tìm hiểu vận hành máy phay cnc hệ fanuc 18im bằng phần mềm swansoft
Trang 1TÌM HIỂU VẬN HÀNH MÁY PHAY CNC
HỆ FANUC 18iM BẰNG PHẦN MỀM SWANSOFT
A SƠ LƯỢC PHẦN MỀM SWANSOFT CNC SIMULATION
1 Giới thiệu phần mềm Swansoft CNC Simulation
Phần mềm Swansoft CNC Simulation là phần mềm mô phỏng một cách trực quan hoạt động của một máy CNC thực tế, được ứng dụng rộng rãi trong việc giảng dạy CNC trong các trường đại học và cao đẳng mà không cần phải có một máy CNC thực
Swansoft CNC Simulation có thể mô phỏng hoạt động của nhiều hệ điều hành CNC được sử dụng phổ biến như: FANUC, SIMUMERIKMITSUBISHI, GSK, HNK, KND, DASEN Và có thể mô phỏng hoạt động của máy phay, máy tiện, và cả trung tâm phay – tiện
2 Cách sử dụng phần mềm Swansoft CNC Simulation
2.1 Khởi động phần mềm
Màn hình khởi động của phần mềm như sau:
- Chọn phiên bản phần mềm bên trái cửa sổ
- Ta chọn hệ điều hành cần mô phỏng và nhấn RUN để vào màn hình làm việc
Trang 2Màn hình làm việc chính của phần mềm Swansoft CNC Simulation thể hiện gần giống như một máy CNC ngoài thực tế như sau:
Toàn bộ giao diện điều khiển của hệ điều hành gần giống như thực tế được bố trí bên phải màn hình làm việc
Máy CNC thì được bố trí phía bên trái màn hình (xem hình trên)
Ngoài ra còn có các thanh công cụ, menu lệnh để truy xuất các chức năng của phần mềm
2.2 Các bước thực hiện việc mô phỏng
a Quản lý dụng cụ cắt
Quản lý dụng cụ cắt trong phần mềm cũng giống như khi ta lắp dao vào ổ tích dao cho máy CNC ngoài thực tế, phần này minh họa bằng các dụng cụ cắt trong máy phay
Để truy cập vào phần quản lý dụng cụ cắt ta làm như sau:
Menu Machine Operation > Tool Management
Ngoài các dao có sẵn trong phần Tool List, ta có thể thêm vào các loại dao mới bằng cách nhấn nút ADD:
- Điền thông số dao thích hợp rồi nhấn OK
Trang 3- Để lắp dao lên ổ tích dao của máy, ta chọn dao trong phần Tool List > nhấn Add Into Magazine > chọn số hiệu trên ổ tích dao
b Gá đặt phôi và chọn gốc tọa độ
- Trước tiên ta chọn kiểu gá đặt phôi
Vào Workpiece > workpiece clamp
Hộp thoại Clamp Setting
- Có 3 kiểu gá phôi cho ta lựa chọn đó là Step clamp, Edge
clamp, Vise Trong hộp thoại này, ta chọn kiểu gá đặt phù
hợp với nguyên công gia công
- Tiếp theo ta chọn kích thước phôi và chọn gốc tọa độ
cho phôi
Vào Workpiece > Stock size and WCS
Trang 4Trong hộp thoại này, ta có thể chọn kích thước phôi, vị trí của phôi so với gốc tọa độ G53, G54-G59
Sau khi đã tiến hành gá đặt phôi, dao Ta chuyển máy CNC sang chế độ Edit để nạp chương trình gia công, hoặc có thể nhập chương trình bằng chế độ MDI Sau đó chuyển máy về chế độ Auto và cho máy chạy chương trình ta đã lập trình Để biết cách chuyển chế
độ cho máy CNC cần phải tham khảo tài liệu hướng dẫn vận hành các hệ điều khiển CNC, trong tài liệu này, hướng dẫn cách sử dụng hệ điều hành Fanuc 18iM
Trang 5B SỬ DỤNG HỆ ĐIỀU KHIỂN FANUC 18iM
I Panel điều khiển
Panel điều khiển máy được bố trí phía bên phải màn hình Panel điều khiển gồm có có núm điều chỉnh tốc độ, công tắc chuyển chế độ của máy, và các nút điều khiển trạng thái của máy Chi tiết cách sử dụng các thành phần này được trình bày sau đây:
Núm chọn chế độ: Dùng để chọn chế độ cho máy như: EDIT / MDI (Chế độ nhập liệu bằng tay)/ JOG /INC /AUTO /REF (trở về điểm tham chiếu)
Khi ở chế độ INC, các mức 1 – 10 – 100 -1000 – 10000 tương ứng tốc độ di chuyển bàn máy
là 0.001 – 0.01 – 0.1 – 1 – 10 mm Đặt con trỏ tại vị trí tương ứng và click để chọn chế độ
Nút bắt đầu chạy chương trình và dừng chương trình Nút này chỉ các tác dụng khi máy đang ở chế độ Auto and MDI
Điều khiển quay trục chính, tắt, và phanh bằng tay
Các nút điều khiển bàn máy bằng tay
Núm chọn Feed Rate từ 0 – 120% giá trị Feed Rate được lập trình Đặt con trỏ tại vị trí thích hợp rồi click chuột trái
Khi chương trình chạy mà ta để chế độ SBK thì chỉ một khối lệnh được thực hiện khi ta nhấn nút này 1 lần
Trang 6Và nút Skip dùng khi ta muốn bỏ qua một khối lệnh nào đó.
: Dừng thi hành chương trình khi gặp lệnh M01 trong chương trình
Mở hoặc tắt chế độ tưới nguội
Khóa bảo vệ chương trình Chỉ khi khóa này được mở thì ta mới có thể thay đổi chương trình cho máy
Khóa vận hành máy, chỉ khi khóa này được mở thì các trục của máy mới hoạt động
Nút dừng máy đột ngột, dùng để stop máy tức thời khi có sự cố nào đó
II Panel nhập liệu
1 Khu vực phím số và ký tự
Trang 7Phím số và ký tự được sử dụng để nhập dữ liệu vào vùng nhập liệu Sử dụng phím để nhập ký tự thứ hai trên cùng phím, ví dụ X-u , Y – v, …
Các phím EDIT
Alter: phím thay thế, dữ liệu nhập vào sẽ thay thế cho dữ liệu tại vị trí con trỏ
Insert: là phím sẽ chèn thêm dữ liệu vào vị trí phía sau con trỏ
Delete: sẽ xóa dữ liệu ngay tại vị trí của con trỏ
EOB: sẽ chèn ký tự kết thúc block “;” vào vùng nhập liệu
CAN: xóa dữ liệu tại vùng nhập liệu
INPUT: Sẽ đưa dữ liệu tại vùng nhập liệu vào các trang tham chiếu
2 Các phím truy xuất hệ thống
POS: Dùng để vào trang hiển thị tọa độ vị trí Có ba loại tọa độ đó là tuyệt đối, tương đối và tọa độ máy
PROG: Dùng để vào trang truy xuất chương trình NC cũng như chọn chương trình NC cho máy
OFFSET SETTING: Để cấu hình các tọa độ G54-G59, các thông số bù trù dao
SYSTEM: Truy xuất vào trang thông số của hệ thống
MESSAGE: Trang hiển thị thông tin về hệ thống
GRAPH: Trang cài đặt các thông số hình học
Để tìm một số trợ giúp về máy
III Chế độ vận hành bằng tay
1 Trở về điểm tham chiếu
Đặt núm điều chỉnh chế độ ở chế độ REF
Sau đó nhấn các nút để trở về điểm tham chiếu theo các trục tương ứng
Trang 82 Di chuyển các trục bằng tay
Cách 1: Để máy ở chế độ JOG
Sau đó nhấn các nút di chuyển theo phương X+, X-, Y+, Y-, Z+, Z- để di chuyển theo phương tương ứng để di chuyển nhanh nhấn nút RAPID
Cách 2: Đặt máy ở chế độ INC 1, 10, 100, 1000, 10000
Sau đó di chuyển các trục như ở cách 1, tốc độ di chuyển phụ thuộc vào chế độ ta chọn
Cách 3: Sử dụng Hand Pulsing
3 Khởi động và tắt trục chính
Để máy ở chế độ JOG và sử dụng các nút
IV Chế độ tự động
Để máy ở chế độ EDIT, sau đó chọn chương trình gia công bằng nút PROG
Sau đó đặt máy ở chế độ tự động
Trang 9Và nhấn nút để bắt đầu chương trình gia công
V Nhập dữ liệu, chọn chương trình.
1 Chọn chương trình có sẵn trong bộ nhớ
Tắt chế độ Protection
Để máy ở chế độ EDIT
Bấm nút PROG và chọn DIR để vào trang chọn chương trình
Nhập số hiệu chương trình muốn chọn và nhấn nút INPUT
3 Xóa một chương trình
Để máy ở chế độ EDIT
Nhấn nút PROG > DIR để vào trang hiển thị các chương trình
Nhập số hiệu chương trình muốn xóa > nhấn nút DELETE
Để xóa tất cả chương trình, ta nhập 0-9999 và nhấn DELETE
4 Thêm một chương trình vào máy
Để máy ở chế độ EDIT
Bấm nút PROG và chọn DIR để vào trang chọn chương trình
Nhập số hiệu cho chương trình cần thêm (ví dụ o0005) > Nhấn nút INPUT
Sau đó ta nhập dữ liệu cho chương trình
Có hai cách nhập dữ liệu
- Nhập bằng tay tất cả các khối lệnh bằng bàn phím nhập liệu
- Hoặc nhập chương trình từ một file NC có sẵn trên máy tính bằng cách vào menu File > Open > chọn file NC > OK
Trang 105 Sửa một chương trình có sẵn
Để máy ở chế độ EDIT
Nhấn nút PROG > DIR để vào trang hiển thị các chương trình
Nhập số hiệu chương trình muốn sửa, nhấn INPUT
Sau đó ta sử dụng bàn phím nhập liệu để sửa chương trình
VI Cài đặt tọa độ gia công, các thông số bù trù dao và các gốc tọa độ
1 Cài đặt tọa độ gia công
- Bấm nút
- Chọn để truy cập vào màn hình cài đặt gốc tọa độ gia công
Các gốc tọa độ đã được cài đặt hiển thị trong phần WORK COORDINATES
- Sử dụng nhóm phím để di chuyển con trỏ đến ô cần cài đặt
- Nhập các giá trị vào vùng nhập liệu rồi nhấn nút
2 Cài đặt thông số bù trù dao
- Bấm nút
- Chọn để vào phần cài đặt thông số dao
Trang 11Phần cài đặt bù trừ chiều dài dao nằm bên trái còn bù trừ bán kính dao nằm bên phải Mỗi phần đều có thêm phần WEAR dùng để bù trù mòn dao tương ứng
- Sử dụng các phím mũi tên để di chuyển con trỏ đến ô cần cài đặt
- Nhập giá trị vào vùng nhập liệu rồi nhấn nút
3.
Trang 12C VÍ DỤ
Ta sẽ gia công chi tiết sau đây, Sử dụng máy CNC hệ điều khiển FANUC 18iM được mô phỏng bằng phần mềm Swansoft CNC Simulation:
Chi tiết trên sẽ được gia công bằng ba dao với 3 độ dài khác nhau:
- Dao 1: End Mill dài 100mm, đường kính 16mm
- Dao 2: End Mill dài 120mm, đường kính 8mm
- Dao 3: Mũi khoan dài 130mm, đường kính 10mm
Ta sẽ thực hiện lần lượt các bước như sau:
Bước 1: Lập chương trình NC cho chi tiết trên, có thể sử dụng phần mềm
CAD/CAM để xuất chương trình NC Giả sử ta đã có chương trình NC được lưu trong máy tính với File Tamdc.nc
Bước 2: Nạp chương trình NC trên máy tính vào bộ nhớ của máy CNC như
sau:
- Chuyển máy sang chế độ EDIT
- Nhấn nút PROG
- Nhấn DIR
- Nhập o0001 và nhấn INPUT
- Sau đó vào Menu File > OPEN và chọn file NC tandc.nc
Và chương trình sẽ được nạp vào bộ nhớ của máy CNC, màn hình lúc này có thể như sau:
Trang 13 Bước 3: Gá đặt phôi và gốc tọa độ cho phôi trong phần mềm Swansoft như sau:
Vào menu Workpiece > Workpiece Clamp
Chọn gá kiểu Vise
Vào menu Workpiece > Stock Size and WCS
Chọn thông số phôi và vị trí phôi so với gốc tọa độ G54 như sau:
Trang 14 Bước 4: Cài đặt dao và các thông số bù trừ dao
Vào menu Machine Operation > Tool Management
Sử dụng nút ADD để thêm ba dao với thông số dao như ở trên vào chương trình
Sau đó sử dụng nút Add into Magazine để đưa ba dao trên vào ổ tích dao với thư tự như sau:
- T1: Dao 1, End Mill dài 100mm, đường kính 16mm
- T2: Dao 2, End Mill dài 120mm, đường kính 8mm
- T3: Dao 3, Mũi khoan dài 130mm, đường kính 10mm
Ta được như sau:
Trang 15Cài đặt thông số bù trừ dao
- Bấm nút OFFSET SETTING
- Chọn OFFSET
- Nhập các thông số bù trừ dao như sau:
Bước 5: Đưa dao về vị trí tham chiếu, chuyển máy sang chế độ Auto và bắt đầu gia công
- Chuyển máy sang chế độ REF, bấm các trục X+, Y+, Z+ để đưa dao về vị trí tham chiếu
- Sử dụng núm chọn chế độ, chuyển máy sang chế độ Auto
Trang 16- Bấm nút Start Cycle để bắt đầu chương trình gia công
Sau khi gia công xong, ta được chi tiết như sau: