1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng điều kiện môi trường lao động và sức khoẻ công nhân công ty tnhh mỏ đá hồng phong tỉnh lạng sơn, năm 2008 - 2009

39 769 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 296 KB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Khai thác đá là một trong những ngành nghề không thể thiếu được cho sự phát triển của nhiều nước trên thế giới, trong đú có Việt Nam. Việc khai thác đá được chia làm các khu vực khác nhau. Lạng Sơn là khu vực khai thác đá nội địa. Một số máy móc, trang thiết bị không đồng bộ trong khi đó nước ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, các yếu tố môi trường lao động bất lợi phát sinh trong quá trình khai thác đá là: bụi, ồn, rung, hơi khí độc… Tất cả những yếu tố trên đều gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ người lao động. Trong điều kiện như vậy, những người công nhân lao động tiếp xúc kéo dài với các yếu tố bất lợi của môi trường lao động sẽ dẫn tới suy giảm sức khoẻ, làm tăng tỷ lệ bệnh tật, nhất là các bệnh có liên quan đến yếu tố nghề nghiệp đó là các bệnh về đường hô hấp. Tỷ lệ một số bệnh khác cũng tăng như các bệnh của hệ tim mạch, tiờu hoỏ, tiết niệu,… Làm ảnh ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lao động và tác động lâu dài đến sức khoẻ công nhân khai thác đá. Tỉnh Lạng Sơn là một tỉnh miền núi. Trong quá trình sản xuất khai thác đá, một số máy móc thiết bị đã cũ, việc cải tiến, mua sắm thay thế trang thiết bị máy móc dã được tiến hành như chưa được đồng bộ. Các yếu tố môi trường lao động độc hại, bất lợi khác như bụi, ồn, rung, điều kiện vi khí hậu không thuận lợi cũng góp phần làm tăng ô nhiễm môi trường lao động và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ công nhân, nhất là đối với bệnh bụi phổi - silic, nguy cơ mắc bệnh của công nhân là không nhỏ, hàng năm có hàng chục người mắc. Bệnh bụi phổi Silic là bệnh sơ hoá phổi, tiến triển không hồi phục do hít phải bụi có hàm lượng Silic tự do cao. Cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. 1 Trước tình hình trờn đó cú một số công trình của một số tác giả nghiên cứu về vấn đề này tuy nhiên tại tỉnh Lạng Sơn vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu. Để giúp cho việc phòng ngừa bệnh, và các tác hại bệnh nghề nghiệp, bảo vệ sức khẻo công nhân. Đề tài "Thực trạng điều kiện môi trường lao động và sức khoẻ công nhân công ty TNHH mỏ đá Hồng Phong tỉnh Lạng Sơn, năm 2008 - 2009” được chúng tôi thực hiện nhằm giải quyết hai mục tiêu sau: 1- Khảo sát một số yếu tố môi trường lao động cơ bản trong khai thác và chế biến đá. 2- Mô tả thực trạng sức khoẻ, bệnh tật công nhân mỏ đá Hồng Phong - Lạng Sơn. 2 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Môi trường lao động với sức khoẻ người lao động: Trong cuộc sống con người và môi trường có mối liên quan khăng khít với nhau và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Nhưng môi trường nào càng có nhiều yếu tố bất lợi, nhất là môi trường lao động thì con người dễ bị ảnh hưởng đến sức khoẻ. Sức khoẻ công nhân và môi trường lao động là hai vấn đề liên quan mật thiết với nhau. Môi trường lao động ô nhiễm sẽ làm suy giảm sức khoẻ công nhân lao động, thậm chí gây nên những bệnh không chữa khỏi như: Bệnh bụi phổi - siilic nghề nghiệp, bệnh điếc nghề nghiệp, rung chuyển nghề nghiệp, ung thư phổi… Ngay cả sau khi chúng ta khám phát hiện bệnh cho đi điều dưỡng phục hồi và chuyển vị trí làm việc người lao động khỏi môi trường bị ô nhiễm nhưng bệnh vẫn tiếp tục tiến triển. Người lao động làm ở các ngành nghề khác nhau thường chịu tác động bởi các yếu tố môi trường lao động khác nhau như: - Các yếu tố vật lý: Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, ánh sáng, bức xạ nhiệt, bụi, ồn, rung chuyển, điện từ trường… - Các yếu tố hoá học như: Khí NO 2 , SO 2 , CO 2 , CO, H 2 S,… - Các yếu tố sinh vật: Vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, nấm mốc, … - Các yếu tố kinh tế, xã hội. Khai thác đá là nghề mà người lao động phải làm việc ngoài trời. Một số yếu tố môi trường lao động không thuận lợi như bụi, tiếng ồn, hơi khí độc… phát sinh trong quá trình sản xuất khai thác và chế biến đá cũng ảnh hưởng đến năng xuất lao động và sức khoẻ công nhân. Đặc biệt nước ta nằm trong 3 khu vực khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm, làm tăng các phản xạ nhiệt ẩm gây cản trở quá trình điều hoà thân nhiệt, ảnh hưởng tới sức khoẻ người lao động. Mỗi ngành nghề có đặc trương riêng, yếu tố môi trường tác động lên sức khoẻ công nhân lao động ở các ngành nghề khác nhau, do đó mô hình bệnh tật cũng có sự khác nhau. Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước đều cho rằng: Môi trường lao động có nhiều bụi, mô hình bệnh tật chủ yếu trong công nhân là bệnh phổi, phế quản mãn tính [3]. Đây là một bệnh nguy hiểm cho dự đó biết nguyên nhân, cơ chế gây bệnh nhưng cho đến nay chưa có phương pháp nào điều trị hữu hiệu. cách tốt nhất để phòng chống lại căn bệnh này vẫn là các biện pháp phòng bệnh. 1.2. Tình hình nghiên cứu môi trường lao động với sức khoẻ trên thế giới: Cho đến nay giới khoa học và vệ sinh công nghiệp trên thế giới đã tổ chức nhiều hội nghị khoa học quốc tế về "Tác động phối hợp của môi trường lao động” như tại Phần Lan (1987), Nhật Bản (1986) [2]. Các tác giả Enterline P.E, Marsh G.M, Esmen N.A (1987) nghiên cứu tác động phối hợp của việc hút thuốc lá với nhiễm độc SO 2 và Arsennic đến tỷ lệ chết của công nhân nấu đồng Mỹ. Scheffer M, Dupuis H (1989) nghiên cứu tác động phối hợp của nhiệt độ không khí với nhiệt độ da. Tác giả Voscresemski (1898) đã phân tích được nồng độ bụi chứa Silic ở trong phổi và các hạch phế quản. Ông đã khẳng định rằng khối lượng bụi chứa silic trong phổi của thợ mỏ nhiều hơn của những người khác [6]. Từ đầu thế kỷ XX, nhờ có các phương pháp kỹ thuật tiến bộ, nhất là máy X quang nên việc nghiên cứu bệnh bụi phổi nói chung và bệnh bụi phổi silic nói riêng cũng đạt được kết quả về nhiều mặt, được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới. 4 Hội nghị quốc tế lần đầu tiên chính thức thảo luận về bệnh bụi phỏi silic được tổ chức ở Tohamnesburg (Nam phi) năm 1930 [19]. ILO (1980) đưa ra bảng phân loại kèm theo bộ phim mẫu, áp dụng cho tất cả các nước có bệnh bụi phổi silic [5]. Nhiều nước trên thế giới đó cú những công trình nghiên cứu về bệnh bụi phổi Silic. Vì tác hại nghiêm trọng của nó đến sức khoẻ, tính mạng của công nhân lao động, do đó nhiều hội nghị quốc tế, quốc gia về bệnh bụi phổi silic đã được tổ chức [33]. 1.3. Tình hình nghiên cứu môi trường lao động và sức khoẻ công nhân trong nước: Ở nước ta đó cú một số nghiên cứu về tác động của vi khí hậu nóng, hơi khí độc, bụi đến sinh lý và bệnh tật của công nhân. Đào Ngọc phong (1986) đánh giá sự tương quan giữa các dấu hiệu bệnh lý viêm phế quản mạn với bụi, CO 2 [25]. Cùng tác giả Đào ngọc Phong và Chu Văn Thăng (1985) nghiên cứu phối hợp tác động bụi, SO 2 đến bệnh hô hấp [26]. Tác giả Nguyễn Bá Chẳng (2001) nghiên cứu tình hình vệ sinh môi trường khu dân cư đô thị Quảng ninh dưới ảnh hưởng của bụi và các yếu tố lý hoỏ khỏc [7]. Theo Nguyễn Khắc Hải (1998) nghiên cứu ô nhiễm môi trường và sức khoẻ, bệnh tật của công nhân ngành vật liệu xây dụng, mô hình bệnh tật chủ yếu là [9]: - Bệnh phế quản – phổi chiếm tỷ lệ 70,18%. - Bệnh tai mũi họng chiếm tỷ lệ 20,40%. - Bệnh điếc nghề nghiệp chiếm tỷ lệ 19,00%. - Bệnh mắt chiếm tỷ lệ 6,20%. Theo số liệu thồng kê của Bộ Y tế đến tháng 12/2001 cả nước có khoảng 12.688 trường hợp mắc bệnh bụi phổi - silic được giám định và cấp sổ chiếm 76,29% trong tổng số các bệnh nghề nghiệp được phát hiện [31]. 5 1.4. Tình hình môi trường lao động và bệnh nghề nghiệp của công nhân mỏ đá Hồng Phong – Lạng Sơn: 1.4.1. Tình hình chung: Công ty khai thác đá Hồng Phong nằm ở phớa Nam tỉnh Lạng Sơn, mỏ cung cấp đá cho các ngành xõy dựng. Cơ sở hạ tầng cũng như trang thiết bị phục vụ khai thác đã xuống cấp. Công ty TNHH Hồng Phong đã tự mua sắm mới thêm một số các trang thiết bị, tuy nhiên chưa được đồng bộ. Mỏ đá Hồng Phong là loại đá phục vụ cho các ngành xõy dựng. Mỗi năm mỏ đá khai thác và sản xuất được 350.000 – 400.000 tấn đá. Theo số liệu Khoa sức khoẻ Trung tâm Y tế dự phòng Lạng Sơn cú trờn 300 công nhân của mỏ trực tiếp làm việc trong môi trường ô nhiễm. Với kết quả đo môi trường lao động năm 2008 của Trung tâm Y tế dự phòng Lạng Sơn cho thấy: - Hàm lượng Silic trong bụi: 9 - 32%. - Nồng độ bụi toàn phần: 1,2 – 26,3%. - Nồng độ bụi hô hấp: 0,5 – 20,1%. - Nhiệt độ môi trường lao động mùa hè: 28,1 – 38,7 o C. - Độ ẩm: 58,5 – 72,6%. - Vận tốc gió: 0,5 – 1,7 m/s. - Độ ồn: 65,8 – 90,5 dBA. 1.4.2. Tình hình sức khoẻ về bệnh nghề nghiệp của công nhân mỏ đá Hồng Phong Theo số liệu thống kê của Hội đồng giám định Y khoa và khoa sức khoẻ nghề nghiệp Trung tâm Y tế dự phòng Lạng Sơn cho đến nay tại mỏ đá Hồng Phong đã phát hiện những trường hợp mắc bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp, Hàng năm số mắc mới được khám và phát hiện người mắc bệnh bụi phổi. Lạng Sơn là một Tỉnh được Bộ Y tế chọn tỉnh Lạng Sơn thuộc nhóm 2 chương trình phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2008 – 2010 mục tiêu hàng năm giảm tỷ lệ mắc mới và tiến tới thanh toán bệnh bụi phổi - silic vào năm 2030 theo chủ trương toàn cầu. 6 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu: 2.1.1. Người lao động: Tất cả cán bộ nhân viên khối văn phòng công ty và công nhân từ khai thác, vận chuyển, sản xuất, chế biến mỏ đá Hồng Phong không phân biệt giới, tuổi đời và tuổi nghề 2.1.2. Môi trường lao động: Đo vi khí hậu, độ ồn, bụi hô hấp, bụi toàn phần, hàm lượng SiO 2 và một số hơi khí độc… 2.2. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 7 năm 2009 đến tháng 8 năm 2010. 2.3. Địa điểm nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu mỏ đá Hồng Phong - tỉnh Lạng Sơn. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp nghiên cứu cắt ngang hồi cứu dựa trên số liệu hồ sơ quản lý sức khoẻ và bệnh tật nghề nghiệp của công nhân viên chức Công ty TNHH mỏ đá Hồng Phong. 2.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu - Toàn bộ công nhân viên chức Công ty TNHH mỏ đá Hồng Phong gồm: 300 công nhân viên chức (167 công nhân nam và 133 công nhân nữ). - Dựa vào đặc điểm nghề nghiệp và môi trường lao động, chúng tôi chia đối tượng ra làm 3 nhóm nghiên cứu theo TCVN: 5508 – 1991, 5509 – 1991, 3985 – 1999 505/BYT. Và sử dụng theo thường quy kỹ thuật của Viện Y học lao động và vệ sinh Môi trường. 7 Nhóm I: Nhóm nghề có nguy cơ cao (nhóm NC cao) bao gồm các nghề khai thác đá, lỏi mỏy sỳc, mỏy gạt, khoan nổ mìn, sàng tuyển đá… nhóm này có 112 công nhân. Trong đó có 59 công nhân nam và 53 Công nhân nữ. Nhóm II: Nhóm nghề có nguy cơ vừa (nhóm NC vừa) bao gồm: thợ cơ khí, cơ điện, lái xe, bảo vệ mỏ, quản đốc, phó quản đốc và cán bộ kỹ thuật… nhóm này có 119 công nhân. Trong đó có 88 công nhân nam và 31 Công nhân nữ. Nhóm III: Nhóm nguy cơ thấp (nhóm NC thấp) gồm khối văn phòng quản lý, Y tế, cấp dường nhà bếp nhóm này môi trường vi khí hậu nồng độ bụi thấp hơn hai nhóm NC cao và NC vừa. Nhóm này có 69 công nhân. Trong đó có 44 công nhân nam và 25 Công nhân nữ. 2.4.3. Cách chọn mẫu nghiên cứu Chọn mẫu theo phương pháp chủ đích là toàn bộ quần thể công nhân viên chức trong Công ty TNHH mỏ đá Hồng Phong, không phân biệt tuổi, giới, nghề nghiệp, thời gian tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ… 2.4.4. Các biến số và chỉ số nghiên cứu - Về môi trường lao động: + Vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió) + Bụi (bụi toàn phần, bụi hô hấp, hàm lượng Silic) + Tiếng ồn (ồn chung, ồn phân tích giải tần số) + Hơi khí độc (CO 2 , CO, SO 2 , NO 2 , H 2 S, NH 3 ) - Về tình hình sức khoẻ, bệnh tật của công nhân viên chức công ty: + Khám lâm sàng: * Tuổi, giới, thời gian tiếp xúc (tuổi nghề, nam, nữ, nhóm nghề) * Các chỉ số về thể lực: chiều cao, cân nặng, vòng ngực, huyết áp, mạch, nhiệt độ, nhịp thở. * Các bệnh và các triệu chứng bệnh về hô hấp, tim mạch, tai mũi họng, da, tiờu hoỏ, tiết niệu, tâm thần kinh, phụ khoa… + Cận lâm sàng: 8 * Phim X quang phổi. * Đo chức năng hô hấp. 2.4.5. Công cụ thu thập số liệu - Hồ sơ khám sức khoẻ định kỳ theo thông tư số 13/2007/TT – BYT ngày 21 tháng 11 năm 2007 của Bộ Y tế. - Phiếu kết quả đo môi trường lao động 2.4.6. Phương pháp thu thập thông tin và thiết bị đo đạc 2.4.5.1. Máy móc, phương tiện đo các yếu tố trong môi trường lao động a. Vi khí hậu Đo nhiệt độ, độ ẩm không khí và độ gió bằng máy đo vi khí hậu 3 chức năng Tri-Sense 37.000-00 – Mỹ b. Tiếng ồn Đo ồn có phân tích các giải tần số bằng máy Sound level meter Octave band analyzer model NA 29 Rion – Nhật. c. Đo bụi Đo bụi hô hấp bằng mya đo Cacella – Anh và bụi toàn phần bằng máy đo hiện số Dust Track – Mỹ, sử dụng máy lấy bụi SKC – Mỹ, cân mẫu bụi bằng cân điện tử toàn phần: mg/m 3 . Xác định hàm lượng SiO 2 trong bụi hô hấp, sử dụng phương pháp Quang phổ hấp thụ hồng ngoại biến đổi Fourie trờn mỏy Shimadzu FT – IR 8400S – Nhật, kết quả biểu thị bằng hàm lượng SiO 2 (%) trong bụi hô hấp. d. Đo hơi khí độc Lấy mẫu các hơi, khí bằng máy EC.2000 và máy SKC – Mỹ, phân tích bằng phương pháp so màu quang phổ hấp thụ vùng trông thấy trên máy đo mật độ quang Spectronic 21-D và máy cực phổ xung vi phân Metrohm VA 646 – Thuỵ Sỹ e. Đo bức xạ nhiệt: Đo bằng nhiệt kế tam cầu Metrosonic – Nhật 2.4.5.2. Kỹ thuật đo môi trường lao động 9 - Đo vi khí hậu và bụi Phương pháp thu thập các chỉ số nghiên cứu về môi trường được sử dụng theo thường quy kỹ thuật của viện Y học lao động và vệ sinh môi trường năm 2004. Địa điểm đo môi trường lao động: Những nơi tập trung nhiều công nhân đang làm việc của công ty như: các phân xưởng, trong nhà xưởng, ngoài trời, trờn cỏc moong đá, trờn các phương tiện khai thác và vận chuyển đá, mỗi điểm lấy 03 mẫu kết quả là giá trị trung bình. Xác định nồng độ bụi toàn phần trong không khí (mg/m 3 ) các mẫu bụi được lấy từ các phân xưởng sản xuất có yếu tố nguy cơ cao - Tiếng ồn Đo tiếng ồn chung phân xưởng: Đo tại 5 điểm gồm 4 điểm ở 4 góc và 1 điểm ở giũa phân xưởng, sau đó lấy trị số trung bình. Đo tiếng ồn tại vị trí lao động: Tiếng ồn được đo tại nơi người công nhân đang làm việc, máy đo hướng về nơi phát sinh nguồn ồn và để ngay tầm tai của công nhân. - Đo hơi khí độc - Các kết quả đo về vi khí hậu, nồng độ bụi toàn phần, nồng độ bụi hô hấp, hàm lượng Silic tự do trong bụi, ồn chung, ồn giải phân tích các giải tần số và nồng độ hơi khí độc trong không khí đo được tại các phân xưởng sản xuất của đối tượng nghiên cứu được đối chiếu theo tiêu chuẩn Việt nam: 3733/2002/QĐ/BYT. 2.4.5.3. Phương pháp thu thập thông tin về sức khoẻ, bệnh tật của công nhân Hồi cứu kết quả khám sức khoẻ định kỳ phân loại sức khoẻ và hồ sơ quản lý bệnh tật chung và bệnh nghề nghiệp trong hai năm 2008 – 2009 vệ một số bệnh tim mạch và hô hấp như viêm phế quản, bụi phổi… chẩn đoán xác định trên cơ sở kết hợp cả lâm sàng và cận lâm sàng, nên kết quả nghiên 10 [...]... mỏ đá Hồng Phong từ năm 2008 - 2009 theo cách phân loại sức khoẻ của Bộ Y tế thì không có công nhân sức khoẻ loại I Sức khoẻ loại II giảm từ 39,5% năm 2008 xuống còn 34,7% năm 2009 Trong khi đó sức khoẻ loại III, IV, V lại tăng dần theo từng năm Tổng sức khoẻ loại II và III năm 2008: 77,4% đến năm 2009 giảm còn 73,7% Tổng sức khoẻ loại IV và loại V năm 2008: 22,6% đến năm 2009 tăng: 26,3% Xu hướng sức. .. và vệ sinh môi trường (13), Viện YHLĐ và VSMT Hà Nội, Tr 81 - 85 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 TỔNG QUAN 3 1.1 Môi trường lao động với sức khoẻ người lao động: 3 1.2 Tình hình nghiên cứu môi trường lao động với sức khoẻ trên thế giới: 4 1.3 Tình hình nghiên cứu môi trường lao động và sức khoẻ công nhân trong nước: .5 1.4 Tình hình môi trường lao động và. .. khí hậu và nồng độ bụi môi trường trong môi trường lao động trên địa bàn Thanh hoá 4 năm (1996 - 1999), Tập san Y học lao động và Vệ sinh môi trường (19), Viện YHLĐ và VSMT, Hà Nội, tr 46 - 47 21 Trần Thị Liên và cộng sự (2000), "Đánh giá điều kiện môi trường lao động liên quan đến sự phát sinh, phát triển bệnh ngoài da, nấm da ở công nhân mỏ than hỳõm lũ", Tập san y học lao động và vệ sinh môi trường. .. - Năm 2008 có 296 công nhân, số công nhân khám sức khỏe đình kỳ đạt 100%; năm 2009 có 300 công nhân số công nhân khám sức khỏe định kỳ cũng đạt 100% - Nhỡn chung sức khỏe của công nhân có xu hướng giảm dần từ 2008 đến 2009 Thể hiện qua số liệu sức khỏe từ loại III, IV, V tăng dần, năm sau cao hơn năm trước Sức khỏe loại II có xu hướng giảm Bảng 3.9: Phân loại sức khoẻ theo nhóm nghề năm 2009 Loại sức. .. bộ công nhân viên làm việc tại mỏ đá Hồng Phong từ năm 2008 - 2009 chúng tôi nhận thấy có một số điểm cần lưu ý như sau: Sức khoẻ công nhân ở mỏ có chiều huớng giảm dần theo thời gian Sự suy giảm sức khoẻ này cũng phù hợp với quy luật phát triển chung của một đời người, tuổi càng cao thì sức khoẻ cũng càng giảm Ở đây chúng tôi muốn đề cập đến vấn đề sức khoẻ do ảnh hưởng của môi trường lao động tại mỏ. .. Ninh, Tr 10 - 13 28 Vũ Quang Thiện và Cộng sự (1993), "Môi trường lao động của công nhõn lái máy khoan, xúc, gạt ở Quảng Ninh", Tập san Y học Lao động và vệ sinh môi trường (5), Viện Y học lao động và VSMT Hà Nội, Tr 21 - 22 29 Nguyễn Thị Thu (1996), "Triệu chứng hô hấp và chức năng phổi ở công nhõn mỏ than Bỉ", Tập san y học lao động và vệ sinh môi trường (10), Viện YHLĐ và VSMT, Hà Nội, Tr 87 - 92 30... lên 155 trở lên II 15 8-1 62 4 7-4 9 7 9-8 1 15 1-1 54 4 3-4 4 7 4-7 5 III 15 4-1 57 4 5-4 6 7 6-7 8 14 7-1 50 4 0-4 2 7 2-7 3 IV 15 0-1 53 4 1-4 4 7 4-7 5 14 3-1 46 3 8-3 9 7 0-7 1 V Dưới 150 Dưới 143 Dưới 38 Dưới 70 Dưới 40 Dưới 74 * Cách phân loại sức khoẻ: Nguyên tắc: Phân loại sức khoẻ dựa vào thể lực (chiều cao, cân nặng, vòng ngực) và các cơ quan bộ máy (phân loại thể lực + cơ quan bộ máy) Phân loại sức khoẻ tổng hợp từng người... cơ cao, công nhân có sức khoẻ loại II chỉ đạt 30,4% trong khi đú nhóm nghề nguy cơ thấp thì tỷ lệ sức khoẻ cùng loại ở nhóm này đạt 43,5% (cao gấp gần 1,5 lần) Điều này chứng tỏ công nhân làm việc ở nhóm nghề nguy cơ cao cú cỏc yếu tố môi trường lao động và điều kiện làm việc không thuận lợi đã tác động và gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ công nhân Ngược lại, sức khoẻ loại III, IV, V của công nhõn... 19 năm chiếm tỷ lệ 31,6%, còn lại nhóm tuổi nghề từ 20 năm trở lên chiếm tỷ lệ 30,1% Điều này chứng tỏ lực lượng lao động ở mỏ chủ yếu tập trung ở hai nhóm tuổi nghề dưới 10 năm và 10 đến 19 năm 4.2.2 Phân loại sức khoẻ * Phân loại sức khoẻ đối tượng nghiên cứu theo năm (2008 - 2009) Dựa vào bảng phân loại sức khoẻ do Bộ Y tế ban hành năm 1997, qua khám và hồi cứu kết quả khám sức khoẻ định kỳ hàng năm, ... đó năm 2009 chỉ có 295 đối tượng khám, tỷ lệ mắc tăng lên 6,2% so với năm 2008 - Ở nhóm nghề nguy cơ cao, trong năm 2008 số công nhân mắc bệnh tai mũi họng chiếm 77,3% nhưng đến năm 2009 tỷ lệ này là 84,5% Tương tự ở nhóm nguy cơ vừa và nhóm nguy cơ thấp tỷ lệ công nhân bị mắc bẹnh tai mũi họng cũng tăng ở năm sau cao hơn so với năm trước 23 Chương 4 BÀN LUẬN 4.1 Thực trạng môi trường lao động mỏ đá . bệnh, và các tác hại bệnh nghề nghiệp, bảo vệ sức khẻo công nhân. Đề tài " ;Thực trạng điều kiện môi trường lao động và sức khoẻ công nhân công ty TNHH mỏ đá Hồng Phong tỉnh Lạng Sơn, năm 2008. lý sức khoẻ và bệnh tật nghề nghiệp của công nhân viên chức Công ty TNHH mỏ đá Hồng Phong. 2.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu - Toàn bộ công nhân viên chức Công ty TNHH mỏ đá Hồng Phong gồm: 300 công nhân. trạng sức khoẻ, bệnh tật công nhân mỏ đá Hồng Phong - Lạng Sơn. 2 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Môi trường lao động với sức khoẻ người lao động: Trong cuộc sống con người và môi trường có mối liên quan

Ngày đăng: 17/11/2014, 22:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w