1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bài giảng công nghệ 11 bài 35 động cơ đốt trong dùng cho tàu thủy

15 3,7K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 2,32 MB

Nội dung

I./ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỒNG CƠ ĐỐT TRONG TRÊN TÀU THUỶ: Động cơ thường dùng trên tàu thuỷ có những đặc điểm sau: -Thường là động cơ điêzen.. I./ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỒNG CƠ ĐỐT TRONG TRÊN TÀU THUỶ: II

Trang 2

I./ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỒNG CƠ ĐỐT TRONG TRÊN TÀU THUỶ: Động cơ thường dùng trên tàu thuỷ có những đặc điểm sau:

-Thường là động cơ điêzen.

-Có thể sử dụng một hoặc nhiều động cơ làm nguồn động lực cho một tàu -Đối với tàu thuỷ cỡ nhỏ, cỡ trung, thường sử dụng động cơ có tốc độ quay trung bình và cao.

- Tàu thuỷ cỡ lớn thường sử dụng động cơ điêzen có tốc độ quay thấp Loại động cơ này có khả năng đảo chiều quay.

-Công suất động cơ trên tàu thuỷ có thể đạt 50000 kW.

-Số lượng xilanh nhiều, có thể tới 42 xilanh.

-Động cơ trên tàu thường được làm mát cưỡng bức bằng nước.

Trang 3

I./ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỒNG CƠ ĐỐT TRONG TRÊN TÀU THUỶ: II./ ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN TÀU THUỶ:

Quan sát hình sau, bạn

hãy nêu tên các bộ phận

chính của hệ thống truyền lực trên tàu thuỷ.

Xem hình

Trang 4

1 Vỏ

2 Buồng lái

3 Động cơ

4 Li hợp

5 Hộp số

6 Hệ Trục

7 Chân vịt

8 Bánh lái.

Bố trí động cơ và hệ thống truyền lực trên tàu

thuỷ

Trang 5

Bạn nào có thể lên bảng

vẽ lại sơ đồ hệ thống truyền lực trên tàu thuỷ

Sơ đồ khối hệ thống truyền lực trên tàu thuỷ

1 Động cơ

2 Li hợp

3 Ổ chặn

4 Ổ đỡ

5 Trục

6 Ống bao

7 Trục ống bao

8 Chân vịt

9 Hộp số

Sơ đồ hệ thống truyền lực trên tàu thuỷ

Trang 6

I./ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỒNG CƠ ĐỐT TRONG TRÊN TÀU THUỶ:

II./ ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN TÀU THUỶ:

Đặc điểm của hệ thống truyền lực trên tàu thuỷ:

-Khoảng cách truyền momen quay từ động cơ đến chân vịt là rất lớn.

-Một động cơ có thể truyền momen cho 2, 3 chân vịt hoặc ngược lại 1 chân vịt có thể

nhận momen từ nhiều động cơ Khi đó cần có bộ phận phân phối hoặc hoà công suất cho phù hợp.

-Trên tàu thuỷ không có hệ thống phanh, mặc dù tàu thuỷ chuyển động với quán tính

lớn Khi cần giảm vận tốc đột ngột, người ta cho chân vịt thay đổi chiều quay bẳng cách đảo chiều quay của động cơ hoặc dùng hộp số có số lùi.

-Đối với hệ thống truyền lực có 2 chân vịt trở lên, chân vịt có thể giúp cho quá trình

lái được mau lẹ.

-Một phần trục lắp chân vịt ngập trong nước, do vậy vấn đề chống ăn mòn và tránh

nước lọt vào khoang tàu là rất quan trọng.

- Hệ trục trên tàu thuỷ gồm nhiều đoạn và ghép nối với nhau bằng khớp nối.

-Lực đẩy do chân vịt tạo ra tác động lên vỏ tàu thông qua ổ chặn

Trang 7

Lịch sử ra đời và phát triển của tàu thuỷ ???

Tàu thủy hơi nước năm1790

Tàu thủy chạy bằng hơi nước đầu tiên của Fitch

Trang 8

Vào khoảng năm 1700, Newcomen đã chế ra chiếc máy "không khí" nhưng loại máy này còn quá yếu và nặng nề, không thể áp dụng cho tầu thủy Cũng vào thời kỳ này, Denis

Papin đã tìm cách áp dụng phát minh về máy hơi nước của ông ta vào tầu thủy nhưng chiếc tầu làm mẫu của Papin bị các thủy thủ ganh tị phá vỡ vào năm 1707 và Denis Papin từ bỏ việc chế tạo.

Chiếc máy hơi nước thực sự được James Watt chế ra vào khoảng năm 1770 và tại nước

Pháp, nhiều người đã tìm cách áp dụng máy hơi nước vào việc chuyển vận trên mặt nước Các Bá Tước Auxiron và Follenay đã làm các tầu thủy nhưng các con tầu này đều bị chìm trên giòng sông Seine, có thể do sự phá hoại của các thủy thủ thời đó, vì họ sợ bị thất

nghiệp Tới năm 1783, Bá Tước Jouffroy d'Abbans đã thành công trong việc đóng chiếc tầu thủy Pyroscaphe và cho tầu này chạy trên sông Saone trong 15 phút trước sự chứng kiến của hàng ngàn người quan sát Bá Tước d'Abbans đã xin trợ giúp của chính phủ nhưng dự

án bị Hàn Lâm Viện Pháp bác bỏ vì Viện đang tài trợ các thí nghiệm về khinh khí cầu của Montgolfier Vì thế công trình nghiên cứu tầu thủy của Bá Tước d'Abbans phải bỏ dở.

Hai người Mỹ đầu tiên được gán cho danh dự đã chế tạo các tầu thủy đầu tiên là James Rumsey và John Fitch J Rumsey đã cố gắng lắp một động cơ dùng hơi nước vào một chiếc thuyền vào năm 1786 nhưng chẳng may, Rumsey đã chọn phải một động cơ không thích hợp Động cơ này hút nước ở trước tầu và nhả ra sau tầu Sau nhiều lần thử thất bại,

Rumsey sang nước Anh và tại nơi này, ông ta chế tạo một tầu thủy khác Rumsey qua đời bất ngờ khiến cho công cuộc thí nghiệm bị chấm dứt dù cho về sau, trong chuyến chạy thử trên giòng sông Thames, chiếc tầu thủy của ông Rumsey đã chạy được với vận tốc 4 hải lý một giờ.

Trang 9

Hai người Mỹ đầu tiên được gán cho danh dự đã chế tạo các tầu thủy đầu tiên là James Rumsey và John Fitch J Rumsey đã cố gắng lắp một động cơ dùng hơi nước vào một chiếc thuyền vào năm 1786 nhưng chẳng may, Rumsey đã chọn phải một động cơ không thích hợp Động cơ này hút nước ở trước tầu và nhả ra sau tầu Sau nhiều lần thử thất bại,

Rumsey sang nước Anh và tại nơi này, ông ta chế tạo một tầu thủy khác Rumsey qua đời bất ngờ khiến cho công cuộc thí nghiệm bị chấm dứt dù cho về sau, trong chuyến chạy thử trên giòng sông Thames, chiếc tầu thủy của ông Rumsey đã chạy được với vận tốc 4 hải lý một giờ.

Càng ngày các nhà kỹ thuật càng tìm cách cải tiến tầu thủy, làm sao tiết kiệm được nhiên liệu và tăng thêm sức mạnh Từ năm 1854, động cơ kép được áp dụng vào tầu thủy Chân vịt kép cũng được dùng từ năm 1862 rồi tới loại chân vịt 3 lớp và 4 lớp.

Ngoài động cơ turbine, các nhà kỹ thuật còn dùng động cơ diesel vào tầu thủy Từ năm

1903, con tầu Anh Wandal đã dùng động cơ diesel để phát điện Lúc đầu các động cơ diesel chỉ được dùng cho loại tầu chở hàng hóa nhưng từ năm 1924, các con tầu chở khách cũng được lắp loại động cơ này Con tầu lớn đầu tiên dùng động cơ diesel là chiếc Gripsholm đóng xong vào năm 1925 Hai năm sau, động cơ diesel lại được dùng cho con tầu Augustus trọng tải 32,000 tấn của công ty Navigazione Generale Italiana.

Từ năm 1930, động cơ diesel được dùng cho hầu hết các con tầu thủy và mặc dù không còn khói như trước kia, ống khói cổ truyền trên tầu vẫn không bị bỏ hẳn vì còn được dùng vào việc làm thoát hơi vào trong không khí.

Trang 12

Hình trên biểu

diễn câu thành ngữ

gì trong dân gian

Việt Nam ?

Đáp án:

“Trắng đen lẫn lộn”

Trang 13

Hình trên biểu diễn tên con vật gì?

Đáp án:

“Trăn đất”

Trang 14

Hình trên biểu

diễn một danh từ

gì ?

Tập vỡ

C.Ngh

Tập vỡ

C.Ngh

Qúan Cafe

Đáp Án: Tập Qúan

Ngày đăng: 18/11/2014, 16:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ khối hệ thống truyền lực trên tàu thuỷ - bài giảng công nghệ 11 bài 35 động cơ đốt trong dùng cho tàu thủy
Sơ đồ kh ối hệ thống truyền lực trên tàu thuỷ (Trang 5)
Hình trên biểu - bài giảng công nghệ 11 bài 35 động cơ đốt trong dùng cho tàu thủy
Hình tr ên biểu (Trang 12)
Hình trên biểu  diễn tên con vật gì? - bài giảng công nghệ 11 bài 35 động cơ đốt trong dùng cho tàu thủy
Hình tr ên biểu diễn tên con vật gì? (Trang 13)
Hình trên biểu - bài giảng công nghệ 11 bài 35 động cơ đốt trong dùng cho tàu thủy
Hình tr ên biểu (Trang 14)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w