Xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo nhanh, bền vững ở huyện miền núi cẩm thủy, tỉnh thanh hóa

15 1.6K 6
Xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo nhanh, bền vững ở huyện miền núi cẩm thủy, tỉnh thanh hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Để thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về xây dựng nông thôn mới (NTM), Đảng bộ và nhân dân huyện Cẩm Thủy cần gắn liền với thực hiện Nghị Quyết số 09NQTU ngày 04112013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo nhanh, bền vững ở các huyện miền núi Thanh hóa đến năm 2020”.

UBND TỈNH THANH HÓA TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN Đề tài “Xây dựng Nông Thôn Mới gắn với giảm nghèo nhanh, bền vững ở huyện miền núi Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa” Họ Và Tên : LÊ VĂN NAM Chức vụ, đơn vị công tác: UBND huyện Cẩm Thủy Lớp: Chuyên viên chính Khóa 3 năm 2014 Thanh Hóa, tháng 4 năm 2014 Đề tài “Xây dựng NTM gắn với giảm nghèo nhanh, bền vững ở huyện miền núi Cẩm Thủy, I. LỜI MỞ ĐẦU: Sau hơn ba năm triển khai thực hiện, chương trình nông thôn mới đã đem lại những kết quả đáng phấn khởi, nông thôn Việt Nam nói chung và nông thông Cẩm Thủy nói riêng; đã trở thành phong trào quần chúng sôi nổi và tương đối đều khắp giữa các vùng, đơn vị; bộ máy chỉ đạo thực hiện được tổ chức thống nhất, đồng bộ. Nhận thức về Chương trình từ các cấp ủy, chính quyền đến người dân được nâng lên; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội có chuyển biến rõ rệt. Cùng với nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương, tỉnh; sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy chính quyền, các ngành từ huyện đến cơ sở trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về xây dựng nông thôn mới, đến nay trên địa bàn huyện Cẩm Thủy đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, việc đầu tư và nâng cấp kết cấu hạ tầng nông thôn được quan tâm; các công trình hồ, đập, trạm bơm, kênh mương được đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao, chất lượng cuộc sống được cải thiện đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo đều giảm qua các năm, an ninh nông thôn tiếp tục được giữ vững. Hệ thống chính trị ở cơ sở được tăng cường, vị thế của giai cấp nông dân được nâng cao, dân chủ ở cơ sở ngày càng được phát huy. Để thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về xây dựng nông thôn mới (NTM), Đảng bộ và nhân dân huyện Cẩm Thủy cần gắn liền với thực hiện Nghị Quyết số 09-NQ/TU ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo nhanh, bền vững ở các huyện miền núi Thanh hóa đến năm 2020”. Về phạm vi, giới hạn đề án: Trên địa bàn huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa; về thời gian thực hiện từ năm 2011 đến năm 2020. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 1. Căn cứ pháp lý: Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới; Quyết định 342/QĐ-TTg ngày Người thực hiện: Hà Văn Vinh 2 Đề tài “Xây dựng NTM gắn với giảm nghèo nhanh, bền vững ở huyện miền núi Cẩm Thủy, 20/02/2013 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới; Quyết định 193/QĐ-TTg ngày 02/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ Tướng Chính phủ, về Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; Thông tư liên tịch số 51/2013/TTLT-BNNPTNT- BKHĐT-BTC ngày 02/12/2013 về sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ Tướng Chính phủ về Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020; Thông tư số 41/2013/TT- BNN&PTNT ngày 04/10/2013 của Bộ NN&PTNT về việc “ Hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới”; Quyết định số 4296/QĐ-UBND ngày 04/12/2013 của UBND tỉnh Thanh hóa về việc Ban hành tiêu chí công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh hóa; Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo nhanh, bền vững ở các huyện miền núi Thanh hóa đến năm 2020. Kế hoạch số 18/KH-UBND ngày 07/3/2014 của UBND tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo nhanh, bền vững ở các huyện miền núi Thanh hóa đến năm 2020; Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 04/6/2014 Ban chấp hành Đảng bộ huyện ban hành về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo nhanh, bền vững trên địa bàn huyện Cẩm Thủy đến năm 2020; Quyết định số 1757/QĐ-UBND ngày 15/12/2010 của UBND huyện, về việc phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 – 2020, định hướng đến năm 2030; Kết quả 3 năm (2010-2013) thực hiện chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. 2. Cơ sở lý luận : Người thực hiện: Hà Văn Vinh 3 Đề tài “Xây dựng NTM gắn với giảm nghèo nhanh, bền vững ở huyện miền núi Cẩm Thủy, Xây dựng nông thôn mới với mục tiêu có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Xóa đói, giảm nghèo là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước và là sự nghiệp của toàn dân. Nhằm cải thiện đời sống vật chất, tinh thần và thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, giữa các đồng bào dân tộc, nhóm dân cư. Thành tựu xóa đói giảm nghèo trong những năm qua đã góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững và thực hiện công bằng xã hội. Được cụ thể bằng các Nghị quyết, quyết định, kế hoạch của nhà nước; các chương trình đầu tư, hỗ trợ của nhà nước, các tổ chức. Thực tiễn đã chỉ rõ đối với huyện thuần nông như Cẩm Thủy, để thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thôn mới trước hết phải gắn với giảm nghèo nhanh và bền vững, cần tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp, phát triển chăn nuôi, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nhằm giảm chi phí đầu vào, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị trên đơn vị canh tác và thu nhập cho nhân dân. Tăng cường công tác đào tạo nghề, thực hiện tốt công tác liên kết trong sản xuất để tạo sinh kế ổn định và bền vững. Từng bước xây dựng ngành công nghiệp và dịch vụ theo hướng tận dụng và phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương như nguyên liệu, nguồn lao động, vị trí địa lý…. Để xây dựng thành công chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới rất cần sự ủng hộ, đồng thuận của cộng đồng dân cư. Xây dựng nông thôn mới cần phát huy, thực hiện tốt “quy chế dân chủ” ở cơ sở; lấy “dân làm gốc” trong mọi hoạt động. Để người dân tích cực tham gia góp công, góp của xây dựng nông thôn mới trước hết cần thực hiện tốt các chính sách, chủ trương giảm nghèo nhanh bền vững, góp phần tăng trưởng về kinh tế và thực hiện công bằng xã hội. Việc tập trung nguồn lực vào thực hiện theo các tiêu chí nông thôn mới, đã tạo cho bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, hạ tầng cơ sở vất chất phục vụ đời sống nhân dân được nâng lên như: Đường làng ngõ xóm khang trang sạch đẹp, kênh mương, giao thông nội đồng, trường học, nhà văn hóa được kiên cố hóa Sau hơn 3 năm thực hiện cũng đã bộc lộ một số vấn đề cần được quan tâm như: Nhiều tiêu chí hoàn thành nhưng việc duy trì và phát triển chưa được quan tâm, nhiều nội dung theo bộ tiêu chí Người thực hiện: Hà Văn Vinh 4 Đề tài “Xây dựng NTM gắn với giảm nghèo nhanh, bền vững ở huyện miền núi Cẩm Thủy, phải điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế; nguồn lao động có trình độ, tay nghề đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa chưa kịp thời; trình độ dân trí còn ở mức trung bình, vai trò chủ thể trong nền kinh tế thị trường còn thiếu và yếu, thu nhập bình quân đầu người được nâng lên nhưng chưa bền vững còn tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo vẫn cao; sản xuất manh mún, việc ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất còn chậm; sự hình thành sản xuất tập trung và liên kết 4 nhà chưa nhiều, thiếu bền vững. Với tính chất logic và cần thiết như vậy “Đề án xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo nhanh, bền vững ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh hóa” là tiền đề, phương hướng và giải pháp trong việc thực hiện thành công chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện những năm tiếp theo. III. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NTM GẮN VỚI GIẢM NGHÈO NHANH VÀ BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM THỦY: 1. Đặc điểm tự nhiên -KTXH huyện Cẩm Thủy: Cẩm Thuỷ là một huyện miền núi của tỉnh Thanh Hoá, cách thành phố Thanh Hoá khoảng 75 km về phía Tây Bắc. Toàn huyện có 20 đơn vị hành chính (19 xã và 01 thị trấn); huyện có 04 xã và 50 thôn thuộc chương trình 135. Tổng diện tích tự nhiên 42.539,28 ha (bằng 3,81% diện tích tự nhiên toàn tỉnh), trong đó: Đất nông nghiệp 34.334,29 ha, đất phi nông nghiệp 6.941,09 ha; đất chưa sử dụng 1.263,9 ha. Tiếp giáp với các đơn vị hành chính như sau: - Phía Bắc giáp huyện Thạch Thành, Bá Thước; - Phía Nam giáp huyện Ngọc Lặc, Yên Định; - Phía Đông giáp huyện Vĩnh Lộc, Yên Định; - Phía Tây giáp huyện Bá Thước. Những năm gần đây đời sống nhân dân trên địa bàn huyện đã có những cải thiện đáng kể, chất lượng cuộc sống được nâng lên; cơ bản không còn tình trạng thiếu đói. Năm 2010 sản lượng lương thực đạt trên 56.000 tấn, bình quân lương thực đầu người gần 500 kg/người/năm; đến năm 2014 sản lượng lương thực tăng lên trên 63.000 tấn, bình quân lương thực đầu người 577 kg/người/năm. Năm 2013 thu nhập bình quân toàn huyện đạt 18,25 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện 15,05%, hộ cận nghèo 15,78%. Năm 2014 dân số toàn huyện là 109.184 người gốm ba dân tộc anh em( Dân tộc Mường 52%; dân tộc Kinh 45%; dân tộc Dao và một số dân tộc khác 3%), Trong đó có 43.940 lao động đang làm việc trong các ngành nghề, thành phần kinh tế khác nhau (lao Người thực hiện: Hà Văn Vinh 5 Đề tài “Xây dựng NTM gắn với giảm nghèo nhanh, bền vững ở huyện miền núi Cẩm Thủy, động trong nông nghiệp là 35.340 người, lao động làm nghề phi nông nghiệp 8.600 người). 2. Những kết quả đạt được: 2.1. Kết quả thực hiện theo các nhóm tiêu chí. Về Quy hoạch: Đến tháng 12 năm 2012, UBND huyện đã phê duyệt song quy hoạch NTM cho các đơn vị; Các xã đã tiến hành công bố, công khai, giao mốc và quản lý việc thực hiện quy hoạch đến từng thôn, xóm. Để phù hợp với tình hình phát triển của từng địa phương đến nay có 07 đơn vị được phê duyệt bổ sung quy hoạch (Cẩm Châu, Cẩm Tân, Cẩm Tú, Phúc Do, Cẩm Giang, Cẩm Ngọc, Cẩm Long). Về giao thông: Đường giao thông liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn 112 km; đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn 177,1 km; đường ngõ xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa 170,8 km; đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện 96,76 km; Hiện nay có 05/19 đơn vị đạt tiêu chí này: Cẩm Vân, Cẩm Tú, Cẩm Ngọc, Cẩm Tân, Phúc Do. Thủy lợi: Tổng số hồ đập: 54 hồ đập trong đó 16 hồ đập đã kiên cố, 38 hồ đập hiện nay đã xuống cấp cần phải nâng cấp, tu sửa, kiên cố hóa; Trạm bơm: 48 trạm bơm hiện nay các trạm bơm trên đang hoạt động trong tình trạng xuống cấp cần tu sửa, nâng cấp, làm mới. Tổng số kênh mương: 397,6 km trong đó số kênh mương do Huyện, xã quản lý là 350,6 km; Số km kênh mương đã kiên cố hóa 165,68 km. Hiện nay mới có 7 đơn vị hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất của nhân dân: Cẩm Liên, Cẩm Lương, Cẩm Bình, Cẩm Vân, Cẩm Tú, Cẩm Ngọc, Cẩm Tân; các đơn vị còn lại cần phải nâng cấp các hồ đập, trạm bơm, kiên cố hóa kênh mương mới đáp ứng được nhu cầu sản suất của nhân dân. Điện: Tổng số thôn có điện 214/214 thôn; tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn điện 85 %. Hiện nay có 18/19 đơn vị đạt tiêu chí này. Trường học : Toàn huyện có 27/63 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 42,2% ; Có 4 xã đạt tiêu chí trường học: Cẩm Vân, Cẩm Giang, Cẩm Phú, Cẩm Tân. Nhà văn hoá: Nhà văn hoá , khu thể thao thôn đạt chuẩn 39/214 nhà đạt 18,2% Chợ: Xã có chợ đạt chuẩn 01 chợ; Đó là xã Cẩm Châu. Bưu điện: 100% các xã có điểm phục vụ bưu chính viễn thông. Người thực hiện: Hà Văn Vinh 6 Đề tài “Xây dựng NTM gắn với giảm nghèo nhanh, bền vững ở huyện miền núi Cẩm Thủy, Nhà dân cư: Hiện nay toàn huyện có 6 xã đạt tiêu chí này: Cẩm Sơn, Cẩm Vân, Cẩm Tú, Cẩm Ngọc, Phúc Do, Cẩm Tân. Thu nhập: Thu nhập bình quân toàn huyện năm 2013 đạt 18,25 triệu đồng/người. Hộ nghèo: Tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 là 28,07%, đến năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo còn 15,05 %. Bình quân mỗi năm giảm 4,6%. Kinh tế và tổ chức sản xuất: - Về cơ cấu lao động: Tỷ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp là 76%. - Về hình thức tổ chức sản xuất: Có 19 HTX dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, 4 nhà máy đang hoạt động trên địa bàn. Toàn huyện có 15 đơn vị xã đạt tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất. Giáo dục : Có 10 xã đạt tiêu chí giáo dục. Y tế: Toàn huyện có 16/19 xã đạt chuẩn Y tế giai đoạn 1; Năm 2013 được công nhận 05 xã đạt chuẩn Y tế giai đoạn 2. Văn hóa: Có 18.925 gia đình văn hóa bằng 70 %; có 181/214 thôn không có tội phạm. Đến nay có 5 xã đạt tiêu chí văn hóa. Môi trường: Toàn huyện có 23 khu/19 xã có khu tập trung rác thải, chưa có các biện pháp xử lý triệt để; 10/123 khu nghĩa trang (nghĩa địa) được xây dựng theo quy hoạch. Có tổng số 69 cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường trên 19 xã. Có 3 xã đạt tiêu chí Môi trường. Về xây dựng hệ thống chính trị, an ninh xã hội: - Hệ thống tổ chức chính trị, xã hội vững mạnh. - Về an ninh trật tự xã hội: An ninh trật tự xã hội được giữ vững. 2.2. Kết quả lồng ghép chính sách hỗ trợ: Tạo điều kiện cho người dân (đặc biệt là người nghèo) được tiếp cận nhiều hơn nữa với các dịch vụ, chính sách như dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh, hỗ trợ con em đi học, vay vốn ưu đãi, chương trình cho vay làm công trình vệ sinh ; tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã, thôn có điều kiện đặc biệt khó khăn của huyện. Người thực hiện: Hà Văn Vinh 7 Đề tài “Xây dựng NTM gắn với giảm nghèo nhanh, bền vững ở huyện miền núi Cẩm Thủy, Ban chỉ đạo (BCĐ) huyện đã chỉ đạo BCĐ các đơn vị xã chủ động lồng ghép các chương trình, dự án khác với chương trình xây dựng NTM; một số công trình huy động được nguồn vốn lớn như: Xây dựng nhà hiệu bộ trường Trung học cơ sở Cẩm Phong 2,4 tỷ đồng; Đường liên xã Cẩm Hoa đi chùa mỏng (Cẩm Tú) 2 tỷ đồng; Xây dựng Trạm Y tế xã Cẩm Châu 3,8 tỷ đồng, Trạm Y tế xã Cẩm Phú 4,4 tỷ đồng…. 2.3. Các mô hình PTSX nâng cao thu nhập cho người dân: Đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, trước hết là của người nghèo, hộ nghèo; trong ba năm 2012-2014 các xã được hỗ trợ xây dựng mô hình phát triển sản xuất (PTSX) với số tiền 1.672 triệu đồng thực hiện các mô hình: Máy làm đất, máy gặt đập liên hợp, máy cấy, máy nén phân; các mô hình trồng trọt, chăn nuôi như: Mô hình gà thả vườn; mô hình Chanh không hạt; mô hình phục tráng nếp hạt cau; mô hình Cam V2; mô hình trồng thanh long ruột đỏ Long Định I (H14), mô hình gà thả vườn, mô hình chăn nuôi bò cái nền thụ tinh nhân tạo bò BBB Các mô hình trên được xây dựng phù hợp với nguyện vọng và điều kiện ở địa phương, nên được sự đồng tình của người dân và có khả năng nhân rộng trong các năm tiếp theo. - Thực hiện chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển trang trại chăn nuôi lợn tập trung, đã xây dựng được 05 trang trại với tổng số tiền hỗ trợ là 1,85 tỷ đồng. Phối hợp với Hội nông dân, Hội phụ nữ thực hiện cho các hội viên vay vốn không lãi (trong vòng 2 năm) để phát triển chăn nuôi gia trại, có 9 hộ tham gia với số tiền 340 triệu đồng. - Xây dựng 3 mô hình lâm nghiệp: Mô hình trồng rừng thâm canh bằng giống keo lai tại xã Cẩm Châu; mô hình cải tạo rừng trồng bằng trồng cây Tai chua tại xã Cẩm Thạch và mô hình cải tạo rừng trồng cây cao su tại xã Cẩm Quý. Tổng nguồn vốn huy động được từ năm 2010- đến tháng 9 năm 2014: Huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển; huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện tốt Nghị quyết 02 của Tỉnh ủy về mở rộng môi trường đầu tư kinh doanh; đồng hành cùng với doanh nghiệp để thu hút đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, tạo điều kiện để phát triển kinh tế; trên cơ sở đó tạo động lực nâng cao nhận thức của người dân, thể hiện rõ trách nhiệm và thái độ phối hợp của người dân góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn. Tổng số vốn hỗ trợ, huy động 290.768,22 triệu đồng bao gồm: Vốn trung ương, tỉnh 63.997 triệu đồng; Vốn ngân sách huyện: 38.712,0 triệu đồng, Vốn Người thực hiện: Hà Văn Vinh 8 Đề tài “Xây dựng NTM gắn với giảm nghèo nhanh, bền vững ở huyện miền núi Cẩm Thủy, xã: 40.169,2 triệu đồng; Vốn dân góp: 75.786.92 triệu đồng, Vốn khác: 72.103,2 triệu đồng. 3. Những tồn tại hạn chế: - Công tác tuyên truyền ở cơ sở tuy đã có chuyển biến nhưng vẫn chưa đáp ứng được so với yêu cầu thực tế. Việc quán triệt, triển khai Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy ở một số cấp uỷ cơ sở chưa đạt so với kế hoạch đã đề ra; việc ban hành nghị quyết chuyên đề, xác định chương trình trọng tâm để đẩy mạnh phát triển kinh tế còn chậm. - Bộ mặt nông thôn Cẩm thủy đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên đến nay chưa có xã đạt chuẩn nông thôn mới; phần lớn các xã cơ sở hạ tầng nông thôn còn chưa đạt các tiêu chí: Trụ sở UBND, giao thông, thủy lợi, chợ, trường học, nhà văn hóa xã, trạm Y tế những công trình này cần nguồn vốn lớn, nếu không có hỗ trợ từ ngân sách rất khó thực hiện. - Thực hiện chủ trương xã hội hoá việc huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội ở cấp xã gặp nhiều khó khăn do nguồn lực của nhân dân, điều kiện mỗi xã có khác nhau (đặc biệt là đối với các xã vùng cao, xã đặc biệt khó khăn) rất khó huy động. - Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới và phương thức tổ chức mô hình sản xuất trong nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu; sản xuất nông nghiệp chậm phát triển theo hướng hiện đại, thiếu tính bền vững; quy mô sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa gắn được sản xuất với chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu; chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp chưa được coi trọng. - Tỷ lệ hộ nghèo tuy có giảm nhưng vẫn cao, thu nhập và mức sống của nông dân còn khó khăn. 4. Nguyên nhân: 4.1. Nguyên nhân khách quan: Xuất phát điểm của các xã khi triển khai thực hiện các tiêu trí xây dựng NTM còn thấp, chuyển dịch cơ cấu sản xuất còn chậm, thiếu ổn định, các ngành nghề nông thôn chậm phát triển, sản phẩm nông nghiệp trở thành hàng hoá chưa nhiều, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo còn cao; do vậy việc huy động vốn thực hiện xây dựng NTM và xác định được lộ trình phấn đấu xây dựng thành công xã NTM là rất khó khăn. Người thực hiện: Hà Văn Vinh 9 Đề tài “Xây dựng NTM gắn với giảm nghèo nhanh, bền vững ở huyện miền núi Cẩm Thủy, - Ngân sách hỗ trợ xây dựng NTM của Trung ương, tỉnh còn thấp (chủ yếu tập trung cho các xã điểm), việc lồng ghép nguồn vốn của các chương trình, dự án trên địa bàn còn nhiều bất cập. 4.2. Nguyên nhân chủ quan: - Tiến độ triển khai nhìn chung còn chậm so với mục tiêu, yêu cầu và kế hoach đề ra hàng năm; Nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và người dân về những nội dung thiết yếu của Chương trình chưa đầy đủ, việc quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền ở một số nơi chưa thường xuyên, thiếu sâu sát. - Quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy còn lúng túng nhất là trong xây dựng kế hoạch cụ thể , phù hợp với điều kiện từng đơn vị; Một số đơn vị xã còn tư tưởng trông chờ đầu tư từ ngân sách mà chưa phát huy được nội lực và nguồn lực từ nhân dân; sự chuyển biến về nhận thức của một số hộ nghèo vẫn còn chậm, tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhà nước và cộng đồng vẫn còn. - Công tác sơ kết, nhân rộng mô hình chưa thường xuyên, chưa kịp thời; bộ máy giúp việc Ban Chỉ đạo ở một số xã còn chưa đủ mạnh; sản xuất nông nghiệp chậm phát triển theo hướng hiện đại, tư tưởng người dân chậm đổi mới, vẫn chạy theo phong trào, các doanh nghiệp chưa mặn mà đầu tư vào nông nghiệp. Công tác đào tạo nghề còn khiêm tốn, nhiều chương trình dạy nghề chưa gắn với thực tiễn nên còn bộc lộ nhiều bất cập; môi trường nông thôn đang có chiều hướng bị phá vỡ do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn chưa được giải quyết có hiệu quả. - Việc ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ hộ nghèo trong phát triển nông nghiệp của tỉnh còn chậm so với tinh thần chỉ đạo theo Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy. IV. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU : 1. Phương hướng : - Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ có tính chiến lược, được thực hiện trong mối quan hệ mật thiết với nông nghiệp, nông dân và nông thôn, trong đó nông dân là chủ thể của quá trình phát triển; xây dựng nông thôn là căn bản, phát triển nông lâm nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ… là then chốt; là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; trong đó cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể đóng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn, động viên và hỗ trợ thực hiện. - Xây dựng nông thôn mới là cuộc vận động xã hội sâu sắc và toàn diện, là nhiệm vụ chính trị của các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể Người thực hiện: Hà Văn Vinh 10 [...]... hái “Chung tay xây dựng nông thôn mới - Đề án xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo nhanh, bền vững ở huyện Cẩm Thủy, Tỉnh Thanh Hóa được xây dựng trên cơ sở thực 14 Người thực hiện: Hà Văn Vinh Đề tài Xây dựng NTM gắn với giảm nghèo nhanh, bền vững ở huyện miền núi Cẩm Thủy, tiễn ở địa phương và thực hiện Nghị Quyết số: 09-NQ/TU ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường... đối với công tác giảm nghèo nhanh, bền vững ở các huyện miền núi Thanh hóa đến năm 2020 Đây là chủ trương và định hướng đúng đắn, xuyên suốt trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cẩm Thủy Hàng năm Đề án sẽ được chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với thực tế điều kiện phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương Xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo nhanh, bền vững ở huyện Cẩm Thủy, Tỉnh. .. gắn với giảm nghèo nhanh, bền vững, đảm bảo an sinh xã hội V KẾT LUẬN - Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và nhà nước nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân Xây dựng nông thôn mới trước hết cần gắn với công tác giảm nghèo nhanh, bền vững ở địa phương từ đó tạo động lực thúc đẩy người dân tự nguyện, hăng hái “Chung tay xây. .. nghề mới để người lao động có thể chuyển sang ngành nghề khác 2 MỤC TIÊU 2.1 Mục tiêu tổng quát 11 Người thực hiện: Hà Văn Vinh Đề tài Xây dựng NTM gắn với giảm nghèo nhanh, bền vững ở huyện miền núi Cẩm Thủy, Xây dựng nông thôn mới theo hướng kinh tế, xã hội phát triển, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước đồng bộ, hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông. .. hướng đến năm 2030: Xây dựng 5 xã còn lại đạt tiêu chí nông thôn mới; đạt tỷ lệ 100% tổng số xã trong toàn huyện 3 Các giải pháp chủ yếu: 3.1 Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng ,nhà nước Nhằm tạo chuyển biến sâu sắc về nhận thức 12 Người thực hiện: Hà Văn Vinh Đề tài Xây dựng NTM gắn với giảm nghèo nhanh, bền vững ở huyện miền núi Cẩm Thủy, của cán bộ,...Đề tài Xây dựng NTM gắn với giảm nghèo nhanh, bền vững ở huyện miền núi Cẩm Thủy, gồm: Phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, đời sống, nếp sống, phong tục, tập quán theo các tiêu chí NTM; được thực hiện theo phương châm “dân bàn, dân làm, dân hưởng thụ”, “ lấy sức dân để lo cho dân”; phát huy vai trò chủ động của cộng đồng dân cư, đặc biệt là cộng đồng thôn bản, các hoạt động cụ thể ở thôn, xã do... cơ sở đó kịp thời rút kinh nghiệm và uốn nắn kịp thời; Đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng, phát hiện những cách làm hay trong xây dựng nông thôn mới và công tác giảm nghèo nhanh, bền vững 4 Những kiến nghị: - Đề nghị tỉnh tiếp tục quan tâm có cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội để tiến tới hoàn thành mục tiêu kế hoạch đến năm 2015 đạt 20% số xã đạt nông thôn mới -... nông thôn mới, đưa tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 14 xã, đạt tỷ lệ 75% tổng số xã trong toàn huyện - Tiếp tục giử vững và nâng cao các tiêu trí, chỉ tiêu đã đạt được; đối với các tiêu chí chưa đạt và đạt thấp tiếp tục đầu tư và xây dựng lộ trình cụ thể để thực hiện đến năm 2020 Phấn đấu giai đoạn 2015- 2020: xây dựng thêm 10 xã đạt tiêu chí nông thôn mới, đưa tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới. .. Xây dựng NTM gắn với giảm nghèo nhanh, bền vững ở huyện miền núi Cẩm Thủy, dụng vốn đầu tư Xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống dân sinh và góp phần thức đẩy kinh tế hộ phát triển Tạo điều kiện cho hộ nghèo được tiếp cận, vay vốn với lãi xuất ưu đãi, đáp ứng đủ nhu cầu để phát triển sản xuất 3.5 Nghiên cứu các cơ chế, chính sách mới của Đảng, nhà nước cùng với nguồn lực địa phương... tiến để giảm chi phí, hạ giá thành, tăng giá trị - Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, năng lực chỉ đạo điều hành của UBND các cấp đối với công tác giảm nghèo nhanh, bền vững trên địa bàn huyện; giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng, các dân tộc trong huyện Công tác giảm nghèo nhanh . án xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo nhanh, bền vững ở huyện Cẩm Thủy, Tỉnh Thanh Hóa được xây dựng trên cơ sở thực Người thực hiện: Hà Văn Vinh 14 Đề tài Xây dựng NTM gắn với giảm. về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. 2. Cơ sở lý luận : Người thực hiện: Hà Văn Vinh 3 Đề tài Xây dựng NTM gắn với giảm nghèo nhanh, bền vững ở huyện miền núi. UBND TỈNH THANH HÓA TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN Đề tài Xây dựng Nông Thôn Mới gắn với giảm nghèo nhanh, bền vững ở huyện miền núi Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa Họ Và Tên : LÊ VĂN

Ngày đăng: 19/11/2014, 15:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan