1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học: Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

60 1,7K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 653,93 KB

Nội dung

Đề tài nghiên cứu khoa học: Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đề tài nghiên cứu khoa học: Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nhằm nghiên cứu, đưa ra một số kết luận để giúp cho các khoa có những kế hoạch, chương trình giảng dạy cũng như là những hoạt động ngoại khoá thu hút sinh viên tham gia, để trên cơ sở đó vừa nâng cao chất lượng đào tạo, lại vừa thúc đẩy sinh viên học tập nh

Trang 1

PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1 Lý do lựa chọn đề tài

Trong tâm lí học động cơ là một vấn đề được các nhà khoa học rất

quan tâm Tất cả những công trình nghiên cứu nhằm mục đích lí giải vì sao

con người hành động thế này hay thế khác về thực chất là những công trình

nghiên cứu về động cơ Khái niệm động cơ thường được dùng như một khái

niệm trung tâm để lí giải hành vi của con người

Các nhà tâm lí học nghiên cứu và chỉ ra rằng động cơ có một vai trò

quan trọng trong quá trình hoạt động của con người Động cơ chính là lực

thúc đẩy con người hành động để đạt được mục đích của mình Nói khác đi

động cơ chính là yếu tố thôi thúc con người hành động để thoả mãn nhu

cầu Con người không thể đạt được mục đích của mình nếu thiếu vắng động

cơ Vậy thì, trong quá trình học tập động cơ có vai trò như thế nào? Về thực

chất động cơ học tập là gì? Động cơ có ảnh hưởng đến kết quả học tập

không ?

Trường ĐHKHXH &NV, Đại học quốc gia Hà nội, là một trường có

bề dày về công tác giảng dạy, được thể hiện rất rõ thông qua kết quả học tập

cũng như những thành tích mà giảng viên và sinh viên nhà trường đạt được

Vậy thì động cơ gì thúc đẩy sinh viên nhà trường học tập là gì? Động cơ ấy

có ảnh hưởng và đóng vai trò quan trọng như thế nào đến kết quả học tập

của sinh viên? Đặc biệt là với những sinh viên năm thứ nhất thì việc xác

định được động cơ học tập có vai trò như thế nào trong quá trình học tập của

sinh viên ấy? Bởi sinh viên năm thứ nhất đa số là những người mới xa nhà

lần đầu nên còn rất nhiều bỡ ngỡ trong cuuộc sống, không những thế khi

bước vào môi trường đại học phải làm quen với cách học hoàn toàn mới,

chắc hẳn sẽ gặp rất nhiều khó khăn

Trang 2

Với tất cả những lí do trên tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học “

Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường đại học khoa học xã

hội và nhân văn”

2 Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng mà người nghiên cứu tiến hành đó là động cơ học tập của

sinh viên năm thứ nhất trường ĐHKHXH & NV

- Khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu dự kiến là 150 sinh viên thuộc 4 khoa: Khoa

Tâm lí học, Khoa Đông phương học, Khoa Du lịch học và Bộ môn khoa học

quản lí ( Thuộc khoa triết học)

3.Mục đích nghiên cứu

Qua việc nghiên cứu về động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất

trường ĐHKHXH &NV, chúng tôi muốn đưa ra một số kết luận để giúp cho

các khoa có những kế hoạch, chương trình giảng dạy cũng như là những

hoạt động ngoại khoá thu hút sinh viên tham gia, để trên cơ sở đó vừa nâng

cao chất lượng đào tạo, lại vừa thúc đẩy sinh viên học tập nhờ xây dựng

được hệ thống động cơ học tập đúng đắn

Bên cạnh đó qua kết quả nghiên cứu mà đề tài chỉ ra, trường sẽ có

những chương trình cụ thể để giới thiệu về trường cũng như các khoa trong

trường, mục đích đào tạo của từng khoa, công việc mà sinh viên sẽ làm sau

khi tốt nghiệp… nhằm giúp cho các em học sinh phổ thông có những định

hướng đúng đắn ngay từ khi có định hướng thi đại học

Trang 3

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nhiệm vụ nghiên cứu lí luận : Phải chỉ rõ được các khái

niệm có liên quan đến đề tài, các đặc điểm tâm sinh lí của sinh viên cũng

như là nêu được những nét sơ qua về địa bàn nghiên cứu

- Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn: Tông qua việc sử dụng phiếu hỏi,

kết hợp với tra cứu tài liệu người nghiên cứu cần chỉ rõ những vấn đề sau:

+, Động cơ thi đại học của sinh viên trường ĐHKHXH & NV

+, Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường

ĐHKHXH & NV

+, Những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên

năm thứ nhất trường ĐHKHXH & NV

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng chủ yếu những phương pháp nghiên cứu sau:

a Phương pháp thu thập tài liệu

b Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

c Phương pháp thống kê toán học

6 Giả thuyết nghiên cứu

Nếu sinh viên xác định được động cơ học tập rõ ràng thì sinh viên

cố gắng hiọc tập để đạt được kết quả như mong muốn

Nếu sinh viên năm thứ nhất có nhận thức đúng đắn về khoa trường

đang theo học thì sinh viên xác định được động cơ học tập rõ ràng

Trang 4

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài

I Khái niệm động cơ và các lí thuyết về động cơ

1.1 Khaí niệm động cơ

Vấn đề động cơ là vấn đề trung tâm trong cấu trúc nhân cách Theo

Leonchiep “sự hình thành nhân cách con người biểu hiện về măt tâm lý

trong sự phát triển động cơ của nhân cách” (1) Hay nói khác đi, vấn đề động

cơ là vấn đề trung tâm của tâm lý học Việc lý giải tại sao con người hành

động thế này hay thế khác về thực chất đó là những nghiên cứu về động cơ

được dùng như một khái niệm trung tâm để nhằm lý giải hành vi và nguyên

nhân của những hành vi ấy (5)

Động cơ là một khái niệm trung tâm của tâm lý học, rất nhiều ý kiến

cho rằng trên con đường của sự tiến hoá thì động cơ xuất hiện khá muộn

Nói đến động cơ là nói đến xu hướng lựa chọn hoạt động của con người

Khái niệm động cơ được dùng để chỉ sự phản ánh ở mức độ cao hơn, khi

trong một hoàn cảnh nào đó diễn ra sự lựa chọn để đáp ứng trong một loạt

các kích thích cùng đồng thời tác động lên cơ thể Việc lựa chọn được thực

hiện sẽ thúc đẩy cơ thể hoạt động, hướng mọi sự chú ý và tính tích cực của

nó vào việc mục đích đã lựa chọn Có rất nhiều quan điểm khác nhau về

động cơ Nhà tâm lý học Nga nổi tiếng A.N Leonchiep khi bàn về động cơ

cho rằng: Thứ nhất động cơ và nhu cầu là hai hiện tượng tâm lý gắn bó chặt

chẽ với nhau Thứ hai, động cơ chính là đối tượng có khả năng đáp ứng nhu

cầu đã được thể hiện trên tri giác, biểu tượng tư duy … Hay nói khác đi, đó

chính là sự phản ánh chủ quan về đối tượng thoả mãn nhu cầu Thứ ba là

động cơ có chức năng định hướng thúc đẩy và định hướng hoạt động nhằm

thoả mãn nhu cầu (2)

Trang 5

Còn J Piagiex thì cho rằng tính định hướng tích cực, có chọn lọc của

hành vi tạo thành bản chất của hiện tượng được xác định là động cơ (7)

Ronald E Smit định nghĩa động cơ như là một quá trình bên trong có

ảnh hưởng đến hướng, tính bền vững và sức mạnh của hành vi có mục đích

(16)

Khác với quan điểm trên, Maurie Reuchlin cho rằng khi nghiên cứu

động cơ chính là sự phân tích các yếu tố gây ra hành động, hướng nó vào

mục đích nào đó, cho phép nó kéo dài nếu chưa đạt được mục đích hoặc

ngưng lại nếu chưa đạt được mục đích … và phân tích các cơ chế cắt nghĩa

tác dụng của các yếu tố đó (4)

Có rất nhiều ý nghĩa khác nhau về động cơ hoạt động của con người,

song mọi quan điểm đều cho rằng, động cơ là một hiện tượng tâm lý thúc

đẩy, quy định sự lựa chọn và hướng của hành vi Việc nghiên cứu về động

cơ thực chất chính là quá trình lý giải nguyên nhân dẫn đến hành vi đó

Trong lịch sử tâm lý học đã tồn tại những quan điểm duy tâm về động

cơ Những người đi theo quan điểm này nhìn thấy nguồn gốc động cơ của

con người trong tư duy, ý thức Ph Anghen đã viết về điều đó như sau: “Con

người quen giải thích hành động của mình bằng tư duy của họ, mà đáng nhẽ

ra phải giải thích chúng từ nhu cầu”

Những giải thích đầu tiên về động cơ con người theo quan điểm duy

vật cơ học máy móc ban đầu là gắn động cơ với những nhu cầu sinh lý như

đói, khát … Và chính cách nhìn nhận động cơ của con người như những bản

năng dẫn đến chỗ đối lập cá nhân với xã hội, và xem môi trường xã hội chỉ

như là điều kiện để các bản năng vốn có của con người dần dần được bộc lộ

trong qúa trình phát triển mà thôi Bên cạnh đó, các nhà tâm lý hộc hành vi

cổ điún bằng con đường duy vật giải thích hành vi của con người một cách

máy móc, theo mô hình phản xạ có điều kiện Quan điểm này thường phủ

nhận hoặc không đánh giá đúng mức tính tích cực của con người

Trang 6

Theo dòng lịch sử phát triển của khoa hoc, ngày càng có nhiều nhà

khoa học nhận thấy nhược đỉêm của những quan điểm trên Chúng ta có thể

nêu ra một số điểm đáng lưu ý về động cơ thông qua những kết quả nghiên

cứu dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử như sau:

• Đầu tiên động cơ là sự phản ánh tâm lý về đối tượng có khả năng thoả mãn nhu cầu của chủ thể Bởi như chúng ta đã biết nhu

cầu bao giờ cũng mang tính đối tượng – nhu cầu về một cái gì đó Tuy

nhiên, khi ở chủ thể xuất hiện trạng thái cần cái gì đó thì đối tượng

thoả mãn nhu cầu chưa được xác định rõ Chỉ khi nhu cầu gặp được

đối tượng có khả năng thoả mãn thì nhu cầu mới mang tính đối tượng

Đối tượng thoả mãn nhu cầu được con người tri giác, tư duy thúc đẩy

và định hướng hành động của chủ thể sẽ trở thành động cơ Như vậy

động cơ là tất cả những gì xuất hiện ở cấp độ phản ánh tâm lý thôi

thúc con người hành động nhằm thoả mãn nhu cầu

Như trên trình bày, thì ở đây xuất hiện vấn đề về mối quan hệ biện

chứng giữa động cơ và nhu cầu Khi bàn về động cơ, người ta không thể

không bàn đến nhu cầu Ngược lại khi nói đến nhu cầu thì không thể không

nói đến động cơ - động lực thúc đẩy con người thoả mãn nhu cầu Do đó,

nếu nhìn nhận nhu cầu như là một tất yếu khách quan thể hiện sự đòi hỏi của

chủ thể về những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển thì động cơ

là biểu hiện chủ quan của tất yếu khách quan đó Tuy nhiên, động cơ và nhu

cầu có quan hệ không đồng nhất Những nhu cầu giống nhau được thoả mãn

bởi những động cơ khác nhau Ngược lại, sau những động cơ giống nhau có

thể là những nhu cầu khác nhau (3) Đây chính là tính chất đa dạng về

phương thức thoả mãn nhu cầu con người

• Thứ hai, động cơ đặc trưng của con người mang tính lịch

sử – xã hội Luận điểm này có ý nghĩa phương pháp luận rất lớn Bởi

trước hết, luận điểm này khẳng định rằng các động cơ đặc trưng của

Trang 7

con người nảy sinh và hình thành trong quá trình phát triển cá thể, chứ

không phải là một cái gì đó có sẵn từ khi đứa trẻ được sinh ra Do đó,

một vấn đề cơ bản và quan trọng là phải nghiên cứu các cơ sở quy

định quá trình hình thành các động cơ đặc trưng của con người và các

cơ chế của quá trình đó Hiện nay hầu hết các nhà tâm lý học đều

khẳng định rằng hệ thống động cơ của con người được hình thành trên

cơ sở sự hoạt động và giao tiếp của chủ thể trong hệ thống các quan

hệ xã hội, các nhóm xã hội nhất định, mà ở đó mỗi chủ thể thực hiện

vai trò của mình Tính lịch sử xã hội của cá nhân được thể hiện ở chỗ,

đối tượng thoả mãn nhu cầu của con người thường là sản phẩm của

quá trình sản xuất xã hội Những sản phẩm đó với tư cách là những

phản ánh tâm lý về các đối tượng đó nên các động cơ của con người

thường mang tính xã hội Đối với những nhu cầu giản đơn, sơ cấp,

mang tính bản năng thì cách đáp ứng nhu cầu đó cũng mang tính xã

hội thuộc vào điều kiện sống cụ thể, nền văn hoá, lối sống của mỗi

người, mỗi nhóm người

Như vậy, có thể nói rằng, động cơ là một hiện tượng tâm lý giúp con

người lựa chọn hướng của hành vi Động cơ là phản ánh tâm lý thúc đẩy con

người hành động nhằm thoả mãn nhu cầu Động cơ mang tính xã hội lịch sử

1.2 Các lí thuyết về động cơ

a, Lý thuyết về động cơ của S Freud

Toàn bộ lý giải về cơ chế vận hành của động cơ con ngưòi được Freud

thể hiện trong hệ thống về lý thuyết nhân cách của ông

Là một bác sỹ chuyên khoa thần kinh, ngay từ buổi đầu ông đã có

dịch tiếp xúc với rất nhiều bệnh nhân và ông phát hiện ra rằng nhiều người

trong số họ không có tổn thương thực thể Quyết tâm nghiên cứu tới cùng

Trang 8

những bệnh nhân này Freud đã từ bỏ cách tiếp cận suy nghĩ thần kinh và

chuyển sang cách tiếp cận tâm lý học

Trong qúa trình làm trị liệu của mình ông thực sự quan tâm đến những

bệnh nhân Hystery Bằng phương pháp thôi miên và sau này là phương pháp

liên tưởng tự do ông đã đi đến kết luận rằng chìa khoá để hiểu các chứng

nhiễu tâm nói chung và các triệu chứng Hystery nói riêng nằm ở vô thức

Yếu tố vô thức có vai trò quan trọng trong đời sống tâm lý con người, không

chỉ là riêng vởi người bệnh Trong trị liệu điều quan trọng là phải tìm ra

được yếu tố vô thức đã đẻ ra các triệu chứng bệnh kể cả là những xung lực

bị trấn áp từ qua khứ xa xưa

Học thuyết của Freud về cơ bản là dựa trên khái niệm vô thức Ông

cho rằng mọi hoạt động của con người đều bắt nguồn từ vô thức Lúc đầu,

ông cho rằng đời sống tâm lý của con người có ba mức: Vô thức, tiền ý thức,

và ý thức Cái vô thức là nguồn gốc chứa đựng những bản năng tạo ra động

cơ của con người bao gồm cả vận động và hành vi trí tuệ ở tầng tiền ý thức

của con người chứa đựng những nội dung tâm lý Bình thường những nội

dung này không được ý thức, song nó dễ dàng được chuyển sang cùng ý

thức ở tấng ý thức mọi hành vi của con người diễn ra dưới sự kiểm duyệt

của xã hội ở tâng này trạng thái tâm lý của con người thường mâu thuẫn với

tầng vô thức

Lý thuyết của Freud dùng để giải thích các bệnh như Hystery, sự quên

các sự kiện hay một số các sự kiện như giấc mơ, nói lỡ … và cơ chế đó được

giải thích như sau: Một ham muốn nào đó trỗi dậy liền đụng phải “Trạm

kiểm duyệt của ý thức”, và do đó phải tìm đường đi vòng và chuyển sang

hình thức khác Về hình thức, các hình thức biểu hiện như là các triệu chứng

bệnh lý, xong về thực chất đó các hình thức ký hiệu của các ham muốn ban

đầu

Trang 9

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, lý thuyết của Freud thay đổi Ông cho

rằng đời sống tâm thần của con người có ba cấp Cấp thấp nhất là “Cái ấy”

nội dung của “ Cái ấy” bao gồm tất cả những gì có từ khi con người sinh ra

Hay nói khác đi, “cái ấy” chứa đựng yếu tố bản năng và vận hành theo

nguyên tắc thoả mãn Cấp thứ 2, làm trung gian giữa “ cái ấy” và thế giới

bên ngoài chính là “cái tôi” “ Cái tôi” đảm bảo sự bảo tồn Đối với những gì

ở bên ngoài “ cái tôi” thực hiện nhiệm vụ của mình bằng cách nhận biết các

kích thích, tích luỹ kinh nghiệm trong trí nhớ do kích thích đem lại, tránh

những kích thích qúa mạnh bằng cách trốn tránh, thích nghi với những kích

thích vừa phải, cuối cùng đi tới làm thay đổi thế giới bên ngoài một cách

thích hợp và có lợi cho chủ thể bằng hành động

Đối với những yếu tố ở bên trong, “cái tôi” tiến hành hành động

chống lại cái ấy bằng cách làm chủ những đòi hỏi xung năng và xem xét

những đòi hỏi ấy có cần thiết được đáp ứng ngay hay không Thường thì cái

tôi tìm đến sự thích thú và tìm cách tránh sự căng thẳng (Freud đã thực sự

nói gì)

Như vậy có nghĩa là cái tôi buộc phải phục vụ cái ấy nhưng không

phải tuân theo nguyên tắc thoả mãn mà là tuân theo nguyên tắc hiện thực

Cấp độ thứ ba, cấp độ cao nhất trong đời sống tâm lý con người, đó là

cấp độ cái siêu tôi Cái siêu tôi là một bộ phận được hình thành từ cái tôi để

cho ảnh hưởng của bố mẹ vẫn được tiếp tục và thường đối lập với cái tôi

Cái siêu tôi là thành phần mang chuẩn mực xã hội và có vai trò là người

kiểm duyệt Có nghĩa là hành vi của con người được xuất hiện từ cái ấy rồi

thông qua cái tôi và bị kiểm duyệt bởi cái siêu tôi Điều đó có nghĩa là nhu

cầu của con người sẽ được thoả mãn nếu như nhu cầu đó là phù hợp với yêu

cầu, chuẩn mực của xã hội Và đIều này phải được cá nhân ý thức một cách

rõ ràng

Trang 10

Với mô hình cấu trúc nhân cách trên đây Freud đã mô tả quá trình

hình thành động cơ của con người thông qua nhiều tầng bậc Thứ nhất đó là

các tầng bậc sinh vật (cái ấy), tầng nhân cách (cái tôi), tầng xã hội (cái siêu

tôi) (Tâm lý học trong thế kỷ 20) Tuy nhiên, việc lý giải về mối quan hệ

của ba tầng bậc ấy thì Freud đã bị rất nhiều nhà nghiên cứu phê phán

Freud cho rằng, sức mạnh của cái ấy thể hiện mục đích thực sự của

đời sống hữu cơ của cá nhân và có xu hướng thoả mãn những nhu cầu bản

năng của cá nhân đó Cái ấy chứa đựng những xung lực bản năng Xung lực

bản năng có tác động nhiều nhất đến đời sống tâm lý con người chính là bản

năng tính dục (hay Libido) Theo ông thì Libido là một số năng lượng gần

như cố định ở tất cả các cá nhân, có liên hệ chủ yếu và căn bản tới bản năng

tính dục của họ, tạo nên một phần trang bị vốn có từ khi sinh ra và tồn tại

cho đến hết cuộc đời dưới một hình thức nào đó (Freud đã thực sự nói gì)

Theo ông thì đời sống tính dục không phải bắt đầu vào tuổi dậy thì mà

bắt đầu từ khi con người mới sinh ra Đời sống tính dục khác với đời sống

tình dục Khái niệm tình dục ám chỉ nhiều hành động không liên quan đến

cơ quan sinh dục Đời sống tình dục bao hàm chức năng cho phép tính được

khoái cảm từ các vùng khác nhau trên cơ thể

Có thể nói rằng trong toàn bộ hệ thống lý thuyết của Freud thì có hai ý

tưởng sau đây là cơ sở kích thích cơ bản nhất, từ đó mà ông giải thích cơ chế

vận hành của động cơ con người

Đầu tiên, ông cho rằng ý thức là một phần tương đối nhỏ và có tính

chất tạm thời trong toàn bộ đời sống con người Nếu như chúng ta xem xét

phần vô thức và ý thức của con người như là hai phần của tảng băng trôi, thì

tất cả những gì chúng ta biết được, nhớ được là phần nổi trên mặt nước

Chính phần chìm này quyết định trọng tâm của toàn bộ tảng băng và phần

lớn những vận động, phương hướng của tảng băng đó Hay nói khác đi phần

vô thức mới là phần quyết định ý thức của con người

Trang 11

Thứ hai, trong lý thuyết của Freud, quan hệ giữa cá nhân và xã hội

dường như luôn luôn đối kháng Trong quá trình sống con người luôn luôn

muốn những nhu cầu có tính bản năng của mình nhưng không thể cưỡng lại

những đòi hỏi của xã hội, những yêu cầu của người khác … Cho nên hầu hết

các cá nhân phải từ bỏ phần lớn các xung lực bản năng hướng tới thoả mãn

những nhu cầu của mùnh

Từ hai quan điểm trên cộng với một số kinh nghiệm trong quá trình

làm trị liệu mà Freud rút ra cơ chế vận hành động cơ như sau:

Theo ông cái ấy là một bình chứa năng lượng chung mà từ đó tất cả

các cấp tâm trí có thể rút ra Năng lượng có được đầu tư vào một biểu tượng,

một đối tượng cũng có thể được chuyển vào những cái khác có liên quan đến

những cái ban đầu bằng một chuỗi liên tưởng Những quá trình chuyển đi,

chuyển lại như vậy thường xuyên diễn ra trong các hoạt động của vô thức

Chính sự phân phối liên tục của hệ thống tâm trí là yếu tố có vai trò quan

trọng để lý giải những ứng xử bình thường cũng như những rối loạn ứng xử

của con người Đồng thời Freud cho rằng giữa các cá nhân luôn có xung đột

giữa các xung năng Chẳng hạn như xung đột giữa các xung năng tính dục

và xung năng tự bảo tồn Những xung năng ấy được hoạt động theo các cơ

chế tự vệ của cái tôi Thường có các cơ chế tự vệ là: Dồn nén, phóng chiếu,

thay thế và thăng hoa

Tất cả những quá trình trên đều diễn ra một cách vô thức, song hoàn

toàn không mang tính ngẫu nhiên, mà trên thực tế nó là cơ chế tự vệ của con

người Các cơ chế này luôn cùng tồn tại, đan xen vào nhau và hỗ trợ cho

nhau làm cho con người dễ tạo sự cân bằng nội tâm và thích nghi với hoàn

cảnh sống

Với cách lí giải theo quan điểm của Freud, toàn bộ hệ thống động cơ

của con người, của xã hội được nhìn nhận như là cách thức thoả mãn, là sự

thể hiện dưới hình thức kí hiệu những mong muốn bên trong của con người

Trang 12

Toàn bộ đời sống tâm lí của con người là một cuộc đấu tranh không ngừng

giữa hai lực lượng luôn mâu thuẫn là ý thức và vô thức Và Freud đã mở ra

một hướng nghiên cứu mà cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa nghiên

cứu một cách đúng mức và giải thích nó một cách thoả đáng Vô thức đóng

vai trò quan trọng như thế nào trong đời sống con người có lẽ cần được

nghiên cứu nhiều hơn

b, Lý thuyết động thái của K Lewin

Lewin là một nhà tâm lí học đặc biệt quan tâm đến van đề động cơ

Theo ông thì tâm lí học phải nghiên cứu quy luật hình thành và thể hiện của

động cơ, bởi hành vi của con người được qui định bởi các nhu cầu và động

cơ tâm lí từ bên trong của họ Nghiên cứu về lĩnh vực này, Lewin xuất phát

từ quan điểm cho rằng, tâm lí học cần phải khắc phục quan điểm xem xét

động cơ như một lực bên trong khép kín, tác động không phụ thuộc vào môi

trường, phải đi từ cách nhìn nhận các khách thể như những vật thể đến cách

nhìn nhận chúng trong các mối quan hệ Cần phải xem xét hành vi của con

người như là kết quả tác động trực tiếp lẫn nhau giữa cá nhân và môi trường

xung quanh cá nhân đó

Lí thuyết về động cơ của Lewin liên quan đến một số khái niệm mà

chúng ta cần làm rõ Thứ nhất đó là khái niệm nhu cầu

Theo ông thì nhu cầu là lực thúc đẩy hành động Nhu cầu được ông

hiểu là trạng thái động xuất hiện ở con người khi người đó thực hiện một dự

định hay một hành động nào đó Nhu cầu của con người được ông gọi là nhu

cầu xã hội Lewin gọi nhu cầu của con người là nhu cầu xã hội không phải

có ý nói đến tính quy định xã hội của chúng mà muốn nhấn mạnh rằng, nhu

cầu xét về bản chất không phaỉ mang tính bẩm sinh, cũng không phaỉ là một

hiện tượng tâm lí có tính sinh vật Mà nhu cầu có tính động, xuất hiện ở

những thời điểm cụ thể Và có thể thấy rõ ràng rằng Lewin chịu ảnh hưởng

bởi quan điểm của các nhà tâm lí học theo trường phái tâm lí học Gestan

Trang 13

Luận điểm của trường phái Tâm lí học này cho rằng hiện tượng tâm lí xuất

hiện tại đây, vào thời điểm này đã được ông sử dụng để giải thích tính qui

định của hành vi con người Ông phân biệt nhu cầu xuất hiện trong một thời

điểm cụ thể với các nhu cầu bền vững khác của con người như nhu cầu nghề

nghiệp, nhu cầu tự khẳng định Đồng thời Lewin đặc biệt coi trọng nhu cầu

xã hội, vì theo ông chính những nhu cầu âý thúc đẩy hoạt động thường ngày

của con người Nhu cầu xã hội có xu hướng thoả mãn, có nghĩa là giải toả sự

căng thẳng Nhu cầu xã hội khi có bất kì một hệ thống trương lực nào đó

xuất hiện trong một hoàn cảnh cụ thể, đảm bảo cho sự hoạt động của con

người hướng tới giải toả trương lực M Owsiankina đã làm thực nghiệm để

chứng minh điều này Ông tiến hành thực nghiệm với một nhóm các nghiệm

thể Đầu tiên ông giao cho họ một công việc đơn giản như xếp hình Rồi sau

đó khi gần kết thúc công việc, ông lại yêu cầu họ làm một công việc khác

Kết quả là 80% nghiệm thể sau khi hoàn thành công việc thứ hai đã quay lại

tiếp tục làm nốt công việc thứ nhất đang bỏ dở

Lewin lí giải hiện tượng trên như sau: Ông cho rằng khi nghiệm thể

tiếp nhận nhiệm vụ thì điều đó có nghĩa là ở người đó đã xuất hiện một dự

định, một hệ thống trương lực, hay một nhu cầu xã hội Khi nhiệm vụ được

thực hiện thì trương lực được giải toả dần Nếu công việc bị bỏ dở thì có

nghĩa là nhu cầu chưa được thoả mãn hoàn toàn Việc quay lại thực hiện tiếp

tục nhiệm vụ dở dang chứng tỏ hệ thống trương lực có xu hướng tiến tới giải

toả

Mặc dù sự xuất hiện của hiện tượng như trên còn phụ thuộc vào nhiều

yếu tố khác nhau ( tuổi, giơí tính, …), song các nghiên cứu về chúng đã là cơ

sở để Lewin đi đến kết luận rằng đối với các hoạt động của con người thì

xuất hiện hệ thống trơng lực trong hoàn cảnh cụ thể là yếu tố cơ bản, nó

chính là yếu tố qui định hoạt động tâm lí của con người Chính khía cạnh

động thái ( khía cạnh động lực) chứ không phải khía cạnh nội dung quy định

Trang 14

việc thực hiện dự định Điều này có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong việc điều

chỉnh hành vi con người Đó là trong việc điều chỉnh hành vi của con người

cần phải làm thế nào để nội dung giáo dục muốn đạt đến phải đạt được một

mức độ ý nghĩa nhất định đói với cá nhân đó, tức là đạt được một lực đẩy

lớn hơn các nội dung khác, thì như thế việc điều chỉnh hành vi con người

mới có hiệu lực

Khái niệm thứ nhai là khái niệm không gian sống Sử dụng khái niệm

này ông muốn nhấn mạnh đến sự thống nhất giữa nhân cách ( chủ thể) với

môi trường cụ thể Không gian sống- đó là môi trường và nhân cách tác

động lẫn nhau, là tổng thể những sự kiện tâm lí tồn tại phụ thuộc vào nhau

Hành vi của con người không chụi sự qui định bởi đặc điểm của môi trường

có tác động lên nhân cách mà bởi một thể thống nhất trong vẹn, cụ thể các

thành phần là nhân cách và môi trường Điều đáng quan tâm ở đây là tất cả

các sự kiện vật lí hay các sự kiện xã hội đều có thể thuộc thành phần của

không gian sống nếu như chúng tác động lên con người và được người đó

cảm nhận Ngược lại, những gì không được con người tri giác thì không

thuộc không gian sống Trong không gian sống mọi vật thể không xuất hiện

đơn độc mà luôn trong mối quan hệ với con người, hay chính xác hơn là

trong mối quan hệ với nhu cầu và mong muốn của con người Vì vậy, để có

thể hiểu được hành vi của con người thì cần phải phân tích động thái của

mối quan hệ qua lại giữa con người và môi trường xung quanh nó

Không chỉ nghiên cứu về môi trường xã hội trong hoàn cảnh hiện tại

mà Lewin còn đưa ra khái niệm “viễn cảnh thời gian” để diễn tả tính quy

định hành vi con người Nguyên tắc cơ bản của lí thuyết này cho rằng hành

vi hay những thay đổi khác trong trường tâm lí phụ thuộc vào cấu trúc của

trường tại thời điểm hiện tại Tuy nhiên, các tri giác, trải nghiệm của con

người về tình trạng hiện tại luôn có quan hệ với các biểu tượng trong quá

khứ và những mong muốn về tương lai Điều này có nghĩa kinh nghiêm quá

Trang 15

khứ hay các sự kiện tương lai chỉ có thể tham gia vào khong gian sống thông

qua việc nhân cách hình dung về chúng như thế nào trong thời điểm hiện tại

Với khái niệm viễn cảnh thời gian, Lewin đã khẳng định hoạt động của con

người không chỉ chịu ảnh hưởng bởi những gì có trong hiện tại, mà cả những

kinh nghiệm quá khứ và mục đích gần và xa khác nhau của nhân cách

Lý giải về quá trình vận hành động cơ

Theo ông, để hiểu được các chuyển động của con người trong không

gian sống thì cần phải hình dung các lực tâm lí theo kiểu vật lí Lực tâm lí

được hiểu là một đại lượng định hướng dẫn tới một đại lượng Lực này được

xác định bởi hướng, cường độ và vị trí cuả nó Theo ông thì không có một

hiện tượng nào của con người chỉ chịu tác động của một lực tâm lí Trong

một thời điểm nhất định có rất nhiều lực khác nhau tác động lên nhân cách,

con người sẽ rơi vào hoàn cảnh mâu thuẫn khi các lực tác động lên họ bằng

các phương khác nhau và gần bằng nhau Về mặt tâm lý hướng của hành

động sẽ cho thấy khuynh hướng của động cơ

Hành động của con người trong không gian sống là một phương tiện

đạt mục đích Trong các phương tiện đạt mục đích khác nhau thì con người

bao giờ cũng có xu hướng lựa chọn phương tiện giá trị nhất và đơn giản

nhất Thông thường trong không gian sống không phải tất cả những gì liên

quan đến hành động đều được con người nhìn nhận như nhau Thường thì

mục đích gần được con người xác định rõ hơn những mục đích xa Và

thường thường lực tác động lên nhân cách hướng tới mục đích tỷ lệ thuận

với giá trị của mục đích và tỷ lệ nghịch với khoảng cách của mục đích

Đặc biệt khi nghiên cứu về động cơ Lewin còn nhấn mạnh đến tính hệ

thống của chúng Theo ông, bất kỳ một hành động nào cũng tham gia vào

một hệ thống nhất định Hệ thống này lại tham gia vào một hệ thống khác

lớn hơn và cuối cùng là tham gia vào một hệ thống trọn vẹn, hệ thống

động cơ - xúc cảm của nhân cách Vì vậy, muốn hiểu được hành vi của con

Trang 16

người thì phải tìm hiểu lĩnh vực động cơ - xúc cảm của nhân cách , và trong

quá trình nghiên cứu thì Lewin chỉ chú ý đến khía cạnh lực chứ không đề

cập nhiều đến khía cạnh nội dung của lĩnh vực đó Hạn chế của Lewin cũng

chính ở chỗ đó Nghiên cứu về động cơ nhưng ông chủ yếu thiên về yếu tố

xúc cảm mà ít chú ý đến tư duy, ý thức, tính tích cực của nhân cách Ông chỉ

đi sâu nghiên cứu về khía cạnh lực của động cơ và đi đến kết luận, chỉ khi

nào các giá trị xã hội trở thành giá trị nhân cách của con người thì các giá trị

đó mới có thể đạt được một lực thúc đẩy có hiệu quả và chỉ khi đó việc thực

hiện hoạt động mới đem lại cho con người những xúc cảm dương tính, và

đến lượt nó lại củng cố thêm ý nghĩa nhân cách của các giá trị xã hội Do đó

quan điểm của ông về khía cạnh lực của động cơ có ý nghĩa quan trọng trong

việc điều chỉnh hành vi của con người

Một trong những luận điểm quan trọng trong nền tảng lí thuyết động

cơ của Lewin là luận điểm cho rằng các nhu cầu xã hội có khả năng chuyển

giao Điều này có nghĩa là năng lượng của hệ thống này có thể chuyển giao

sang hệ thống kia Thực nghiệm về việc đưa ra hai nhiệm vụ cho nhóm

nghiệm thể đã trình bày ở trên là một ví dụ điển hình minh hoạ cho luận

điểm này Việc nhóm nghiệm thể quay lại tiếp tục thực hiện nhiệm vụ thứ

nhất sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ thứ hai cao như trường hợp hai – nhiệm

vụ được giao cho nghiệm thể có nội dung khác nhau Điều này có nghĩa là

việc thực hiện nhiệm vụ thứ hai đã thay thế nhiệm vụ thứ nhất Nói cách

khác, sự giải toả năng lượng ở nhiệm vụ thứ hai đã thay thế cho việc giải toả

năng lượng ở nhiệm vụ thứ nhất ở người lớn, khả năng chuyển giao năng

lượng này là rất lớn Có thể nhận thấy rằng về hình thức quan điểm chuyển

giao các nhu cầu xã hội của Lewin gần giống với quan điểm của S.Freud

Tuy nhiên, về bản chất hai quan điểm này là khác nhau Thứ nhất , các nhu

cầu mà Lewin nói đến là những nhu cầu xã hội trong thời điểm cụ thể (tại

đây, bây giờ) trong khi đó lý thuyết của S Freud thì đó là các hành vi bản

Trang 17

năng , bị xã hội cấm đoán Thứ hai, sự thay thế trong mô hình của Lewin có

chức năng điều chỉnh, còn trong lí thuyết của S.Freud , nó có chức năng bảo

vệ

Nhìn chung thì lý thuyết về động cơ của Lewin nhấn mạnh đến lực

tâm lý hay nói khác đi là nhấn mạnh vai trò của hoạt động thực tiễn đối với

quá trình nhận thức của con người nói chung và đối với việc hình thành các

lực thúc đẩy con người hoạt động nói riêng Do đó, đây cũng là một quan

điểm rất có ý nghĩa đối với việc điều chỉnh hành vi con người

c, Lí thuyết của Carl Roger về cá tôi

Carl Roger không trực tiếp nghiên cứu về động cơ, song những cách lí

giải của ông về những gì xảy ra xung quanh hành vi con người lại cho thấy

những điều có liên quan rõ ràng đến động cơ

Khái niệm trung tâm trong lí thuyết của C Roger là về cái tôi ông cho

rằng trong buổi đầu của cuộc sống trẻ em chưa phân biệt được bản thân

chúng với môi trường xung quanh Trong quá trình sống, nhờ nhận thức, trẻ

bắt đầu phân biệt được bản thăn nó với thế giới xung quanh, từ đó mà cái tôi,

nhân cách được hình thành Trong suốt quá trình sống thì cá nhân luôn có xu

hướngduy trì, bảo vệ nó và bất kì một dấu hiệu mâu thuẫn nào với nó sẽ là

một mối đe doạ có thể gây ra lo âu ở chủ thể Bkhi gặp mâu thuẫnmột số

người có thể phản ứng lại các mối đe doạ đó một cách thích hợp bằng cách

tự điều chỉnh lại quan điểm về nhân cách của mình để điều kiện trở nên phù

hợp Theo quan điểm này thì hành vi của con người không phải như là phản

ứng đơn giản đối với những tác động bên ngoài, mà như là một câu trả lời

xâu sắc của từng cá nhân đối với tác động đó Và ông cho rằng không ai có

thể giải thích hành vi của chúng ta một cách sâu sắc, thấu đáo bằng chính

chúng ta Điều này có nghĩa là chính bản thân mỗi người sẽ ý thức rõ hơn ai

hết về nhu cầu, động cơ hành động của chính mình

Trang 18

d, Lí thuyết nhân cách của V Frankl

Frankl là một nhà sinh lí học người Áo, ông lí giải về ccác động cơ cơ

bản của con người khác với quan điểm của Freud và Adler Theo quan điểm

của ông thì lực thúc đẩy cơ bản của con người chính là cuộc đấu tranh vì ý

nghĩa cuộc sống Việc tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời là dấu hiệu tồn tại đích

thực, vì vậy con người nhất thiết phải thấy được ý nghĩa tồn tại của mình Sự

thiếu hụt hay mất đi ý nghĩâ cuộc đời sẽ làm cho con người cảm thấy trống

rỗng về tinh thần, cuộc sống trở nên nặng nề

Ông cho rằng ý nghĩa cuộc sống mang bản sắc cá nhân và con người

không thể tìm thấy ý nghĩa cuộc sống bên trong bản thân mình (trong tâm

hồn hay trong cơ thể), mà chỉ có thể tìm thấy trong môi trường xung quanh

Do đó tồn tại người không phải là sự tự thể hiện mà là sự tự chuyển vào cái

khác Điều này được hiểu như sau: Thứ nhất là con người có thể đạt đợc ý

nghiã cuộc sống bằng cách thực hiện hành động Hai là, con người tìm thấy

ý nghĩa cuộc sống qua việc chăm sóc cho người khác, trong tình yêu với mọi

ngươì Ba là, con người có được ý nghĩa cuộc sống khi xây dựng quan điểm

rõ ràng đối với những hoàn cảnh sống khác nhau

Trên cơ sở đó Frankl xây dựng phương pháp trị liệu ý nghĩa Nhiệm

vụ của cách trị liệu này là giúp cho bệnh nhân tự tìm được ý nghĩa cuộc sống

của mình Quan điểm trị liệu ý nghĩa khác với quan điểm trị liệu phân tâm ở

chỗ, quan điểm này cho rằng con người là một thực thể mà sứ mệnh của nó

là thực hiện ý nghĩa và hiện thực hoá các giá trị chứ không phải là sự thoả

mãn đơn giản những bản năng và ham muốn

e, Lí thuyết nhận thức xã hội của Albert Bandura

A Bandura là một nhà tâm lí học Mỹ chịu nhiều ảnh hưởng của

tâm lí học hành vi, nên ông chú trọng nhiều đến yếu tố môi trường qui định

hành vi Tuy nhiên, trong quan điểm của mình về động cơ, ông nhấn mạnh

Trang 19

đến tầm quan trọng của các quá trình nhận thức nằm giữa kích thích và hành

vi trả lời Theo ông thì hành vi của con người được hiểu như là kết quả của

sự tác động qua lại giữa cái mà con người nghĩ và điều kiện mà con người

đang sống

Giống như nhiều nhà lí thuyết học tập khác, Bandura cho rằng hậu

quả mà hành vi gây ra có tác động mạnh lên hành vi Ngoài ra ông còn cho

rằng phần thưởng hay hình phạt có thể có từ bên ngoài, cũng có thể có từ

bên trong ông nhấn mạnh đến tầm quan trong của phần thưởng hay hình

phạt từ bên trong của cái tôi, ở đây ông muốn nói đến sự tự điều chỉnh hành

vi bởi cái tôi thông qua các quá trình bên trong như những gì khác với bên

ngoài Ông cho rằng, nếu chúng ta nhấn mạnh đến các quá trình nhận thức-

quá trình điều chỉnh bên trong - thì mới có thể lí giải được sự phát triển đạo

đức của chúng ta Ông đưa ra mô hình về mối quan hệ hành vi- môi trường

Trong số những nhân tố điều chỉnh hành vi của con người thì ông

nhấn mạn đến tầm quan trọng của sự cảm nhận của con người về hiệu lực cái

tôi của cá nhân, niềm tin của người đó về năng lực của bản thân trong việc

thực hiện hành vi Ông cho rằng, những người có hiệu lực cái tôi cao có

niềm tin vào năng lực thực hiện những hành vi cần thiết để thoả mãn nhu

Trang 20

cầu Còn khi con người bị các tổn thương về tâm lí hay thể chất thì hiệu lực

cái tôi sẽ thấp và ở họ xúât hiện tâm trạng lo lắng

2.Nhận thức

Nhà triết học R Đềcác đã nói : “ Tôi suy nghĩ tức là tôi tồn tại” Điều

đó có nghĩa là gì?

Con người khi sống luôn luôn muốn khám phá , lí giải thế giới xung

quanh mình xem tại sao lại như thế này, hay như thế khác Con người luôn

luôn muốn tìm tòi để trả lời cho những câu hỏi mà mình đặt ra Nói khác đi

quá trình suy nghĩ, tìm tòi ấy của con người chính là quá trình nhận thức

Nhận thức là một thuật ngữ khái quát hoá mọi dạng hiểu biết bao

gồm: chú ý, ghi nhớ, suy nghĩ và giải quyết vấn đề, tri giác và nhận biết hình

mẫu Một nhận thức là một đơn vị thông tin, một đơn vị suy nghĩ hoặc một ý

tưởng Nội dung của các quá trình nhận thức bao gồm các sự kiện, các mệnh

đề, các quy tắc, các khái niệm và các điều mà con người có thể nhớ lại

Hoạt động nhận thức là một hoạt động tinh thần, không làm biến đổi

các vật thể, các quan hệ thực…mà hoạt động nhận thức chỉ phản ánh các sự

vật, các mối quan hệ mang lại cho chủ thể các hình ảnh, các tri thức về sự

vật và quan hệ ấy.( Đó chính là nội dung của quá trình nhận thức như đã nói

ở trên) Bằng hoạt động nhận thức con người phân tích, tổng hợp, khái quát,

ghi nhớ các hình ảnh ấy Và nếu có thực hiện một biến đổi nào đó chính là

sự biến đổi các hình ảnh này, nói khác đi đó là sự đổi mới tư duy, chuẩn bị

cho sự đổi mới thực tế Các nhà kinh điển Mác – Lênin đã nói: Không có lí

luận cách mạng, không có phong trào cách mạng Phải áp dụng tiến bộ của

khoa học kĩ thuật , mới tăng được năng suất lao động Điều đó khẳng định

vai trò to lớn của nhận thức trong quá trình sống của con người

Có hoạt động nhận thức diễn ra ở mức độ kinh nghiệm thực tiễn, có

hoạt động nhận thức diễn ra ở mức độ lí luận khoa học Cả hai mức độ đều

Trang 21

cần thiết và chúng luôn bổ sung cho nhau trong quá trình nhận thức Hoạt

động day học với tư cách là một hoạt động nhận thức có nhiệm vụ truyền đạt

cho người học tiếp thu các tri thức khoa học, các khái niệm khoa học, những

quy luật mang tính bản chất, vì vậy phải hình thành cho các em năng lực

nhận thức và năng lực tự nhận thức Hay nói khác đi hoạt động nhận thức

phải góp phần hình thành ở người học động cơ học tập, động cơ nghiên cứu

khoa học

Hoạt động nhận thức của con người như đã nói ở trên, nó là một quá

trình Quá trình này thường gắn với một mục đích nhất định vì vậy nên nhận

thức của con người được coi là một hoạt động Đặc trưng nhất của hoạt động

nhận thức là phản ánh hiện thực khách quan.Hoạt động này bao gồm nhiều

quá trình khác nhau, thể hiện những mức độ phản ánh khác nhau, và mang

lại những sản phẩm khác nhau Căn cứ vào tính chất của hoạt động nhận

thức có thể phân nhận thức ra làm hai quá trình:

- Quá trình nhận thức cảm tính

Đây là quá trình nhận thức diễn ra ở giai đoạn ban đầu, sơ đẳng trong

toàn bộ hoạt động nhận thức ở con người Đặc điểm chủ yếu của nhận thức

cảm tính là phản ánh sự vật, hiện tượng một cách bề ngoài, chủ quan khi

mà sự vật hiện tượng đang tác động vào các giác quan của con người Các

thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng được con người phản ánh như là

độ dày – mỏng, nặng – nhẹ…Do đó nhận thức cảm tính có vai trò rất quan

trọng trong việc thiết lập mối quan hệ tâm lí giữa của cơ thể với môi trường,

định hướng và điiêù chỉnh hoạt động của con người trong môi trường đó và

đây cũng là điều kiện để xây nên lâu đài nhận thức và đời sống tâm lí con

người

Quá trình nhận thức bao gồm các quá trình nhỏ hơn là quá trình cảm

giác và quá trình tri giác Dù đều là hai quá trình nhận thức cảm tính nhưng

tri giác thể hiện mức độ nhận thức cao hơn Cả hai quá trình cảm giác và tri

Trang 22

giác đều phản ánh sự vật một cách trực tiếp, bề ngoài tuy nhiên thì tri giác

phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính còn cảm giac thì không

- Nhận thức lí tính

Là giai đoạn nhận thức cao hơn nhận thức cảm tính Đặc điểm nổi bật

nhất của nhận thức ở giai đoạn này là phản ánh một cách bản chất, các mối

quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật , hiện tượng trong hiện thực

khách quan mà trước đó con người chưa hề biết Nhận thức lí tính nói khác

đi chính là quá trình phản ánh hiện thực khách quan một cách bản chất,

tuân theo những quy luật nhất định Học tập chính là quá trình nhận thức lí

tính ở con người Học tập ở con người diễn ra suốt đời, chính vì vậy mà R

Đềcác đã nói “ tôi suy nghĩ tức là tôi tồn tại” để khẳng định tầm quan trọng

của nhận thức

2 Học tập

Học tập là một thuật ngữ khá quen thuộc Người ta thường nói đến

học tập với tư cách là một từ khoá thông thường Theo từ điển Tiếng Việt,

học tập được định nghĩa như sau: “1.Học và luyện tập để hiểu biết, để có kĩ

năng;2 Làm theo gương tốt”( Từ điển Tiếng Việt Nhà xuất bản Đà

Nẵng.2000 Tr454)

Có định nghĩa khác cho rằng học tập là quá trình hình thành nên

những năng lực để tạo ra năng lực Năng lực trong xã hội hiện đại là năng

lực thực tiễn, cụ thể là năng lực giao tiếp và năng lực lao động

Định nghĩa về học tập thì có rất nhiều, tuy nhiên nhìn chung học tập

được hiểu theo hai nghĩa như sau:

Học tập được hiểu theo nghĩa thông thường thì học diễn ra ở mọi nơi,

mọi lúc Một đứa trẻ sinh ra đã phải học Từ học ăn đến học nói, học cách

chào hỏi….Như vậy, thì học diễn ra từ khi con người còn là một đứa trẻ rất

bé, và việc học này thường diễn ra theo cơ chế : cầm tay chỉ việc Học diễn

Trang 23

ra bằng cách người lớn chỉ cho người bé, người biết chỉ cho người không

biết, người biết nhiều chỉ cho người biết ít…Những kiến thức mà con người

học được chủ yếu là những kiến thức mang tính kinh nghiệm

Còn học tập được diễn ra ở nhà trường hay còn gọi là học tập theo

phương thức nhà trường được coi là một hoạt động Hoạt động học tập chỉ

diễn ra khi có thầy- chủ thể của hoạt động dạy- người có vai trò truyền thụ

cho người học những kiến thức khoa học, và trò đóng vai trò là người tiếp

thu những tri thức khoa học một cách chủ động tích cực

Hoạt động học tập được diễn ra có đối tượng cụ thể là các tri thức

khoa học, mục đích là hình thành nên những năng lực mới ở người học

Chính vì thế mà hoạt động học tập là một quá trình làm việc có sản phẩm

đặc thù là năng lực mới ở cá nhân chứ không phải là một quá trình làm việc

mang lại các sản phẩm xã hội ( giống như hoạt động sản xuất) Do đó, để

hình thành được những năng lực mới ở người học thì đòi hỏi không chỉ sự

nỗ lực của bản thân người học mà cả sự động viên , khuyến khích của người

dạy để tạo nên động cơ học tập ở người học Động cơ học tập là một phần

rất quan trọng trong hoạt động học tập của mỗi người Chính vì vậy mà khi

nghiên cứu về động cơ sẽ tìm ra đợc đâu là yếu tố thúc đẩy, đâu là yếu tố

kìm hãm động cơ học tập để từ đó động viên, khuyến khích người học nỗ

lực học tập

3.Nhu cầu

Nhu cầu là yêu cầu của cá thể hoặc quần thể hữu cơ đối với sự vật

khách quan để tồn tại và phát triển trong điều kiện sinh hoạt nhất định Đối

với con người mà nói, nhu cầu là ước muốn, theo phương thức phù hợp với

điều kiện sinh tồn để duy trì và phát triển cuộc sống của mình

Con người là sự thống nhất giữa thực thể tự nhiên và thực thể xã hội

Là sinh vật, con người phải dựa vào điều kiện tự nhiên như không khí, ánh

Trang 24

sáng, nước nếu không thì không thể tồn tại được Cho nên, nhu cầu đối với

tự nhiên là nhu cầu cơ bản nhất của loài người Là thành viên của xã hội,

trong đời sống và trong lao động mỗi người còn có nhu cầu giao tiếp xã hội,

tham gia các hoạt động thực tiễn của xã hội Do đó, bên cạnh các nhu cầu tự

nhiên con người còn có các nhu cầu xã hội

Nhu cầu có vai trò quan trọng trong đời sống của con người

Thứ nhất, nhu cầu có ảnh hưởng đến tâm trạng của con người Khi có

nhu cầu con người đòi hỏi được thoả mãn Nhu cầu có dược thoả mãn hay

không, được thoả mãn tới mức độ nào và được thể hiện bằng phương thức

nào, đều trực tiếp ảnh hưởng đến tâm trạng của con người như: vui lòng,

bực bội, …

Thứ hai, nhu cầu giúp vào việc phát triển ý chí của con người Để thoả

mãn nhu cầu, đôi khi con người phải có nỗ lực lớn về ý chí, khắc phục mọi

khó khăn Do vậy, một khi nỗ lực phấn đấu để thoả mãn nhu cầu, thì ý chí

của con người cũng được rèn luyện Thường thì để đạt được một nhu cầu

nào đó, con người hoạt động thông qua một loạt động cơ thúc đẩy Do đó,

khi tiến hành nghiên cứu về động cơ, người ta thường đề cập đến nhu cầu và

ngược lại Bởi động cơ chính là sự cụ thể hoá về đối tượng của nhu cầu

Thứ ba, nhu cầu có ảnh hưởng quan trọng tới nhận thức và hoạt động

của con người.Trong quá trình hoạt động để thoả mãn nhu cầu, con người

phải tiến hành phân tích, nghiên cứu, tìm kiếm con đường, phương pháp để

xử lí các vấn đề được đặt ra Do đó, khi đã nhận thức được vấn đề thì làm

nảy sinh ở con người những nhu cầu mới và lại thúc đẩy hoạt động của con

người Chính vì vậy mà nhu cầu, nhận thức, động cơ, hoạt động có ảnh

hưởng lẫn nhau trong cuộc sống của con người

II Đặc điểm tâm - sinh lí của sinh viên

Trang 25

Thuật ngữ “sinh viên” có nguồn gốc La Tinh là “studens” có nghĩa là

người làm việc, người tìm kiếm, khai thác tri thức, khái niệm này được dùng

tương đương với “student” trong tiếng Anh, “etudiant” trong tiếng Pháp để

chỉ những người theo học ở bậc đại học và được phân biệt với trẻ em đang

theo học phổ thông

Các nghiên cứu cho rằng 2/3 lượng kiến thức của con người được tích

luỹ trong thời gian này Thanh niên nói chung, sinh viên nói riêng có sức

khoẻ sung mãn

Nhìn chung sinh viên đang theo học ở cac trường đại học, cao đẳng

nằm trong độ tuổi từ 18-25 Ở độ tuổi này thanh niên đã đạt được độ chín về

cơ thể Bộ não đã tương đối hoàn thiện và phát triển, sự myêlin hoá não vẫn

tiếp diễn và nhờ đó mà khâủ độ chú ý được mở rộng, tốc độ sử lý thông tin

được gia tăng

Mặc dù thay đổi của não không diễn ra một cách vũ bão như trước

nhưng một vài những ưu điểm mà sinh viên có được là nhờ quá trình tái tổ

chức não trong thời kỳ này

Về mặt hình thể, lúc này những sinh viên đã trải qua quá trình dậy thì

và có đáng vóc của những người trưởng thành, cả về chiều cao và cân nặng

đã đạt mức ổn định Cơ quan sinh dục cũng đã được hoàn thiện Ở các em

nữ ngực và hông nở ra, các mô mỡ phát triển và lúc này các em có một dáng

vóc mềm mại, lông suất hiện ở các vùng kín Đối với các nam thanh niên, cơ

và xương phát triển tạo cho họ một dáng vóc mạnh mẽ và vững trãi Râu

mọc ở cằm và lông mọc ở ngực, bụng và ở vùng kín Nhìn chung thì ở giai

đoạn này sinh viên đã trở thành người lớn thực sự sau khi trải qua một giai

đoạn phát triển lâu dài và có những đặc trưng tâm lý riêng

Niềm tin, xu hướng nghề nghiệp và các năng lực cần thiết được củng

cố và phát triển

Trang 26

Cá quá trình tâm lý đặc biệt là quá trình nhận thức được nghề nghiệp

hoá

Tình cảm, nghĩa vụ, tinh thần trách nhiệm, tính độc lập được nâng

cao Cá tính và lập trường sống của sinh viên cũng được nâng cao rõ rệt

Kỳ vọng đối với nghề nghiệp tương lai của sinh viên được phát triển

Sự trưởng thành về mặt khoa học tư tưởng và đạo đức, việc hình thành

những phẩm chất đạo đức và sự ổn định chung về nhân cách của sinh viên

được phát triển

Khả năng tự giáo dục phát triển

Tính sẵn sàng, độc lập với hoạt động nghề nghiệp tương lai được củng

cố Đặc điểm tâm lý quan trọng nhất ở sinh viên là sự phát phát triển của tự

ý thức Đó là ý thức về sự đánh giá của con người về tư tưởng, tình cảm,

phẩm chất đạo đức và hứng thú về tư tưởng và động cơ của hành vi Là sự

đánh giá toàn diện về chính bản thân mình và vị trí của mình trong cuộc

sống Tự ý thức là dấu hiệu thiết kế nhân cách được hình thành cùng với sự

hình thành nhân cách sau này

Tự ý thức là một hình thức của ý thức giúp cho sinh viên có những

hiểu biết và thái độ đối với mình để chủ động hướng nhân cách theo những

nhu cầu của xã hội Vì luôn có khát khao mong muốn được khẳng định chỗ

đứng của mình trong xã hội, muốn được xã hội thừa nhận về sự trưởng thành

của mình nên sinh viên thường có sự để ý, xem xét mật độ hội tụ ở bản thân

những giá trị được xã hội ưa chuộng như : có trình độ chuyên môn giỏi, vốn

hiểu biết xã hội rộng, có tinh thần trách nhiệm, có đức tính ham học

Sinh viên gắn tự ý thức với nghề nghiệp

Hành động chủ đạo là hành động học tập - nghề nghiệp

Năng lực tưởng tượng ở sinh viên (tái hiện +sáng tạo, ước mơ + hoài

bão) thường gắn với lý tưởng của họ về cuộc sống, nghề nghiệp

Trang 27

Về tình cảm của sinh viên B G Ananhep cho rằng đây là thời kỳ

phát triển nhất về tư tưởng đạo đức, thẩm mỹ Tình cảm nghĩa vụ cũng được

thể hiện khá rõ.Tình cảm đạo đức của sinh viên có thái độ cao Sinh viên tự

nhận thức được tình cảm đạo đức của mình và còn điều chỉnh chúng phù hợp

với chuẩn mực của xã hội Tình yêu, một loại tình cảm đặc biệt giữa nam và

nữ có vai trò quan trọng để họ xây dựng cho mình những quan điểm rõ rang

về hạnh phúc gia đình

Tình bạn ở sinh viên xâu sắc, xây dựng trên cơ sở cùng lý tưởng, chí

hướng và sở thích, cũng như sự đồng cảm của sinh viên

Ở sinh viên tình yêu đối với nghề nghiệp đã được hình thành

III Vài nét về địa bàn nghiên cứu

Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn- Đại học quốc gia Hà

nội, là trường có quy mô lớn nhất cả nước về các nghành xã hội- nhân văn

Trường đã kế thừa truyền thống hơn 40 năm của trường Đại học tổng hợp

Hà nội Trường được thành lập vào tháng 9.1995 trên cơ sở của các khoa

khoa học xã hội của trường Đại học tổng hợp

Hiện nay trường đang đào tạo các chuyên nghành sau: Nghành Văn

học- Hán nôm, lịch sử, thông tin thư viện, báo chí, ngôn ngữ, tâm lí học, xã

hội học, triết học, quản lí xã hội, quốc tế học, phương đông học , với nhiều

hình thức, cho cả người Việt nam và người nước ngoài

Trường có quan hệ hợp tác với 80 trường đại học và tổ chức giáo dục

- khoa học thế giới, kí văn bản hợp tác với 33 đối tác nước ngoài Một năm

trung bìnhg có trên 100 cán bộ và sinh viên của trường ra nước ngoài công

tác , học tập và có khoảng trên 100 cán bộ, sinh viên thế giới đến giảng dạy,

học tập và nghiên cứu tại trường

Trang 28

Kế hoạch của trường từ nay đến 2010 là thực hiện 6 chương trình

hướng tới mục tiêu chuẩn hoá, hiện đaị hoá các hoạt động của trường Cụ thể

là:

- Chương trình 1: Tiếp tục đổi mới công tác giáo dục chính trị tư

tưởng, đạo đức trong nhà trường

- Chương trình 2: Chuẩn hoá đội ngũ cán bộ và công tác tổ chức

trong nhà trường

- Chương trình 3: Tiếp tục đổi mới các hoạt động đào tạo, nâng

cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học

- Chương trình 4: Mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả của

công tác nghiên cứu khoa học

- Chương trình 5: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin ,

hiện đại hoá cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ các hoạt động của nhà

trường

- Chương trình 6: Chuẩn hoá các hoạt động học tập và tiếp tục

xây dựng môi trường văn hoá, nhân văn

Nhà trường hiện nay có tổng số sinh viên là trên 10.000 người Học

viên cao học và nghiên cứu sinh là 900 Nhà trường liên tục đổi mới cách

dạy cũng như cách học của sinh viên, và do đó đang khong ngừng phát

triển

Nghiên cứu động cơ học tập của sinh viên nhà trường, đặc biệt là sinh

viên năm thứ nhất , nhằm mục đích tìm ra động cơ chính thúc đẩy sinh viên

học tập , đồng thời chỉ ra những yếu tố gây cản trở trong quá trình học tập

của sinh viên, để từ đó nhà trường có những biện pháp khuyến khích, thúc

đẩy sinh viên học tập, cũng như cố gắng loại bỏ những yếu tố gây cản trở

cho quá trình học tập của sinh viên Làm được điều này không chỉ nâng cao

chất lượng đào tạo của nhà trường, cũng như nâng cao kết quả học tập của

sinh viên, mà còn góp phần nâng cao uy tín của nhà trường

Trang 30

CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

I Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Giáo sư Phạm Minh Hạc không hẳn nghiên cứu về vấn đề động cơ

nhưng các công trình nghiên cứu của ông đã cho người đọc có một cái nhìn

tổng quát về các lĩnh vực có liên quan đến tâm lí, trong đó có nói đến động

cơ Những nghiên cứu của ông là tiền đề cơ sở cho các nhà tâm lí học nghiên

cứu về động cơ

Tiến sĩ Nguyễn Hồi Loan nghiên cứu về nhu cầu liên quan đến động

cơ học tập của sinh viên trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn,

những động cơ có ý nghĩa trực tiếp đến quá trình học tập của bản thân

“Động cơ và điều chỉnh hành vi” của Lê Thanh Hương, viện tâm lý

học chứng minh một cách hoàn chỉnh về động cơ làm nổi bật vai trò của

động cơ trong mối quan hệ với các hoạt động tâm lý khác Tác giả Lê thanh

Hương đã xét trên quan điểm mácxít giúp cho mọi người nhận biết được

động cơ của con người

Trong cuốn “Cơ sở tâm lí học ứng dụng” – giáo sư Đặng Phương

Kiệt xét động cơ dưới góc độ lâm sàng

Còn nghiên cứu về động cơ học tập thì có một số công trình sau:

“Hướng nghiệp” đã được trình bày rộng rãi sau hội nghị quốc tế

1921 ở Bacxơlona (Tây Ban Nha) Phòng hướng nghiệp đầu tiên được thành

lập ở Boxton (Mỹ – 1915) Từ năm 1916 những cơ quan chuyên môn về

hướng nghiệp đã được thành lập ở Đức, Pháp, Anh, Italia Ở Đức năm

1925-1926 đã có 567 phòng tư vấn nghề nghiệp đặc biệt là đã nghiên cứu gần 40

vạn thanh niên trong năm Ở các nước này đều có các cơ quan tư vấn

chuyên nghiệp nghiên cứu về động cơ

Liên xô cũ, Ba lan, CHDC Đức đã có nhiều công trình nghiên cứu

về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp Hứng thú nghề nghiệp đã được các tác giả:

Ngày đăng: 19/11/2014, 08:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Động cơ  thi vào của sinh viên trường ĐHKHXH &NV - Đề tài nghiên cứu khoa học: Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Bảng 1. Động cơ thi vào của sinh viên trường ĐHKHXH &NV (Trang 34)
Bảng 3: Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường - Đề tài nghiên cứu khoa học: Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Bảng 3 Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường (Trang 44)
Bảng 5: Ảnh hưởng của chất lượng giao tiếp đối với hứng thú học  tập của sinh viên. - Đề tài nghiên cứu khoa học: Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Bảng 5 Ảnh hưởng của chất lượng giao tiếp đối với hứng thú học tập của sinh viên (Trang 50)
Bảng 8: Nhận thức của sinh viên về quá trình học đại học. - Đề tài nghiên cứu khoa học: Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Bảng 8 Nhận thức của sinh viên về quá trình học đại học (Trang 57)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w