ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả vấn đề tham vấn về giáo dục dinh dưỡng cho các bà mẹ có con bị suy dinh dưỡng tại xã hương hồ năm 2009 2010 (Trang 31 - 33)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

Theo thống kê của Trạm Y tế xã Hương Hồ, huyện Hương Trà số trẻ dưới 5 tuổi năm 2009 là 763 trẻ. Số trẻ suy dinh dưỡng là 106 chiếm tỷ lệ 13,89%. Sau 4 năm gần đây, từ năm 2005 tỷ lệ SDD xã Hương Hồ đã giảm từ 26,3% xuống còn 13,89% (năm 2009), đây là tín hiệu đáng mừng của xã "điểm" khi được áp dụng chương trình phục hồi dinh dưỡng của Bộ môn Nhi trường Đại học Y Dược Huế.

4.1.1. Đối tƣợng mẹ có con dƣới 5 tuổi bị suy dinh dƣỡng tại xã Hƣơng Hồ

Qua biểu đồ 3.1., cho thấy trong 106 bà mẹ có con dưới 5 tuổi được khảo sát có 88 bà mẹ ở nhóm 20-40 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (87,7%), trong đó nhóm bà mẹ 20-30 tuổi có tỷ lệ 54,7%. Tuổi trung bình 31,16 ± 5,72 tuổi, bà mẹ có tuổi cao nhất 45 và thấp nhất 22. Kết quả chúng tôi cũng tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Tiến, Võ Đức Chu (2008) [6] nhóm 20-40 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 95%, và độ tuổi trung bình của các bà mẹ là 31,90 ± 4,94 tuổi. Chỉ có 12,3% bà mẹ ở nhóm > 40 tuổi.

Qua biểu đồ 3.2., cho thấy tỷ lệ các bà mẹ có con dưới 5 tuổi có có trình độ học vấn ≤ trung học cơ sở chiếm tỷ lệ cao nhất 89,6%, chỉ có 11 bà mẹ có trình độ ≥ trung học phổ thông (10,4%), điều này không thuận lợi cho các bà mẹ tiếp thu những kiến thức và thực hành về dinh dưỡng cũng như hiểu biết về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ < 5 tuổi. Kết quả cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Tiến, Võ Đức Chu (2008)[6] là các bà mẹ trình độ học vấn ≤ THCS chiếm 81,9%. Điều này có thể ký giải rằng, đa số nhân dân xã Hương

Hồ nông nghiệp là nghề chính chiếm trên 80%, do đó trình độ học vấn với tỷ lệ trên là khá hợp lý.

Qua bảng 3.2., cho thấy có 85,8% hộ kinh tế gia đình các bà mẹ có con < 5 tuổi là đủ ăn, chỉ có 14,2% hộ thiếu ăn. Nếu so với năm 2008, tỷ lệ các hộ bà mẹ có con > 5 tuổi tại xã Hương Hồ có kinh tế đủ ăn (90,6%) thì năm 2009 có phần thấp xuống [ 23].

4.1.2. Đối tƣợng con dƣới 5 tuổi bị suy dinh dƣỡng tại xã Hƣơng Hồ

Qua bảng 3.3., cho thấy trong 106 trẻ bị SDD, có 62 trẻ nam chiếm tỷ lệ 58,5%, nữ chiếm 41,5%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ( p< 0,05). Trẻ có nhóm tuổi 25-36 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất 39,6%, tiếp đến trẻ nhóm > 48 tháng (26,4%), và thấp nhất nhóm trẻ 37-48 tháng (12,3%). Kết quả này cũng tương đương với Nguyễn Tiến, Võ Đức Chu (2008) khi khảo sát điều tra 160 bà mẹ có con < 5 tuổi tại Hương Hồ [6].

Qua bảng 3.4, cho thấy mức độ suy dinh dưỡng của trẻ < 5 tuổi trước khi các bà mẹ được tham vấn theo tiêu chuẩn NCHS với kết quả là tỉ lệ suy dinh dưỡng cả 3 chỉ số nhân trắc là SDD nhẹ chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến SDD vừa và SDD nặng có tỷ lệ thấp nhất. Tỷ lệ này được phân bố như sau:

+ Ở mức độ SDD nhẹ

- Tỷ lệ SDD cân nặng/chiều cao (thể gầy còm) 80,8%. - Tỷ lệ SDD cân nặng/tuổi (thể nhẹ cân) chiếm 75,5%. - Tỷ lệ SDD chiều cao/tuổi (thể còi cọc) chiếm 89,9%. + Ở mức độ SDD vừa

- Tỷ lệ SDD cân nặng/chiều cao (thể gầy còm) 19,2%. - Tỷ lệ SDD cân nặng/tuổi (thể nhẹ cân) chiếm 22,6%. - Tỷ lệ SDD chiều cao/tuổi (thể còi cọc) chiếm 15,1%. + Ở mức độ nặng chỉ có 1,9% tỷ lệ SDD theo cân nặng/tuổi.

So sánh với kết quả khảo sát của Phan Thanh An, Nguyễn Đức Hưng (2007) tại xã Hương Hồ, Huyện hương Trà [2] cho thấy tỷ lệ SDD mức độ nhẹ

ở thể nhẹ cân(cân nặng/tuổi) là 84,2%, điều này cũng cho thấy trong thời gian 2 năm tỷ lệ SDD thể nhẹ cân cũng đã giảm xuống từ 84,2% đến 75,5%. Kết quả này cũng phản ánh được sự nỗ lực địa phương, ngành y tế đã phối kết hợp với Bộ môn Nhi làm tốt công tác tuyền truyền, tư vấn kiến thức chăm sóc trẻ về cách phòng chống SDD.

4.2 ĐÁNH GIÁ SỰ HIỂU BIẾT VÀ THỰC HÀNH CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON DƢỚI 5 TUỔI BỊ SUY DINH DƢỠNG TRƢỚC VÀ SAU THAM

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả vấn đề tham vấn về giáo dục dinh dưỡng cho các bà mẹ có con bị suy dinh dưỡng tại xã hương hồ năm 2009 2010 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)