Các yếu tố nguy cơ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về sự nhận thức và thái độ thực hiện phòng bệnh cúm gia cầm h5n1 của người dân phường an cựu, thành phố huế (Trang 35 - 36)

BĂN LU?N

4.1.3. Các yếu tố nguy cơ

Số người cho rằng ăn thịt gia cầm bị bệnh có nguy cơ mắc cúm gia cầm H5N1 chiếm tỷ lệ cao đến 80,5% ngược lại nguy cơ tiếp xúc với gia cầm bị bệnh rất thấp chỉ chiếm 18,4% và nguy cơ tiếp xúc với người bệnh là 21,7%.

Tỷ lệ hiểu về nguy cơ mắc bệnh cũng cao ở các yếu tố đề cập nêu trên về giới, lứa tuổi, trình độ văn hóa và nghề nghiệp. Người dân có sự nhận thức lệch lạc về yếu tố nguy cơ, việc tiếp xúc với gia cầm bị bệnh là yếu tố nguy cơ chủ yếu, tuy nhiên như đã đề cập phần 4.1.2 các yếu tố lây truyền qua đường ăn uống có một ấn tượng đặc biệt với người dân, điều này dẫn đến hậu quả trong thực tế là:

36

- Người dân có thái độ tích cực hơn là bỏ hành vi ăn thịt gia cầm bị bệnh. - Việc xem nhẹ tiếp xúc trực tiếp với gia cầm, theo chúng tôi yếu tố nguy cơ này cần được điều chỉnh và tuyên truyền rộng rãi trong thời gian tới. Việc không hiểu đúng và xem nhẹ yếu tố này là một nguy cơ tiềm ẩn của các trường hợp bệnh ở người có thể xảy ra trong tương lai.

- WHO cũng khuyến cáo tấït cả những người có nguy cơ tiếp xúc cao, hoặc làm việc tại các trại chăn nuôi có dịch hay có nguy cơ bùng phát dịch, cần mặc áo quần bảo hộ, đeo găng tay cao su, khẩu trang ytế, kính bảo hộ, ủng cao su và có thể uống thuốc kháng virus. Những biện pháp này đặc biệt quan trọng trong các cuộc điều tra thú y hay công tác tiêu huỷ gia cầm trên diện rộng.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về sự nhận thức và thái độ thực hiện phòng bệnh cúm gia cầm h5n1 của người dân phường an cựu, thành phố huế (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)