0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Những thay đổi cận lâm sàng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA CẬN THỊ CAO Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÁN NHUYỄN THỂ THỦY TINH (Trang 89 -93 )

Biểu hiện trên cận lâm sàng của mắt cận thị cao cũng rất phong phú, luôn thu hút sự quan tâm của các nhà nhãn khoa. Ngày nay, với nhiều trang thiết bị mới để khảo sát cấu trúc, chức năng của nhãn cầu, mắt cận thị cao đã đ-ợc chăm sóc rất kỹ l-ỡng để dự phòng và điều trị sớm các nguy cơ gây giảm thị lực.

4.2.2.1. Thay đổi về điện võng mạc:

Điện võng mạc đã đ-ợc áp dụng khảo mắt cận thị từ nhiều năm nay [14]. Với sự phát triển của công nghệ tế bào, cấu trúc võng mạc của mắt cận thị đã đ-ợc hiểu rõ, hiểu sâu, từ đó máy ghi đo điện võng mạc có thể khảo sát từng vùng, từng điểm của võng mạc. Trong nghiên cứu cho thấy có 81,73% số mắt có thay đổi điện võng mạc tổng thể, chỉ có 18,27% số mắt có điện võng mạc bình th-ờng, điều đó chứng tỏ tổn hại của cấu trúc võng mạc khá nhiều, điều này sẽ ảnh h-ởng đến kết quả sau mổ của bệnh nhân. Theo Zayle [132], chức năng điện võng mạc của tế bào nón tổn th-ơng tr-ớc, về sau khi chức năng thị giác bị giảm sút thì điện võng mạc của cả hai tế bào nón và que đều bị ảnh h-ởng. Kết quả đo điện võng mạc này có thể giải thích tại sao kết quả sau mổ trong nghiên cứu này không đ-ợc cao nh- một số báo cáo của các tác giả khác [18], [129]. Mặc dù điện võng mạc giảm t-ơng ứng với mức độ thoái hóa đáy mắt, nh-ng không có sự liên quan nhiều với độ cận thị. Phân tích các biến đổi về sóng điện võng mạc cho nhiều kết quả không thống nhất đặc biệt là sóng A, Black [51] thấy có sự tăng biên độ còn Ponter [51] thấy có giảm biên độ. Tuy nhiên có sự thống nhất chung là có giảm biên độ sóng B, Francois thấy sóng B trong pha tối giảm ở 75% số mắt bị cận thị tiến triển, hiện t-ợng này thấy cả khi đáy mắt có rất ít tổn th-ơng [128]. Một số tác giả cho rằng giảm sóng B có liên quan đến mức độ cận thị [132]. Chan HL [45] khảo sát điện võng mạc nhiều điểm võng mạc cận thị

cao thấy điện thế và hình dạng điện võng mạc ở vùng trung tâm thay đổi tr-ớc, còn vùng ngoại vi bị tổn th-ơng sau. So sánh với các tác giả n-ớc ngoài, tỷ lệ tổn hại trên điện võng mạc trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn, mức độ nặng nề hơn [119].

Hình 4.1: Hình ảnh điện võng mạc giảm sút (BN Hoàng T.X)

4.2.2.2. Những l-u ý khám siêu âm mắt cận thị cao

Do quá trình giãn lồi vùng hậu cực nhãn cầu trong mắt cận thị cao mà trục nhãn cầu có thể kéo dài tới 50% [128], sự giãn lồi phần sau của nhãn cầu có thể không đều hai mắt gây ra mất đối xứng, nếu quá trình này xảy ra sớm sẽ gây nh-ợc thị. Do giãn lồi quá mức vùng hậu cực làm sai lệch vị trí hoàng điểm gây khó khăn trong quá trình đo trục nhãn cầu bằng siêu âm A, các chùm tia siêu âm th-ờng khó tập trung đến đ-ợc hoàng điểm, phản hồi siêu âm không trở về đầu dò, do đó không đo đ-ợc trục nhãn cầu. Một hiện t-ợng sai số khác có thể xảy ra, khi chùm tia siêu âm đến bờ của vùng giãn lồi đã phản hồi âm trở lại đầu dò, do vậy làm sai lệch kết quả. Để tránh hiện t-ợng sai số này có thể kết hợp cả siêu

âm A và B, khi kết quả của cả 2 loại chênh lệch >1mm chúng ta phải làm lại lần nữa. Trong nghiên cứu của Pucci (2001) cho thấy kết quả khúc xạ sau mổ khá cao do sai số khi đo siêu âm là 4%[102]. Kể từ năm 1999, khi hãng Zeiss đ-a ra thị tr-ờng máy đo công suất IOL (IOL Master) để đo trục nhãn cầu và tính công suất IOL với độ chính xác cao ít sai số, kết quả khúc xạ sau mổ cải thiện đáng kể. Trong nghiên cứu của Ingrid Kielhorn (2003) [72], tác giả so sánh kết quả đo trục nhãn cầu và tính công suất IOL của 79 bệnh nhân đ-ợc đo trên siêu âm A và trên IOL Master, kết quả cho thấy trục nhãn cầu đo bằng IOL Master lớn hơn siêu âm A 0,3mm, chênh lệch công suất IOL là 0,96D. Tuy chính xác hơn siêu âm A nh-ng trên mắt cận thị cao nhiều tr-ờng hợp lại không đo đ-ợc do thoái hóa hắc võng mạc quá mức của nhãn cầu, chùm tia không phản xạ trở lại đ-ợc. Vì vậy kết hợp hai loại siêu âm là rất cần thiết trên mắt cận thị cao thoái hóa nhiều võng mạc hậu cực [101].

Hình 4.2: Hình ảnh siêu âm A, B (BN Hoàng T. X)

4.2.2.3. OCT khảo sát võng mạc hậu cực:

OCT là một cuộc cách mạng trong khảo sát cấu trúc nhãn cầu kể cả bán phần tr-ớc và bán phần sau. OCT khác siêu âm ở chỗ dùng sóng ánh sáng thay cho sóng âm để khảo sát mô cần quan sát. Do vậy chỉ mô mỏng ánh sáng đi qua tốt mới có thể quan sát đ-ợc. Võng mạc hậu cực quan sát trên OCT rất chi tiết, chúng ta có thể xem xét rõ ràng các lớp của võng mạc vùng hoàng điểm, gai thị

và võng mạc quanh gai thị hoàng điểm [65], [107].

Có 51 mắt có ảnh h-ởng võng mạc hậu cực biểu hiện giảm chiều dày võng mạc (49%), 24 mắt không thể đo đ-ợc tín hiệu OCT do võng mạc giãn mỏng quá nhiều và do vùng hậu cực lồi lõm không đều nên không phản hồi đ-ợc tín hiệu OCT. Chỉ có 29 mắt OCT bình th-ờng, chiếm 27,9%. Nh- vậy tỷ lệ mắt tổn hại võng mạc trên OCT khá cao 72,1%, ngoài dấu hiệu võng mạc giãn mỏng, chúng tôi cũng gặp các tổn th-ơng phối hợp kèm theo nh- là mất hố trung tâm hoàng điểm, giảm lớp sợi thần kinh quanh gai thị…

Hình 4.3: Hình ảnh võng mạc giãn mỏng và mất hố trung tâm trên OCT (BN Hà T. S)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA CẬN THỊ CAO Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÁN NHUYỄN THỂ THỦY TINH (Trang 89 -93 )

×