tiểu luận thị trường game online tại việt nam
PHẦN A: LỜI MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: Chơi game online có lẽ đã trở thành một trong những trò giải trí phổ biến nhất trong giới học sinh, sinh viên và cả nhiều nhân viên văn phòng. Sự phát triển mạnh mẽ của Internet cũng như công nghệ di động tại Việt Nam trong những năm vừa qua càng làm cho game online ngày càng mở rộng, và làm cho nó trở thành một trò giải trí không thể thiếu của nhiều người. Theo thống kê của Bộ Thông tin truyền Thông, số lượng các doanh nghiệp phát hành game tại Việt Nam tuy chưa nhiều nhưng đã đạt được doanh thu rất lớn và tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2008, doanh thu từ game online ước đạt 130 triệu đô la Mỹ, và tăng lên đến 160 triệu đô la Mỹ vào năm 2009. Cộng đồng người chơi game tại Việt Nam cũng là một trong những cộng đồng lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á. Theo thống kê của hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA), tại Việt Nam đã có trên 50 game được phát hành của hơn 20 công ty với khoảng 12 triệu người chơi. Tuy nhiên, thị trường game online tại Việt Nam cũng đang đứng trước những thách thức lớn. Thứ nhất, hầu hết các game đang phát hành đều là game nhập khẩu từ nước ngoài. Doanh thu của các nhà phát hành vì thế đều phải chia sẻ cho đối tác. Bên cạnh đó, vì là game nhập ngoại nên nội dung của một số game chưa phù hợp với nền văn hóa Việt Nam. Cũng vì thế mà có nhiều ý kiến cho rằng chúng ta chưa thực sự có một ngành công nghiệp game đúng nghĩa. Thứ hai, sự khốc liệt trong kinh doanh game online đã thực sự bắt đầu, mà điển hình là việc không phải tất cả game nhập về Việt Nam đều thành công. Thứ ba là việc thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao. Số lượng nhân viên có khả năng làm trong lĩnh vực phát triển game chưa nhiều. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc chúng ta phải nhập game từ nước ngoài mà chưa có được game thuần Việt có chất lượng. Thứ tư là một số bất cập trong quản lý nhà nước và thiếu hụt các văn bản pháp lý điều chỉnh thị trường game online Việt Nam. Xuất phát từ những thực tế trên, nhóm chúng em nhận thấy được vai trò quan trọng của việc tìm hiểu thực trạng thị trường game online tại Việt Nam, cũng như việc tìm kiếm các giải pháp phát triển cho các nhà doanh nghiệp, nhà phát hành và các nhà phát triển game. Với những lý do đó, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài: “Thị trường game online tại Việt Nam”. Tiểu luận: Thị trường game online tại Việt Nam 1 2. Mục đích nghiên cứu: Làm rõ khái niệm và phân loại trò chơi trực tuyến cùng một số khái niệm liên quan khác. Lịch sử ra đời và giới thiệu một số ngành công nghiệp game lớn trên thế giới cũng như sự xâm nhập và phát triển của game online tại Việt Nam. Đánh giá thực trạng thị trường game online tại Việt Nam hiện nay: nhu cầu, sở thích, thị hiếu của người chơi, vai trò của nhà phát hành game, hệ thống phân phối và các dịch vụ liên quan cũng như khung pháp lý và các định hướng của chính phủ, những lợi ích cũng như thách thức nhằm phát triển ngành công nghiệp game tại Việt Nam. Đưa ra những giải pháp của nhóm nhằm giúp cho các doanh nghiệp, nhà phát hành game tìm được hướng đi đúng đắn, xây dựng một thị trường game online lành mạnh, phát triển. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề mang tính lý luận cũng như thực tiễn về thị trường game online tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu là toàn bộ thị trường game online tại Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu: Để đưa ra những phân tích trong tiểu luận, chúng em dựa trên việc sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp tổng hợp dữ liệu từ các nguồn như báo chí, internet, sách giáo trình, sách tham khảo…, phương pháp phân tích, phương pháp suy luận. 5. Nội dung nghiên cứu: Bài tiểu luận này của chúng em bao gồm một số nội dung như sau: Chương I: Tổng quan về thị trường game online tại Việt Nam Chương II: Thực trạng của thị trường game online tại Việt Nam Chương III: Tiềm năng phát triển của thị trường game online Việt Nam. Chương IV: Một số giải pháp xây dựng thị trường game online Tiểu luận: Thị trường game online tại Việt Nam 2 6. Kết quả nghiên cứu: Nhóm chúng em đã hiểu được phần nào cũng mặt tích cực và hạn chế cũng như là tiềm năng phát triển của thị trường game online để từ đó đưa ra được một số giải pháp giúp cho các doanh nghiệp, nhà phát hành game tìm được hướng đi đúng đắn, xây dựng một thị trường game online lành mạnh, phát triển. Tiểu luận được trình bày với nội dung chính là thực trạng của thị trường game online tại Việt Nam trong những năm gần đây cùng với những giải pháp nhóm chúng em tìm kiếm, sưu tầm. Nhưng do khuôn khổ có hạn nên chúng em không thể đề cập tới tất cả các khía cạnh của vấn đề, chúng em rất mong có được sự đóng góp của thầy để bài tiểu luận đầy đủ hơn. Tiểu luận: Thị trường game online tại Việt Nam 3 PHẦN B: NỘI DUNG Chương I: Tổng quan về thị trường game online tại Việt Nam. 1. Game online là gì? Phân loại game online. 1.1 Game online là gì? Theo từ điển Bách khoa toàn thư Wikipedia, game online được định nghĩa như sau: Trò chơi trực tuyến (game online) là một dạng trò chơi được chơi thông qua mạng máy tính. Mạng này thông thường là Internet hoặc các công nghệ tương đương. (http://vi.wikipedia.org/wiki/Game_online) Theo thông tư liên tịch của Bộ Văn hóa – Thông tin, Bộ Bưu chính Viễn thông, Bộ Công an số 60/2006/TTLT-BVHTT-BBCVT-BCA ngày 1 tháng 6 năm 2006 về quản lý trò chơi trực tuyến: Trò chơi trực tuyến là trò chơi trên mạng Internet có sự tương tác giữa những người chơi với hệ thống máy chủ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến và giữa người chơi với nhau. Theo Nghị định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên mạng (Dự thảo 2, ngày 21/10/2011) – game online được định nghĩa: Trò chơi trực tuyến là trò chơi trên Internet và có sự tương tác giữa người sử dụng dịch vụ với hệ thống máy chủ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hoặc có sự tương tác giữa những người sử dụng dịch vụ với nhau. 1.2 Phân loại game online: Có khá nhiều cách phân loại game online dựa trên những cơ sở và mục đích khác nhau. Do khuôn khổ có hạn nên nhóm chỉ phân loại dựa trên góc độ của người quản lý và người chơi. 1.2.1 Theo cách nhìn của nhà quản lý: Theo Nghị định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên mạng (Dự thảo 2, ngày 21/10/2011) – game online bao gồm: + Trò chơi có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau đồng thời thông qua hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp. + Trò chơi chỉ có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp. + Trò chơi có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau nhưng không có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp. Tiểu luận: Thị trường game online tại Việt Nam 4 Theo điều 13, Dự thảo 7 Quy chế quản lý trò chơi trực tuyến, thì game online được phân loại theo các tiêu chí khác nhau: a) Dựa trên loại hình trò chơi: - Trò chơi trực tuyến đơn giản: là trò chơi trực tuyến có nội dung kịch bản đơn giản, có sự giới hạn số lượng người chơi tham gia đồng thời một trò chơi; sự tương tác giữa các trò chơi chỉ ở mức độ đơn giản theo các quy tắc đơn giản. - Trò chơi trực tuyến bình thường: là những trò chơi trực tuyến còn lại. b) Dựa trên đối tượng người chơi: dựa trên tiêu chí này, game online được chia làm 2 loại: - Chỉ dành cho 18 tuổi trở lên - Dành cho mọi lứa tuổi c) Dựa trên điều kiện ưu tiên: - Trò chơi trực tuyến được ưu tiên: là trò chơi không hạn chế về độ tuổi người chơi, có nội dung kịch bản thể hiện rõ ràng mục đích giáo dục, quảng bá truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc, giới thiệu đất nước, con người Việt Nam. - Trò chơi trực tuyến không được ưu tiên: là các trò chơi còn lại 1.2.1 Theo cách nhìn của người chơi: Có 4 loại game online lớn và phổ biến nhất, đó là: - Hành động (Action) - RPG (Game nhập vai – Role playing game) - Phiêu lưu (Adventure) - Chiến thuật (Strategy) Ngoài ra, còn có các loại game khác như: game thể thao, câu đố, âm nhạc, đối kháng, xếp hình, trí tuệ… 2. Lịch sử phát triển của game online. Ra đời từ giữa những năm 1990, Game online đã trở thành một trong những khía cạnh hấp dẫn nhất của Internet. Nhờ vào những thành tựu phát triển của Internet Tiểu luận: Thị trường game online tại Việt Nam 5 và công nghệ máy tính mà game online đã phát triển một cách nhanh chóng, thu hút được rất nhiều người chơi trên toàn thế giới. Dưới đây là những mốc thời gian quan trọng trong lịch sử phát triển của game online: a. Trên thế giới: - 1995: Jake Song, lập trình viên người Hàn Quốc – đồng sáng lập ra tập đoàn Nexon – công ty game online tiên phong. - 1996: Tập đoàn Nexon (Hàn Quốc) cho ra mắt sản phẩm game online đầu tiên: “Nexus: Kingdom of the Winds” thu hút hơn 1 triệu người chơi. - 1997: Công ty tiên phong trò chơi máy tính ở nhà của Hoa Kỳ - Electronic Arts cho ra mắt “Ultimate Online” được công nhận là game online được ưa thích rộng rãi. - 1998: NCsoft Corporation, một công ty game online tại Hàn Quốc – cho ra đời “Lineage”, game này trở thành một trong những game online phổ biến nhất thế giới lúc bấy giờ với hơn 4 triệu thuê bao. - 1999: Sony Online Entertainment (Nhật Bản) ra mắt “Everquest” – game thành công về mặt thương mại nhất ở Hoa Kỳ trong vòng 5 năm. - 2004: Blizzard Entertainment (Mỹ) ra mắt một game online hết sức thành công “World of Warcraft”, có thể nói đây là game trực tuyến đầu tiên tạo ra sức hút mạnh mẽ ở cả phương Đông và phương Tây. b. Tại Việt Nam: - Tháng 6/2003 – dịch vụ ADSL đầu tiên ra đời - Năm 2003: MU lậu hoành hành - Năm 2004: Gunbound ra đời – đây là game online chính thức đầu tiên có mặt tại thị trường Việt Nam. - Đầu năm 2005: Võ Lâm truyền kỳ ra mắt game thủ - Tháng 06/2005: Game 3D đầu tiên tại Việt Nam ra đời – PTV (Priston Tale) - Cuối tháng 9/2005: xã hội lên án game online. Tiểu luận: Thị trường game online tại Việt Nam 6 - Tháng 6/2006: thông tư 60 ra đời – đây được xem là văn bản pháp luật cao nhất điều chỉnh hoạt động của thị trường game online. - Tháng 10/2006: Game online đầu tiên đóng cửa – Game Con đường đế vương (Risk Your Life) - Cuối 2006: cộng đồng game thủ bước đầu được hình thành có tổ chức. - Năm 2009: năm của webgame và game 3D - Tháng 8/2009: Game thuần việt đầu tiên tại Việt Nam – “Thuận Thiên Kiếm” ra đời - Tháng 10/2009: Cơn lốc game “Kiếm Thế” trình làng. 3. Vị thế của thị trường game online hiện nay: Trong báo cáo về "Thị trường game online Việt Nam" tháng 11/2008, Công ty tư vấn, nghiên cứu về Internet và công nghệ Pearl Research (San Francisco, Mỹ) dự báo rằng thực trạng và thị trường game online ở nước ta sẽ ngày càng nóng lên. Và hiện nay, trong số 20,2 triệu người sử dụng Internet ở nước ta chỉ có 30% là đọc báo và tìm kiếm thông tin, nhưng đến 53% là chat và chơi game. Con số của dịch vụ thông tin và tư vấn trực tuyến (O.I.C) của Công ty VinaGame cũng cho thấy nước ta có khoảng 4 triệu người thường xuyên chơi game online. Cũng theo báo cáo "Thị trường game online Việt Nam", số lượng máy tính và Internet ngày càng nhiều cùng với số lượng lớn dân số là người trẻ khiến thị trường game trực tuyến ngày càng phát triển mạnh. Thậm chí các chuyên gia còn cho biết thị trường game online của Việt Nam chỉ trị giá khoảng 5 triệu USD vào năm 2005 nhưng nay được dự đoán tăng gấp 10 lần Tại buổi hội thảo "Thực trạng ngành game Việt Nam và triển vọng phát triển game Việt", do Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam VINASA tổ chức ngày 26/11 tại thành phố Hồ Chí Minh, các chuyên gia cho rằng ngành công nghiệp game trong nước tuy còn nhiều rào cản nhưng vẫn có triển vọng phát triển. Việt Nam là thị trường lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á với gần 20 nhà phát hành game trên cả nước. Doanh thu năm 2008 là 130 triệu USD chiếm 70% doanh thu của ngành nội dung số Việt Nam. Năm 2009 được nhận định là một năm đầy khó khăn sau một thời gian dài khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng thị trường game online tại Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng hơn 20%. Năm 2010 là năm tăng trưởng mạnh của công nghệ viễn thông và các dịch vụ trực tuyến mà trong số đó, game online luôn là lĩnh vực dẫn đầu. Tiểu luận: Thị trường game online tại Việt Nam 7 Theo khảo sát của VINASA, Việt Nam có khoảng 12 triệu game thủ, trong đó phần lớn là học sinh, sinh viên và cán bộ văn phòng. 70% game thủ thích chơi game online, 55% game thủ chơi game từ 2-4 tiếng mỗi ngày. 60% game thủ bỏ ra mỗi tháng 70-160 nghìn đồng cho việc chơi game, 40% còn lại chi khoảng 160- 300 nghìn đồng/tháng. Chương II: Thực trạng của thị trường game online tại Việt Nam. 1. Mô hình kinh doanh: a. Bán lẻ (Retail) Những giai đoạn tiền đề của ngành công nghiệp game trực tuyến được thống trị bởi một hình thức kinh doanh truyền thống. Bán lẻ là một nhân tố chi phối những giá trị trong ngành công nghiệp và các công ty game khổng lồ (ví dụ như EA, Sony, Blizzard) đều sử dụng hình thức kinh doanh này cho tất cà những sản phẩm game của mình. Nhà phát hành bán một box game thông qua những kênh phân phối bán lẻ của mình, sau đó khách hàng mua về sẽ cài đặt, tham gia chơi trực tuyến, doanh thu đến từ việc kết hợp giữa doanh số kinh doanh bán lẻ cộng với phí đóng tiền hằng tháng. Hình thức kinh doanh này hiện vẫn còn khá phổ biến, World of Warcraft là một ví dụ điển hình. Hình thức kinh doanh này được phát triển trong thời kỳ chuyển giao giữa công nghệ Internet dial-up và đường truyền băng thông rộng. Rõ ràng là trong thời điểm lúc bấy giờ không còn cách nào khác để chuyển những phần dữ liệu lớn cần thiết (500MB-1GB) đến tay người sử dụng nếu không có những chiếc đĩa cài đặt CD hoặc DVD. Sự giới hạn này vẫn tồn tại cho đến ngày nay (các phiên bản mở rộng World of Warcraft đều được phát hành trên những chiếc đĩa DVD và người chơi không cần phải tải về hàng chục GB dữ liệu mất thời gian và tốn kém), nhưng trên thực tế thì hình thức này không còn thích đáng đối với thị trường hiện đại và năng động như hiện nay. Ngày nay khi mà ngành game trực tuyến đã phát triển rộng rãi, các công nghệ phát triển ngày càng tinh vi hơn, nhiều công ty mới ra đời dẫn đến nhiều hình thức kinh doanh khác nhau. Chi phí phát hành có thể rẻ hơn, nhưng việc số lượng game tăng mạnh cũng đồng nghĩa đến việc game thủ có nhiều lựa chọn hơn cho những gì mình muốn chơi. Hai cơ chế kinh doanh phổ biến nhất hiện nay trong các game là: thu phí (P2P) và bán vật phẩm ảo (F2P). Tiểu luận: Thị trường game online tại Việt Nam 8 b. Thu phí Một tỉ lệ lớn các game phương Tây (Bắc Mỹ và Châu Âu) đều dựa trên cơ chế thu phí hàng tháng. Các khách hàng cần phải trả cho nhà cung cấp một số tiền hàng tháng nhất định trong khoảng từ 5-15 USD để duy trì việc chơi game của mình. Sự khác biệt giữa cơ chế này và hình thức kinh doanh bán lẻ là phiên bản cài đặt ban đầu của trò chơi hoàn toàn miễn phí. Người chơi sẽ được khuyến mãi một giai đoạn chơi miễn phí (từ 10-14 ngày) để thử game, hoặc giới hạn các tính năng nào đó, và sau đó nếu thích thì họ sẽ phải đóng tiền để được thưởng thức toàn bộ trò chơi. c. Kinh doanh vật phẩm ảo Cơ chế này rất được phổ biến tại phương Đông (ví dụ Trung Quốc, Hàn Quốc). Trong các trò chơi kinh doanh bằng hình thức bán vật phẩm ảo, người chơi được phép chơi tới bất cứ khi nào mình muốn, nhưng có một lựa chọn để mua những món vật phẩm hỗ trợ trong game. Một cửa hàng vật phẩm (item mall) thường bày bán các vật phẩm, trang bị hỗ trợ hoặc quần áo thời trang trong game có giá giao động từ 1-5 USD. Tuy nhiên những vật phẩm ảo này thường tác động mạnh đến quá trình chơi game tùy thuộc vào ví tiền của game thủ. Cơ chế kinh doanh này còn được gọi là Micro-transactions. d. Hybrid (Freemium) Một vài tựa game kinh doanh bằng cách sử dụng kết hợp giữa thu phí và bán vật phẩm, có những phiên bản trò chơi khác nhau dành cho đóng tiền hoặc bán vật phẩm, hay kết hợp cả hai. Xu hướng kinh doanh này được phát triển tinh vi khác với các phương thức hiện tại và nhắm đến những loại đối tượng khách hàng khác nhau, tuy nhiên hình thức kinh doanh này hiện nay ít phổ biến vì rủi ro cao. 2. Xu hướng phát hành game trong những năm qua: Hiện nay, trên thị trường trò chơi trực tuyến Việt Nam có 3 nhà phát hành game lớn nhất, đó là Vina Game, VTC và FPT Online. Mỗi nhà phát hành có một thế mạnh riêng. Trong khi Vina Game hướng tới những game ở thể loại kiếm hiệp là chính với những game như: Võ Lâm truyền kỳ, Kiếm Thế, Thuận Thiên Kiếm… thì VTC lại hướng tới thể loại casual game như: Fifa Online, Audition…Còn FPT có vẻ muốn đa dạng hóa thể loại của mình với những game tiên hiệp và kiếm hiệp như: Tây du ký, thiên long bát bộ…. Tiểu luận: Thị trường game online tại Việt Nam 9 Xét về xu hướng nhập game, ta có thể thấy hầu hết các nhà phát hành đều hướng tới game châu Á vì phù hợp với thị hiếu của khách hàng hơn. Chỉ có FPT thử sức mình với game với bối cảnh châu Âu như Granado Espada - Bá chủ thế giới, nhưng không mấy thành công. Ở Việt Nam hiện nay, chưa có công ty nào chuyên chỉnh sửa game và làm game mới. Tính đến nay, Việt Nam mới chỉ có duy nhất một dự án phát triển game thuần Việt. Đó là dự án T812 của Vina Game khởi động từ năm 2006, và chính thức phát hành bản open beta với tên gọi “Thuận Thiên Kiếm” từ ngày 27/03/2010. Theo dự báo của một số nhóm nghiên cứu, xu hướng phát hành game trong những năm tới có thể là chuyển hướng quan tâm sang webgame, một thể loại đơn giản, dễ chơi, không cần cài đặt, không yêu cầu máy có cấu hình cao, không tốn thời gian thực mà lại có tính cộng đồng cao, đặc biệt là khi mà doanh thu của webgame đã làm điên đảo thị trường game online Việt Nam năm 2009. 3. Lợi ích của việc kinh doanh game online: Game là một trong những lĩnh vực cung cấp dịch vụ sử dụng hạ tầng mạng, tăng hiệu quả sử dụng hạ tầng mạng, bước đầu giúp chúng ta xây dựng công nghiệp game. Dịch vụ này đã tạo công ăn việc làm cho nhiều người Năm 2005, game online bắt đầu phát triển mạnh tại Việt Nam và doanh thu do nó mang lại đã khiến cho nhiều người nghĩ rằng đây là một ngành công nghiệp “gà đẻ trứng vàng” và kinh doanh game online sẽ trở thành một ngành “hot”, đem lại thành công cho các doanh nghiệp. Nó được xem như một ngành kinh doanh “màu mỡ”. Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp game và nội dung số đã phát triển với tốc độ rất nhanh. Số lượng các doanh nghiệp phát hành game tại Việt Nam tuy chưa nhiều nhưng với doanh số lớn và tăng trưởng nhanh đã góp phần quan trọng vào sự phát triển doanh thu của ngành công nghiệp nội dung số. Theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông, ngành công nghiệp Game và nội dung số có mức tăng trung bình khoảng 45%/năm, với doanh thu năm 2008 đạt 440 triệu USD. Sự phát triển của ngành đã mang về mức doanh thu lớn cho các nhà phát hành game; góp phần không nhỏ trong trong sự phát triển chung của ngành công nghiệp nội dung số Việt Nam và đồng thời thúc đẩy sự phát triển của hạ tầng viễn thông Việt Nam. Tiểu luận: Thị trường game online tại Việt Nam 10 [...]... doanh nghiệp KẾT LUẬN Tiểu luận: Thị trường game online tại Việt Nam 24 Thị trường trò chơi trực tuyến Việt Nam tuy hình thành chưa lâu nhưng đã có những bước phát triển nhanh chóng Tuy nhiên, ngành công nghiệp mới này còn rất non trẻ, nếu không nói là chúng ta chưa thực sự có một ngành công nghiệp game mà mới chỉ có một thị trường tiêu thụ game Phát triển thị trường game online Việt Nam sẽ mang về doanh... những mặt trái do game gây ra Hơn thế nữa, các nhà doanh nghiệp nên phối hợp cùng với nhà quản lý để chung tay xây dựng nên một ngành công nghiệp phát triển, một thị trường game online lành mạnh, vững mạnh Tiểu luận: Thị trường game online tại Việt Nam 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bài báo “Dự thảo mới dành cho việc quản lý game online Việt Nam năm 2012” http:/ /game. playpark.vn/the-gioi -game/ du-thao-moi-danh-cho-viec-quan-ly-gameonline-viet -nam- nam-2012.html... Thêm một game online bỏ thu phí giờ chơi” http://vietbao.vn/Vi-tinh-Vien-thong/Them-mot -game- online- bo-thu-phi-giochoi/20625610/217/ 9 Bài báo “Vina Game đóng cửa trò chơi Chinh Đồ có “Đường lưỡi bò” http://www.thongtincongnghe.com/article/43980 Tiểu luận: Thị trường game online tại Việt Nam 26 10 Bài báo “Cần ủng hộ đóng cửa các game yếu kém tại Việt Nam http:/ /game. playpark.vn/goc-nhin -game- thu/can-ung-ho-dong-cua-cac -game- yeukem-tai-viet -nam. html... có thể do GO đó đã phát hành tại Việt Nam, hoặc cũng có thể chỉ vì họ có ác cảm với gamer khu vực Châu Á i Cạnh tranh Có rất nhiều nhà phát hành game cũng như nhiều thể loại game khác nhau như: Vina Game, VTC, FPT Online , các nhà phát hành đều muốn thu hút các game thủ và cạnh tranh khốc liệt Tiểu luận: Thị trường game online tại Việt Nam 14 Ví dụ: Đối với kinh doanh game hiện đại chắc chắn khái niệm... chính VNG; FPT Online, Công bố của Sgame) Thêm vào đó, mặc dù đây là thị trường lớn, nhưng rào cản gia nhập thấp, chi phí không cao, có thể sinh lời tốt Tiểu luận: Thị trường game online tại Việt Nam 11 Ngoài việc nhanh thu hồi vốn, thu được lợi nhuận cao thì việc kinh doanh game online còn cho thấy kết quả thành công hay không trong một khoảng thời gian ngắn Sự thành bại của một game online giờ cũng... sự phát triển lành mạnh ngành công nghiệp giải trí điện tử Việt Nam, tạo diễn đàn để Tiểu luận: Thị trường game online tại Việt Nam 15 các doanh nghiệp game Việt Nam cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác phát triển Đồng thời Hội thảo cũng đưa ra các khuyến nghị chính thức với Bộ Thông tin và Truyền thông về phát triển công nghiệp game Việt Nam, trong đó có đề nghị nhanh chóng xem xét thay thế Thông... triển game thuần Việt và game giáo dục không lâu, thị trường game trực tuyến đã có những chuyển biến tích cực, mở ra xu hướng phát triển game trực tuyến lành mạnh ở Việt Nam Đây sẽ là cơ hội tốt cho nền Game online ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường Việt Nam Với sự phát triển như vũ bão của nền công nghệ thông tin và sự ủng hộ của Chính phủ đối với việc phát triển Game thuần Việt, ... Anh), Disney s Series (Walt Disney - Mỹ) , những Game này có rất nhiều cơ hội để ra mắt tại thị trường Việt Nam Không chỉ có Game giáo dục mà còn nhiều loại Game online khác như Game kinh doanh, Game chiến lược, Game quản lý,… cũng đang có tiềm năng phát triển mạnh đáp ứng nhu cầu của giới trẻ hiện nay Chương IV: Một số giải pháp xây dựng thị trường game online Không giống như những kỳ vọng ban đầu của... trên các phương tiện như: - Forum, diễn đàn về game: Website chính là một công cụ quảng bá đơn giản và khá hiệu quả Bất kỳ game online nào cũng đều xây dựng một website riêng cho Tiểu luận: Thị trường game online tại Việt Nam 23 mình Một phần, đây là kênh thông tin chính thống về game của nhà phát hành đến game thủ Mặt khác, đây cũng là một tờ báo điện tử để gamer có thể cập nhật thông tin một cách hiệu... thực tế, đa số các game online trên thị trường hiện nay đều “nhập khẩu” từ nước ngoài (đến thời điểm này trên 50 game có mặt trên thị trường, chỉ có 1 game duy nhất do Việt Nam sản xuất duy nhất là Thuận Thiên Kiếm), nhà phát hành phải bỏ tiền ra để mua bản quyền rất lớn, có game lên tới hàng chục tỷ đồng tiền Việt Chính vì thế, khi về Việt Nam, nhà phát hành không thể phát hành game hoàn toàn miễn . game online tại Việt Nam Chương III: Tiềm năng phát triển của thị trường game online Việt Nam. Chương IV: Một số giải pháp xây dựng thị trường game online Tiểu luận: Thị trường game online tại Việt. bài tiểu luận đầy đủ hơn. Tiểu luận: Thị trường game online tại Việt Nam 3 PHẦN B: NỘI DUNG Chương I: Tổng quan về thị trường game online tại Việt Nam. 1. Game online là gì? Phân loại game online. 1.1. công nghiệp nội dung số Việt Nam và đồng thời thúc đẩy sự phát triển của hạ tầng viễn thông Việt Nam. Tiểu luận: Thị trường game online tại Việt Nam 10 Tại Việt Nam, Game online được đánh giá là