1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vận dụng quy luật trí nhớ vào dạy học hóa học chương trình lớp 10 nâng cao

26 1,6K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 266,79 KB

Nội dung

Với chương trình cải cách hóa học THPT hiện nay,chương trình hóa học lớp 10 nâng cao chứa một lượng kiến thức lớn do đó sẽ khó cho học sinh tiếp thu bài nếu không có một phương pháp dạy

Trang 1

II.2 Trí nhớ

II.3 Các nguyên tắc cơ bản của trí nhớ

II.3.1 Sự hình dung

II.3.2 Sự liên tưởng

II.3.3 Làm nổi bật sự việc

II.3.4 Màu sắc

II.3.5 Âm điệu

II.3.6 Sự tưởng tượng

II.3.7 Chính thể luận

II.4 Các quy luật của trí nhớ

II.4.1 Quy luật nhận biết :

II.4.2 Quy luật hứng thú biết :

II.4.3 Quy luật tích luỹ:

II.4.4 Quy luật nhớ có ý thức:

II.4.5 Quy luật liên kết:

II.4.6 Quy luật nối tiếp liên tục:

II.4.7 Quy luật ấn tượng mạnh mẽ:

PHẦN III: VẬN DỤNG CÁC QUY LUẬT TRÍ NHỚ VÀO DẠY HỌC HÓA

HỌC CHƯƠNG TRÌNH LỚP 10 NÂNG CAO

Trang 2

PHẦN I: MỞ ĐẦU

I.1 Lí do chọn đề tài:

- Đổi mới phương pháp giáo dục là một yêu cầu cấp bách của thời đại Chúng ta đang ở thế kỷ XXI, thế giới đang xảy ra sự bùng nổ tri thức khoa học và công nghệ Xã hội muốn phồn vinh trong thời đại này là một xã hội “dựa vào tri thức”, dựa vào tư duy sáng tạo và tài năng sáng chế của con người.Trong thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật, cấu trúc của lao động và của phẩm chất người lao động mới đã thay đổi Cần hình thành những kĩ năng chung,khái quát nhất của hành động trí tuệ và phẩm chất, nhằm giúp cho người lao động nhanh chóng tìm được lời giải tối ưu cho những tình huống mới của nghề nghiệp Nói cách khác, phải dạy cho họ tính khái quát của tư duy và phương pháp của thao tác Đây chính

là yêu cầu cao của việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa hiện nay Do đó,việc đổi mới phương pháp dạy học là một nhu cầu bức thiết của cuộc sống nhằm trang bị không những kiến thức mà còn khả năng tư duy cho học sinh

- Bản chất của việc đổi mới phương pháp dạy học là tổ chức cho con người được học tập trong lao động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, sáng tạo, trong đóviệc xây dựng phong cách học tập sáng tạo là cốt lõi của đổi mới phương pháp giáo dục và phương pháp dạy học nói riêng

- Khi nghiên cứu tâm lý về khả năng lưu giữ thông tin và trí nhớ của con người ta nhận ra rằng : Khả năng lưu giữ thông tin bằng đọc chỉ đạt 5%, bằng nghechỉ đạt 15%, bằng nhìn đạt 20%, vừa nghe vừa nhìn 25%, bằng thảo luận đạt được 55%, thu nhận kinh nghiệm bằng hành động đạt được 75%, khi dạy lại cho người khác có thể đạt đến 90%

- Chúng ta thường nghe học sinh biện minh vì lý do học kém của mình

là do họ có trí nhớ kém, Thật vậy, nhiều học sinh hiểu bài cặn kẽ và có khả năng trả lời các câu hỏi trong bài thi, nhưng đầu óc họ cứ trống rỗng khi họ phải làm bài thi trong thời gian giới hạn Kết quả là điểm số mà họ đạt được không phản ánh đúng khả năng thật sự của họ

- Nhiều học sinh có ý nghĩ sai lầm rằng khả năng ghi nhớ tốt là năng khiếu hoặc tài năng mà một số người có, một số người không Những người nghĩ rằng mình có trí nhớ kém từ bỏ việc cố gắng nhớ đầy đủ thông tin vì họ nghĩ mình sẽ quên chúng Hậu quả chắc chắn là việc có trí nhớ kém nghiễm nhiên trở thành lý

do mà họ dùng biện hộ cho thất bại

- Không hề tồn tại trí nhớ tốt hay trí nhớ kém, mà chỉ tồn tại trí nhớ được rèn luyện và trí nhớ không được rèn luyện Theo chuyên gia về trí nhớ Harry

Lorayne, những người có khả năng nhớ thông tin phi thường không hề có bộ não khác biệt với chúng ta Thay vào đó, họ sở hữu những kỷ thuật tận dụng trí nhớ của

Trang 3

họ Mỗi người chúng ta đều sở hữu một trí nhớ phi thường tự nhiên mà chúng ta chỉ cần học cách tận dụng nó.

- Trong thực tế hiện nay,nhiều học sinh còn học tập một cách thụ động,chỉ đơn thuần là nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện kỹ năng tư duy, sáng tạo Một nguyên nhân quan trọng của thực trạng này là phương pháp dạy học truyền thống tỏ ra kém hiệu quả

Với chương trình cải cách hóa học THPT hiện nay,chương trình hóa học lớp

10 nâng cao chứa một lượng kiến thức lớn do đó sẽ khó cho học sinh tiếp thu bài nếu không có một phương pháp dạy học phù hợp

- Xuất phát từ những lý do trên, nên tôi chọn đề tài : VẬN DỤNG QUY LUẬT TRÍ NHỚ VÀO DẠY HỌC HÓA HỌC CHƯƠNG TRÌNH LỚP 10

NÂNG CAO

I.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

- Đối tượng nghiên cứu: vận dụng quy luật trí nhớ trong dạy học chương trình hóa học lớp 10(nâng cao) THPT

- Phạm vi nghiên cứu: chương trình hóa học lớp 10 nâng cao

I.3 Mục đích nghiên cứu.

- Vận dụng quy luật trí nhớ để tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy_học trong chương trình ,góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nângcao chất lượng dạy học môn hóa học lớp 10 nâng caoTHPT

I.4 Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu thực tiễn.

I.5 Nội dung : Cấu trúc chính bài tiểu luận gồm 4 phần chính :

Cho dù bạn là ai và đang ở đâu đi nữa, bạn đang sử dụng

- để đọc những dòng này – một vật đẹp đẽ, phức tạp, bí ẩn và mạnh mẽ nhất trong vũ trụ :

Trang 4

- Giáo sư Roger sperry thuộc đại học California, người sau này nhận giải Nobel đã công bố kết quả nghiên cứu rằng, phần tiến hóa nhất của bộ não là vỗ

não

- Những phát hiện đầu của ông cho thấy hai vỏ bán cầu não có khuynh

hướng phân chia thành hai nhóm chức năng :

- Hơn 90% các môn học trong trường là những môn thiên về não trái Mônhóa học là một trong số những môn học đòi hỏi các chức năng từ não trái như tìm hiểu sự kiện, phân tích tổng hợp thông tin, lập luận, tính toán

- Vậy khi não trái là việc hầu hết thời gian ở trường thì não phải làm gì ?

Nó hầu như chẳng làm gì nhiều Nghĩa là không tận dụng đúng công suất của não phải Hiện tượng học sinh mất tập trung, mơ màng trong giờ học Nguyên nhân

chính là vì đa số các môn học chủ yếu thiên về não trái, não phải hầu như không

làm việc, Nó “ cảm thấy nhàm chán ” nên nó “ phải kiếm việc làm ” Kết quả là

mất tập trung, mơ màng trong giờ học Cách giải quyết tốt nhất cho vấn đề này,

cần phải tận dụng cả não trái và não phải trong lúc học Việc này không chỉ tạo “

công ăn việc làm” cho não phải, mà nó tăng gấp nhiều lần sức mạnh của não bộ

- Các nhà nghiên cứu khoa học cho thấy trong quá trình học, bộ não con

người chủ yếu ghi nhớ những thông tin sau :

 Các chi tiết phần đầu bài học ( hiệu ứng ưu tiên theo trình tự xuất hiện )

Mơ mộng Tưởng tượng Màu sắc Tình cảm

……

Trang 5

 Các chi tiết trong phần cuối thời gian học ( hiệu ứng ưu tiên theo mức độ cập nhật )

 Mọi chi tiết được liên hệ với sự việc, quy luạt hay cấu trúc đã ghi nhớ, hoặc liên quan đến các khía cạnh của vấn đề đang học

 Mọi chi tiết đặc sắc hay nổi bật đặc biệt lưu ý

 Mọi chi tiết đặc biệt thu hút ngũ quan

 Những chi đặc biệt được cá nhân quan tâm

* Do đó, những bài giảng viết theo lối tuần tự truyền thống, cố nhiên là dễ quên

và thiếu tính giao tiếp Trong những bài giảng cần có khả năng vận dụng được những đặc điểm trên để bài giảng có hiệu quả hơn, giúp học sinh nắm bắt thông tinđầy đủ, chính xác và nhớ lâu hơn

II.2 Trí nhớ :

- Trí nhớ được tạo thành bằng các liên kết từng mảng thông tin với nhau Nói một cách cụ thể hơn, việc nhớ thông tin mới chỉ đơn giản là liên kết thông tin mới đó với một thông tin khác chúng ta đã biết trước đó

- Đối với đa số những người chưa rèn luyện kỹ thuật về trí nhớ, quá trình liên kết thông tin này chỉ đơn thuần thuộc về tiềm thức Tiềm thức này đôi khi tạo

ra những liên kết bền vững, nhưng thường thì nó tạo ra những liên kết yếu ớt Khi

có những liên kết bền vững chúng ta cảm thấy dễ dàng nhớ lại thông tin

II.2 Các nguyên tắc cơ bản của trí nhớ :

Trang 6

- Trí nhớ chúng ta làm việc theo hình ảnh Do đó chúng ta có khuynh hướng nhớ hình ảnh hơn nhớ từ Hình ảnh trong tâm trí chúng ta càng rõ ràng sốngđộng bao nhiêu, chúng ta càng nhớ về hình ảnh đó bấy nhiêu

- Lý do khiến đa số học sinh quên kiến thức nhanh chóng là vì họ cố gắng ghi nhớ từng từ ngữ trong khi trí nhớ làm việc theo hình ảnh Bí quyết ở chỗ chúng ta chuyển kiến thức thành hình ảnh để lưu vào bộ não một cách dễ dàng hơn Trong kỳ thi, chúng ta sẽ nhớ lại hình ảnh đó và chuyển chúng thành câu trả lời hợp lý

2 Sự liên tưởng

- Tạo ra sự liên kết giữa các kiến thức mà chúng ta cần nhớ Các liên kết này sẽ tạo ra một mục lục dưới dạng chuỗi liên kết trong đầu, giúp chúng ta dễ dàng tìm kiếm lạ thông tin

3 Làm nổi bật sự việc

- Não bộ có khuynh hướng ghi nhớ những sự việc nỗi bật Một trong những cách tốt nhất để làm nổi bật sự việc là sử dụng các chi tiết hài hước và các chi tiết vô lý Chúng ta khó mà nhớ nỗi những gì chúng ta học là vì cách ghi chú kiểu truyền thống rất nhạt nhẽo, đơn điệu Chúng sẽ tăng cường sức mạnh trí nhớ bằng cách tạo ra những ghi chú làm nỗi bật thông tin Chúng ta có khuynh hướng ghi nhớ những sự việc buồn cười khác thường Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng để ứng dụng trong việc dạy học có hiệu quả

4 Màu sắc

- Màu sắc cũng tác động đến trí nhớ một cách mạnh mẽ Đó là lý do vì sao chúng ta thường dùng nhiều màu sắc khi ghi chú Màu sắc có thể tăng cường trí nhớ chúng ta lên 50%

6 Sự tưởng tượng

- Hóa học là môn học có nhiều từ ngữ trừu tượng khiến cho học sinh khó hình dung được Ví dụ : mol, nguyên tử, phân tử… => Trong trường hợp này cần chuyển hóa chúng thành các hình ảnh thông qua quá trình mô tả tượng trưng, để học sinh có thể dễ dàng ghi nhớ và khắc sâu

7 Chính thể luận

- Chính thể luận là việc học bằng cách nhìn sự việc trong một bức tranh tổng quát Việc phân tích các mối liên kết các thông tin đó vào các khái niệm tổng

Trang 7

quát sẽ giúp cho học sinh ghi nhớ dễ dàng và lâu hơn so với học từng chi tiết riêng biệt.

II.3 Các quy luật của trí nhớ :

1 Quy luật nhận biết :

- Một quy luật tưởng chừng như đơn giản nhất nhưng lại rất quan trọng.Trí nhớ càng sâu sắc khi con người nắm chắc những gì đã biết, dễ dàng nhớ đến mức chi tiết về những điều còn đọng lại trong đầu

2 Quy luật hứng thú:

- Sự hứng thú về khẩu vị giúp trí thức bột phát tái hiện trên màn ảnh trí tuệ như thể các nhân vật kịch xuất hiện trên sân khấu mà không cần đền một nỗ lựcđặc biệt nào

3 Quy luật tích luỹ:

- Càng hiểu biết về một vấn đề cụ thể thì con người càng dễ dàng nhớ

lại tất cả những thông tin mới phù hợp với vấn đề ấy Cần lưu ý là: khi mở một quyển sách ra để đọc phải coi như mới đọc lần đầu Bởi lẽ khi ta đọc lần đầu, ta chưa có được những thông tin, những kiến thức cần thiết cho nhu cầu tìm hiểu Đọc lần đầu là công việc tích luỹ Đọc lần sau là mới có sự điều chỉnh mới Đây là mối quan hệ giữa vốn cũ với hiểu biết mới là công việc để trí nhớ hoá kiến thức

4 Quy luật nhớ có ý thức:

- Việc chuẩn bị để trì nhớ hoá là quan trọng Người đọc hệ thống hoá thông tin từ các sách vở các tài liệu Xuất phát từ sách vở để khai thác thông tin Thông tin là con đẻ của sách vở Đây là cách làm cho bộ nhớ vững bền Thông thường khi ta muốn nhớ lại điều gì đã xa xưa thì những chi tiết cụ thể dễ nhớ hơn

là những điều tóm tắt

5 Quy luật liên kết:

- Quy luật này được Aristot phát hiện từ thê kỷ thứ 4 trước công

nguyên Những khái niệm khoa học thường phát sinh do sự mời chào lẫn nhau giá cái nọ với cái kia trong kho tri thức của bộ óc và chúng liên kết với nhau để phát kiến ra những khái niệm Chẳng hạn, cảnh quan của một cǎn phòng gợi nhớ các sự kiện đã xảy ra trong đó (hoặc nhớ lại những điều gì anh đã đọc ở đó và cái ấy lại tái hiện đúng hẹn theo nhu cầu ta cần nó)

6 Quy luật nối tiếp liên tục:

- Ta có thể đọc dễ dàng hệ thống chữ cái khi đọc xuôi nhưng thật khó

khǎn khi đọc ngược Những tri thức khoa học, những khái niệm có được là do từng

sự nối tiếp cụ thể Do vậy khi muốn nhớ lại phải đặt chúng trong từng hoàn cảnh nối tiếp cụ thể mà ta đã tích luỹ được

7 Quy luật ấn tượng mạnh mẽ:

Trang 8

- Thông thường sức mạnh của ấn tượng đầu tiên về một cái gì đều tồn

tại ở trong trí nhớ Â'n tượng càng mạnh thì hình ảnh càng sáng Càng có nhiều kênh thông tin thì càng tạo ra sức mạnh duy trì những thông tin ấy Vì thế cần lưu giữ tất cả những ấn tượng ban đầu mà mạnh nhất có quan hệ đến vấn đề ta có nhu cầu nghiên cứu

8 Quy luật kìm hãm:

- Sự ghi nhớ sau bao giờ cũng làm giảm sự ghi nhớ trước Hệ quả của

trí nhớ hoá là công việc kiểm tra sự hiểu biết trước đây khi tìm hiểu các thông tin mới Tỷ trọng khối lượng của các thông tin cũ phải được xử lý ổn định trước khi tiếp nhận các thông tin mới Cách tốt nhất để "Vật chất hoá" các tri thức trong bộ nhớ là ghi nhớ có hệ thống những hiện tượng, sự kiện của cái cũ đang ở thế phát triển

PHẦN III : VẬN DỤNG CÁC QUY LUẬT TRÍ NHỚ VÀO DẠY HỌC HÓA

HỌC CHƯƠNG TRÌNH LỚP 10 NÂNG CAO III.1 Quy luật hứng thú và nhận biết :

- Muốn ghi nhớ tốt câng tập trung sự chú ý vào một chuỗi liên tưởng bền

chắc, để gãy một mắt xích sẽ làm hỏng toàn bộ Khi giáo viên tiến hành dạy theo bất kỳ phương pháp nào cũng yêu cầu học sinh chú ý mới lĩnh hội được kiến thức Muốn vậy giáo viên cần tạo cho học sinh động cơ hứng thú học tập vì khi có sự hứng thú và niềm yêu thích môn học, các em mới dành thời gian, sự đầu tư vào việc học, trong quá trình học mới tập trung tư tưởng để lĩnh hội kiến thức, có như vậy học sinh sẽ ghi nhớ tài liệu, kiến thức một cách không chủ định => kiến thức mới khắc sâu, nhớ lâu

 Muốn xây dựng nghệ thuật trên, giáo viên cần xây dựng trên 3 nguyên tắc sau :

1Bài học có thích hợp với hiểu biết của học sinh mới có thể gây được hứng thú cho học sinh như mong muốn.

- Thời gian trung bình mà học dành ra để chú ý nghe một việc gì đó

là khoảng 20 phút, do đó phải tận dụng tối đa khoảng thời gian này, để truyền đạt nội dung trọng tâm bài dạy Điều này sẽ giải quyết mâu thuẫn giữa khối lượng kiếnthức ngày càng nhiều và khả năng tiếp thu và ghi nhớ có hạn của học sinh, giúp học sinh nhớ bài tốt hơn

= > Xác định kiến thức trọng tâm của bài là yếu tố quan trọng, giúp cho bài giảng của giáo viên hiệu quả, học sinh nắm chắc được kiến thức cần thiết, ghi nhớ lâu hơn

- Để có thể khắc sâu kiến thức trọng tâm khi giảng dạy, giáo viên cần chú ý

* Lời nói : Nói to, chậm, nhắc lại nhiều lần

* Viết bảng : Dùng phấn màu hợp lý, gạch chân Đóng khung những kiến thức cần nhớ…

Trang 9

* Sử dụng phương tiện trực quan: hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ, thí nghiệm…

Ví dụ : Trong bài “ Lưu huỳnh đioxit Lưu huỳnh trioxit ” : Tính chất oxi hóa, khử của SO2 và tính oxi hóa của SO3.

- Giáo viên sử dụng thí nghiệm biễu

diễn :

1 DD nước Brom tác dụng với khí

SO2 ( Có ống nghiệm để đối chứng)

2 Đốt cháy Mg trong SO2

=> Học sinh quan sát nêu hiện tượng,

viết phương trình hóa học

* Tổng kết, bổ sung câu trả lời của học

sinh, nhắc lại kiến thức trọng tâm :

- SO2 là chất khử khi tác dụng với

những chất oxi hóa mạnh như halogen,

kali pemanganat…

- Lưu ý cho học sinh cách nhận biết

SO2 bằng dd KMnO4 (hoặc bằng dung

dịch brom)

- SO2 thể hiện tính oxi hóa khi tác

dụng với H2S là chất khử mạnh như Mg,

H2S…

- SO2 thể hiện tính oxi hóa và tính khử

b SO 2 vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa:

H2+6S O4

[K] [O]

 tính khử S

* Giáo viên nhấn mạnh cho học sinh

về tính chất hóa học đặc trưng của SO3 :

- SO3 mang đầy đủ tính chất của một

oxit axit và chú ý cho học sinh phản ứng

giữa SO3 với H2O tỏa nhiều nhiệt

b Tính chất hóa học :

- SO3 là 1 oxit axi

SO3 + H2O → H2SO4

( phản ứng tỏa nhiệt mạnh )

- Trong quá trình giảng dạy bài, thì phần trọng tâm được phân bố thời gian nhất, nhưng trong khoảng 20 phút trở lại, vì đó là thời gian học sinh có khả năng chú ý có hiệu quả nhất, tiếp thu tốt nhất kiến thức bài học

1 Để học sinh luôn ở trạng thái hoạt động tích cực, tham gia vào việc

giảng dạy của giáo viên

* SO2 vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa

Trang 10

- Muốn vậy giáo viên phải tạo ra những tình huống có vấn đề, bài tập tư duy…gây hứng thú cho học sinh, tránh sự buồn chán, đãng trí, mơ hồ cho học sinh.Giúp học sinh tận dụng và phát huy vai trò của cả hai bán cầu trái và bán cầu phải của mình Vì học sinh thường xuyên phải động não để giải quyết những vấn đề mâu thuẫn của vấn đề, và khi giải quyết được các vấn đề đó, các em sẽ hứng thú, say mê hơn và sẽ nhớ lâu hơn những kiến thức đó.

 Các tình huống có vấn đề :

 Tạo nên mâu thuẫn giữa kiến thức cũ và kiến thức mới

* Ví dụ : Trong bài axit sunfuric : Tạo ra tình huống có vấn đề khi nghiên cứu tính oxi hóa của axit sunfuric đặc nóng

- Bước 1 Tái hiện kiến thức cũ có liên quan: axit tác dụng với kim loại

đứng trước hiđro trong dãy hoạt động của kim loại và giải phóng hiđro

- Bước 2 Làm xuất hiện mâu thuẫn: làm thí nghiệm biểu diễn về tác dụng

của axit sunfuric đặc nóng với đồng (là kim loại đứng sau hiđro) Vẫn thấy có phảnứng hóa học xảy ra Khí tạo ra không phải là H2 mà là SO2

- Bước 3 Phát biểu vấn đề: H2SO4 đặc nóng có tác dụng cả với đồng là kim loại đứng sau hiđro trong dãy hoạt động hóa học của kim loại Nguyên nhân

sự không phù hợp với điều đã biết về tác dụng của axit với kim loại là ở đâu? Axit sunfuric đặc nóng còn có những tính chất của axit không hay có thêm những tính chất gì mới?

=> Giải quyết vấn đề nêu ra trong tình huống có vấn đề về tính chất oxi hóa của

axit H2SO4 đặc nóng (Hóa học lớp 10)

Bước 1: Làm cho học sinh hiểu rõ vấn đề.

* GV làm thí nghiệm biểu diễn: Nhúng một dây đồng (hay lá đồng) đã cạo sạch vào H2SO4 đặc ở nhiệt độ thường Hãy quan sát, nhận xét

* GV nêu ra vấn đề : Đun nóng ống nghiệm đựng H2SO4 đặc và dây đồng? có hiện tượng gì? Thử suy nghĩ xem ở điều kiện nhiệt độ nào thì H2SO4 đặc có tác dụng với kim loại Cu? Ngoài tính axit ra, H2SO4 đặc có thêm tính chất gì khác?

* GV hướng dẫn HS phát biểu các vấn đề cần giải đáp:

- Ở nhiệt độ thường H2SO4 đặc có tác dụng với Cu không? Ở điều kiện nào thì

có phản ứng?

- Chất khí bay ra có phải là H2 không? Đó là chất gì?

- Ngoài tính axit, H2SO4 đặc có thêm tính chất gì khác?

Bước 2: Xác định phương hướng giải quyết Nêu giả thuyết.

- Tiếp tục đun nóng ống nghiệm chứa H2SO4 đặc có nhúng dây đồng

* GV : Để giải quyết vấn đề đầu tiên, hay so sánh ống nghiệm đựng

H2SO4 đặc nguội có nhúng dây Cu với ống nghiệm đựng H2SO4 đặc nóng có nhúngdây Cu?

Trang 11

- Để giải quyết vấn đề thứ hai (chất khi bay lên có phải là H2 không) ta có thểthử bằng cách nào?

 Dùng que đóm đang cháy đốt chất khí bay lên, nếu là H2, chất khí sẽ cháy

 Dùng giấy màu hồng hay hoa dâm bụt (mới nhúng nước) đặt trên miệng ống nghiệm, nếu là khí SO2, giấy màu (hay cánh hoa) sẽ mất màu

- Để giải quyết vấn đề thứ ba (H2SO4 đặc nóng có thêm tính chất gì khác), GVhướng dẫn HS lập luận và hoạt động như sau:

 Sản phẩm được tạo thành trong phản ứng của H2SO4 đặc nóng với Cu

= > Học sinh : H2SO4 là chất oxi hóa

* GV: Dung dịch H2SO4 đặc khi nóng là chất oxi hóa mạnh (chính xác hơn:

S+6 là chất oxi hóa)

Bước 4: Kết luận về lời giải Giáo viên chỉnh lí, bổ sung và chỉ ra kiến thức lĩnh

hội

Trang 12

Ngoài tính chất axit, khi đặc và nóng H2SO4 còn có tính chất đặc thù là tính oxi hóa, tác dụng được với tất cả các kim loại, trừ Ag, Au Trong phản ứng có giải phóng khí SO2 mà không giải phóng khí H2.

Bước 5: Kiểm tra lại kiến thức vừa tiếp thu và dạy học sinh tập vận dụng kiến thức.

Cho học sinh làm bài tập viết phương trình phản ứng H2SO4 đặc, nóng với thủy ngân Hg

= > có sự mâu thuẫn kiến thức cũ và kiến thức mới, những thắc mắc và dấu chấm hỏi được tạo nên trong đầu học sinh Yêu cầu đặt ra kèm theo gợi ý của giáo viên làm cho học sinh tự mình tư duy, động não để tìm ra câu trả lời => vô hình chung các thông tin đó sẽ được lưu giữ bền vững trong hệ thống kiến thức của học sinh không hề bằng một cách máy móc nào, mà lại được lưu giữ lâu hơn, phát huy đượckhả năng tư duy cho học sinh

 Học sinh phân tích, so sánh, đối chiếu sự giống nhau để đi đến kết luận đúngđắn

Ví dụ : So sánh cấu hình electron, độ âm điện của Flo và Clo để suy ra tính chất hóa học giống và khác nhau giữa chúng

9F : Cấu hình e: 1s22s22p5 độ âm điện : 3,98

18Cl : Cấu hình e: 1s22s22p63s23p5 độ âm điện : 3,16

=> Flo và Clo đều có độ âm điện mạnh nên có tính phi kim mạnh

Cấu hình electron của Flo và Clo có 5e ở lớp ngoài cùng => có tính oxi hóa mạnh,

- Flo không có AO d trống như Clo nên chỉ có số oxi hóa -1 => điểm khác biệt

=> Flo và Clo đều có tính oxi hóa mạnh

 Học sinh : Ở nhiệt độ thường và trong bóng tối, clo oxi hóa chậmhidro Nhưng nếu chiếu sáng mạnh hoặc hơ nóng, phản ứng xảy ra nhanh hơn :

H2(k) + Cl2(k)  2HCl(k) H = - 184,6 kJ

Trang 13

Phản ứng của Flo với hidro nổ mạnh ở nhiệt độ rất thấp (- 252C) Phản ứng tỏa nhiệt mạnh :

H2(k) + F2(k)  2HF(k) H = -288,6 kJFlo phản ứng dễ dàng hơn so với clo, nhiệt tỏa ra cũng nhiều hơn

= > Flo có tính oxi hóa mạnh hơn nhiều so với Clo

 Học sinh : khi đun nóng H2O bốc cháy trong Flo, Flo oxi hóa được oxitrong nước từ -2 lên 0

2F2 + 2H2O  4HF + O2

Còn Clo tác dụng với nươc phản ứng thuận nghịch, trong đó Clo đóng vai trò vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa

= > Flo có tính oxi hóa mạnh hơn nhiều so với Clo

Từ 3 ý trên giáo viên kết luận : Flo là phi kim mạnh nhất, có tính oxi hóa rất mạnh,mạnh hơn nhiều so với Clo

 Yêu cầu học sinh chọn lấy mỗi con đường để đi đến kiến thức :

- Giáo viên : Tại sao trong điều chế khí hydroclorua phải dùng muối tinh thể và H2SO4 đậm đặc mà không phải dùng dung dịch muối với H2SO4 loãng ?

+ Tại sao không nên đổ nước vào H2SO4 đậm đặc mà phải làm ngược lại ?

= > Làm cho học sinh tìm ra nhiều con đường để đi đến kiến thức : từ phủ định đến khẳng định, hay từ khẳng định để đi đến phủ định

* Ngoài hình thức đặt câu hỏi nêu vấn đề, giáo viên có thể cho học sinh trựctiếp cùng nghiên cứu, thảo luận với nhau, qua đó các em được tự do trình bày quanđiểm, vốn hiểu biết kiến thức mà mình đã chuẩn bị , đồng thời tiếp nhận thêm thông tin từ bạn bè, thầy cô, điều này sẽ giúp các em nhớ bài sâu sắc hơn

Ví dụ : Trong bài : “ Sự biến đổi tính kim loại, phi kim của các nguyên tố hóa nghiệm tự nghiên cứu, từ đó rút ra kết luận về sự thay đổi tính kim loại và phi kim của các nguyên tố

Thí nghiệm nghiên cứu : Học sinh cho Na, Mg và Ca tác dụng với H2O; của Flo với Clo khi tác dụng với H2O

=> từ hiện tượng, khả năng phản ứng các chất, điều kiện phản ứng… rút ra được kết luận :

 Trong mỗi chu kỳ, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính kim loại giảmdần, tính phi kim tăng dần

 Trong mỗi nhóm A,theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại tăngdần, tính phi kim giảm dần

2 Tạo bầu không khí thật thoải mái hứng thú trong lớp học

- Vì sự buồn chán không gây được chú ý của học sinh Để tạo bầu không khí học tập cho học sinh, giáo viên cần có sự vui vẻ nhiệt tình, sôi nổi quan tâm đến

0 -2 -1 0

Ngày đăng: 19/11/2014, 16:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2. Hình vẽ tranh ảnh : Các hình vẽ không chỉ cụ thể hóa nội dung mà còn  thể hiện sự liên tưởng vui nhộn, nên lôi cuốn học sinh, giúp học sinh khắc sâu kiến  thức. - vận dụng quy luật trí nhớ vào dạy học hóa học chương trình lớp 10 nâng cao
2. Hình vẽ tranh ảnh : Các hình vẽ không chỉ cụ thể hóa nội dung mà còn thể hiện sự liên tưởng vui nhộn, nên lôi cuốn học sinh, giúp học sinh khắc sâu kiến thức (Trang 16)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w