Kiến thức của các bà mẹ trƣớc và sau khi tham vấn giáo dục dinh dƣỡng-suy dinh dƣỡng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả vấn đề tham vấn về giáo dục dinh dưỡng cho các bà mẹ có con bị suy dinh dưỡng tại xã hương hồ năm 2009 2010 (Trang 33 - 41)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.1.Kiến thức của các bà mẹ trƣớc và sau khi tham vấn giáo dục dinh dƣỡng-suy dinh dƣỡng.

dƣỡng-suy dinh dƣỡng.

+ Chế độ ăn và lao động của các bà mẹ trong lúc mang thai

Các bà mẹ nên ăn uống nhiều loại thức ăn cho đủ chất, ngoài ba bữa chính nên ăn thêm 2-3 bữa phụ. Không nên kiêng thái quá. Sữa mẹ sẽ tạo ra nhiều và chất lượng sữa tốt nếu mẹ ăn uống tốt và đủ chất [9],[10],[13] qua bảng 3.5 cho thấy trước tham vấn các bà mẹ ăn bình thường chiếm tỷ lệ cao nhất (62,3%), tăng dinh dưỡng 34,9% vẫn con 3 bà mẹ ăn kiêng (2,8%). Nhưng sau khi được tham vấn giáo dục dinh dưỡng nhận thức của các bà mẹ đã đổi thay là không có bà mẹ nào ăn kiêng, tỷ lệ các bà mẹ ăn uống thêm dinh dưỡng đã tăng lên 88,7%, kết quả này cao hơn khảo sát của Nguyễn Tiến, Võ Đức Chu (2008) là 67,8% [6].

Các bà mẹ sau khi được tham vấn về lao động trong lúc mang thai đã nhận thức rằng không lao động nặng trong lúc mang thai (4,7% giảm xuống 0%). Lao động bình thường trong lúc mang thai (70,8% tăng 75,47%), hạn chế lao động chỉ giảm từ 24,5% xuống 18,87%. Điều này có thế lý giải rằng các phụ nữ ở đây đa số là nghề nông và lao động chân tay nên hạn chế lao động không thể thấp hơn được vì họ cần làm việc đảm bảo cuộc sống, chứ không được hưởng một phụ cấp nào cả như những quần thể đa số là CNVC.

+Hiếu biết về sữa mẹ của các bà mẹ có con dưói 5 tuổi bị SDD trước và

sau tham vấn

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ ngay cả khi mẹ bị bệnh, có thai, có kinh hay gầy yếu. Sữa mẹ chứa tất cả các chất dinh dưỡng mà trẻ cần trong khoảng thời gian từ 4-6 tháng tuổi. Qua bảng 3.6, cho thấy các bà mẹ ở đây đã hiểu rõ lợi ích của sữa mẹ nên tỷ lệ cho bú trước và sau tham vấn đều đạt tối đa (100%). Kết quả tương đương với khảo sát điều tra nghiên cứu Nguyễn Tiến, Võ Đức Chu (2008) [6] ở Hương Hồ, Hương Trà có tỷ lệ bú sữa mẹ 99,4%. Thời gian bú mẹ sau sinh 30 phút đầu trước tham vấn là 62% tăng lên 70,8% sau tham vấn. Tỷ lệ các bà mẹ cho rằng thời gian bú mẹ sau sinh từ 30 phút đến 2 giờ giảm xuống sau tham vấn (34%26,4%), > 2 giờ cho bú mẹ sau sinh tỷ lệ giảm xuống sau tham vấn (3,8%2,8%)

Một trong những lý do thường gặp là các bà mẹ không thể cho con bú khi mẹ phải đi làm, lao động. Tuy nhiên, trước tham vấn các bà mẹ cho trẻ bú theo nhu cầu chiếm 89,6%, chỉ có 11 bà mẹ cho trẻ bú theo giờ chiếm 10,4% Sau tham vấn, 100% bà mẹ cũng đã nhận thức được bú theo nhu cầu là đúng. Theo khảo sát Nguyễn Tiến, Võ Đức Chu (2008) [6] có 81,7% bà mẹ cho trẻ bú theo nhu cầu, tỷ lệ chúng tôi tương đương hơn kết quả của Lê Cảnh Xôn 99,1% [32].

+ Hiểu biết về thời gian ăn dặm và cai sữa của các bà mẹ có con dưới 5

tuổi bị suy dinh dưỡng

Khi trẻ bắt đầu 5 tháng tuổi (4-6 tháng) ngoài bú mẹ cần phải cho trẻ ăn bổ sung (ăn dặm), vì thời gian này sữa mẹ không đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng cho cơ thể trẻ ngày càng lớn lên. Nếu trẻ chỉ bú mẹ sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của cơ thể. Do vậy, ăn dặm là biện pháp hỗ trợ để bảo đảm dinh dưỡng cho trẻ phát triển tốt chứ không phải thay thế hoàn toàn sữa mẹ. Từ năm 2003, theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới và UNICEF thời điểm cho bé ăn dặm nên bắt đầu khi bé tròn 6 tháng tuổi. Do bé dưới 6 tháng tuổi thì

chức năng thận và ruột chưa hoàn thiện và việc cho ăn dặm sớm có thể làm tăng nguy cơ dị ứng như chàm da hoặc suyễn. Tuy nhiên, mỗi bé có mức độ phát triển, trưởng thành và nhu cầu về năng lượng khác nhau, cũng như mức độ tăng cân của bé trong 4 tháng đầu khác nhau, nên việc cho bé ăn dặm có thể bắt đầu khác nhau [34], [35].

Tại BV Nhi Đồng I, tiến hành nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của bé điều trị nội trú năm 2003, tình trạng dinh dưỡng 1999 bé điều trị ngoại trú 2006, kết quả cho thấy bé được bắt dầu cho ăn dặm từ 4 tháng đến 6 tháng tuổi thì tỉ lệ bé bị suy dưỡng là thấp nhất. Qua bảng 3.8., cho thấy các bà mẹ cho các trẻ bắt đầu ăn dặm sau tham vấn ở độ tuổi 4-6 tháng tăng từ 27,4% 51,9%, với độ tuổi > 6 tháng tỷ lệ các bà mẹ sau tham vấn tăng từ 25,5 33,0%.

Theo khuyến cáo của WHO và chương trình quốc gia phòng chống SDD thời gian cai sữa cho trẻ khi trẻ được > 18 - 24 tháng. Do vậy, qua bảng 3.8., cho thấy trước tham vấn tỷ lệ các bà mẹ cho trẻ cai sữa là 22,6 tăng lên 56,6% sau tham vấn. Kết quả này tương đương với khảo sát của Võ Thị Thu Thuỷ (65%) khi nghiên cứu tại thôn Long Hồ Thượng và Long Hồ Hạ Hương Trà, Thừa Thiên Huế [22] và một số tác giả khác [2], [11].

+ Hiểu biết về chăm sóc trẻ ốm

Trước đây, khi trẻ ốm thường cho trẻ ăn ít lại, đây là quan niệm sai lầm dễ làm trẻ mất sức, dẫn đến suy dinh dưỡng. Khi trẻ ốm, trẻ thường chán ăn, vì vậy phải cho trẻ ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa. Trẻ dưới 6 tháng: bú mẹ nhiều lần, nếu trẻ không bú mẹ được vắt sữa vào cốc cho trẻ uống bằng thìa, uống thêm nước hoa quả, orezol [13]. Từ 6 tháng trở lên: ngoài bú mẹ , cho trẻ ăn bột , cháo, súp, nấu loãng hơn bình thường với thịt, trứng, rau xanh... Khi chau ốm thì không phải kiêng ăn thứ gì , nhưng không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn cứng khô, thức ăn nhiều mỡ khó tiêu.

Do vậy, qua bảng 3.8., cho thấy sau khi tham vấn các bà mẹ hiểu rõ thêm cần phải cho trẻ ốm ăn nhiều hơn từ 58,5%  94,3%, ngược lại tỷ lệ các bà mẹ cho trẻ ăn bình thường đã giảm từ 28,3% xuống 3,8%. Kết quả này cao hơn khảo sát của Nguyễn Tiến, Võ Đức Chu (2008) [6] là 41,9% bà mẹ cho trẻ ăn nhiều hơn, 45,6% cho trẻ ăn bình thường và 12,5% cho trẻ ăn ít lại.

+ Kiến thức theo dõi cân nặng và tiêm chủng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng trước và sau tham vấn

Biện pháp đơn giản nhất để biết được đứa trẻ phát triển bình thường hay bị SDD là cân trẻ thường xuyên hàng tháng để theo dõi diễn biến cân nặng của trẻ. Hàng tháng trẻ tăng cân là dấu hiệu trẻ phát triển bình thường, không tăng cân là dấu hiệu báo động về sức khỏe và nuôi dưỡng chưa tốt, sụt cân là dấu hiệu trẻ đã SDD, do đó sau khi được tham vấn các bà mẹ đã nhận thức được về tăng, sụt cân của trẻ, tỷ lệ theo dõi cân nặng thường xuyên tăng từ 18,9% 95,3%. Kết quả chúng tôi cao hơn khảo sát của Nguyễn Tiến, Võ Đức Chu (2008) là tỷ lệ 86,3% và tỷ lệ các bà mẹ không đem con đi cân và không cân thường xuyên chiếm tỷ lệ 13,7%.

Sau tham vấn nếu trẻ không lên cân, tỷ lệ các bà đứa con đi khám trạm Y tế và bác sĩ tăng lên nhiều từ 54,7%99,1% (trạm Y tế), từ 23,6% 70,8% (BS tư), ngược lại không làm gì khi trẻ không lên cân giảm từ 40,6% xuống 0,9%. Nếu các bà mẹ tiêm chủng cho trẻ với vaccin thích hợp vào thời điểm quy định, các trẻ sẽ phòng ngừa được các bệnh: sởi, sốt bại liệt, bạch hầu, ho gà, uống ván và lao [1]. Do đó, các bà mẹ ở xã Hương Hồ đã tiêm chủng đúng lịch sau và trước tham vấn đạt tỷ lệ tối đa, 100% bà mẹ đều đưa con đi tiêm chủng.

4.2.2. Hƣớng dẫn thực hành dinh dƣỡng của bà mẹ có con dƣới 5 tuổi bị suy dinh dƣỡng trƣớc và sau tham vấn suy dinh dƣỡng trƣớc và sau tham vấn

Giáo dục hướng dẫn thực hành dinh dưỡng cho các bà mẹ có con < 5 tuổi là một hoạt động cơ bản nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ phòng chống bị suy dinh dưỡng. Qua bảng 3.11. cho thấy sau tham vấn các

bà mẹ được hướng dẫn thực hành dinh dưỡng hàng tuần tăng từ 39,6%  98,1%%, tỷ lệ người hướng dẫn là CBYT tăng từ 86,3%96,2% và cộng tác viên tăng từ 97,1%  100%. Thực hành tại nhà tăng từ 92,2% 99,1%. Kết quả này cho thấy với chương trình phục hồi dinh dưỡng của Bộ môn Nhi đã phát huy được tác dụng khi tỷ lệ các bà mẹ có con < 5 tuổi được thực hành dinh dưỡng sau tham vấn tăng lên rõ rệt. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho các bà mẹ xã Hương Hồ có trẻ SDD, là một mô hình tốt và phát triển bền vững cần nhân rộng cho các huyện, xã trong tỉnh nhà.

+ Thực hành về chế biến thức ăn của bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng trước và sau tham vấn

Áp dụng phương pháp can thiệp tại cộng đồng. Mỗi tuần vào chiều thứ sáu chúng tôi tiến hành tham vấn giáo dục dinh dưỡng cho những bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng tại xã Hương Hồ, Hương Trà với sự phối hợp giữa Bộ môn Nhi -Trạm Y tế, y tế thôn và cộng tác viên dinh dưỡng. Thực hành tại chỗ về cách chế biến thực phẩm: như băm nhỏ, thay đổi thực phẩm hàng ngày, thêm dầu vào thực phẩm.v.v. trước tham vấn tỷ lệ các bà mẹ hiểu biết về thực hành chế biến thực phẩm từ 75,5% 95,3% đã tăng lên 100% sau tham vấn.

Các bà mẹ hiểu biết thành phần chính của thực phẩm cho trẻ SDD là tinh bột, đạm, chất béo trước tham vấn có tỷ lệ 53% (tất cả các nhóm) đã tăng lên 100% sau tham vấn. Vệ sinh khi chế biến thức ăn cho trẻ cũng được cải thiện đáng kể sau tham vấn: rửa tay trước khi cho trẻ ăn, rửa sạch dụng cụ, ăn ngay sau chế biến tỷ lệ đạt 100% sau tham vấn.

4.4. HIỆU QUẢ CAN THIỆP VỀ VẤN ĐỀ THAM VẤN GIÁO DỤC PHỤC HỒI DINH DƢỠNG PHỤC HỒI DINH DƢỠNG

3.4.1. Sự tăng cân nặng và tăng chiều cao con theo nhóm tuổi của mẹ

Qua thời gian trực tiếp giáo dục thực hành dinh dưỡng và tham vấn cho các bà mẹ có con < 5 tuổi, chúng tôi đánh giá được tăng trọng và tăng chiểu cao theo yếu tố của mẹ như nhóm tuổi, trình độ văn hóa, theo hoàn cảnh kinh tế.

Đồng thời xem xét sư tăng trọng và tăng chiều cao theo các yếu tố của con: nhóm tuổi, giới.v.v.

Với 2 tháng theo dõi kiểm tra các trẻ < 5 tuổi bị SDD, và các bà mẹ sau khi được tham vấn trọng lượng trung bình của trẻ được tăng lên 0,45 ± 0,14 kg, trong đó nhóm bà mẹ ở 31-40 tuổi tăng trọng trung bình cao nhất 0,61±0,12kg và thấp nhất là nhóm tuổi ≤30 tuổi chỉ tăng 0,35±0,17, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ( p> 0,05). Điều này có thể giải thích rằng các bà mẹ ở nhóm 31-40 tuổi là độ tuổi đã có kinh nghiệm để nuôi con, nếu được bổ sung kiến thức về thực hành dinh dưỡng qua những đợt tham vấn thì khả năng nuôi con tốt có thể được thuận lợi hơn các nhóm tuổi khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về tăng chiều cao sao đợt tham vấn chiều cao trung bình tăng 1,14± 0,76 cm, trong đó nhóm bà mẹ ≤ 30 tuổi có chiều cao TB của trẻ tăng cao nhất 1,21± 0,27 cm, không có sự khác biệt thống kê ( p> 0,05).

+ Sự tăng cân nặng và tăng chiều cao con theo trình độ học vấn mẹ

Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách Dinh dưỡng Quốc tế (IFPRI) cho thấy học vấn của người phụ nữ đóng góp 43% đối với suy dinh dưỡng, trong khi an ninh lương thực chỉ đóng góp 26,1% [30],[31], Do vậy, qua bảng 3.14., tăng cân TB và tăng chiều cao TB tỷ lệ thuận với trình độ học vấn, trong đó các bà mẹ có trình độ ≥ PTTH có trẻ tăng cân TB là 0,49±0,11 kg và tăng chiều cao là 1,36±0,67 cm. Tuy nhiên không có sự khác biệt thống kê giữa sự tăng cân và tặng chiểu cao và nhóm tuổi của mẹ ( p > 0,05). Kết quả trên cũng phù hợp với nghiên cứu của Đoàn Văn Sen khi nghiên cứu tình hình SDD của trẻ 5 tuổi ở tỉnh Quảng Nam cho thấy các bà mẹ có trình độ học vấn thấp thì trẻ bị suy dinh dưỡng cao hơn [21].

+ Sự tăng cân nặng và tăng chiều cao con theo hoàn cảnh kinh tế của mẹ

Nghèo đói là một trong những nguyên nhân chính của suy dinh dưỡng Thu nhập gia đình thấp sẽ ảnh hưởng đến bữa ăn cả về số lượng lẫn chất lượng, qua bảng 3.15., cho thấy các hộ bà mẹ có kinh tế đủ ăn thì tăng cân TB

(0,47±0,17 kg) cũng như tăng chiều cao TB ( 1,15±0,70 cm) sau khi được tham vấn có tăng cao hơn sao với nhóm hộ các bà mẹ thiếu ăn (tăng cân TB =0,31±0,13kg) và (chiều cao TB =1,07±0,51 cm).

Với kết quả trên cho thấy trong 2 tháng khảo sát điều tra sự tăng trọng cũng như tăng cân sau tham vấn tăng lên không đáng kể. Điều này cho thấy thời gian 2 tháng quá ngắn để các bà mẹ vừa có thể thu nhận được kiến thức tốt vừa thực hành đúng.

4.4.2. Hiệu quả sau tham vấn và áp dụng phục hồi dinh dƣỡng của trẻ dƣới 5 tuổi bị suy dinh dƣỡng 5 tuổi bị suy dinh dƣỡng

Qua bảng 3.18., cho thấy sau tham vấn có 2 trẻ suy dinh dưỡng được thoát khỏi giảm tỷ lệ SDD ở xã Hương Hồ từ 13,89% xuống còn 13,63%. Mặc dù tỷ lệ thoát khỏi SDD còn thấp do thời gian thực tế qua ngắn ngủi nhưng kết quả đánh giá được một phần nào chương trình phục hồi suy dinh dưỡng ở xã "điểm" Hương Hồ là đúng đắn và khích lệ.

+ Mức độ suy dinh dưỡng theo NCHS sau tham vấn của trẻ dưới 5 tuổi

bị suy dinh dưỡng

SDD nhẹ cân là đặc tính chung của thiếu dinh dưỡng, nhưng không cho biết đó là loại SDD vừa xãy ra hay từ lâu, Theo kết quả bảng 1.3, tại Thừa Thiên Huế tỷ lệ trẻ SDD theo thể này giảm dần từ 21,2% năm 2006 xuống con 17,5% năm 2009.

Qua bảng 3.18., phần lớn các trẻ < 5 tuổi tại xã Hương Hồ là bị SDD nhẹ (độ I) trong đó ở thể cân nặng và chiều cao (gầy còm) tỷ lệ trẻ SDD chiếm 8,8%; ở thể cân nặng/tuổi( thể nhẹ cân) chiếm 75% và thể chiều cao /tuổi (còi cọc) chiếm 84,8%. Ở mức SDD vừa (độ II) tỷ lệ SDD thể nhẹ cân là 23,1%. Ở mức SDD thể nặng độ (III ) vẫn còn 2 trẻ chiếm 1,8%. Qua đó so sánh với bản 3.5, cho thấy có 2 trẻ suy DD nhẹ đã thoat khỏi vị trí SDD để trở thành trẻ bình thường. Kêt quả chúng tôi cũng tương tự với Phan Thanh An, Nguyễn Đức Hưng (2007) tỷ lệ SDD chủ yếu độ I chiếm tỷ lệ 84,2% [2].

+ So sánh trước và sau tham vấn về phục hồi dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng tại xã Hương Hồ

Qua bảng 3.18., cho thấy toàn cảnh kết quả trẻ SDD trước và sau tham vấn ở cả 3 thể : gầy còm, nhẹ cân, còi cọc và 3 mức độ nhẹ (độ I), vừa (độ II ), nặng (độ III), tỷ lệ SDD thể nhẹ cân đã thoát được 2 trẻ và tỷ lệ SDD sau tham vấn đã giảm xuống (75,5%75%), thể SDD còi cọc đã thoát 1 trẻ với tỷ lệ 89,9%84,8%, thể SDD gầy còm đã thoát 1 trẻ với tỷ lệ 80,8%80,0%.

Từ những kết quả và bàn luận trên chúng tôi có những nhận xét là các bà mẹ có con < 5 tuổi có kiến thức, thực hành về giáo dục dinh dưỡng - suy dinh dưỡng tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, sự tăng cân, tăng chiều cao cũng như tỷ lệ thoát SDD cũng còn thấp. Qua 2 tháng kết quả như vậy cũng đáng khích lệ.

KẾT LUẬN

Qua điều tra nghiên cứu 106 bà mẹ có con < 5 tuổi bị SDD tại xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chúng tôi có kết luận như sau:

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả vấn đề tham vấn về giáo dục dinh dưỡng cho các bà mẹ có con bị suy dinh dưỡng tại xã hương hồ năm 2009 2010 (Trang 33 - 41)