1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài: tìm hiểu về cloud computing

20 790 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 530,92 KB

Nội dung

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG 000 MÔN BÁO HIỆU VÀ ĐIỀU KHIỂN KẾT NỐI Đề Tài: Tìm hiểu về Cloud Computing Giảng Viên: TS. Hoàng Trọng Minh Sinh Viên: Hoàng Sỹ Long Nguyễn Thị Hà Trần Quang Hiến Nguyễn Hồng Liên Nguyễn Văn Tiến HÀ NỘI - THÁNG 10/2014 1 Mục lục Lời nói đầu 2 I. Tổng quan 4 1. Khái niệm 4 2. Đặc điểm cơ bản của mô hình Cloud Computing 4 2.1. Khả năng co giãn( Rapid elasticity) 5 2.2. Dịch vụ theo nhu cầu(On – demand self – service) 5 2.3. Truy xuất diện rộng(Broad network access) 5 2.4. Dùng chung tài nguyên (Resource Pooling) 5 2.5. Điều tiết dịch vụ(Measured Service) 6 3. Mô hình trong Cloud Computing 6 3.1. Mô hình dịch vụ 6 3.1.1. Dịch vụ hạ tầng IaaS(Infrastructure as a Service) 6 3.1.2. Dịch vụ nền tảng PaaS(Plalform as a Service). 6 3.1.3. Dịch vụ phần mềm SaaS(Software as a Service) 7 3.2. Mô hình triển khai 7 3.2.1. Public Cloud 7 3.2.2. Private Cloud 8 3.2.3. Hybrid Cloud 9 3.2.4. Community Cloud 9 II. Khó khăn và Lợi ích 10 2.1 Những thuận lợi và khó khăn của Cloud Computing 10 2.1.1 Tính sẵn sàng 10 2.1.2 Data lock-in 11 2.1.3 Bảo mật và kiểm tra dữ liệu 11 2.1.4 Việc gây ra thắt cổ trai trong việc truyền dữ liệu 12 2.1.5 Khó tiên đoán trong hiệu suất thực thi của máy tính 12 2.1.6 Đáp ứng nhu cầu khả năng lưu trữ của người dùng 13 2.1.7 Khả năng tự co giãn của hệ thống 13 2.1.8 Bản quyền phần mềm 14 2.2 Lợi ích của Cloud Computing đối với doanh nghiệp 14 2.2.1 Giảm chi phí 14 2 2.2.2 Sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn 15 2.2.3 Tính linh hoạt 16 III. Kết luận. 17 IV. Tài liệu tham khảo 19 Danh mục hình Hình 1: Mọi thứ đều tập trung vào đám mây 4 Hình 2: Đặc điểm của Cloud Computing 4 Hình 3: Tài nguyên dùng chung 5 Hình 4: Các loại dịch vụ Cloud Computing 6 Hình 5: Mô hình triển khai chính 7 Hình 6: Private Cloud 8 Hình 7: Hybrid Cloud 9 Hình 8: Community Cloud 10 Hình 9: Biểu đồ so sánh hiệu xuất chạy 72 máy ảo trên EC2 giữa các máy chia sẻ bộ nhớ (a) và máy chia sẻ ổ cứng (b) Để giảm ảnh hưởng của việc truy xuất vào ổ cứng. Ta có thể dùng flash để hạn chế trong giảm hiệu suất này 13 Hình 10: Cloud Computing giúp doanh nghiệp giảm chi phí đầu tư 15 Hình 11: Single-tenant 15 Hình 12:Multi-tenant 16 Hình 13: Hạ tầng dịch vụ 17 Hình 14: Sơ đồ xây dựng mô hình 18 Danh mục bảng Bảng 1: Bảng khảo sát chất lượng dịch vụ 10 Lời nói đầu Ngày nay công nghệ thông tin phát triển rất nhanh chóng, nắm giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đấy sự tăng trưởng kinh tế, với sự ra đời của rất nhiều công nghệ mới, các dịch vụ CNTT đáp ứng nhu cầu của người dùng cũng như là các doanh nghiệp, Tuy nhiên, trong giai đoạn suy thoái kinh tế như hiện nay, thì việc ứng dụng một công nghệ hay một dịch vụ CNTT đáp ứng việc quản lý tốt, hiệu quả dữ liệu của riêng công ty cũng như dữ liệu khách hàng, đối tác là một trong những bài toán được ưu tiên hàng đầu và đang không ngừng gây khó khăn cho doanh nghiệp. Để có thể quản lý được nguồn dữ liệu đó, ban đầu các doanh nghiệp phải đầu tư, tính toán rất nhiều loại chi phí như chi phí cho phần cứng, phần mềm, mạng, chi phí cho quản trị viên, chi phí bảo trì, sửa chữa,…Ngoài ra họ còn phải tính toán khả năng mở rộng, 3 nâng cấp thiết bị; phải kiểm soát việc bảo mật dữ liệu cũng như tính sẵn sàng cao của dữ liệu. Để giải quyết vấn đề trên thì chúng ta thấy được rằng nếu có một nơi tin cậy giúp các doanh nghiệp quản lý tốt nguồn dữ liệu đó, các doanh nghiệp sẽ không còn quan tâm đến cơ sở hạ tầng, công nghệ mà chỉ tập trung chính vào công việc kinh doanh của họ thì sẽ mang lại cho họ hiệu quả và lợi nhuận ngày càng cao hơn. Khái niệm “điện toán đám mây” (ĐTĐM) đã ra đời trong hoàn cảnh đó và đang dần trở nên quen thuộc đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bởi vậy nhóm chúng em đã tập trung vào tìm hiểu về Cloud Computing. Qua bài báo cáo này chúng em mong rằng có thể xây dựng và hệ thống được cho mọi người hiểu được các đặc điểm cũng như mô hình triển khai và mô hình dịch vụ. Các lợi ích bên cạnh đó cũng đã đưa ra không ít khó khăn khi xây dựng mô hình Cloud Computing. Tuy nhiên do điều kiện cũng như khả năng còn hạn chế nên bài báo cáo này còn thiết sót và chưa được hoàn thiện một cách thành công hơn vậy kính mong Thầy cho chúng em những nhận xét, góp ý để chúng em có thể hoàn thiện hơn về đề tài này. Xin Chân Thành Cảm Ơn Thầy! 4 I. Tổng quan 1. Khái niệm Cloud Computing là kho ứng dụng chứa các file, ứng dụng, dữ liệu, cơ sở hạ tầng trên Internet. Hình 1: Mọi thứ đều tập trung vào đám mây Thuật ngữ Cloud Computing được sử dụng để mô tả các hoạt động liên quan đến một số lượng máy tính được kết nối thông qua một mạng lưới truyền thông với thời gian thực như Internet. Trong khoa học, điện toán đám mây là một từ đồng nghĩa với các hoạt động máy tính phân tán qua mạng, có nghĩa là một chương trình hoặc ứng dụng có khả năng chạy trên nhiều máy tính kết nối qua mạng cùng một lúc. Cloud Computing theo định nghĩa của NIST(National Institute of Standards and Technology – Viện Tiêu Chuẩn và Công nghệ Quốc gia Hoa Kỳ):  Cloud Computing là một mô hình cho phép tiếp cận 1 hệ thống tài nguyên điện toán dùng chung(ví dụ: tài nguyên mạng, server, lưu trữ, ứng dụng và dịch vụ) thông qua kết nối mạng theo nhu cầu một cách thuận tiện và nhanh chóng, đồng thời cho phép kết thúc sử dụng dịch vụ, giải phóng tài nguyên dễ dàng, giảm thiểu các giao tiếp với nhà cung cấp. 2. Đặc điểm cơ bản của mô hình Cloud Computing Mô hình Cloud Computing cần đảm bảo 5 đặc điểm. Hình 2: Đặc điểm của Cloud Computing 5 2.1. Khả năng co giãn( Rapid elasticity) Một đặc tính nổi bật của Cloud Computing là khả năng tự động mở rộng hoặc thu nhỏ hệ thống theo yêu cầu người dùng( hệ thống sẽ tự mở rộng hoặc thu hẹp bằng cách thêm hoặc giảm bớt rài nguyên). Một người dùng ký hợp đồng thuê một Server gồm 4 CPU. Nếu lượng truy cập thấp chỉ cần 1 CPU là đủ, khi đó hệ thống quản lý của nhà cung cấp dịch vụ sẽ tự ngắt bớt 3 CPU, người dùng không phải trả phí cho 3 CPU nói trên và chúng được đưa sang phục vụ người khác. Đến khi nhu cầu tăng tức là lượng truy cập tăng, hệ thống ngay lập tức sẽ tự động thêm CPU vào.  Khả năng co giãn nhanh và linh hoạt giúp cho nhà cung cấp dịch vụ Cloud Computing tận dụng được tài nguyên dư thừa, giảm chi phí. 2.2. Dịch vụ theo nhu cầu(On – demand self – service) Người dùng gửi yêu cầu thông qua trang web cung cấp dịch vụ, hệ thống của nhà cung cấp sẽ đáp ứng để người dùng có thể tự phục vụ như: tăng – giảm thời gian sử dụng server và dung lượng lưu trữ, mà không cần phải trực tiếp yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ, tức là mọi nhu cầu khách hàng đều được xử lý trên internet. 2.3. Truy xuất diện rộng(Broad network access) Clood Computing là tập hợp các dịch vụ công nghệ thông tin được cung cấp thông qua môi trường internet, ở đó người dùng thích dịch vụ gì thì dùng dịch vụ ấy, được lựa chọn những dịch vụ tốt nhất ở bất cứ đâu vào bất cứ lúc nào. Như vậy người dùng có kết nối internet là có thể sử dụng dịch vụ, Cloud Computing không yêu cầu người dùng phải có khả năng xử lý cao, người dùng có thể truy xuất bằng các thiết bị di động như điện thoại, laptop. 2.4. Dùng chung tài nguyên (Resource Pooling) Cho phép người dùng chung tài nguyên do họ cung cấp dựa trên mô hình “multi – tenant”, tài nguyên được phân phát rất linh hoạt tùy theo nhu cầu của người dùng. Khi nhu cầu của một người dùng nào đó giảm xuống, lập tức phần tài nguyên dư thừa sẽ được phục vụ cho người dùng khác. Nếu một người dùng 4 CPU từ 7h đến 11h hàng ngày, một người dùng khác thuê 4 CPU tương tự từ 13h đến 17h hằng ngày thì họ có thể dùng chung 4 CPU đó. Hình 3: Tài nguyên dùng chung Cloud Computing dựa trên công nghệ ảo hóa, tài nguyên ở đây đa phần là tài nguyên ảo, chúng được cấp phát linh hoạt tùy theo nhu cầu của từng người dùng khác 6 nhau, có thể phục vụ nhiều người dùng hơn sơ với cách cấp phát tài nguyên truyền thống( cấp phát tài nguyên tĩnh). 2.5. Điều tiết dịch vụ(Measured Service) Hệ thống Cloud Computing tự động kiểm soát và tối ưu hóa sử dụng tài nguyên bao gồm: dung lượng lưu trữ, đơn vị xử lý, băng thông,… lượng tài nguyên sử dụng có thể được theo dõi, kiểm soát và báo cáo một cách minh bạch. 3. Mô hình trong Cloud Computing Các mô hình Cloud Computing được phân thành hai loại:  Các mô hình dịch vụ(Service Models): Phân loại các dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ Cloud Computing.  Các mô hình triển khai(Deployment Models): Phân loại cách thức triển khai dịch vụ Cloud Computing đến với khách hàng. 3.1. Mô hình dịch vụ Hình 4: Các loại dịch vụ Cloud Computing 3.1.1. Dịch vụ hạ tầng IaaS(Infrastructure as a Service) Dịch vụ IaaS cung cấp dịch vụ cơ bản bao gồm năng lực tính toán, không gian lưu trữ, kết nối mạng tới các máy khách. Máy khách có thể sử dụng tài nguyên hạ tầng này để đáp ứng nhu cầu tính toán hoặc cài đặt ứng dụng riêng cho người sử dụng. với dịch vụ này máy khách làm chủ hệ điều hành, lưu trữ và các ứng dụng chính người sử dụng cài đặt. Ví dụ: Điển hình về dịch vụ này là dịch vụ EC2 của Amazon, khách hàng có thể đăng ký sử dụng một máy tính ảo trên dịch vụ của Amazon và lựa chọn một hệ thống điều hành(Windows hoặc linux) và tự cài đặt ứng dụng của mình. 3.1.2. Dịch vụ nền tảng PaaS(Plalform as a Service). Dịch vụ PaaS cung cấp nền tảng điện toán cho phép khách hàng phát triển các phần mềm, phục vụ nhu cầu tính toán hoặc xây dựng thành dịch vụ trên nên tảng Cloud đó. Dịch vụ PaaS có thể được cung cấp dưới dạng các ứng dụng lớp giữa(middleware), các ứng dụng chủ(application server) cùng các công cụ lập trình với ngôn ngữ lập trình nhất định để xây dựng ứng dụng. Dịch vụ PaaS cũng có thể được xây dựng riêng và cung cấp cho người sử dụng thông qua một API riêng. 7 Người sử dụng xây dựng ứng dụng và tương tác với hạ tầng Cloud Computing thông qua API đó. ở mức PaaS, người sử dụng không quản lý nền tảng Cloud hay các tài nguyên lớn như hệ điều hành, lưu trữ ở lớp dưới. Điển hình là các nhà phát triển ứng dụng(ISV) sử dụng dịch vụ PaaS. Dịch vụ App Engine của Google là một dịch vụ điển hình, cho phép người sử dụng xây dựng các ứng dụng web với môi trường chạy ứng dụng và phát triển dựa trên ngôn ngữ lập trình Java hoặc Python. 3.1.3. Dịch vụ phần mềm SaaS(Software as a Service). Dịch vụ SaaS cung cấp các ứng dụng hoàn chỉnh như một dịch vụ theo yêu cầu cho nhiều người sử dụng với chỉ một phiên bản cài đặt. người dùng lựa chọn ứng dụng phù hợp với nhu cầu và sử dụng mà không quan tâm tới hay bỏ công sức quản lý tài nguyên tính toán bên dưới. Dịch vụ SaaS nổi tiếng nhất phải kể đến Salesforce.com với các ứng dụng cho doanh nghiệp mà nổi bật nhất là CRM. Các ứng dụng SaaS cho người dùng cuối phổ biến là các ứng dụng Office Online của Microsoft hay Google Docs của Google. 3.2. Mô hình triển khai Cho dù sử dụng loại mô hình dịch vụ nào đi nữa thì cũng có ba mô hình triển khai chính là: Public Cloud, Private Cloud và Hybrid Cloud. Ngoài ra còn có mô hình Community Cloud cũng được sử dụng. Hình 5: Mô hình triển khai chính 3.2.1. Public Cloud Mô hình đầu tiên được nhắc đến khi đề cập tới Cloud Computing là mô hình Puclic Cloud. Đây là mô hình mà hạ tầng Cloud Computing được một tổ chức sở hữa 8 và cung cấp dịch vụ rộng rãi cho tất cả các khách hàng thông qua hạ tầng mạng internet hoặc các mạng công cộng diện rộng. Các ứng dụng khác nhau chia sẻ chung tài nguyên tính toán, mạng và lưu trữ. Do vậy, hạ tầng Cloud Computing được thiết kế để đảm bảo cô lập về dữ liệu giữa các người dùng và tách biệt về truy cập. Các dịch vụ Public Cloud hướng tới số lượng người dùng lớn nên thường có năng lực về hạ tầng cao, đáp ứng nhu cầu tính toán linh hoạt, đem lại chi phí thấp cho người dùng. Do đó người dùng lợi thế trong việc dễ dàng tiếp cận các ứng dụng công nghệ cao, chất lượng mà không phải đầu tư ban đầu, chi phí sử dụng thấp, linh hoạt. Tuy nhiên Public Cloud có một trở ngại đó là vấn đề mất kiểm soát về dữ liệu và vấn đề an toàn dữ liệu. Do trong mô hình này mọi dữ liệu đều nằm trên dịch vụ Cloud, do nhà cung cấp dịch vụ Cloud đó bảo vệ và quản lý. 3.2.2. Private Cloud Hình 6: Private Cloud Trong mô hình Private Cloud, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ được xây dựng để phục vụ cho một tổ chức(doanh nghiệp) duy nhất. Điều này giúp cho doanh nghiệp có thể kiểm soát tối đa đối với dữ liệu, bảo mật và chất lượng dịch vụ. 9 Private Cloud có thể được xây dựng và quản lý bởi chính đội ngũ IT của doanh nghiệp hoặc có thể là một nhà cung cấp dịch vụ đảm nhiệm công việc này. Như vậy, mặc dù tốn chi phí đầu tư nhưng Private Cloud lại cung cấp cho doanh nghiệp khả năng kiểm soát và quản lý chặt chẽ những dữ liệu quan trọng. 3.2.3. Hybrid Cloud Như đã phân tích ở trên, Public Cloud dễ áp dụng, chi phí thấp nhưng không an toàn. Ngược lại Private Cloud an toàn cao hơn nhưng tốn chi phí và khó áp dụng. Do đó nếu kếp hợp được hai mô hình này lại với nhau thì sẽ khai thác ưu điểm của từng mô hình. Đó là ý tưởng để hình thành mô hình Hybrid Cloud. Hybrid Cloud là sự kết hợp của Public Cloud và Private Cloud. Trong đó doanh nghiệp sẽ “out-source” các chức năng nghiệp vụ và dữ liệu không quan trọng, sử dụng các dịch vụ Public Cloud để giải quyết và xử lý các dữ liệu này. Đồng thời doanh nghiệp sẽ giữ lại các chức năng nhiệm vụ và dữ liệu tối quan trọng trong tầm kiểm soát của mô hình Private Cloud. Hình 7: Hybrid Cloud Một khó khăn khi áp dụng mô hình Hybrid Cloud là làm sao triển khai cùng một ứng dụng trên cả hai phía Public Cloud và Private Cloud sao cho ứng dụng đó có thể kết nối, trao đổi dữ liệu để hoạt động một cách hiệu quả. 3.2.4. Community Cloud Community Cloud là mô hình trong đó hạ tầng đám mây được chia sẻ bởi tổ chức cho cộng đồng người dùng trong các tổ chức đó. Các tổ chức này do đặc thù không tiếp cận với các dịch vụ Public Cloud và chia sẻ cùng chung một hạ tầng Cloud Computing để nâng cao hiệu quả đầu tư và sử dụng. [...]... 8: Community Cloud II Khó khăn và Lợi ích 2.1 Những thuận lợi và khó khăn của Cloud Computing 2.1.1 Tính sẵn sàng Hiện nay, việc sử dụng các dịch vụ của cloud computing làm cho người sử dụng lo lắng đến tính sẵn sàng của dịch vụ mà họ sử dụng Nên đây là một lý do có thể làm cho người sử dụng ngại sử dụng các dịch vụ của Cloud Computing Nhưng hiện tại, những người sử dụng dịch vụ của Cloud Computing có... vấn đề quan trọng trong chi phí vận hành ứng dụng Và vấn đề này cũng đã được các nhà cung cấp dịch vụ Cloud và những người sử dụng Cloud suy nghĩ đến Và vấn đề này đã được giải quyết trong dịch vụ Cloudfront mà công ty Amazon đã phát triển 2.1.5 Khó tiên đoán trong hiệu suất thực thi của máy tính Khi nhiều máy ảo chạy cùng chạy, thì vấn đề chia sẽ về CPU hay bộ nhớ đạt hiệu quả cao, nhưng vấn đề giao... các cơ sở hạ tầng được giảm thiểu tối đa về mặt vật chất và hỗ trợ hỗ trợ đặc biệt trên Cloud về mặt công nghệ Doanh nghiệp chỉ phải trả cho những gì cần, nâng cấp đều tự động, và mở rộng quy mô lên hoặc xuống dễ dàng là những tiện ích mà cloud computing có được Không chỉ đơn giản là sự chuyển đổi từ các phần mềm theo cách truyền thống quan hệ thống Internet rộng khắp, cloud computing hứa hẹn phát triển... vừa và nhỏ thì không có gì đề mà bàn tới => Do đó, theo nhu cầu của xu hướng trong lãnh vực IT, cloud computing đã ra đời để khắc phục những khuyết điểm trên và cùng với sự phát triển khoa học, kĩ thuật, Cloud Copmuting đã nâng cấp các tính năng để có thể đáp ứng nhu cầu của thời đại hơn bao giờ hết  Các giải pháp Cloud Computing ra đời để giải quyết các vấn đề sau: o Vấn đề lưu trữ dữ liệu: dữ liệu... http://www.pcworld.com.vn/articles/kinh-doanh/quantri/2008/11/1193188/dien-toan-dam-may-khong-con-xa-voi/ http://khoaluan.vn/Doc/14904/bao-cao-de-tai -cloud- computing. html https://sites.google.com/site/phuongpham2205/relax1/dhientoandammaycloudcomputinglagi http://maychuao.com.vn /cloud- computing/ cong-nghe-dam-may-la-gicloud -computing/ http://codecamp.hatch.vn/ http://csrc.nist.gov/publications/nistpubs/800-145/SP800-145.pdf và một số tài... thể an tâm về chất lượng dịch vụ Ví dụ như trong SaaS có dịch vụ tìm kiếm của Google, hiện tại khi người dùng truy cập vào trang web sử dụng dịch vụ tìm kiếm này thì có thể an tâm rằng mình luôn được đáp ứng nếu mình truy cập không được thì có thể đó là vấn đề do kết nối đường truyền mạng Năm 2008, có một cuộc khảo sát về chất lượng dịch vụ thì có hai hãng hàng đầu đạt chất lượng phục vụ tốt về tích sẵn... dụng tốt hơn Ngoài ra việc sử dụng các dịch vụ của cloud computing cũng gây ra một vấn đề, khi dữ liệu của người sử dụng dịch vụ lưu trữ trên hệ thống của nhà cung cấp dịch vụ thì có điều gì đảm bảo cho người sử dụng là dữ liệu của mình sẽ an toàn, không bị rò rỉ ra bên ngoài Hiện nay, về mặt kỹ thuật thì vẫn chưa có cách nào hiệu quả để giải quyết vấn đề trên Điều này dẫn đến việc thực hiện hay sử dụng... phục vụ khách hàng, về cách tính phí phần mềm và việc sử dụng dịch vụ EC2 của người sử dụng Nếu khách hàng dùng EC2 để chạy các phần mềm có bản quyền của Microsoft như Window Server hay Window SQL Server thì bị tính phí là 0,15$ còn ngược lại nếu dùng dịch vụ EC2 mà sử dùng phần mềm mã nguồn mở thì chỉ phải trả 0,1$ 2.2 Lợi ích của Cloud Computing đối với doanh nghiệp Ưu việt của Cloud Computing so với... hợp lý nhất Với Cloud Computing, doanh nghiệp sẽ chuyển hầu hết trách nhiệm về kiểm soát hệ thống, quản lý hạ tầng, bảo mật, đảm bảo chất lượng dịch vụ… cho nhà cung cấp dịch vụ Khi đó doanh nghiệp sẽ giảm rất nhiều chi phí và chỉ tập trung vào nhiệm vụ chính là kinh doanh, không phải bận tâm nhiều đến việc quản lý, kiểm soát hệ thống 16 III Kết luận  Trước khi có công nghệ Cloud Computing Các chương... phần mềm có thể chạy trên private cloud hay public cloud 2.1.3 Bảo mật và kiểm tra dữ liệu Như đã phân tích ở phần trước đó, khi đưa dữ liệu lên cloud thì một câu hỏi đặt ra là: dữ liệu của mình có an toàn không? Do đó các dữ liệu nhạy cảm của các công ty thường không để lên cloud lưu trữ Việc để dữ liệu lên đó sẽ làm cho khả năng bị nhiều khách truy xuất hơn Và vấn đề này đang là một thách thức thực . khảo https://www.youtube.com/watch?v=uYGQcmZUTaw https://www.youtube.com/watch?v=ae_DKNwK_ms https://www.youtube.com/watch?v=6BCTThJM17g http://www.pcworld.com.vn/articles/kinh-doanh/quan- tri/2008/11/1193188/dien-toan-dam-may-khong-con-xa-voi/ http://khoaluan.vn/Doc/14904/bao-cao-de-tai -cloud- computing. html https://sites.google.com/site/phuongpham2205/relax- 1/dhientoandammaycloudcomputinglagi http://maychuao.com.vn /cloud- computing/ cong-nghe-dam-may-la-gi- cloud- computing/ http://codecamp.hatch.vn/ http://csrc.nist.gov/publications/nistpubs/800-145/SP800-145.pdf và. nguyên dễ dàng, giảm thiểu các giao tiếp với nhà cung cấp. 2. Đặc điểm cơ bản của mô hình Cloud Computing Mô hình Cloud Computing cần đảm bảo 5 đặc điểm. Hình 2: Đặc điểm của Cloud Computing 5 2.1 và nhỏ. Bởi vậy nhóm chúng em đã tập trung vào tìm hiểu về Cloud Computing. Qua bài báo cáo này chúng em mong rằng có thể xây dựng và hệ thống được cho mọi người hiểu được các đặc điểm cũng như mô hình

Ngày đăng: 18/11/2014, 08:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w