Những người chưa từng nghiên cứu Tài chính quốc tế thường có 2 câu hỏi về sự bí ẩn của tỷ giá đó là: Thứ nhất, trên cơ sở nào mà tỷ giá mua bán USDVND trên thị trường lại là 21000 mà không phải là thấp hơn, hay cao hơn 21000? Đằng sau tỷ lệ trao đổi 1USD = 21000VND là cái gì? Có phải vì tờ giấy bạc USD đẹp hơn tờ giấy bạc VND? Có phải vì nước Mỹ lớn hơn Việt Nam? Có phải đồng USD được tự do chuyển đổi?... Thứ hai, khi quan sát sự biến động của tỷ giá, thấy rằng: Tỷ giá biến động rất nhanh và mạnh trong ngắn hạn Tỷ giá có xu hướng biến động từ từ trong dài hạn Vậy nhân tố nào quyết định xu hướng biến động của tỷ giá trong ngắn hạn và trong dài hạn? chúng ta sẽ trả lời được 2 câu hỏi này sau khi nghiên cứu Học thuyết ngang giá sức mua và ngang giá lãi suất. Ngang giá sức mua là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền, theo tỷ lệ này thì số lượng hàng hóa mua được là như nhau ở trong nước và ở nước ở nước ngoài khi chuyển đổi một đơn vị nội tệ ra ngoại tệ và ngược lại. ngang giá sức mua giữa hai đồng tiền đơn thuần chỉ là sự so sánh mức giá hàng hóa tính bằng nội tệ và ngoại tệ ở hai nước mà không đề cập đến chi phí vận chuyển quốc tế, thuế quan… Một vấn đề đặt ra là: giữa tỷ giá hối đoái và ngang giá sức mua có mối quan hệ với nhau như thế nào? Đây là nội dung chính của học thuyết ngang giá sức mua và cũng là câu trả lời cho các câu hỏi trên. Một cách tổng quan, Lý thuyết ngang giá sức mua phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái, cụ thể lý thuyết này giải thích tỷ giá hối đoái thay đổi như thế nào khi có sự thay đổi trong tỷ lệ lạm phát của các nước. Lý thuyết cho rằng: nếu các yếu tố khác như nhau, khi tỷ lệ lạm phát của nước A tăng tương đối so với lạm phát của nước B thì hàng hóa của nước A sẽ có mức giá đắt tương đối và do đó xuất khẩu của nước A giảm và cầu đồng tiền A sẽ giảm theo. Bên cạnh đó, hàng hóa ở nước B sẽ trở nên rẻ tương đối và các công ty, người tiêu dùng của nước A có xu hướng tăng nhập khẩu hàng hóa từ nước B, dẫn đến tăng cung đồng tiền A. Cả hai áp lực này tạo áp lực giảm giá đồng tiền của nước A là nước có lạm phát cao.
Những người chưa từng nghiên cứu Tài chính quốc tế thường có 2 câu hỏi về sự bí ẩn của tỷ giá đó là: Thứ nhất, trên cơ sở nào mà tỷ giá mua bán USD/VND trên thị trường lại là 21000 mà không phải là thấp hơn, hay cao hơn 21000? Đằng sau tỷ lệ trao đổi 1USD = 21000VND là cái gì? Có phải vì tờ giấy bạc USD đẹp hơn tờ giấy bạc VND? Có phải vì nước Mỹ lớn hơn Việt Nam? Có phải đồng USD được tự do chuyển đổi? Thứ hai, khi quan sát sự biến động của tỷ giá, thấy rằng: - Tỷ giá biến động rất nhanh và mạnh trong ngắn hạn - Tỷ giá có xu hướng biến động từ từ trong dài hạn Vậy nhân tố nào quyết định xu hướng biến động của tỷ giá trong ngắn hạn và trong dài hạn? chúng ta sẽ trả lời được 2 câu hỏi này sau khi nghiên cứu Học thuyết ngang giá sức mua và ngang giá lãi suất. Ngang giá sức mua là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền, theo tỷ lệ này thì số lượng hàng hóa mua được là như nhau ở trong nước và ở nước ở nước ngoài khi chuyển đổi một đơn vị nội tệ ra ngoại tệ và ngược lại. ngang giá sức mua giữa hai đồng tiền đơn thuần chỉ là sự so sánh mức giá hàng hóa tính bằng nội tệ và ngoại tệ ở hai nước mà không đề cập đến chi phí vận chuyển quốc tế, thuế quan… Một vấn đề đặt ra là: giữa tỷ giá hối đoái và ngang giá sức mua có mối quan hệ với nhau như thế nào? Đây là nội dung chính của học thuyết ngang giá sức mua và cũng là câu trả lời cho các câu hỏi trên. Một cách tổng quan, Lý thuyết ngang giá sức mua phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái, cụ thể lý thuyết này giải thích tỷ giá hối đoái thay đổi như thế nào khi có sự thay đổi trong tỷ lệ lạm phát của các nước. Lý thuyết cho rằng: nếu các yếu tố khác như nhau, khi tỷ lệ lạm phát của nước A tăng tương đối so với lạm phát của nước B thì hàng hóa của nước A sẽ có mức giá đắt tương đối và do đó xuất khẩu của nước A giảm và cầu đồng tiền A sẽ giảm theo. Bên cạnh đó, hàng hóa ở nước B sẽ trở nên rẻ tương đối và các công ty, người tiêu dùng của nước A có xu hướng tăng nhập khẩu hàng hóa từ nước B, dẫn đến tăng cung đồng tiền A. Cả hai áp lực này tạo áp lực giảm giá đồng tiền của nước A - là nước có lạm phát cao. Nền tảng của lý thuyết này là Quy luật một giá (Law of one price - LOP), được xây dựng dựa trên giả định thị trường hoàn hảo ,không tồn tại chi phí giao dịch và thuế quan trong việc trao đổi mậu dịch giữa hai thị trường. Quy luật một giá khẳng định giá cả của những loại hàng hóa tương tự, khi được tính bằng 1 đồng tiền chung tại mức tỷ giá hiện hành, ở cả hai thị trường phải ngang bằng nhau. Ví dụ: P i.A : mức giá mặt hàng i tại nước A P i.B : mức giá mặt hàng i tại nước B Theo quy luật một giá thì tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa đồng tiền của nước A và nước B sẽ thỏa mãn: E A/B = P i.A /P i.B để giá trị của loại hàng hóa i ở hai quốc gia sau khi quy về một đồng tiền chung thì sẽ có cùng một mức giá. Lý thuyết PPP được trình bày dưới hai hình thức: Hình thức PPP tuyệt đối (Absolute PPP): được trình bày trên cơ sở mở rộng nền tảng lý thuyết của Quy luật một giá, khảo sát dựa trên toàn bộ hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế. Theo hình thức PPP tuyệt đối thì tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa hai đồng tiền phải ngang bằng với tỷ lệ tổng mức giá cả giữa hai quốc gia, và do đó, tiền tệ của quốc gia này sau khi được quy đổi qua tỷ giá danh nghĩa đó, sẽ có sức mua tương đương trong quốc gia kia, cụ thể: Gọi P A : giá trị rổ hàng hóa của nước A P B : giá trị rổ hàng hóa của nước B. Giả định hai rổ hàng hóa của nước A và B là đồng nhất, nghĩa là hai rổ hàng hóa này có cùng cấu thành và tỷ trọng tham gia của những hàng hóa và dịch vụ tương tự. Như vậy, mức tỷ giá hối đoái danh nghĩa theo PPP tuyệt đối là: E A/B =P A /P B Hình thức PPP tương đối (Relative PPP): Trong thực tế, thị trường luôn tồn tại các bất hoàn hảo như chi phí vận chuyển, thuế quan, hạn ngạch nên giá cả của những hàng hóa giống nhau ở các nước khác nhau sẽ không nhất thiết bằng nhau khi được tính bằng một đồng tiền chung. Do đó, hình thức PPP tuyệt đối thường không đúng trong thực tiễn. Để loại bỏ sự ảnh hưởng của các bất hoàn hảo này, hình thức PPP tương đối được nghiên cứu. Lý thuyết này cho rằng: Khi các điều kiện như chi phí vận chuyển, thuế quan, hạn ngạch không thay đổi, nếu lạm phát trong nước cao hơn lạm phát nước ngoài thì đồng ngoại tệ sẽ tăng giá một khoảng tương đương với phần trăm chênh lệch trong tỷ lệ lạm phát của hai quốc gia có mối quan hệ mậu dịch. -π: mức lạm phát trong nước. Chỉ số giá hàng hóa tiêu dùng trong nước (P h ) sau khi có lạm phát sẽ tăng theo tỷ lệ (1+ π). -π * : mức lạm phát nước ngoài. Chỉ số giá hàng hóa tiêu dùng nước ngoài (P f ) sau khi có lạm phát sẽ tăng theo tỷ lệ (1+ π * ). e f : phần trăm thay đổi giá trị của đồng ngoại tệ (phần trăm thay đổi tỷ giá hối đoái) Theo lý thuyết ngang giá sức mua tương đối thì tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa đồng nội tệ và ngoại tệ sẽ thay đổi để duy trì ngang giá trong sức mua. e f = - 1 Công thức này có thể viết dưới dạng gần đúng là: e f = π- π * Nếu π > π * : e f dương, đồng ngoại tệ tăng giá khi lạm phát trong nước vượt quá lạm phát nước ngoài. Nếu π- π * : e f âm, đồng ngoại tệ giảm giá khi lạm phát nước ngoài vượt quá lạm phát trong nước. Như vậy, nếu tồn tại PPP tương đối thì: Nếu như một đơn vị tiền tệ của quốc gia này có khả năng mua một rổ hàng hóa cụ thể ở quốc gia đó, thì đơn vị tiền tệ ấy khi được quy đổi thành một lượng ngoại tệ tương đương ở mức tỷ giá hiện hành, lượng ngoại tệ ấy cũng phải mua được rổ hàng hóa ở nước ngoài tương đương với rổ hàng hóa trong nước. Kết luận: lý thuyết này giải thích tỷ giá hối đoái thay đổi như thế nào khi có sự thay đổi trong tỷ lệ lạm phát của các nước. khi nghiên cứu học thuyết ngang giá sức mua ta sẽ giải thích được sơ sở nào để hình thành tỷ giá hối đoài giữa các quốc gia và xu hướng biến động của tỷ giá, mối quan hệ giữa tỷ giá và ngang giá sức mua. (1 + π) (1 + π * ) . hỏi này sau khi nghiên cứu Học thuyết ngang giá sức mua và ngang giá lãi suất. Ngang giá sức mua là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền, theo tỷ lệ này thì số lượng hàng hóa mua được là như nhau. quan… Một vấn đề đặt ra là: giữa tỷ giá hối đoái và ngang giá sức mua có mối quan hệ với nhau như thế nào? Đây là nội dung chính của học thuyết ngang giá sức mua và cũng là câu trả lời cho các. nước. Kết luận: lý thuyết này giải thích tỷ giá hối đoái thay đổi như thế nào khi có sự thay đổi trong tỷ lệ lạm phát của các nước. khi nghiên cứu học thuyết ngang giá sức mua ta sẽ giải thích