Danh từ tổng hợp trong ý nghĩa tự thân biểu thị số lượng nhiều sự vật...7 4... Ví dụ: Một canh...hai canh...lại ba canh Trằn trọc, băn khoăn giấc chẳng thành Canh bốn, canh năm vừa chợp
Trang 1TÊN CÁC THÀNH VIÊN:
1 Lê Thị Thu Dịu
2 Quách Thúy Hằng
3 Nguyễn Cao Thùy Linh
4 Lê Hoàng Kiều My
5 Nguyễn Thị Huỳnh Như
6 Vy Thị Thanh Thúy
MỤC LỤC
I Đặc điểm và phân loại số từ:
1 Đặc điểm 2
2 Phân loại 3
II Phân biệt số từ với: 1 Danh từ số lượng 4
2 Tính từ chỉ tính chất về lượng 5
3 Danh từ tổng hợp trong ý nghĩa tự thân biểu thị số lượng nhiều sự vật 7
4 Các từ những, các, mỗi, từng, mọi, 8
5 Những từ thay thế có ý nghĩa số lượng mấy, bấy nhiêu, bao nhiêu, bao, 11
Trang 2 Mục đích viết tiểu luận:
Nhằm để cho sinh viên học tiếng Việt trong ngành ngôn ngữ nói chung và sinh viên ngành Tiểu học nói riêng hiểu rõ hơn về hệ thống từ loại tiếng Việt; thuận tiện hơn trong việc học tập và nghiên cứu đặc điểm, tính chất phân loại của số từ với các từ có ý nghĩa số lượng, thuộc các từ loại khác như danh từ, tính từ, phụ từ, đại từ, nên chúng tôi thuộc nhóm 5 của lớp ĐH Tiểu học A – K2 tiến hành thực hiện đề tài này
Phương pháp nghiên cứu:
- Phỏng vấn
- Tra cứu tài liệu
- Tổng hợp phân tích dữ liệu
- Suy nghĩ đưa ra những nhận xét, đánh giá cho từng mục trong tiểu luận
- Viết những nghiên cứu của mình vào bài tiểu luận
Nội dung:
Phân biệt số từ với các từ có ý nghĩa số lượng
I ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI SỐ TỪ:
1 Đặc điểm:
Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật
Ví dụ: Một canh hai canh lại ba canh
Trằn trọc, băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh"
(Không ngủ được - Hồ Chí Minh)
Số từ thường dùng kèm với danh từ biểu thị số lượng sự vật ở danh từ
Khi kết hợp với từ loại khác như động từ, tính từ, số từ cùng các từ đó tạo thành những quán ngữ có cách dùng đặc biệt
Chức vụ cú pháp: Trong câu, số từ có thể đảm nhận vai trò một số thành phần như chủ ngữ, vị ngữ (Ví dụ: + Nước Việt Nam là một.+ Nhất nước, nhì phân + Ta là một, là
riêng, là thứ nhất ) và có thể một mình làm thành câu đặc biệt (Ví dụ: Một! Hai! ) nhưng không phổ biến
Trang 3 Ngoài ra, số từ còn được dùng như 1 yếu tố liên kết cấp câu: liên kết câu chứa nó với các
câu sau góp phần tạo mạch lạc cho ngôn bản hoặc văn bản Ví dụ: một là, hai là ; thứ nhất, thứ hai…
2 Phân loại: Theo ý nghĩa và cách dùng, có thể phân biệt hai loại nhỏ số từ:
a) Số từ xác định :
Số từ có ý nghĩa số xác định: một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy,… trăm, triệu v.v
Số từ xác định dùng đặt trước danh từ, biểu thị số lượng sự vật hoặc số lượng đơn vị sự vật (còn gọi là số từ chỉ lượng)
Ví dụ: năm ngôi nhà
năm nhà
năm em học sinh
Số từ xác định dùng đặt sau danh từ, biểu thị số thứ tự (số hạng) hay số liệu, hoặc chỉ đặc điểm về tổ chức, cấu tạo sự vật nêu ở danh từ (còn gọi là số từ chỉ thứ tự)
Ví dụ: năm 2013
nhà (số) 39
con (thứ) hai
mâm thứ năm
mâm năm
giường một
Số từ xác định dùng đặt sau động từ, biểu thị số lượng sự vật (danh từ chỉ sự vật bị lược bỏ)
Ví dụ: (mâm này) ngồi năm (danh từ lược bỏ: người)
(trâu đứng) ăn năm (danh từ lược bỏ: bó cỏ)
(trâu nằm) ăn ba (danh từ lược bỏ: bó cỏ)
b) Số từ không xác định :
Tiếng Việt sử dụng 3 số từ áng chừng cơ bản: vài, dăm, mươi.
+ vài (với ý nghĩa tương đương hai là số từ chính xác)
+ dăm (với ý nghĩa tương đương năm là số từ chính xác)
+ mươi (với ý nghĩa tương đương mười là số từ chính xác)
Để tạo ra những số đếm áng chừng khác, người ta kết hợp chúng với các số từ xác định,
Trang 4ví dụ: vài ba, dăm ba, dăm bảy, mươi lăm, vài mươi, dăm trăm, mươi nghìn Riêng đối với
số đếm áng chừng thập phân, trong khẩu ngữ, người ta có thể nói “phảy” hoặc “phần” thay cho con số thập phân, ví dụ: vài phảy / vài phần (= vài phần mười), dăm phảy / dăm phần (= dăm phần mười), vài ba phảy (= vài ba phần mười).
Số từ không xác định đặt trước danh từ: vài ba người, một đôi lúc v.v
Số từ xác định đặt sau các từ: khoảng, độ, ngót, làm thành cụm từ biểu thị số lượng
không xác định:
+ Khoảng hai giờ (so sánh với hai giờ)
+ Độ sáu nghìn đồng (so sánh với sáu nghìn đồng)
+ Ngót một tạ (so sánh với một tạ)
II PHÂN BIỆT SỐ TỪ VỚI:
1 Danh từ số lượng:
a) Định nghĩa :
Số từ: như định nghĩa số từ như trên.
Số từ (theo từ điển điện tử): từ biểu thị số lượng hoặc thứ tự Ví dụ như: một, hai, ba… là
số từ
Số từ (theo từ điển Tiếng Việt 2006) : từ chuyên biểu thị số lượng hoặc thứ tự (trong Tiếng Việt là danh từ số lượng) ví dụ: một, hai, ba… là số từ.
Danh từ số lượng thuộc nhóm danh từ đơn vị (số lượng sự tập hợp thành một vị): đôi, cặp, tá, chục, trăm, nghìn, vạn, tỷ, …(theo giáo trình Tiếng Việt 3 của Lê A)
Danh từ đơn vị là tiểu loại danh từ dùng để chỉ đơn vị đo lường, đơn vị tính toán như: chiếc, đứa, con, cây, thước, cân, xu, giờ, miếng, đàn, tá, lần, lượt, mà đo lường, tính toán thường thường là đo lường, tính toán sự vật cho nên danh từ chỉ đơn vị ít khi dùng một mình
b) Phân biệt :
Đặc điểm - Thường dùng kèm với danh từ biểu
thị số lượng sự vật ở danh từ chức năng ngữ pháp: làm thành phần phụ
- Vị trí điển hình là ở giữa số từ
và danh từ
Ví dụ: + Ông mặc cả cặn kẽ mua
Trang 5chỉ số lượng trong cụm danh từ.
Ví dụ: + Năm là hai cộng ba
+ Một quyển sách,…
một cân vừa lê vừa táo + Đằng sau thì một thúng thịt
lợn
Phân loại
- Số từ xác định: một, hai,… trăm, triệu,…; hai mốt, năm lăm,…; năm
1930, nhà số 27, ; ngồi năm, ngày
năm, ăn ba,…
- Số từ không xá định: vài, dăm, mươi, vài ba, đôi mươi, đôi ba…; khoảng hai
giờ, ngót một tạ,…
- Đơn vị tự nhiên: đứa, thằng, cái, chiếc, con cây, quả; tây, ta, vuông, khối, già, non…
- Đơn vị qui ước:
+ Từ chỉ đơn vị chiều dài: thước, tất, phân, li
+ Đơn vị trọng lượng: tá, tạ,
cân…
+ Đơn vị diện tích: mẫu, sào, + Đơn vị tiền tệ: đồng, hào, xu
Ví dụ tiêu
biểu
Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ cần sắm những gì, vua bảo: "Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi" (Sơn Tinh-Thuỷ Tinh)
- Hãy cho biết từ "đôi" trong ví dụ trên có phải là số từ không? Vì sao? Đáp án: "đôi" không phải là số từ mà là danh từ đơn vị, vì nó đứng ở vị
trí của danh từ đơn vị và trực tiếp kết hợp với số từ ở phía trước Một đôi cũng không phải là số từ ghép vì: Có thể nói: Một trăm con bò; không thể nói: Một đôi con con bò, phải nói: một đôi bò - con là DT chỉ loại vật (Ngữ Văn 6, tiết 51, số từ và lượng từ)
2 Tính từ chỉ tính chất về lượng:
Tính từ chỉ tính chất về lượng: nhiều, ít, đông, thiếu, dài, ngắn, rộng, sâu, nông, đầy, vơi, nặng, nhẹ, có thể đặt trước hoặc sau danh từ (những kết hợp này là cụm tính từ, không phải
là cụm danh từ)
Nhiề
u
Có số lượng lớn hoặc ở mức cao; trái với
ít
- Việc nhiều người ít
- Đi nhiều nơi
Trang 6- Không ít thì nhiều.
Ít Có số lượng nhỏ hoặc ở mức thấp
- Ít nói
- Của ít lòng nhiều
- Ít khi nghe
- Ít ai để ý
Đông Có nhiều người tụ tập lại cùng một nơi
- Thành phố đông dân
- Gia đình đông con
- Người đông như kiến
Thiếu
Có hoặc chỉ đạt số lượng hay mức độ
dưới mức cần thiết, dưới mức yêu cầu
- Trả thiếu một nghìn đồng
- Cân đo thiếu chính xác
- Nói năng thiếu suy nghĩ
- Trẻ sinh thiếu tháng
Vắng
Không có mặt ở một nơi nào đó như
bình thường
- Chủ nhà đi vắng
- Không vắng buổi chợ nào
- Vắng bóng người thân
- Vắng nhà (không có mặt ở nhà) Không thấy hoặc ít thấy có người qua
lại, lui tới hoạt động
- Quãng đường vắng người qua lại
- Cửa hàng vắng khách
- Chợ hôm nay vắng
Yên ắng, không hoặc rất ít có biểu hiện
của hoạt động con người
- Đêm vắng
- Cảnh vắng
Đầy
Ở trạng thái có đến hết mức có thể chứa - Thóc đầy bồ.- Tràn đầy
- Cái nhìn đầy giận giữ
Ở trạng thái có nhiều và khắp cả
- Trời đầy sao
- Lúa chín đầy đồng
- Dầu mỡ dính đầy quần áo
- Cuộc đời đầy gian khổ
Ở trạng thái có thể tích tối đa, do có các
phần hoặc đủ chất cấu tạo
- Cho ăn đầy bữa
- Dạo này má nó đã đầy đầy
- Đàn lợn lông mượt, lưng đầy
- Trăng đầy (tròn; không khuyết)
Đủ số lượng một đơn vị - Hai nhà cách nhau chưa đầy mộttrăm mét
- Cháu đã đầy năm tuổi
(Bụng) có cảm giác căng, anh ách, khó
chịu, do ăn không tiêu
- Ăn mít, bụng hơi đầy
- Đầy bụng
- Đầy hơi (ứ nhiều hơi trong bụng, do
ăn không tiêu)
Sâu
Có khoảng cách bao nhiêu đó tính từ
miệng hoặc bề mặt đến đáy
- Lỗ khoan sâu hàng chục mét
- Chiều sâu lòng đất
- Đo độ sâu
Có độ sâu lớn hơn mức thường hoặc lớn
hơn so với những vật tương tự; trái với
nông, cạn
- Cày sâu cuốc bẫm
- Rễ cây ăn sâu
- Nếp nhăn hằn sâu trên trán
- Khắc sâu vào lòng
Trang 7- Có chỗ tận cùng bên trong cách xa miệng hoặc xa mặt ngoài
- Hang sâu trong núi
- Rừng sâu
- Nhà ở sâu trong ngõ
- Có tính chất đi vào phía bên trong của
sự vật, phía những cái phức tạp, thuộc về
nội dung cơ bản, về bản chất
- Đi sâu vào chi tiết
- Hiểu biết sâu
- Nhận thức sâu
- Phát triển theo chiều sâu -Đạt đến độ cao nhất của một trạng thái
nào đó
- Giấc ngủ sâu
- Hôn mê sâu
3 Danh từ tổng hợp trong ý nghĩa tự thân biểu thị số lượng nhiều sự vật như: nhà cửa, bàn ghế, bạn bè.v.v
a) Danh từ tổng hợp :
Danh từ tổng hợp không chỉ riêng từng sự vật một mà dùng để chỉ gộp một loạt cả tổng thể gồm nhiều sự vật hoặc đồng loại với nhau có chung một số đặc điểm nào đấy Điều đó
là cơ sở cho phép ta đem chúng xếp vào bên cạnh nhau để nói gộp một lần
Ví dụ: cây cối, bạn bè, đường xá,
b) Các loại danh từ tổng hợp :
Căn cứ vào đặc điểm của thành tố và đặc điểm của mối quan hệ giữa các thành tố, có thể chia danh từ tổng hợp thành 3 loại:
+ Loại đặt theo kiểu láy âm
Ví dụ: nương nôi, bạn bè,
+ Loại đặt theo kiểu láy nghĩa, gồm 2 thành tố đều có ý nghĩa
Ví dụ: binh lính ( binh và lính đều có nghĩa), ruộng nương,
+ Loại đặt theo kiểu láy nghĩa nhưng có thành tố đã mất nghĩa
Ví dụ: xe cộ ( cộ: mất nghĩa)
gà qué ( qué: mất nghĩa) c) Cách phân biệt danh từ tổng hợp :
Về mặt cấu tạo, danh từ tổng hợp nào cũng phải song tiết
Về mặt ý nghĩa, trong nhóm danh từ tổng hợp không thể xuất phát từ ý nghĩa từ vựng của từng từ để quy lên một ý nghĩa khái quát nào chung cho cả nhóm Điểm duy nhất chung cho cả nhóm chỉ là danh từ nào cũng chỉ sự vật một cách tổng hợp
d) Các danh từ tổng hợp trong ý nghĩa tự thân biểu thị số lượng nhiều sự vật không phải là
số từ:
Trang 8Ví dụ: - quần áo - tôm tép
4 Các từ những, các, mỗi, từng, mọi,…
Các từ những, các, mỗi, từng, mọi, kết hợp với danh từ biểu thị ý nghĩa số lượng (được
gọi là định từ), không phải là số từ
a) Khái niệm định từ :
Định từ chuyên dùng để biểu thị quan hệ về số lượng với sự vật hiện tượng nêu ở danh từ dùng kèm đặt trước danh từ với chức năng làm thành phần phụ trong kết hợp từ có trung tâm ngữ nghĩa - ngữ pháp là danh từ (cụm danh từ) nhằm dạng thức hóa một số ý nghĩa ngữ pháp của danh từ
Một số định từ : những, các, mấy, mỗi, từng, mọi, tất cả, cả,
b) Phân tích các định từ chỉ số lượng :
Nhóm những, các, mấy:
Những
- Từ dùng để chỉ một số lượng nhiều, không xác định
- Bầu trời chi chít những vì sao.
- Những trang giấy dày đặc những con số.
- Từ biểu thị ý nhấn mạnh số lượng
quá nhiều
- Ăn những sáu bát cơm
- Anh ấy hơn tôi những mười năm tuổi.
- Từ biểu thị ý nhấn mạnh tính chất của một tâm lí, tình cảm tựa như xâm chiếm hết cả tâm hồn
- Đêm không ngủ được vì những nhớ
những thương
- Những mong cho con khôn lớn.
Các
- Dùng để chỉ số lượng nhiều được xác định, gồm tất cà sự vật muốn
nói đến
- Các nước Đông Dương.
- Các thầy giáo trong trường.
Mấy - Từ chỉ một số lượng nào đó
không rõ, nhưng nghĩ là không nhiều, thường chỉ khoảng trên
dưới năm ba
- Mưa mấy ngày liền
- Chỉ còn mấy tháng nữa là đến tết.
- Từ chỉ một số lượng nào đó không rõ hoặc không cần nói rõ
- Một ngày đi mấy lần mà không gặp.
- Con sông bên lở bên bồi,
Trang 9nhưng không phải chỉ có một vài,
và được coi là tương đối nhiều
Một con cá lội, mấy người buông câu.
(Ca dao)
- Từ dùng để hỏi về một số lượng nào đó không rõ, nhưng nghĩ là
không nhiều
- Mấy giờ rồi ?
- Cháu lên mấy ?
- Đố ai biết lúa mấy cây, Biết sông mấy khúc, biết mây mấy tầng.
Các điều đáng chú ý của nhóm những, các, mấy:
+ Đều là những từ đứng trước danh từ
+ Những, các, mấy phân biệt (số ít, số nhiều, số trung).
- Những học sinh vi phạm kỉ luật
- Các học sinh vi phạm kỉ luật
- Những người thợ xây
- Các thợ xây
Số ít Mấy (so với mọi) - Mấy học sinh vi phạm kỉ luật.
- Mấy người thợ xây
Số trung Không dùng định từ và danh
từ đơn vi đi kèm danh từ
- Học sinh vi phạm kỉ luật
- Người thợ xây
+ Những, các, mấy phân biệt tính xác định, không xác định của danh từ.
-Mấy ngôi nhà
Không xác
-Những ngôi nhà này
Vừa xác định,
vừa không
xác định
Không dùng định từ và danh
từ đơn vị
Ngôi nhà
Nhóm mỗi, từng:
Mỗi Từ chỉ một phần tử bất kì của một
tập hợp những cái cùng loại, được xét riêng lẻ, nhưng nhằm để qua đó nói
- Mỗi mâm bốn người.
- Mỗi giờ đi 5 km.
- Mỗi năm một lần, năm nào cũng
Trang 10chung cho mọi phần tử của tập hợp vậy.
Từng
Từ dùng để chỉ đối tượng là mỗi đơn
vị riêng lẻ của những sự vật được nói tới, hết đơn vị này đến đơn vị khác
- Nhờ từng câu từng chữ.
- Phân công từng người phụ trách
từng công việc.
- Lo từng li từng tí.
Các điều chú ý của nhóm mỗi, từng:
+ Đều đứng trước danh từ
+ Biểu thị ý nghĩa số ít
+ Được dùng để chỉ những cá thể riêng lẻ nhưng mỗi lại chú ý đến cả cái tập hợp mà các cá thể là thành tố tạo thành Do đó dùng từ mỗi nhưng lại có ý nghĩa tất cả Từng lại không
có ý nghĩa như vậy, chỉ chỉ từng cá thể
Ví dụ: - Mỗi người phải chuẩn bị công cụ lao động của mình.
- Từng tổ lên thuyết trình
Nhóm mọi, tất cả ,cả:
Mọi
Từ chỉ số lượng không xác định, nhưng gồm tất cả sự vật được nói đến
- Moị người đều tán thành
- Giúp đỡ về mọi mặt
- Tranh thủ mọi lúc mọi nơi
Từ chỉ số lượng không xác định, nhưng gồm tất cả những khoảng thời gian được nói đến, thuộc về trước đây, cho đến nay
- Mọi ngày anh ấy về sớm
- Mọi lần không chờ lâu như thế
Tất cả
Từ dùng để chỉ số lượng toàn bộ, không trừ
một cái gì hoặc không trừ một ai
- Mua tất cả
- Tất cà đều đồng ý
- Tất cả chúng ta
Cả Toàn thể, hết thảy, không trừ một thành
phần nào
- Cả nước một lòng
- Nhà đi vắng cả
5. Những từ thay thế có ý nghĩa số lượng mấy, bấy nhiêu, bao nhiêu, bao, v.v…
Nhóm các từ: mấy, bấy nhiêu, bao nhiêu, bao v.v… (được gọi là đại từ chỉ số lượng),
không phải là số từ
Từ mấy :
Là từ dùng để hỏi về một số lượng nào đó không rõ, nhưng nghĩ là không nhiều
Ví dụ: - Mấy giờ rồi?
- Cháu lên mấy?
Trang 11- Đố ai biết lúa mấy cây,
Biết sông mấy khúc biết mây mấy tầng.
Là từ chỉ số lượng nào đó không cần xác định, nhưng đươc coi là đáng kể
Ví dụ: - Khó khăn đến mây cũng vượt qua.
- Nói mấy cũng bằng thừa.
với người lớn người ta không thể dùng “Ông mấy tuổi?”
Khi hỏi về ngày thứ mấy trong tuần, giờ giấc trong ngày, người ta thường dùng mấy.
Ví dụ: - Em lên mấy?
- Hôm nay mồng mấy?
Từ bao nhiêu :
Chỉ số lượng nào đó không rõ nhiều hay ít (thường dùng để hỏi)
Ví dụ: - Hỏi xem cần bao nhiêu?
- Trăng bao nhiêu tuổi trăng già?
Có thể dùng với các danh từ không đếm được
Ví dụ: - Bạn đã uống bao nhiêu rượu?
Đi với danh từ
Ví dụ: Bạn có bao nhiêu người bạn?
Danh từ trong câu có thể bị tỉnh lược
Ví dụ: - Bạn cần bao nhiêu (tiền)?
- Bạn đã mua bao nhiêu (bức tranh)?
Từ bao : (dùng trước tính từ, danh từ)
Từ dùng để chỉ một mức độ, số lượng hoặc khoảng thời gian nào đó, không rõ (thường dùng để hỏi)
Ví dụ: - Con sông bao lớn?
- Non xanh bao tuổi mà già?
“bây”, “mấy” vì đặc điểm ý nghĩa chỉ số và về cú pháp nó thường đứng trước từ chính Chính vì vậy có thể dùng “bao xa”, “bao lâu”.
Ví dụ: - Xa bao nhiêu? = bao xa?