ CEA hệ thống tự động thực hiện các công việc sau: - Trường hợp số thuế phải nộp bằng 0:... thu” và “Quyết định thông quan hàng hóa” Nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh nhỏ hơn số thuế phải nộp, hệ thống sẽ báo lỗi · Trường hợp khai báo nộp thuế ngay (chuyển khoản, nộp tiền mặt tại cơ quan hải quan ): Hệ thống xuất ra cho người khai “chứng từ ghi số thuế phải thu Khi người khai hải quan đã thực hiện nộp thuế, phí, lệ phí và hệ thống VNACCS đã 17 nhận thông tin về việc nộp thuế phí, lệ phí thì hệ... dung thuật ngữ thuế thuế quan để chỉ thuế quan nhập khẩu Thuế quan có thể được tính theo giá trị hoặc theo số lượng đơn vị hàng hóa nhập khẩu, từ đó mà phân biệt thuế theo giá trị và thuế theo số lượng Đối với một số lượng nhỏ hàng hóa buôn bán trên thế giới người ta áp dụng thuế quan hỗn hợp bằng cách kết hợp hai cách tính thuế nói trên Thuế quan nhập khẩu là một công cụ chính sách của chính phủ và... tục, sửa đổi nội dung khai báo, ấn định thuế và gửi cho người khai hải quan để thực hiện b Người khai hải quan: - Nhận phản hồi của hệ thống về kết quả phân luồng, địa điểm, hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá; 16 - Nộp hồ sơ giấy để cơ quan hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ; chuẩn bị các điều kiện để kiểm thực tế hàng hoá; - Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí (nếu có) c Hệ thống: . CHUNG VỀ THUẾ QUAN 3 1.1.Khái Niệm 3 1.2 .Phân loại thuế quan 3 1.3.Một số phương pháp tính thuế 4 1.4. Khái niệm, đặc điểm của thuế xuất, nhập khẩu 4 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ QUAN. 3.1.2.Các cơ quan quản lý thuế quan 13 3.1.3.Quy trình Cơ bản thủ tục hải quan nhập khẩu 14 3.1.4 .Thuế MFN: 19 3.2. Hệ thống cắt giảm thuế quan 20 3.2.1.Tình hình cắt giảm thuế quan của Việt. VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ QUAN 1.1.Khái Niệm Thuế quan (Tariff) là loại thuế đánh vào hàng hóa khi được vận chuyển từ lãnh thổ hải quan này sang lãnh thỗ hải quan khác. Trước đây, thuế quan là biện

Ngày đăng: 30/07/2015, 00:24

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan