TRƯỜNG ĐH NÔNG NGHIỆP HÀ NỘIKHOA KẾ TOÁN & QTKD TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ ĐỀ TÀI: “ Thị trường bảo hiểm ở Việt Nam và các chính sách phát triển thị trường bảo hiểm”.. Tuynhiên, đồng
Trang 1TRƯỜNG ĐH NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA KẾ TOÁN & QTKD
TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ
ĐỀ TÀI:
“ Thị trường bảo hiểm ở Việt Nam và các chính
sách phát triển thị trường bảo hiểm”.
Giảng viên hướng dẫn: Bùi Thị Lâm Nhóm thực hiện: Nhóm 9
Trang 2MỤC LỤC
I/ MỞ ĐẦU 2
1 Hiểu biết chung về bảo hiểm 3
1.1 Nguồn gốc ra đời bảo hiểm 3
Đặc điểm: 6
2 Thực trạng thị trường bảo hiểm Việt Nam 8
Cơ hội: 10
Một số chính sách phát triển thị trường bảo hiểm ở Việt Nam 15
3.1 Về phía Nhà nước 15
3.3 Về phía các tổ chức khác 19
III KẾT LUẬN 20
Trang 3mở rộng không ngừng Tuy nhiên, cũng có không ít những khó khăn vàthách thức đặt ra, nhất là từ khi nước ta gia nhập WTO thì sức ép cạnh tranh
mở của thị trường và hội nhập càng lớn Để có thể giải quyết các vấn đề đóthì không chỉ là sự nỗ lực của các doanh nghiệp bảo hiểm mà đòi hỏi sự phốikết hợp đồng bộ giữa các tổ chức liên quan, các cơ quan nhà nước,… nhằmhướng tới phát triển thị trường bảo hiểm lớn mạnh không ngừng, đáp ứngyêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và tiến trình hội nhập
Vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu đề tài: “Thị trường bảo hiểmViệt Nam và các chính sách phát triển thị trường bảo hiểm” để từ đó đưa racác giải pháp giúp phát triển bền vững và hiệu quả thị trường bảo hiểm trongtương lai là điều rất quan trọng và cần thiết
II/ NỘI DUNG
Trang 41 Hiểu biết chung về bảo hiểm
1.1 Nguồn gốc ra đời bảo hiểm.
Ngày nay, bảo hiểm đã trở thành một ngành kinh doanh phát triển rất
mạnh, với tốc độ tăng trưởng trung bình khá cao Đặc biệt, ở một số nướctrên thế giới, bảo hiểm đã trở thành một phần không thể thiếu trong kinhdoanh cũng như trong cuộc sống nói chung Ở VN, bảo hiểm cũng đang trên
đà phát triển mạnh; có những hợp đồng bảo hiểm lên tới hàng triệu USDcàng chứng tỏ tiềm năng lớn của thị trường này Vậy bảo hiểm có nguồn gốcnhư thế nào?
Bảo hiểm có nguồn gốc từ rất xa xưa trong lịch sử văn minh nhânloại Tuy nhiên, bảo hiểm xuất hiện từ khi nào thì người ta vẫn chưa có đượccâu trả lời chính xác
Ý tưởng về sự rủi ro được hình thành một cách rõ nét vào khoảng thế
kỷ XV, khi châu Âu mở những cuộc thám hiểm, khai phá tới các miền đất ởchâu Á, châu Mỹ Nhu cầu giao thương giữa các châu lục trở nên mạnh mẽ,ngành hàng hải ngày càng phát triển Những đội tàu buôn lớn ra đi và trở vềvới sự giàu có từ nguồn hàng dồi dào, hấp dẫn từ những miền đất mới Tuynhiên, đồng hành cùng với đó cũng là những trường hợp rủi ro không quay
về được do nhiều nguyên nhân như: dông bão, lạc đường, cướp biển…Những nhà đầu tư cho những chuyến đi mạo hiểm như vậy đã cảm thấy sựcần thiết phải cùng nhau chia sẻ rủi ro để tránh tình trạng một số người bịmất trắng khoản đầu tư của mình Để thực hiện điều này, người ta có 2 lựachọn: thành lập liên doanh để cùng “lời ăn, lỗ chịu”, hoặc tham gia bảohiểm Ở trường hợp thứ 2, một số cá nhân hay công ty sẽ nhận được phí bảohiểm bằng tiền mặt, đổi lại là lời cam kết sẽ trả một khoản bồi thường cho
Trang 5chủ tàu trong trường hợp tàu bị mất tích Những người bảo hiểm đã tạo ramột quỹ chung mà họ cam kết sử dụng để thanh toán cho người được bảohiểm khi rủi ro xảy ra.
Bảo hiểm hình thành do sự tồn tại các loại rủi ro và sự đòi hỏi conngười phải có những biện pháp đề phòng, ngăn chặn việc xảy ra rủi ro, đồngthời, khắc phục hạn chế những hậu quả rủi ro Bắt đầu từ bảo hiểm hàng hải,rồi tới những loại bảo hiểm khác như bảo hiểm hỏa hoạn, bảo hiểm nhânthọ,… Bảo hiểm ngày nay đã phát triển nhanh chóng trên nhiều mặt và dầndần đóng vai trò rất quan trọng đối với con người
1.2 Một số quan điểm, định nghĩa về bảo hiểm:
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về bảo hiểm được xây dựng dựatrên từng góc độ nghiên cứu xã hội, pháp lý, kinh tế, kĩ thuật, nghiệp vụ :
Theo Dennis Kessler: “Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự
bất hạnh của số ít”
Theo Monique Gaullier: “Bảo hiểm là một nghiệp vụ, qua đó, một bên
là người được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền được gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác: đó là bảo hiểm Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê”.
Còn theo tập đoàn bảo hiểm AIG ( Mỹ ) định nghĩa: “ Bảo hiểm là
một cơ chế, theo cơ chế này, một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho công ty bảo hiểm, công ty đó sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được bảo hiểm.”
Trang 6Luật kinh doanh bảo hiểm của VN ( ban hành ngày 09/12/2000):“
Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.”
Như vậy, ta có thể đưa ra khái niệm chung nhất về bảo hiểm là: “ Bảo
hiểm là một sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm với người được bảo hiểm về những thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm do một rủi ro đã thỏa thuận gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm đã thuê bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm đó và nộp một khoản tiền được gọi là phí bảo hiểm” 1.3 Khái niệm: Thị trường bảo hiểm.
Không giống như thị trường hàng hóa là nơi mua bán các sản phẩmvật chất cụ thể, là nơi thể hiện mối quan hệ của quá trình lưu thông, tức làquá trình chuyển hóa từ hàng hóa thành tiền tệ và ngược lại
Thị trường bảo hiểm là nơi mua và bán các sản phẩm bảo hiểm, Sản
phẩm bảo hiểm (SPBH) là loại sản phẩm dịch vụ đặc biệt: là sản phẩm vôhình không thể cảm nhận được hình dáng, kích thước, màu sắc… SPBH làsản phẩm không mong được bảo hộ bản quyền, là sản phẩm người muakhông mong đợi sự kiện bảo hiểm xảy ra với mình để được bồi thường haytrả tiền bảo hiểm ( trừ tiền bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm nhân thọ…)
Tham gia vào thị trường bảo hiểm có người mua, người bán và tổchức trung gian Người mua hay khách hàng là những cá nhân hay tổ chức
có tài sản, trách nhiệm dân sự trước pháp luật, tính mạng hay thân thể có thểgặp rủi ro cần bảo hiểm thì mua các SPBH hoặc trực tiếp thông qua các tổchức trung gian Người bán là các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) Tổ chức
Trang 7trung gian là cầu nối giữa người mua và người bán, gồm các công ty môigiới và đại lý bảo hiểm.
1.4 Đặc điểm, vai trò của bảo hiểm:
Đặc điểm:
+ Bảo hiểm là một loại dịch vụ đặc biệt
+ Bảo hiểm vừa mang tính bồi hoàn, vừa mang tính không bồi hoàn
- Vai trò:
+ Bảo toàn vốn sản xuất kinh doanh và ổn định đời sống của người tham
gia bảo hiểm
+ Đề phòng và hạn chế tổn thất
+ Bảo hiểm là một công cụ tín dụng, là một kênh huy động vốn hiệu quả
cho nền kinh tế
+ Góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế giữa các nước thông qua
hoạt động tái bảo hiểm
1.5 Các loại hình bảo hiểm:
Có rất nhiều cách phân loại bảo hiểm nhưng phổ biến nhất là 2 cáchphân loại sau:
- Theo đối tượng bảo hiểm:
Trang 8Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm thì toàn bộ các loại hình nghiệp vụbảo hiểm được chia làm 3 nhóm: bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người, bảohiểm trách nhiệm dân sự
( 1 ) Bảo hiểm tài sản: là loại hình bảo hiểm lấy tài sản làm đối tượng bảohiểm Khi xảy ra rủi ro, tổn thất về tài sản như mất mát, hủy hoại về vật chất,người bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm căn cứvào giá trị thiệt hại thực tế và mức độ bảo đảm thuận tiện hợp đồng
( 2 ) Bảo hiểm con người: đối tượng của các loại hình này chính là tínhmạng, thân thể, sức khỏe của con người Người ký kết hợp đồng bảo hiểm,nộp phí bảo hiểm để thực hiện mong muốn nếu nhưn rủi ro xảy ra làm ảnhhưởng tính mạng, sức khỏe của người được bảo hiểm thì họ hoặc một ngườithụ hưởng hợp pháp khác sẽ nhận được khoản tiền do người bảo hiểm trả.Bảo hiểm con người có thể là bảo hiểm nhân thọ hoặc bảo hiểm tai nạn –bệnh
( 3 ) Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm phátsinh do ràng buộc của các quy định trong luật dân sự, theo đó, người đượcbảo hiểm phải bồi thường bằng tiền cho người thứ 3 những thiệt hại gây ra
do hành vi của mình hoặc do sự vận hành của tài sản thuộc sở hữu của chínhmình Bảo hiểm trách nhiệm dân sự có thể là bảo hiểm trách nhiệm nghềnghiệp hoặc bảo hiểm trách nhiệm công cộng
- Theo tính chất rủi ro của bảo hiểm:
Thị trường bảo hiểm nhân thọ và thi trường bảo hiểm phi nhân thọ.( 1 )Thị trường bảo hiểm nhân thọ: là thị trường bảo hiểm những rủi ro liênquan đến tuổi thọ con người như bảo hiểm tử kỳ, bảo hiểm sinh kỳ và nhânthọ hỗn hợp…
( 2 )Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ là thi trường bảo hiểm những rủi roliên quan tới sức khỏe con người như ốm đau, bệnh tật, tai nạn, những rủi ro
Trang 9liên quan đến hư hỏng, mất mát tài sản, những rủi ro liên quan đến tráchnhiệm dân sự tức trách nhiệm hay nghĩa vụ bồi thường các thiệt hại chongười khác.
Ngoài ra còn có thể chia theo quy định của pháp luật: bảo hiểm bắtbuộc và bảo hiểm tự nguyện (bảo hiểm không bắt buộc); hay có thể phânchia bảo hiểm thành: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thương mại, bảo hiểm y tế
2. Thực trạng thị trường bảo hiểm Việt Nam.
2.1 Sự hình thành thị trường BHVN và mở cửa hội nhập quốc tế từ năm
1993
Ngày 18/12/1993, Chính phủ ra NĐ100/1993/NĐ-CP quy định vềviệc thành lập và tổ chức hoạt động của các DNBH tại VN Trên cơ sở đó,ngoài Bảo Việt thành lập năm 1964, lần lượt các DNBH khác được cấp phéphoạt động, bao gồm:
DNBH Phi nhân thọ VN: Bảo Minh (1994), PJICO (1995), Bảo Long(1995), PVI (1996), PTI (1998)…
DNBH Phi nhân thọ có vốn nước ngoài: VIA (1996), UIC (1997),Allianz (1999), Việt Úc (1999)…
DNBH Nhân thọ VN: Bảo Việt Nhân thọ (1996 triển khai thí điểm).DNBH Nhân thọ có vốn nước ngoài: Bảo Minh CMG (1999),Prudential (1999), Manulife (1999)…
DN môi giới BH AON (1999)…
DN tái BH VINARE (1994)
Năm 2000, Luật kinh doanh BH ra đời và có hiệu lực từ ngày1/4/2001 Việc thành lập, hoạt động KDBH được điều chỉnh bởi LuậtKDBH và các văn bản pháp quy ban hành Đặc biệt năm 2003, Vụ Bảo hiểmđược thành lập trên cơ sở tách bộ phận quản lý BH từ Vụ Quản lý Ngân
Trang 10hàng và các tổ chức tài chính, tạo nên sự quản lý nhà nước trong hoạt độngKDBH chuyên trách và sâu sát hơn, thích ứng với sự phát triển của thịtrường BH và hội nhập quốc tế
Tính đến hết năm 2006, trước thời điểm cam kết WTO có hiệu lực, thịtrường BHVN đã có 21 DNBH Phi nhân thọ, trong đó có 2 DNBH nhànước, 4 DNBH liên doanh, 5 DNBH có 100% vốn nước ngoài; 7 DNBHNhân thọ, trong đó có 1 DNBH nhà nước và 6 DNBH 100% vốn nướcngoài; 8 DN môi giới BH trong đó có 5 công ty cổ phần và 3 công ty 100%vốn nước ngoài; 1 DN tái bảo hiểm là công ty cổ phần
Hiệp hội BH VN ra đời ngày 25/12/1999 với 10 DNBH có mặt trênthị trường là hội viên chính thức, hội viên sáng lập
Đến năm 2008, Việt Nam sau 15 năm mở cửa thị trường, nền kinh tế
có những biến chuyển mạnh mẽ, Việt Nam vừa gia nhập tổ chức thương mạithế giới WTO Thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và lĩnh vực bảohiểm phi nhân thọ nói riêng cũng ngày càng được mở rộng với sự tham giarộng rãi của các thành phần kinh tế vào việc kinh doanh dịch vụ bảo hiểm
Tính đến nay, Việt Nam đã có 28 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân
thọ, 11 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 10 doanh nghiệp môi giới bảo
hiểm hoạt động Ngoài ra còn có sự hiện diện của hơn 33 văn phòng đại diệncủa các công ty bảo hiểm và công ty môi giới bảo hiểm nước ngoài…
Năm 2010, ngành bảo hiểm hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu Chiếnlược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2003 – 2010 đượcThủ tướng chính phủ phê duyệt và kế hoạch 5 năm phát triển thị trường bảohiểm 2006 – 2010 của Bộ Tài chính
Doanh thu bảo hiểm năm 2010 đạt 30.844 tỉ đồng xấp xỉ chỉ tiêu chiếnlược đề ra trong đó BH phi nhân thọ đạt 17.052 tỉ đồng, vượt chỉ tiêu Chiếnlược 91%, BH nhân thọ đạt 13.792 tỉ đồng đạt 45% so với chỉ tiêu Chiến
Trang 11lược, thu nhập đầu tư 8.200 tỉ đồng Tổng vốn đầu tư của DNBH ước đạttrên 92.000 tỉ đồng (tương đương 4,6 tỉ USD) đạt chỉ tiêu chiến lược Tổng
số đại lý bảo hiểm trên 200.000 người, tăng 33% so với chỉ tiêu chiến lược.Năng lực tài chính của DNBH ngày một tăng Tổng vốn chủ sở hữu 30.100
tỉ đồng trong đó nhân thọ 10.600 tỉ đồng, Phi nhân thọ 19.500 tỉ đồng
2.2 Khái quát những cơ hội và thách thức với thị trường bảo hiểm Việt
Nam, đặc biệt từ khi nước ta gia nhập WTO:
Cơ hội:
+ Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao, hàng hóa của VN sẽ có một thị trường rộng lớn tạo tiền đề cho các ngành nghề phát triển như giao thông vận tải đường bộ, hàng không, xuất nhập khẩu làm tiền đề cho BH phát triển: Nền kinh tế tăng trưởng cao đòi hỏi nhu cầu vốn và nhu
cầu BH phải đáp ứng, từ đó làm tiền đề cho BH nhân thọ, tín dụng ngânhàng, chứng khoán phát triển Vốn tích lũy tích tụ từ dự phòng nghiệp vụ
BH có nhiều cơ hội đầu tư sinh lãi cao, khuyến khích BH phát triển
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư trong nước phát triển nhanh chóng: Đây cũng là cơ sở để ngành BH phát triển, đồng thời cũng
đòi hỏi ngành BH phải có sản phẩm BH đáp ứng nhu cầu của tăng trưởngđầu tư nước ngoài và trong nước, nhất là những cơ sở đầu tư ngành nghềmới, công nghệ cao như đóng tàu, xây dựng đường tàu điện ngầm, xây dựngngành điện tử công nghệ thông tin, xây dựng nhà máy lọc dầu, điện nguyên
tử, vệ tinh, sản xuất linh kiện máy bay… Đây là tiềm năng cho BH xây dựnglắp đặt, BH tài sản, BH kĩ thuật, BH trách nhiệm phát triển
+ Sự trợ cấp của Nhà nước ở một số lĩnh vực sẽ giảm dần: Cùng
với sự xã hội hóa hoạt động thể dục thể thao, y tế, văn hóa giáo dục đã kích
Trang 12thích nhu cầu tham gia BH như việc tăng học phí, viện phí, xây dựng mứctrần của BH xã hội sẽ làm tăng thêm nhu cầu BH nhân thọ BH phi nhân thọchăm sóc y tế, tai nạn con người Sự trợ cấp của nhà nước càng giảm thì sự
lo lắng thiên tai, tai nạn xảy ra bất ngờ dẫn đến người ta phải nghĩ tới BH
+ Pháp luật ngày càng hoàn thiện và mang tính tương thích với nhau nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng của
DN ngày một tốt hơn làm phát sinh theo nhu cầu BH như: BH trách
nhiệm nghề nghiệp bác sĩ, luật sư, tư vấn thiết kế…; BH tài sản; BH rủi rotài chính; BH trách nhiệm sản phẩm của các tổ chức sản xuất, kinh doanh;
BH trách nhiệm dân sự của các chủ doanh nghiệp… Luật KDBH sẽ đượcsửa đổi, bổ sung, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, phát huy tính chủđộng, sáng tạo của DNBH, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của ngườitham gia BH là môi trường thuận lợi để thị trường BH phát triển
+ Tầng lớp dân cư có thu nhập cao ngày càng đông đảo: bao gồm
giới chủ DN tư nhân, các chuyên gia giỏi trong DNVN và DN có vốn đầu tưnước ngoài, các chủ hộ kinh doanh, các chủ trang trại đều có nhu cầu BHNhân thọ cho mình và người thân
+ Nhận thức về nhu cầu, tác dụng của BH ngày một nâng cao:
thông qua công tác tuyên truyền của ngành BH, thông qua tập quán mua BHcủa giới chủ đầu tư nước ngoài sẽ ảnh hưởng lớn đến nhận thức của nhữngkhách hàng tiềm năng có nhu cầu dẫn tới quyết định tham gia BH ngày mộtđông đảo hơn
- Thách thức:
Trang 13+ Số lượng các DNBH được cấp phép hoạt động ngày một gia tăng: Các tổ chức, các nhân trong và ngoài nước nếu đủ điều kiện thao luật
định đều có quyền xin phép thành lập DNBH, trong đó có các DNBH nướcngoài theo đúng cam kết WTO Điều này gần như đương nhiên vì tiềm năng
và cơ hội phát triển của thị trường BH nhân thọ và phi nhân thọ còn đầy hứahẹn, tốc độ tăng trưởng của ngành BH tương đối hấp dẫn, BH còn đượcdùng dự phòng nghiệp vụ BH vào đầu tư tài chính có khả năng sinh lời cao.Tuy nhiên, việc có nhiều DNBH ra đời làm cho sự cạnh tranh vốn đã gay gắtnày càng gay gắt hơn Sự chảy máu chất xám nguồn nhân lực chủ chốt sangDNBH mới cũng là điều đáng lo ngại
+ DNBH hoạt động ở nước ngoài được cung cấp một số sản phẩm
BH qua biên giới (vào VN): Đây là điều đáng lo ngại trong cuộc cạnh tranh
không cân sức đối với các DNBH đang hoạt động tại VN (DNVN, liêndoanh, 100% vốn nước ngoài) Trước hết, họ không thể biết được thông tin
về đối thủ cạnh tranh của họ (DNBH đang hoạt động ở nước ngoài) cụ thể là
ai đang bán sản phẩm BH vào VN Thứ hai, vũ khí của đối thủ đang sử dụng
là loại gì không được biết rõ: đơn BH, điều khoản BH, điều kiện BH, phí BHnhư thế nào? Thứ ba, DNBH đang hoạt động tại VN phải đóng thuế chongân sách nhà nước như thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế mônbài, thuế sử dụng đất… để hoạt động kinh doanh có doanh thu từ VN, trongkhi đó đối thủ không bị đóng góp các khoản thuế trên Trong một cuộcchiến, “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” DNBH đang hoạt động ởnước ngoài biết rất rõ DNBH đang hoạt động tại VN, song DNBH đang hoạtđộng tại VN lại không biết gì về DNBH đang hoạt động tại nước ngoài đangngấm ngầm cùng chia chiếc bánh thị trường BHVN