Phát riển con người, chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế: Một cách tiếp cận động lực hệ thống Điều đã được công nhận rộng rãi hiện nay chính là phát triển con người (HD) và tăng trưởng kinh tế (EG) gắn bó tương tác với nhau trong quá trình tác động theo hai hướng hoặc dẫn đến chiều hướng gia tăng sự phát riển hoặc dẫn đến cái bẫy nghèo đói.
Trang 1BỘ MÔN TÀI CHÍNH CÔNG
BÀI NGHIÊN CỨU:
HUMAN DEVELOPMENT, PUBLIC
EXPENDITURE AND ECONOMIC GROWTH
-Muhammad Azeem
Qureshi-GIẢNG VIÊN PHỤ TRÁCH: PGS.TS SỬ ĐÌNH THÀNH
NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 9_LỚP CAO HỌC TCDN NGÀY/ K22
1 TRỊNH QUANG CÔNG
2 BÙI THỊ THÙY DƯƠNG
3 MAI THỊ HUỲNH MAI
4 CHUNG NGỌC NGHI
5 NGUYỄN THỊ ÁNH NGỌC
THÁNG 08/2013
Trang 2
Trang 3
1 Giới thiệu 3
2 Mô hình 4
3 Tham số, sự phù hợp và hiệu chỉnh của mô hình 7
4 Thiết kế chính sách 8
5 Phân tích chính sách 9
5.1 Các chỉ tiêu nhân khẩu học 9
5.2 Học thức và các chỉ số phát triển con người 11
5.3 Các chỉ số kinh tế 12
6 Kết luận và khuyến nghị chính sách 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Đôi nét về tác giả 17
Trang 4Phát triển con người, chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế:
Một cách tiếp cận động lực hệ thống
Muhammad Azeem Qureshi Nhóm System Dynamics, Khoa Khoa học Xã hội, Đại học Bergen, Bergen, Na Uy
và Viện Quản lý Khoa học, Đại học Bahauddin Zakariya, Multan, Pakistan
TÓM TẮT Mục đích – Điều đã được công nhận rộng rãi hiện nay chính là phát triển con
người (HD) và tăng trưởng kinh tế (EG) gắn bó tương tác với nhau trong quá trình
tác động theo hai hướng hoặc dẫn đến chiều hướng gia tăng sự phát triển hoặc dẫn
đến cái bẫy nghèo đói Khái niệm này thường được sử dụng để khắc phục một trong
những hạn chế của nghiên cứu trước đây do Qureshi thực hiện, trong đó giả định tổng sản lượng trong nước (GDP) là ngoại sinh Với việc xác định GDP là nội sinh, các tác động của chi tiêu công lên HD và EG ở Pakistan được nghiên cứu một cách chi tiết
Thiết kế / phương pháp / cách tiếp cận - Cách tiếp cận động lực hệ thống (System
dynamics approach) được sử dụng để mô phỏng, xác định và giúp quản lý con
đường phát triển của HD và EG ở Pakistan đem lại những chính sách thay thế về chi
tiêu công cho HD và EG Với mục đích này, mô hình nội sinh xác định hướng biến
động của các nhóm dân số và các chỉ số giáo dục, chỉ số y tế và chỉ số kinh tế
Phát hiện - Kết quả mô phỏng cho thấy rằng mức độ hiện tại của chi tiêu công cho
HD tại Pakistan rất thấp và bất cứ sự sụt giảm nào cũng sẽ tiếp tục có tác động tiêu cực không thể đảo ngược trên các chỉ số HD và chỉ số kinh tế, ngay cả khi các nguồn lực được tiết kiệm đầu tư hiệu quả vào EG Hơn nữa, việc chi tiêu công cao vào EG có thể không cải thiện được cả các chỉ số HD lẫn các chỉ số kinh tế Ngược lại, chi tiêu công cao hơn vào HD không chỉ cải thiện các chỉ số HD mà còn hỗ trợ cho EG Các kết quả của nghiên cứu này phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước
đó và thách thức nền tảng của chính sách tài khóa ở Pakistan đã liên tục bỏ qua HD
trong nhiều thập kỷ
Trang 5Hạn chế nghiên cứu / tác động – Ranh giới của mô hình bao gồm các liên kết
nhân quả có thể có của chi tiêu công, HD và phân phối thu nhập Sự xác định và tổng hợp những tác động có thể cải thiện tầm hiểu biết về việc duy trì bất cân xứng trong phân phối thu nhập ở Pakistan, vai trò của nó trong HD và thỏa hiệp EG
Ý nghĩa th ực tiễn - Bài viết này đề xuất sự định hướng lại chính sách tài khóa ở
Pakistan và gắn kết nó vào HD bằng cách phân bổ công quỹ nhiều hơn
Độc đáo / giá trị - Đặc điểm độc đáo của mô hình này là sự rõ ràng của mô hình về
các nhóm dân số trong một mối quan hệ phản hồi tương tác hai chiều với phát triển kinh tế, nghiên cứu độ trễ và mối liên hệ phi tuyến phức tạp trong quá trình này
Từ khóa Dân số, tăng trưởng kinh tế, tài chính công, chính sách thu nhập, thiết kế
và phát triển, Pakistan
Dạng tài liệu Tài liệu Nghiên cứu
Trang 61 Giới thiệu
Điều đã được công nhận rộng rãi hiện nay chính là phát triển con người (HD) và tăng trưởng kinh tế (EG) phụ thuộc lẫn nhau và đan xen vào nhau trong
các quá trình tương tác trong đó đề xuất rằng cả hai đều là những vấn đề có mối liên
hệ tương hỗ củng cố lẫn nhau hoặc dẫn đến chiều hướng gia tăng của sự phát triển hoặc một “bẫy” nghèo đói HD không chỉ là một phương tiện để đạt được năng suất
cao hơn mà cũng là một mục đích của chính nó (Romer, 1986; Streeten năm 1994;
Ranis và cộng sự, 2000) Các khái niệm về HD đặt con người vào vị trí trung tâm của tất cả các khía cạnh trong quá trình lập kế hoạch phát triển và đòi hỏi mức độ cao trong cam kết của chính phủ về HD (Qureshi, 2008) Chi tiêu công cho HD là công cụ chính sách quan trọng đối với chính phủ để đạt được những lợi ích của EG
vượt qua giai đoạn thiếu thốn về kinh tế của xã hội và cải thiện hiệu suất kinh tế xã
hội (Anand và Ravallion, 1993; Chakraborty, 2003) Tuy nhiên một cam kết như vậy đòi hỏi một sự đánh đổi thỏa hiệp: tăng phân bổ chi tiêu công cho HD có thể tạo thêm chi phí cho chi tiêu công trong EG hoặc gia tăng các khoản nợ trong một quốc gia đang phát triển như Pakistan với thu nhập cơ sở không co giản Chi tiêu công vào HD luôn thấp ở Pakistan chỉ ra sự thiếu tự tin của các nhà hoạch định chính sách vào những tác động kinh tế tích cực của việc thỏa hiệp thiên về HD Hơn nữa,
đánh giá tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô là một công việc khó khăn do
một mạng lưới phức tạp của các tương tác nội tại và giữa các phần khác nhau của một nền kinh tế thông qua nhiều kênh (Rana, 2003; Kraev và Akolgo, 2005) Chúng tôi sử dụng cách tiếp cận động lực hệ thống để mô tả mạng lưới tương tác phức tạp này và mô phỏng cấu trúc hệ thống của HD và EG ở Pakistan Mô hình mô phỏng
động lực mà chúng tôi phát triển trong nghiên cứu này (sau đây gọi là mô hình)
cung cấp một công cụ linh động có thể hữu ích trong việc đánh giá tác động và xác
định một chính sách công mạnh mẽ để đạt được tiêu chuẩn HD tốt hơn mà không
phải hy sinh sự phát triển kinh tế
Ngoài phần giới thiệu đã được trình bày trong phần 1, phần còn lại của bài nghiên cứu được sắp xếp như sau : Phần 2 thảo luận về mô hình và cấu trúc nhân quả của nó, Phần 3 mô tả sự phù hợp và hiệu chuẩn của mô hình, Phần 4 mô tả việc
Trang 7thiết kế chính sách và trình bày các kịch bản khác nhau để phân tích, Phần 5 trình bày phân tích chính sách, và cuối cùng Phần 6 là các kết luận và khuyến nghị chính sách
2 Mô hình
Tầm quan trọng của dân số trong chiến lược phát triển của một quốc gia tạo
sự cần thiết để nó có vai trò như là một thành phần cơ bản của mô hình dựa trên chiến lược phát triển Một sự tập trung nội sinh giúp ước tính tổng cung và tổng cầu tập trung vào con người trong phát triển của một quốc gia là việc cần thiết để đánh
giá năng lực sản xuất của nền kinh tế đó và tác động của nó đến sự phát triển nhân
khẩu học (Qureshi, 2008) Phát triển nội sinh về dân số và lực lượng lao động theo thời gian và đánh giá tác động linh hoạt của nó ở các cấp độ khác nhau và các thành phần của chi tiêu công dựa trên sự khác nhau giữa các chỉ số HD và EG làm cơ sở cho mối quan hệ tương quan của chúng được tìm thấy trong kết quả nghiên cứu là một tính năng nổi bật của mô hình1
Giả định cốt lõi của mô hình là có đầu tư, tích lũ y của con người và vốn vật chất ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và do đó thuế và chi tiêu của chính phủ có vai trò trong quá trình tăng trưởng, điều này được tìm thấy phổ biến trong các tài liệu nghiên cứu (Barro, 1990; Lucas, 1990, Jones và cộng sự, 1993) Phương trình (1) minh họa các yếu tố sản xuất mà chúng tôi giả định cho tổng giá trị gia tăng
trong nước (Y) K đại diện cho tổng vốn vật chất - công cộng cũng như tư nhân, H
là chỉ số năng lực con người trung bình, và L là lực lượng lao động (Mankiw và cộng sự, 1995; Sacerdoti và cộng sự, 1998)
Y= K* (H * L)(1-) ( 0<<1) (1)
K tăng do đầu tư và sự sụt giá theo thời gian H dựa vào chỉ số giáo dục
trung bình2và chi tiêu trung bình để thực hiện chăm sóc sức khỏe cơ bản Chúng tôi theo cách tiếp cận cho rằng mức chi tiêu công cho giáo dục và y tế tạo ra nguồn
1
Chúng tôi sử dụng phần mềm Vensimw của Ventana Systems, Inc, USA Mô hình này được lấy cảm hứng
từ “Threshold 21” - một mô hình tích hợp mô phỏng của Millennium Institute, Washington, DC, Hoa 2
Đây là một chỉ số bình quân gia quyền của tỷ lệ người trưởng thành biết chữ và tỷ lệ nhập học của giáo dục
tiểu học, trung học và đại học, dựa vào những chỉ tiêu kỹ thuật trong Báo cáo phát triển con người của
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc.
Trang 8nhân lực (Jung và Thorbecke, 2003) Chúng tôi giả định tỷ lệ thuế/GDP là ngoại
sinh như một nguồn thu nhập của chính phủ Về phía chi tiêu có hai loại chính, chi
không tùy ý và chi tiêu tùy ý Chi không tùy ý bao gồm quản lý chung, quốc phòng
và các chi phí lãi suất và chi tiêu tùy ý, linh hoạt bao gồm chi tiêu vào HD và EG Chúng ta ngoại suy xu hướng bình quân hiện tại là khoảng chi phí không tùy ý
nhưng nội sinh xác định chi phí lãi suất dựa trên tích lũy nội sinh của nợ công được
phát sinh bởi thâm hụt ngân sách Các quyết định liên quan đến chi tiêu tùy ý là cơ
sở của thiết kế chính sách trong phần 4 Các công thức mô phỏng đại diện cho mối quan hệ hữu cơ được tìm thấy trong các tài liệu về dân số, HD, sản xuất, thu nhập
và chi tiêu công Những phần dưới đây chỉ thảo luận các vòng tương tác phản hồi chính3về quản lý mối quan hệ đan xen giữa HD và EG
Căn cứ vào tài liệu nghiên cứu, Hình 1 trình bày hai vòng tương tác cân bằng
chính "B1" và "B2", chúng miêu tả rằng chi tiêu công cao hơn cho giáo dục và y tế
sẽ làm tăng cao các dịch vụ bình quân đầu người kết quả kéo theo là cải thiện các chỉ số giáo dục và sức khỏe sau một số trì hoãn để cải thiện mức độ HD Kết quả sự phát triển nhận thức sẽ cải thiện hành vi của cặp vợ chồng về việc sinh con Hơn nữa, trong những quan sát nghiên cứu thì những người có học thức thường trì hoãn việc kết hôn
3
Có hai loại: Các vòng phản hồi tích cực, củng cố được đánh dấu là "R" và các vòng phản hồi tiêu cực hay còn gọi là vòng tác động bù đắp, cân bằng tương xứng được đánh dấu là "B" Những nguyên nhân và kết quả
được liên kết với nhau bởi mũi tên có dấu + hoặc - ở đầu Nếu các nhân tốc tác động và nhân tố bị tác động thay đổi cùng chiều thì đư ợc thể hiện bởi dấu +, và nếu chúng biến đổi ngược chiều nhau thì được ký hiệu
bằng dấu - Nếu số lượng các liên kết tiêu cực là số chẳn thì đó là vòng phản hồi tích cực, và nếu số lượng các liên kết tiêu cực là số lẻ thì đó là vòng ph ản hồi tiêu cực.
Trang 9Vòng “B2” cùng với những tài liệu nghiên cứu cho rằng tỷ lệ tử vong ở trẻ
sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi ở Pakistan cao hơn và đây cũng là lý do mà ở những nước đang phát triển khác tỷ lệ sinh cao cũng cao hơn Cặp vợ chồng được quan sát
có nhiều con hơn thì một vài trong số chúng có tỷ lệ tử vong cao hơn Hơn nữa, những liên kết chấm xanh phản ánh vai trò của phía yếu tố cung giúp tạo ra môi
trường thuận lợi còn những li ên kết đỏ biểu thị vai trò của phía yếu tố cầu để cải
thiện HD và kiểm soát khả năng sinh đẻ và dân số (Behrman and Wolfe, 1984; Sathar, 1992; Aziz, 1994; Qureshi and Adamchak, 1996; Haupt and Thomas, 2004; Bryant, 2007)
Mức độ của HD giúp cải thiện tổng thể các yếu tố sản xuất, việc làm, GDP
và tính hợp lý của thu nhập bình đầu người cùng với việc cải thiện mức độ HD
trong tương lai Bài nghiên cứu cho rằng việc làm làm giảm khả năng sinh đẻ và tăng EG cùng với sự phân phối hợp lý của nó Các vòng “R1” đến “R4” trong hình
2 thể hiện vai trò tích cực của HD trong EG trong “chu trình hợp lý” (“virtuous
Trang 10cycle”) chỉ ra rằng việc cải thiện trình độ giáo dục và y tế không chỉ cải thiện mức
độ HD mà còn cải thiện các yếu tố sản xuất, việc làm, cải thiệ n EG cùng giáo dục
và y tế để tạo ra nhiều năng lực tiềm tàng Hơn nữa, nhánh “B3” đến “B5” thể hiện khía cạnh cân bằng hiện tại của “chu trình hợp lý”, thể hiện thông qua sự giảm sút trong tỷ lệ sinh
Những vòng “R5” và “R8”; đường liên kết đậm thể hiện dòng nguồn lực
công, và đường mỏng biển hiện dòng nguồn lực tư nhân, đại biểu cho các bài
nghiên cứu ủng hộ hai cách tăng cường mối quan hệ giữa EG với tiêu dùng và đầu
tư Các vòng cân bằng “B 6” và “B 7” nói lên sự tiêu dùng làm giảm các nguồn lực cho đầu tư tác động một cách tiêu cự c đến đầu tư, nguồn vốn và EG trong dài hạn Hơn nữa, “B8” biểu hiện vai trò của ngân sách nhà nước trong việc kiểm soát thâm
hụt và tác động của nợ công và tiền lãi của nó
3 Tham số, sự phù hợp và hiệu chỉnh của mô hình.
Chúng tôi sử dụng Những chỉ số phát triển thế giới (World Development Indicators) và các vấn đề khác trong Tài liệu tổng hợp số liệu thống kê hằng năm của Pakistan để ước tính các thông số trong mô hình và khởi tạo cho các mô hình nghiên cứu này Do không có sẵn dữ liệu, chúng tôi sử dụng những phần mềm mô phỏng như là một công cụ tối ưu hóa để ước tính vốn c ổ phần, thời gian trung bình của nguồn vốn và độ co giãn của nguồn vốn
Trang 11Những mô hình động lực hệ thống là các mô hình nhân quả và tạo ra những hành vi phù hợp từ những nguyên nhân hợp lý Sự phù hợp về cấu trúc của mô hình
xuất phát từ những kiến thức mô tả cấu trúc hệ thống và sự so sánh giữa những mô hình hành vi với hệ thống hành vi trong thực tế thiết lập giá trị hành vi Những tài liệu lý thuyết cũng như thực nghiệm có liên quan được mô tả trong phần 2 đã cung cấp sự hợp lý về cấu trúc của mô hình Mô hình này đã được điều chỉnh lại để đại diện cho nhiều lớp dữ liệu trong chuỗi dữ liệu từ năm 1981 -2006 với R2 trên 70% cho hầu hết dữ liệu, điều này đ ã thể hiện sự phù hợp của mô hình
4 Thiết kế chính sách
Về chính sách tài khóa, chính phủ tác động vào hai yếu tố: thu, chi Về khía cạnh nguồn thu, chính phủ có thể tăng thuế suất hay là cở sở tính thuế để tăng thu ngân sách hay những quỹ có thể sử dụng Nhưng chủ điểm của bài nghiên cứu là cấu trúc tối ưu của chi tiêu công ch o phát triển con người bền vững, phù hợp với xu
hướng hiện tại và tổng hợp các nguồn thu Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy tỷ lệ
Trang 12thuế/GDP ở Pakistan thấp bất chấp các biện pháp được tiến hành bởi chính phủ trong suốt các nhiệm kỳ liên tục Vì vậy, bài nghiên c ứu này sẽ không xem thuế suất hay cở sở tính thuế như là biến chính sách
Cái gọi là “Cách thức điển hình” (“ Reference Mode” – RM) mô tả mẫu hành
vi động lực của biến lãi suất theo thời gian làm rõ cách mà chúng được tạo ra như
thế nào và cách chúng phát t riển để đạt được tính liên tục của xu hướng hiện tại Dựa trên nền tảng này, chúng tôi giả định rằng mỗi năm chính phủ muốn tăng ngân
sách, ngân sách tăng thêm này bằng 2% GDP Chính phủ có thể phân bổ ngân sách gia tăng này cho cả EG VÀ HD Bây giờ, chính phủ có 2 lựa chọn để có nguồn tăng
này Chính phủ có thể được tài trợ bằng nợ công hoặc bằng sự đánh đổi tăng chi tiêu ở lĩnh vực nào đó cùng với việc giảm chi tiêu trong các lĩnh vực còn lại Bằng cách này, chúng tôi có bốn kịch bản sau đây:
(1) Chính phủ phân bổ ngân sách tăng thêm vào EG và tài trợ bằng tăng
nợ công
(2) Chính phủ phân bổ ngân sách tăng thêm vào HD và tài trợ bằng tăng
nợ công
(3) Một bản sao của kịch bản (1) ngoại trừ việc chính phủ bù đắp việc
tăng trong EG bằng cách giảm chi tiêu HD
(4) Tương tự như kịch bản (2) nhưng chính phủ đánh đổi việc tăng chi
tiêu công trong HD với việc giảm chi tiêu trong EG
5 Phân tích chính sách
Chúng tôi mô phỏng mô hình dựa vào các giả định tương ứng với 4 kịch bản
so với RM được giữ làm nền tảng ban đầu Sự mô phỏng này tập trung phân tích tác
động của các chính sách chi tiêu công khác nhau dựa trên các chỉ tiêu khác nhau được quan tâm Trong phần tiếp theo sẽ trình bày phân tích này
5.1 Các chỉ tiêu nhân khẩu học
Hình 4 thể hiện một hiện tượng rất thú vị Tổng tỷ lệ sin h ở kịch bản 3 là cao nhất và thấp nhất ở kịch bản 2 Tuy nhiên, điểm đặc thù của kịch bản 3 là tăng chi tiêu công cho HD như so sánh với RM dù nó giả định có sự tăng tương ứng trong chi tiêu công cho EG Hơn nữa, kịch bản 2 giả định có sự tăng lên trong chi tiêu