Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 78 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
78
Dung lượng
610 KB
Nội dung
ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư gan nguyờn phỏt (UTGNP) là ung thư xuất phát từ thành phần cấu tạo gan, bao gồm ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG), ung thư biểu mô tế bào ống mật, ung thư tổ chức liên kết, ung thư cơ trơn, ung thư trung biểu mô, ung thư thần kinh nội tiết gan, trong đó, UTBMTBG hay gặp nhất và chiếm đa số [2],[4],[19], [42]. Gọi là nguyờn phỏt để phân biệt với ung thư gan (UTG) thứ phát di căn của các ung thư (UT) đường tiờu húa khác tới gan. UTG là bệnh rất ác tính, hay gặp trên thế giới [45],[54],[67], [89]. Bệnh nhân (BN) không điều trị thường tử vong từ 3 đến 6 tháng kể từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên [2], [30], [42], [44]. Theo thống kê của WHO năm 2000 thì UTGNP đứng hàng thứ 5 ở nam giới và đứng hàng thứ 9 ở nữ giới [18] số lượng bệnh nhân UTGNP mới mắc trên thế giới ước tính là 564.000 người. Trong đó, đại đa số là UTBMTBG. Tuy nhiên tỷ lệ UTGNP khác nhau thùy theo khu vực địa lý, khu vực có tỷ mắc bệnh cao nhất là châu Á và châu Phi chiếm 12%, trong khi đó, ở châu Âu chỉ chiếm 9% và Bắc Mỹ chiếm 2% [77]. Riêng ở nước ta, UTG đứng hàng thứ 4 chiếm 5-6% tổng số các UT. Tỷ lệ mắc UTG cũng có chiều hướng tăng lên. Theo Phạm Hoàng Anh và cộng sự thì UTGNP đứng hàng thứ 3 ở nam giới và đứng hàng thứ 6 ở nữ giới [1]. Yếu tố nguy cơ cao được công nhận gây nên xơ gan và UTG là virus viêm gan B và gần đây là virus viêm gan C [47], [52], [59], [66], [70], [77]. Ngoài ra, nấm mốc, chất độc màu da cam, thuốc diệt côn trùng cũng có khả năng gây UTG mạnh trên thực nghiệm. 1 Về mặt lâm sàng, giai đoạn đầu của ung thư gan là rất kín đáo, các dấu hiệu lâm sàng đều không đặc hiệu như: mệt mỏi, chán ăn, đau tức nhẹ vùng dưới sườn phải khiến người bệnh ít để ý. Trên thực tế người bệnh thường đi khám khi có dấu hiệu đau nhiều, gan to, thậm chí đã tự sờ thấy u, sút cân nhiều. Lúc này các dấu hiệu lâm sàng rõ rệt, bệnh đã muộn, khả năng cứu chữa là rất hạn chế. Một số bệnh nhân được chẩn đoán bệnh qua việc khám bệnh định kỳ hoặc nhân việc đi khám một bệnh khác mà phát hiện ra [4]. Đến nay có nhiều phương pháp để điều trị cho loại ung thư này như: phẫu thuật, điều trị hóa chất, tia xạ, tiêm cồn vào khối u, nút mạch và nút hóa chất (TACE: Transcatheter Arterial Chemo-embolization), đốt sóng cao tần Tại Bệnh viện K trung ương, việc điều trị ung thư gan nguyờn phỏt chủ yếu là phương pháp phẫu thuật và tiêm cồn vào khối u. Phẫu thuật cắt gan là can thiệp nặng, đòi hỏi chọn lựa BN, kíp mổ và kíp gây mê hồi sức có kinh nghiệm. Phẫu thuật triệt căn có diện cắt sạch u, khả năng khỏi bệnh và sống thêm lâu dài đối với BN [35], [49], [55], [63], [65], [73], [78], [80], [81], [87]. Năm1996 lần đầu tiên triển khai phẫu thuật cắt gan trong UTG tại bện viện K, trong suốt thời gian từ 1996 – 2003 số lượng rất hạn chế. Từ năm 2004 trở lại đõy, cùng với sự gia tăng tỷ lệ BN UTGNP nhập viện thì việc điều trị căn bệnh này tại Bệnh viện K cũng được tiến hành nhiều hơn bằng phương pháp phẫu thuật. Hiện chưa có nghiờn cứu nào tại bệnh viện K về hiệu quả điều trị UTGNP bằng phẫu thuật cắt gan. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm các mục tiêu sau: 1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của UTBMTBG. 2. Đánh giá hiệu quả điều trị UTBMTBG bằng phẫu thuật cắt gan tại bệnh viện K từ 2004- 2009. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. SƠ LƯỢC VỀ GIẢI PHẪU GAN. 1.1.1. Vị trí . Gan là một tuyến lớn nhất cơ thể, chiếm khoảng 2,5% trọng lượng cơ thể ở người lớn và khoảng 5% trọng lượng cơ thể ở trẻ mới sinh. Gan là một tạng mềm nằm trên mạc treo đại tràng ngang, ngay sát dưới cơ hoành, ở vùng dưới hoành phải và phần lớn thượng vị. Gan có hình quả dưa hấu bổ đụi, cú hai mặt là mặt trên (mặt hoành) và mặt dưới (mặt tạng). Gan có một bờ là bờ dưới phõn cách giữa các mặt hoành và mặt tạng. 1.1.2. Sự phân chia phõn thùy của gan. * Dựa theo hình thể ngoài của gan. Phân chia gan theo giải phẫu cổ điển: Gan gồm 4 phân thùy - Thùy phải và thựy trỏi ngăn cách nhau bởi dây chằng liềm (mặt hoành). Dây chằng liềm là dây chằng được tạo nên bởi nếp phúc mạc treo mặt hoành của gan, mặt dưới cơ hoành vào thành bụng trước, kéo dài từ dây chằng vành tới rốn. - Mặt tạng: có hai rãnh đọc và một rãnh ngang chia gan thành 4 phõn thựy: + Rãnh dọc phải nối từ hố túi mật phía trước tới rãnh tĩnh mạch chủ dưới ở phía sau. + Rãnh dọc trái nối từ khuyết dây chằng tròn (là di tích của tĩnh mạch rốn) ở trước tới dây chằng tĩnh mạch rốn (là di tích của ống Arantius nối giữa tĩnh mạch chủ trong thời kì bào thai) ở sau. + Rãnh ngang: là cửa gan, có động mạch gan, tĩnh mạch cửa và ống mật đi qua. 3 Cỏc rãnh này chia gan thành 4 thùy: + Thùy phải: nằm bên phải rãnh dọc phải. + Thựy trái: nằm bên trái rãnh dọc trái. + Thựy vuông: nằm giữa hai rãnh dọc và trước rãnh ngang. + Thựy đuôi: nằm giữa hai rãnh dọc và sau rãnh ngang. * Phân chia gan theo Tôn Thất Tùng [39] Phương pháp phân chia thựy, phõn thùy gan theo Tôn Thất Tùng (1964) là cơ sở để chẩn đoán vị trí tổn thương trên chẩn đoán hình ảnh và cũng là cơ sở để phẫu thuật gan, mật. Cơ sở của sự phân chia này là sự phân chia theo mạch máu, tĩnh mạch cửa và đường mật. Sự phân chia gan theo Tôn Thất Tùng như sau: - Nửa gan phải được phân chia thành hai thùy là phõn thựy trước và phõn thựy sau. - Nửa gan trái chia thành hai phõn thựy là phõn thựy cạnh giữa và phõn thựy bờn, chỳng được ngăn cách nhau bởi khe rốn. - Riờng thựy đuụi tạo thành thùy lưng. Cỏc thùy này lại được phân chia thành các hạ phõn thựy được đánh số từ I đến VIII. - Phõn thựy bờn: Gồm hai hạ phõn thựy là hạ phõn thựy II và III. - Phõn thùy cạnh giữa: Hạ phõn thựy IV, tương ứng với thựy vuụng theo cách phân chia cổ điển. - Phõn thùy lưng: Hạ phõn thựy I, tương ứng với thùy đuổi theo phõn thựy chia cổ điển. - Phõn thùy trước: Gồm hạ phõn thựy V và VIII. - Phõn thùy sau: Gồm hạ phõn thựy VI và VII. 4 1.1.3. Mạch máu gan. Gan là tạng được nuôi bởi hai hệ mạch máu là động mạch gan và tĩnh mạch cửa. * Động mạch gan. Bình thường, động mạch gan chỉ cấp khoảng 25% lượng máu tới gan. - Động mạch thân tạng: là nhánh tách ra từ động mạch chủ bụng, thường ở vị trí khoảng 12 giờ, chỗ xuất phát ngang với đốt sống T12-L1. Thân tạng là một động mạch dài độ 1-3cm. Động mạch thân tạng bình thường tách ra ba nhánh đó là: động mạch vị trái, động mạch lách và động mạch gan chung. - Động mạch gan là một nhánh to nhất trong ba nhánh của thân tạng. Động mạch gan chung khi tới bờ trái của tĩnh mạch cửa thì chia làm hai ngành: động mạch vị tá tràng và động mạch gan riêng. - Động mạch gan riêng chạy ngược lên trước tĩnh mạch cửa, lách giữa hai lá mạc nối nhỏ rồi chia hai ngành cùng là nhánh gan phải và trái. - Nhánh phải to, chạy vào gan phải và chia cỏc nhỏnh bờn là động mạch túi mật, động mạch thựy đuụi, động mạch phõn thựy trước, động mạch phõn thựy sau. - Nhỏnh trái cho cỏc nhỏnh là động mạch thựy đuụi, động mạch phõn thựy giữa, động mạch phõn thựy bờn. - Động mạch gan riờng tỏch một nhỏnh bờn cho dạ dày là động mạch vị phải. - Đó là sự phân bố thường gặp nhất. - Động mạch túi mật là một nhánh của động mạch gan, lúc ngắn thỡ tỏch ở ngành phải của động mạch gan, ngay trong khu rốn gan. Dài thỡ tỏch ở động mạch gan riêng chạy ở phía trước hoặc phía sau của ống gan. * Tĩnh mạch cửa. Tĩnh mạch cửa bình thường chiếm khoảng 75% lượng máu đến nuôi gan. 5 - Nguyên ủy: Tĩnh mạch cửa được tạo thành do hợp lưu của tĩnh mạch mạc treo tràng trên và tĩnh mạch lách. Tĩnh mạch lách trên đường đi của nó còn nhận thêm một tĩnh mạch lớn là tĩnh mạch mạc treo tràng dưới. Ngoài ra, tĩnh mạch cửa còn nhận thờm cỏc nhỏnh tĩnh mạch túi mật. Tĩnh mạch cạnh rốn, tĩnh mạch vị phải, tĩnh mạch vị trái và tĩnh mạch trước môn vị. - Đường đi: Tĩnh mạch cửa từ nguyên ủy chạy chếch sang phải, ra trước, trong mạc nối nhỏ cùng động mạch gan riêng và ống mật chủ. Ba thành phần này tạo nên cuống gan. Tại cuống gan, tĩnh mạch cửa chạy phía sau động mạch gan riêng và ống mật chủ. Đến cửa gan, tĩnh mạch cửa tách thành hai nhánh là nhanh phải và nhỏnh trỏi chạy vào hai nửa gan phải và gai trái. - Nhánh phải của tĩnh mạch cửa chia thành cỏc nhỏnh đi vào phõn thùy trước và phõn thựy sau, sau đó chia tiếp thành cỏc nhỏnh đi vào các hạ phõn thựy V, VIII, VI, VII. - Nhỏnh trái của tĩnh mạch cửa tách ra cỏc nhỏnh cho các hạ phõn thựy II, III, IV. Riờng phõn thựy I hay thựy đuụi không có nhánh của tĩnh mạch cửa. Nhỏnh trỏi của tĩnh mạch cửa còn nhận thêm hai tĩnh mạch là tĩnh mạch rốn (đã tạo thành dây chằng tròn) và ống tĩnh mạch. (Ống Arantius hay là dây chằng tĩnh mạch). - Tĩnh mạch cửa nối với tĩnh mạch chủ qua cỏc vũng nối quanh thực quản, vòng nối quanh trực tràng, quanh rốn và quanh phúc mạc. * Các tĩnh mạch trên gan - Động mạch gan và tĩnh mạch cửa khi đi đến gan, chúng được chia nhánh vào cỏc phõn thựy và hạ phõn thựy và được chia nhỏ dần tới các tiểu thùy gan, sau đó chúng được dẫn lưu bởi các tĩnh mạch gian tiểu thùy. Những tĩnh mạch gian tiểu thùy này tập trung thành những tĩnh mạch lớn hơn và cuối cùng tạo thành ba tĩnh mạch trên gan là tĩnh mạch trên gan trái, tĩnh mạch trên gan phải, tĩnh mạch trên gan giữa. Ba tĩnh mạch trên gan này đổ vào tĩnh 6 mạch chủ dưới. Ngoài ra, cũn cú cỏc mạch nhỏ chạy từ thựy đuụi đổ thẳng vào tĩnh mạch chủ dưới. Hình 1.1: Giải phẫu gan và các thành phần liên quan 1.1.4. Đường mật. Gồm đường mật trong và ngoài gan. Đường mật ngoài bao gồm: túi mật, ống túi mật, ống gan chung, ống mật chủ. Đường mật trong bao gồm: ống gan phải, ống gan trái, ống gan phõn thựy, ống gan hạ phõn thùy và ống gan tiểu thùy. Bất thường về giải phẫu: Nghiên cứu của Tôn Thất Tùng cho thấy có nhiều bất thường ở giải phẫu: ở gan phải nhiều hơn ở gan trái, cuống gan nhiều hơn ở trong gan [40]. Ống mật chung bắt đầu bằng 3 ống (13%). Trượt từ phải qua trái: ống phõn thùy sau chạy vào ống gan trái (19%), ống phõn thựy trước chạy vào ống gan trái (3%). Trượt từ trái sang phải: ống III chạy vào ống phõn thùy trước (1%), ống III chạy vào ống phõn thùy giữa đục vào ống phõn thùy sau 7 Tĩnh mạch trên gan phải Tĩnh mạch trên gan giữa Tĩnh mạch trên gan trái Dây chằng tròn Ống gan chung Tĩnh mạch chủ dưới Động mạch gan Tĩnh mạch cửa Ống mật chủ Túi mật Ống túi mật (2%), ống III chạy vào ống phõn thựy giữa đục vào ống phõn thựy trước (1%). Ống mật chớnh bắt đầu bằng 4 ống: ống phõn thựy trước hợp với ống II, ống phõn thựy sau hợp với ống phõn thựy giữa chạy vào ống III (6%). Một nghiên cứu khỏc phõn đường mật ra 4 loại : Loại I: có một ống cho gan phải và một ống cho gan trái. Loại II: có 2 ống mật, cho gan phải hoặc cho gan trái. Loại III: có 3 ống mật cho gan phải hoặc cho gan trái. Loại IV: có 2 ống mật cho gan phải và 2 ống mật cho gan trái [32]. 1.2. SINH Lí GAN. Gan là một cơ quan tuyến lớn nhất cơ thể được chia hai thùy gan (phải và trái) bởi dây chằng liềm. Đơn vị chức năng của gan là tiểu thùy gan [70]. Các chức năng chính của gan bao gồm: biến đổi axit amin dư thừa thành urờ cân bằng nội mô, tổng hợp một vài axit amin, biến đổi tinh bột, protein thành chất béo, dự trữ glucoza (dưới dạng glucogen) giải phóng năng lượng, tạo và tiết mật (kiềm) để phân hủy chất béo, lọc và khử độc, tạo prothrombin, fibrinogen tham gia quá trình điều hòa cầm và đụng mỏu, tiờu sợi huyết 1.3. DỊCH TỄ HỌC UTGNP. UTGNP là một bệnh lý ác tính thường gặp trên thế giới [67], [89]. Đặc biệt thể UTBMTBG chiếm đa số và mắc nhiều ở nam giới trên 30 tuổi [55], [70]. Các nước có nguy cơ mắc thấp hơn là ở chõu Âu và ít gặp tại Mỹ và Bắc Mỹ [77]. Các nước châu Âu, tỷ lệ mắc UTG hàng năm chỉ vào khoảng 4/100.000 người [88]. Tại Mỹ và Bắc Mỹ khoảng dưới 10.000 người mắc bệnh hàng năm, ước tính chiếm gần 2% các loại UT. Hàng năm tần xuất gặp khoảng 2,9/100.000 người nam và 1,2/100.000 người nữ. Tỷ lệ thấp tương tự cũng được thấy ở Anh, Canada, Úc, Nam Mỹ [57]. Tại các khu vực nguy cơ cao (châu Á và Châu Phi), UTBMTBG là một vấn đề xã hội nặng nề của khu 8 vực [67]. Tỷ lệ mắc bệnh của người Trung Quốc tại Singapor khoảng 34/100.000 người, 65/100.000 người ở Zimbabwe và lên tới 100/100.000 người ở Mozambique và Đài Loan, tỷ lệ mắc ở nam: nữ là 5:1 [86]. Hình như có liên quan tới môi trường và tập quán sinh hoạt. Khi mắc UTG trên xơ gan về giới là 4 nam: 1 nữ và ở độ tuổi khoảng trên 50 tuổi. Trong UTGNP thì UT thể mảng xơ thường xuất hiện ở người trẻ (23-26 tuổi) chiếm đều cả 2 giới và có thời gian sống thêm sau mổ dài hơn cả. Các thống kê cho thấy người da đen ở Nam Phi có tỷ lệ mắc bệnh rất cao: 28/100.000, cao hơn người da đen Mỹ: 8/100/000 và còn cao hơn ở nhiều người Mỹ da trắng 2,4/100.000 [86]. Việt Nam nằm ở vùng có tỷ lệ mắc bệnh cao và UTGNP ngày càng phổ biến. Theo Tôn Thất Tùng (1964), trong số 5492 trường hợp UT các loại, có 159 UTG (2,9%), từ 1962 – 1968, trong số 7911 UT các loại có 791 UTG (10%), trung bình mỗi năm có 144 trường hợp; từ năm 1972 – 1982, bệnh viện Việt Đức đã mổ 867 trường hợp UTG [40], [42]. Theo Phạm Hoàng Anh và cộng sự thì UTGNP đứng hàng thứ 3 ở nam giới và đứng hàng thứ 6 ở nữ giới, tính chung cả hai giới đứng hàng thứ 4 chiếm 5-6% tổng số các UT, tỷ lệ mắc UTG cũng có chiều hướng tăng lên [1]. Theo Đoàn Hữu Nghị (1996), tỷ lệ mắc bệnh UTG tại Hà Nội đứng hàng thứ 2 sau UT dạ dày. So với giai đoạn 1988 – 1992 thì mắc UTG tăng 33.1% ở nam và 12,5% ở nữ, tuổi hay gặp ở lứa tuổi trung niên [28]. 1.4. NGUYÊN NHÂN UTGNP. Có rất nhiều yếu tố nguy cơ liên quan tới UTGNP. Bao gồm chế độ dinh dưỡng không tốt, có nhiều chất gây UT như: nitrosamin trong dưa muối, Afltoxin trong thực phẩm ôi thiu, nấm mốc [61], viêm gan B mạn tính, xơ gan do rượu Mặc dự cỏc yếu tố này đều có vai trò sinh bệnh song VRVG B có vẻ đóng vai trò lớn nhất trong sinh bệnh học của hầu hết UTGNP [59]. Các nghiên cứu dịch tễ lâm sàng và thực nghiệm đã chứng minh mối liên quan đặc biệt và chủ yếu giữa VRVG B và gần đây là VRVG C với xơ gan và UTG 9 [48]. Các nghiên cứu về nguyên nhân bệnh sinh liên quan giữa VRVG và UTGNP đã có nhiều tiến bộ, chỉ ra một dòng tế bào u ở người có axit desoxyribonucleic của VRVG B (DNA – VRVG B) tổng hợp trong gen tế bào gan và được thể hiện bởi kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HBsAg). Sự tổng hợp của DNA – VRVG B cũng được thấy ở cả hai dòng tế bào u gan và mẫu khối u lấy được từ bệnh nhân UTG. Tỷ lệ nhiễm VRVG B ở bệnh nhân UTGNP là 13% trong một nghiên cứu hồi cứu ở Mỹ [47]. BN nhiễm VRVG B, hậu quả gây nên viêm mạn tính, hủy hoại tế bào gan gây xơ gan là có liên quan mạnh mẽ tới việc phát triển một UTGNP đã được chứng minh [52]. Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu về yếu tố nguy cơ VRVG B cũng đã được tiến hành từ nhiều năm trước đây. Tình hình lây nhiễm VRVG B tại các đối tượng như đường lây truyền bệnh từ mẹ sang con, diễn biến lâm sàng trầm trọng của bệnh nhân bị nhiễm VRVG B để lại hậu quả nhiễm dai dẳng VRVG B, viêm gan mạn tính, xơ gan [42]. Xơ gan thể khối u đặc biệt hay gặp trên bệnh nhân UTBMTBG ở châu Á, ngược lại thể xơ lan tỏa lại gặp nhiều ở Bắc Mỹ [89]. Xơ gan làm giảm khả năng tổng hợp lại phần gan bình thường. Xơ gan liên quan mật thiết tới UTGNP, là yếu tố nguy cơ gây nên UTGNP thậm chí cả ở bệnh nhân không có bằng chứng bị nhiễm VRVG B và VRVG C [59]. Xơ gan có mặt trong 50-89% trong bệnh nhân UTGNP ở nhiều nghiên cứu tại các khu vực khác nhau, đặc biệt là tại châu  và châu Mỹ, nơi có tiêu thụ nhiều rượu [57], [70], [84], thường xuất hiện ung thư ở bệnh nhân điều trị xơ gan trong một thời gian dài. Tại Việt Nam, xơ gan thường thấy trên một UTG khoảng từ 52,4% đến 80% [2], [20].Chất độc màu da cam mà Mỹ sử dụng trong chiến tranh đã và đang được tiếp tục nghiên cứu hậu quả của nó dẫn tới UTG cho người dân Việt Nam và là nguyên nhân gây UTG mạnh trên thực nghiệm [7], [40], [41]. 10 [...]... được đọc bởi khoa giải phẫu bệnh Bệnh viện K) + Có hồ sơ bệnh án đầy đủ + Không có UT thứ 2 + BN chưa được điều trị bằng phương phỏp khác trước mổ + Không có chống chỉ định phẫu thuật 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ + BN là ung thư gan nhưng không có k t quả giải phẫu bệnh sau mổ hoặc k t quả giải phẫu bệnh không phải là UTBMTBG như Sarcom, ung thư biểu mô đường mật, di căn gan, u nguyên bào gan + BN bị mất... nhu mô gan (k thuật Tôn Thất Tùng) - Vai trò của phẫu thuật cắt gan Phẫu thuật cắt gan được coi là phương pháp điều trị tốt nhất k o dài thời gian sống có chất lượng cho bệnh nhân UTGNP [62] Cắt gan có liên quan đến tỷ lệ tử vong phẫu thuật và tỷ lệ tử vong do bệnh cao Do vậy trước kia phương pháp này không được thường xuyên sử dụng Tuy nhiên, với sự tiến bộ của y học hiện nay, phẫu thuật cắt gan có... được k t quả điều trị UTGNP đáng khích lệ hơn 23 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là 66 bệnh nhân chẩn đoán là ung thư biểu mô tế bào gan, được phẫu thuật cắt gan tại khoa ngoại Tam Hiệp Bệnh viện K từ tháng 1 năm 2004 đến tháng 9 năm 2009 2.1.1.Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân + BN được chẩn đoán là UTBMTBG (k t quả giải phẫu bệnh sau mổ là UTBMTBG, ... định cắt gan 1.6 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ UTGNP VÀ K T QUẢ Hiện nay, điều trị UTG trên thế giới chủ yếu là phẫu thuật [42], [57] Tuy nhiờn, tùy giai đoạn sớm hay muộn của bệnh ở từng BN mà có phương pháp điều trị cụ thể thích hợp với mục đích k o dài thời gian sống thêm cho BN mắc căn bệnh ác tính này [44] 1.6.1 Điều trị bằng phẫu thuật Tỷ lệ phẫu thuật có tính triệt để chỉ chiếm từ 10-20%, tức là khoảng... mỏu [4] Các phương pháp phẫu thuật • Phẫu thuật cắt gan - Lịch sử cắt gan [33] + Giai đoạn cắt gan không theo cấu trúc giải phẫu học của gan 18 Năm 1716, Berta đã cắt bỏ một mảnh gan vỡ ra ở một nạn nhân tự đâm vào bụng bằng dao Năm 1870, Bruns cắt bỏ một phần gan bị tổn thương ở một thương binh trong chiến tranh Pháp – Phổ Năm 1886, Lius cắt bỏ khối u ở thựy trỏi gan, bệnh tử vong sau 6h do chảy... trước phẫu thuật Vì vậy khi thời gian mổ ngắn thì không làm tăng mất máu trong mổ và tỷ lệ tử vong do bệnh đối với cắt gan lớn là vấn đề cần được thảo luận [72] Để điều trị UTBMTBG, cắt gan vẫn là phương pháp đưa lại hiệu quả cao nhất và được sử dụng khi còn chỉ định mổ • Thắt động mạch gan Mục đích ngăn dòng máu tới nuôi dưỡng tế bào khối u gây hủy hoại tế bào UT Chỉ định khi không cắt được khối u gan, ... gan (sau 24h) + Diễn biến AFP sau mổ (sau 72h) 27 Thời gian sống thêm 2 năm sau phẫu thuật cắt gan + Kiểm tra bệnh nhân sau phẫu thuật: - Gửi thư mời bệnh nhân khám lại, nếu bệnh nhân không về được thì trả lời theo mẫu thư thăm hỏi bệnh nhân sau điều trị - Gọi điện hỏi thăm bệnh nhân, nếu bệnh nhân đã chết thì điều tra thông tin qua gia đình về hoàn cảnh tử vong của bệnh nhân + Phương pháp đánh giá. .. AFP còn được dùng để đánh giá k t quả điều trị và theo dõi tiên lượng bệnh [14] Sự tăng của AFP không cho biết số lượng, k ch thước cũng như sự lan tràn của của khối u Tuy vậy, nó có ý nghĩa đối với sự đánh giá về k t quả điều trị như sự giảm nồng độ của AFP sau điều trị * Chẩn đoán hình ảnh Một phim chụp XQ ngực – bụng thông thường có thể cho thấy gián tiếp hình ảnh gan phì đại hay gan teo nhỏ, hay tình... Langenbach cắt bỏ một khối u có cuống gan trái, tuy hậu phẫu nặng nề nhưng bệnh nhân sống Năm 1890, Tiffany lần đầu báo cáo một trường hợp cắt gan trái do u, tác giả dựng k o và đốt điện Năm 1892, Keen đã cắt bỏ nang gan ở rỡa thựy phải gan; năm 1897 tác giả cắt bỏ u máu gan và năm 1898 đã cắt bỏ được một khối ung thư gan nguyờn phỏt lớn ở gan trái Năm 1910, Wendel cắt bỏ gần hết thủy phải gan do ung... vong phẫu thuật và tỷ lệ tử vong do bệnh Farid H (1994), phân tích k t quả 100 trường hợp cắt gan ở Mỹ cho thấy tỷ lệ máu trung bình là 900ml, thời gian phẫu thuật trung bình là 221 phút và thời gian nằm viện trung bình 6 ngày Tỷ lệ tử vong phẫu thuật 2%; tỷ lệ chết bệnh viện 22% [56] Miyagawa S (1995), cũng cho thấy các yếu tố ảnh hưởng tỷ lệ chết bệnh viện là: thời gian mổ k o dài, cắt gan lớn, có bệnh . sàng của UTBMTBG. 2. Đánh giá hiệu quả điều trị UTBMTBG bằng phẫu thuật cắt gan tại bệnh viện K từ 2004- 2009. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. SƠ LƯỢC VỀ GIẢI PHẪU GAN. 1.1.1. Vị trí . Gan là. điều trị căn bệnh này tại Bệnh viện K cũng được tiến hành nhiều hơn bằng phương pháp phẫu thuật. Hiện chưa có nghiờn cứu nào tại bệnh viện K về hiệu quả điều trị UTGNP bằng phẫu thuật cắt gan. . được cắt ở trong nhu mô gan (k thuật Tôn Thất Tùng). - Vai trò của phẫu thuật cắt gan. Phẫu thuật cắt gan được coi là phương pháp điều trị tốt nhất k o dài thời gian sống có chất lượng cho bệnh