1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN VỀ HỢP CHẤT CỦA KIM LOẠI LƯỠNG TÍNH TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH KIỀM

22 2,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 277 KB

Nội dung

MỤC LỤC2A. PHẦN MỞ ĐẦU2I LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN31. CƠ SỞ LÝ LUẬN32. CƠ SỞ THỰC TIỄN4II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU4III. NHIỆM VỤ CỦA SÁNG KIẾN4VI. PHẠM VI SÁNG KIẾN5V. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH51. ĐỐI TƯỢNG52. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH:51.1. PHƯƠNG PHÁP CHỦ YẾU51.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP HỖ TRỢ6VI. DỰ KIẾN KẾT QUẢ CỦA SÁNG KIẾN6VII. ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG7

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

A PHẦN MỞ ĐẦU 2

I - LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN 3

1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 3

2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 4

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 4

III NHIỆM VỤ CỦA SÁNG KIẾN 4

VI PHẠM VI SÁNG KIẾN 5

V ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 5

1 ĐỐI TƯỢNG 5

2 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH: 5

1.1 PHƯƠNG PHÁP CHỦ YẾU 5

1.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP HỖ TRỢ 6

VI DỰ KIẾN KẾT QUẢ CỦA SÁNG KIẾN 6

VII ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG 7

B NỘI DUNG 8

I LÝ THUYẾT 8

1 MỘT SỐ OXIT LƯỠNG TÍNH VÀ HIDROXIT LƯỠNG TÍNH: 8

2 MỘT SỐ PƯHH TỔNG QUÁT; 8

3 CÁC DẠNG BÀI TOÁN PHÂN THEO DỮ KIỆN BÀI CHO 8

II MỘT SỐ BÀI TẬP CÁC DẠNG 9

1.BÀI TOÁN XUÔI 9

2 BÀI TOÁN NGHỊCH 10

3 MỘT SỐ BÀI TẬP TỰ GIẢI 13

C KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ 15

I ĐỀ BÀI: (THỜI GIAN LÀ BÀI 20’) 15

D KẾT LUẬN 16

I- NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ- HẠN CHẾ 16

II - ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 16

III- BÀI HỌC KINH NGHIỆM 16

IV- KIẾN NGHỊ-HƯỚNG ĐỀ XUẤT 17

IV- KẾT LUẬN CHUNG 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 3

Học sinh tiếp cận môn hóa học sau các môn khác, với kiến thức trừutượng, khó hơn, đó là khó khăn với giáo viên dạy bộ môn, nhưng đó cũngchính là nguồn gốc sự hứng thú, thích tìm hiều sự mới lạ, một trong nhữngđặc tính của tâm lí lứa tuổi học sinh

Đối tượng học sinh khá giỏi có năng khiếu và năng lực tư duy tốt với bộmôn này, vì vậy để phát triển những năng khiếu và năng lực tư duy cho đốitượng này giáo viên cần phải cung cấp thêm hệ thống kiến thức kĩ năng nângcao Song song với việc phát triển tư duy cho học sinh, còn giúp học sinh làmtốt các bài thi trong các kì thi học sinh giỏi và thi vào trường chuyên

Để giúp học sinh nắm bắt thuận lợi môn này người giáo viên phải khôngngừng ngiên cứu tìm tòi, sáng tạo ra cách giảng phù hợp, giúp học sinh nắmkiến thức một cách hệ thống Vì vậy việc phân dạng bài tập và cách giảitương ứng là hoàn toàn cần thiết Việc học hóa học theo dạng bài khôngnhững giúp học sinh dễ dàng nhận biết kiến thức, mà còn giúp các em hìnhthành cách tự học tích cực, khoa học và hiệu quả hơn

Việc bồi dưỡng học khá sinh giỏi môn hóa học đặt ra một nhiệm vụ phảicung cấp và rèn luyện những kiến thức và kĩ năng nâng cao Vì vậy tôi lựa

Trang 4

chọn đề tài “Dạng bài tập: Hợp chất của kim loại lưỡng tính tác dụng với dung dịch kiềm”

2 Cơ sở thực tiễn

Qua nghiên cứu thực tiễn việc bồi dưỡng học sinh khá giỏi và một số đềthi học sinh giỏi một số năm gần đây, bản thân tôi nhận thấy một số kiến thứcnâng cao về bộ môn rất thường xuyên được sử dụng, trong đó có kiền thức vềkim loại lưỡng tính và hợp chất của nó

Đối với đối tượng học sinh khá giỏi, các em có khả năng tư duy tốt, nhưngkhả năng tự học và tổng hợp kiến thức còn hạn chế Các em thường hiểu kiếnthức rất nhanh nhưng thường xuyên lúng túng trước những tình huống mới.Trước thực tiễn đó, việc bồi dưỡng, hướng dẫn các em ôn tập theo chủ đề vàdạng bài tập là cần thiết

Vấn đề “kim loại lưỡng tính và các hợp chất của nó” cũng được đề cậptrong sách giáo khoa nhưng rất sơ lược, mang tính chất giới thiệu Tính chấtcủa những chất này nằm ngoài sách giáo khoa và tính chất chung của các chất

đã học Nhưng những tính chất đó cũng có những quy luật riêng Để các emnắm bắt kiến thức thuận lợi cần xây dựng cơ sở lý thuyết và các dạng bài tậptương ứng để dạy

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Hoàn thiện kiến thức và kĩ năng giải bài tập hóa học, giúp các em tự tinlàm bài trong các kì thi

Học sinh nhận nắm vững được kiến thức và kĩ năng giải các bài toán

về hợp chất của kim loại lưỡng tính tác dụng với dung dịch kiềm

Nhận biết dạng bài tập và áp dụng cách giải bài tập để hoàn thành bàitoán hóa học

Trang 5

Vận dụng và giải quyết các tình huống nâng cao gặp phải trong các bàithi.

Bồi tình yêu môn hóa học, tạo hứng thú bộ môn và động lực địnhhướng nghề nghiệp sau này

III NHIỆM VỤ CỦA SÁNG KIẾN

Lý thuyết: Đưa ra một số dạng tổng quát của các phản ứng hóa họcgiữa các hợp chất của kim loại lưỡng tính với dung dịch kiềm và các tìnhhuống của phản ứng hóa học đó

Bài tập: Các dạng bài toán xuôi và toán nghịch, cách phân tích đề bài

và hướng dẫn cách lập luận giải bài tập

Qua việc thực hiện chuyên đề, giúp nâng cao chất lượng mũi nhọn họcsinh với môn hóa

Rút ra bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tácbồi dưỡng học sinh khá giỏi môn hóa

VI PHẠM VI SÁNG KIẾN

Do hạn chế về thời gian và phạm vi nhiệm vụ giảng dạycũng như năng lực nhận thức của học sinh THCS, chuyên đề này chỉ giới hạn ở một số trường hợp cụ thể của vấn đề “hợp chất của kim loại lưỡng tính tác dụng với dung dịch kiềm” mà không bao quát toàn diện đề tài này

V ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

1 Đối tượng

Trang 6

Đề tài áp dụng đối với học sinh khá giỏi trong môn Hóa THCS, các em cónăng khiếu cũng như năng lực tư duy hóa học tốt và có hứng thú với môn họcnày

2 Phương pháp tiến hành:

1.1 Phương pháp chủ yếu

Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, tôi sử dụng phương pháp chủ yếu là tổng kết kinh nghiệm, được thực hiện theo các bước:

 Xác định đối tượng nghiên cứu: xuất phát từ nhứng công tác bồi dưỡng

HS giỏi, qua nghiên cứu thực tiễn kiến thức sử dụng để ra đề thi học sinhgiỏi cấp huyện của Yên Mỹ và của sở GD-ĐT Hưng Yên tôi xác định đốitượng cần phải nghiên cứu là hệ thống kiến thức nâng cao của chươngtrình hóa học phổ thông

 Xác định đối tượng áp dụng: Khảo sát, lựa chọn học sinh từ cuối lớp 8

để bồi dưỡng Việc áp dụng chuyên đề dành cho học sinh khá giỏi khối 9

 Học hỏi, đúc kết kinh nghiệm : Để hoàn thành tốt nhiệm vụ bồi dưỡng vàthực hiện chuyên đề tôi không ngừng học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệptrong huyện, tỉnh, kết hợp nghiên cứu tài liệu từ đó phát hiện vấn đề, xâydựng và phát triển hoàn thiện vấn đề

Trong quá trình vận dụng đề tài, tôi đã suy nghĩ tìm tòi, học hỏi và áp dụngnhiều biện pháp Ví dụ như : tổ chức trao đổi trong tổ nhóm chuyên mônnhà trường, trò chuyện cùng HS, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giákết quả dạy và học những nội dung trong đề tài

1.2 Các phương pháp hỗ trợ

Ngoài các phương pháp chủ yếu, tôi còn dùng phương pháp hỗ trợ khácnhư phương pháp nghiên cứu tài liệu và kiểm tra khảo sát:

Trang 7

Đối tượng kiểm tra: Các HS khá giỏi đã được khảo sát và lựa chọn tham

gia đội tuyển trường

Hình thức kiểm tra: Kiểm tra viết

VI DỰ KIẾN KẾT QUẢ CỦA SÁNG KIẾN

Nếu không thực hiện chuyên đề này: HS sẽ không giải quyết được hoặc

giải quyết triệt để những vấn đề liên quan đến dạng bài hoặc bỏ sót nhữngtình huống có thể xảy ra trong thí nghiệm, gây mất thời gian và hạn chế kếtquả làm bài

Nếu thực hiện được sáng kiến này: Học sinh dễ dàng nhận biết dạng bài

tập, giải quyết nhanh ngắn gọn, khoa học và chiệt để tình huống liên quan

VII ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG

Qua một số khảo sát ban đầu sau khi học sinh học về kim loại lưỡng tính học sinh rất bỡ ngỡ khi gặp tình huống sau:

Câu 1 Bằng kiến thức về hợp chất của kim loại lưỡng tính nêu và giải thích hiện tượng khi cho muối AlCl3 tác dụng với dung dịch NaOH

Các tình huống dự kiến A Không phản ứng

B Tạo kết tủa

C Tạo kết tủa rồi tan ra trong kiềm dư

D Tạo dung dịch không màuCâu 2 Trong thí nghiệm trên nếu khối lượng kết tủa như nhau thì suy ra

số mol kiềm tham gia phản ứng là bằng nhau Đúng hay Sai

Đáp án Số học sinh lựa chọn/13 Tỉ lệ

Câu 1

Trang 8

các em) Nhưng qua câu 2 ta thấy kết quả “Đúng” thể hiện 2 vấn đề, một là

học sinh không nắm vững kiến thức, hai là học sinh trả lời theo cảm tính, suy

đoán thiếu căn cứ hoặc là đáp án ngẫu nhiên với đáp án “Sai”

Trang 9

B NỘI DUNG

I LÝ THUYẾT

1 Một số hợp chất kim loại lưỡng tính:

AlCl3, ZnO, Cr2O3, Al(OH)3… (trong khuôn khổ bài viết này người viết xin lấy ví dụ về hợp chất của nhôm, các trường hợp khác sẽ áp dụng tương

tự, nhưng tỉ lệ phản ứng có khác dẫn đến tỉ lệ số mol trong các trường hợp bài toán cũng khác)

2 Một số PƯHH tổng quát;

- Phản ứng của oxit lưỡng tính với dung dịch kiềm

M2On + (8-2n) OH - -> 2 MO2(4-n) + (4-n)H2O

VD: Al2O3 + 2NaOH -> 2NaAlO2 + NaOH

- Phản ứng của hidroxit lưỡng tính với dung dịch kiềm

M(OH) n + (4-n)OH - -> MO 2 (4-n)- + H 2 O

VD: Al(OH)3 + NaOH -> NaAlO2 + 2H2O

Khi cho muối của kim loại lưỡng tính Mn+ tác dụng với dung dịch kiềm,thì tùy theo số mol của kiềm mà xảy ra phản ứng hòa tan sản phẩm bazo tan

VD với muối của Al

AlCl3+ 3NaOH -> Al(OH)3 + 3NaCl (1)

Nếu NaOH dư, tiếp tục có phản ứng:

Al(OH)3 + NaOH -> NaAlO2 + 2H2O (2)

3 Các dạng bài toán phân theo dữ kiện bài cho

a Bài toán xuôi: cho biết số mol kiềm, số mol hợp chất kim loại lưỡng

tính tính khối lượng kết tủa

Phương pháp giải: Tính theo phương trình 1,2, theo số mol NaOH dư của (1)

Trang 10

b Bài toán ngược: Gồm hai trường hợp

- Trường hợp 1: Cho lượng muối, cho lượng kết tủa Al(OH)3 tính lượng kiềmphản ứng

+ Nếu nmuối= nkết tủa: chỉ xảy ra phản ứng (1): Tính theo phương trình (1) + Nếu nmuối> nkết tủa thì xảy ra hai trường hợp

 TH1: chỉ có phản ứng (1), sau phản ứng có dư muối Al3+ (lượng NaOH là nhỏ nhất)

 TH 2: có cả phản ứng (1) và (2), sau phản ứng muối và bazo đều hết (lượng NaOH là lớn nhất)

- Trường hợp 2: Cho lượng NaOH, cho số mol kết tủa tính số mol muối

+ Nếu nNaOH= 3 nkết tủa: chỉ xảy ra phản ứng (1)

+ Nếu nNaOH> 3 nkết tủa: có cả phản ứng (1) và (2)

Chú ý: các trường hợp với hợp chất của Zn và Cr thì suy luận tương tụ

nhưng tỉ lệ sẽ khác

II MỘT SỐ BÀI TẬP CÁC DẠNG

1.Bài toán xuôi

Bài tập 1: Cho Ba(OH)2 dư vào 5 dung dịch (NH4)2 SO4, FeCl2, Cr(NO3)3,

K2CO3, Al(NO3)3 ống nghiệm nào cho kết tủa? giải thích?

HD: ống 1: kết tủa vì tạo BaSO4

ống 2: kết tủa vì tạo Fe(OH)2

ống 3 và 5: không kết tủa vì Ba(OH)2 dư nên sản phẩm cuối cùng

là Ba(CrO2)2 và Ba(AlO2)2

ống 4: kết tủa vì tạo BaCO3

Bài tập 2: Cho 1,56 gam hỗn hợp Al và Al2O3 vào dung dịch NaOH dư thu được V lít khí (đktc) và dung dịch A Cho X tác dụng với CO2 dư thu được kết tủa, nung kết tủa được 2,04 gam chất rắn Tính V

HD: Chất rắn thu được cuối cùng là Al2O3 = 2,04 gam

=> m tăng so với ban đầu = moxi

Trang 11

mO = m (rắn – sau pư) - mhh = 2,04 – 1,56 = 0,48 gam

2

x 0.48 = 0.02 mol

- PT: 2Al + 2H2O + 2NaOH -> 2NaAlO2 + 3H3

Theo phương trình => n x0.02 0.03mol

2

3

=n2

3 Al

 V = 0,03x522,4 = 0,672 lít

Bài tập 3: Hòa tan phèn chua chứa 17,1 gam thành phần Al2(SO4)3 vào nước được dung dịch X cho X tác dụng với 200ml Ba(OH)2 1M thu được m gam kết tủa Tinh m

HD: n Al SO 0 , 05mol

342

1 , 17

3

2 ( )  

mol x

n Ba(OH)2  0 , 2 1  0 , 2

PT:

Al2(SO4) 3 + 3Ba(OH)2 -> 2Al(OH)3+ 3BaSO4 (1)

Ba(OH)2 dư, tiếp tục phản ứng

Ba(OH) 2 + 2Al(OH)3 -> Ba(AlO2)2 + 4H2O (2)

Vậy toàn bộ Al(OH)3 tan hoàn toàn

Theo (1): m kết tủa= mBaSO4= 0.15x233 = 34.95 gam

2 Bài toán nghịch

Bài tập 1: Cho 150ml KOH 1,2M tác dụng với 100ml dung dịch AlCl3 nồng

độ x (mol/lit) được dung dịch Y và 4,68 gam kết tủa Cho Y tác dụng với 175

ml KOH 1,2M được 2,34 gam kết tủa Tính x

Phân tích: ta thấy TN 1 xảy ra PƯ tạo kết tủa, KOH hết, Y có AlCl3 dưHoặc: TN 2 Y + KOH tạo kết tủa => Y có AlCl3 dư

Trang 12

TN2: vì nKOH(2) > nKOH(1) mà mkết tủa(2) < mkết tủa (1)

nên ở TN 2 xảy ra quá trình hòa tan kết tủaGọi nAlCl3(2) = x mol; nAl(OH)3= y mol

PT: AlCl3 + 3KOH -> Al(OH)3 + 3KCl (2)

x y

MAlCl

C  xM

Bài tập 2: Cho V lit dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,1 mol

Al2(SO4)3 và 0.1 mol H2SO4 thu được 7,8 gam kết tủa V trên có giá trị lớnnhất (Vmax) bằng bao nhiêu:

Chú ý: - Trong dung dịch, phản ứng trung hòa xảy ra trước

- Để có Vmax thì NaOH phải đủ cho hai phản ứng tạo kết tủa vàhòa tan kết tủa

HD: Vì VNaOH max nên xảy ra hai phản ứng

Al2(SO4)3 + 3NaOH -> Al(OH)3 + 3Na2SO4 (2)

Trang 13

TN 1: Cho X tác dụng với 110 ml KOH 2M thu được a gam kết tủa

TN 2: Cho X tác dụng với 140 ml KOH 2M thu được a gam kết tủa

Phân tích: do m kết tủa ở 2 thí nghiệm bằng nhau = a gam => TN

1 chưa xảy ra quá trình hòa tan kết tủa; TN 2 xảy ra quá trình hòa tan kết tủa

Trang 14

3 Một số bài tập tự giải

Câu 1: Cho 150 ml dung dịch NaOH 7M tác dụng với 100 ml dung dịch

Al2(SO4)3 1M Xác định nồng độ mol/l NaOH trong dung dịch sau phản ứng

Câu 2: Trong một cốc đựng 200ml dung dịch AlCl3 2M Rót vào cốc Vml dung dịch NaOH có nồng độ a mol/lít, ta được một kết tủa; đem sấy khô và nung đến khối lượng không đổi được 5,1g chất rắn Nếu V= 200ml thì a có giá trị bao nhiêu?

Câu 3: Hoà tan a(g) hỗn hợp bột Mg- Al bằng dung dịch HCl thu được 17,92 lit khí H2 (đktc) Cùng lượng hỗn hợp trên hoà tan trong dung dịch NaOH dư thu được 13,44 lít khí H2 ( đkc) a có giá trị là bao nhiêu

Câu 4: Cho a mol AlCl3 vào 200g dung dịch NaOH 4% thu được 3,9g kết tủa.Giá trị của a là bao nhiêu?

Câu 5: Cho 200ml dung dịch H2SO4 0,5M vào một dung dịch có chứa a mol NaAlO2 được 7,8g kết tủa Giá trị của a là bao nhiêu

Câu 6: Cho 18,6 gam hỗn hợp gồm Zn và Fe tác dụng vừa đủ với 7,84 lít

Cl2(đktc) Lấy sản phẩm thu được hòa tan vào nước rồi cho tác dụng với dungdịch NaOH 1M Thể tích NaOH cần dùng để lượng kết tủa thu được là lớn nhất và nhỏ nhất lần lượt là bao nhiêu?

Câu 7: Có một dung dịch chứa 16,8g NaOH tác dụng với dung dịch có hòa tan 8 gam Fe2(SO4)3 Sau đó lại thêm vào 13,68gam Al2(SO4)3 Từ các phản ứng ta thu được dung dịch A có thể tích 500ml và kết tủa Nồng độ mol các chất trong dung dịch A là bao nhiêu?

Trang 15

Câu 8: Hòa tan 21 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 bằng HCl được dung dịch A

và 13,44 lít H2(đktc) Thể tích dung dịch (lít) NaOH 0,5M cần cho vào dung dịch A để thu được 31,2 gam kết tủa là bao nhiêu?

Câu 9: Hòa tan 3,9 gam Al(OH)3 bằng 50ml NaOH 3M được dung dịch A Thể tích dung dịch(lít) HCl 2M cần cho vào dung dịch A để xuất hiện trở lại 1,56 gam kết tủa là bao nhiêu?

Câu 10: Rót 150 ml dung dịch NaOH 7M vào 50 ml dung dịch Al2(SO4)3 Tìmkhối lượng chất dư sau thí nghiệm

Câu 11: Cho 8 gam Fe2(SO4)3 vào bình chứa 1 lít dung dịch NaOH a M, khuấy kĩ để phản ứng xảy ra hoàn toàn; tiếp tục thêm vào bình 13,68g

Al2(SO4)3 Cuối cùng thu được 1,56 gam kết tủa keo trắng Tính giá trị nồng

độ a?

Câu 12: Hòa tan 5,34gam nhôm clorua vào nước cho đủ 200ml dung dịch Thêm tiếp dung dịch NaOH 0,4M vào dung dịch trên, phản ứng xong thu được 1,56 gam kết tủa Nồng độ mol dung dịch HNO3 là bao nhiêu?

Câu 13: Cho 200ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH0,5M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam Tính gía trị lớn nhất của V là?

Câu 14: Thêm m gam Kali vào 300ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M thu được dung dịch X Cho từ từ dung dịch X vào 200ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M thu được kết tủa Y Để thu được lượng kết tủa Y lớn nhất thì gía trị của m là bao nhiêu?

Câu 15: Hỗn hợp X gồm Na và Al Cho m gam X vào một lượng dư nước thì thóat ra V lít khí Nếu cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH(dư) thì được

Trang 16

1,75V lít khí Tính thành phần % theo khối lượng của Na trong X là (biết các thể tích khí đo trong cùng điều kiện)

Câu 16: Cho dung dịch NaOH 0,3M vào 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,2M thu được một kết tủa trắng keo Nung kết tủa này đến khối lượng lượng khôngđổi thì được 1,02g rắn Thể tích dung dịch NaOH là bao nhiêu?

Câu 27: Khi cho 130 ml AlCl3 0,1M tác dụng với 20 ml dung dịch NaOH, thì thu được 0,936gam kết tủa Nồng độ mol/l của NaOH là bao nhiêu?

C KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ

I ĐỀ BÀI: (thời gian là bài 20’)

Câu 1 (3 điểm): 200 ml gồm MgCl2 0,3M; AlCl3 0,45 M; HCl 0,55M tác dụng hoàn toàn với V(lít) gồm NaOH 0,02M và Ba(OH)2 0,01M Tính gía trị của V(lít) để được kết tủa lớn nhất và lượng kết tủa nhỏ nhất

Câu 2 (3 điểm): Cho 3,42gam Al2(SO4)3 tác dụng với 25 ml dung dịch NaOH

x (mol/lit) tạo ra được 0,78 gam kết tủa Tính x = ?

Câu 3 (4 điểm): Cho m gam hỗn hợp X gồm Na2O và Al2O3 tác dụng với

H2O cho phản ứng hoàn toàn thu được 200 ml dung dịch A chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 0,5M Thổi khí CO2 dư vào dung dịch A được a gam kết tủa Tính gía trị của m và a

Ngày đăng: 17/11/2014, 20:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w