1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vốn kinh doanh và một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức, sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần thương mại bia hà nội hưng yên 89

86 768 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 166,82 KB

Nội dung

- Tài sản cố định hữu hình là những tài sản cố định có hình tháivật chất cụ thể do doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh như: nhàxưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, vật

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Trong nền kinh tế thị trường đầy biến động và mang tính cạnh tranhnhư hiện nay, bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn phát triển và đứng vữngtrên thị trường đòi hỏi cần phải có một đội ngũ nhân viên có trình độ, kỹthuật, tay nghề cao cùng với một cơ sở vật chất hạ tầng hiện đại Một doanhnghiệp nếu chỉ có con người với kỹ thuật công nghệ thôi thì vẫn chưa đủ đểchoquá trình sản xuất kinh doanh diễn ra mà cần phải có vốn kinh doanh

Vì vậy, vốn có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp, là yếu tốkhông thể thiếu của mọi quá trình kinh doanh Vốn càng lớn thì quy môdoanh nghiệp càng lớn, đảm bảo khả năng tài chính vững chắc, tạo điều kiệnhiện đại hoá công nghệ, nâng cao trình độ của người lao động Quản lý và sửdụng vốn trong doanh nghiệp vấn đề đặt ra không chỉ là vốn phải được bảotoàn và phát triển mà còn phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tức là thể hiện

ở số lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trong kỳ và mức sinh lời của mộtđồng vốn kinh doanh

Hơn thế nữa, một doanh nghiệp biết sử dụng nguồn vốn của mình mộtcách hiệu quả nhất sẽ tồn tại, phát triển và đứng vững được trên toàn thịtrường Những phần lợi nhuận từ việc sử dụng hiệu quả của nguồn vốn đemlại sẽ được đầu tư, tiến hành để tái sản xuất mở rộng quy mô, đưa doanhnghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh hơn

Phân tích hiệu quả tổ chức, sử dụng vốn là việc đánh giá mức sinh lờicủa đông vốn kinh doanh từ nhiều góc độ khác nhau, giữa hiện tại và quá khứ,giữa doanh nghiệp với các đơn vị cùng ngành Mục tiêu của phân tíc hiệu quả

sử dụng vốn là giúp doanh nghiệp thấy rõ trình độ quản lý và sử dụng vốn củamình, đánh giá doanh nghiệ một cách chính xác, từ đó tìm ra những giải pháp

cơ bản thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp

Vậy hoạt động tổ chức, sử dụng ở công ty cổ phần thương mại bia HàNội Hưng Yên 89 như thế nào? Tình hình sử dụng nguồn vốn ra sao, đạt hiệu

Trang 2

quả cao hay thấp? Để có thể duy trì hoạt động kinh doanh đồng thời chiếmlinh thị trường Công ty đã sử dụng một cách tối đa đồng vốn của mình haychưa? Để giải quyết những vấn đề này và mong muốn góp một phần nhỏ békiến thức của bản thân vào những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

tại doanh nghiệp, em đã lựa chọn đề tài: “Vốn kinh doanh và một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức, sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần thương mại bia Hà Nội Hưng Yên 89” cho khóa luận của mình.

Qua việc tìm hiểu tình hình biến động vốn, hiệu quả sử dụng các nguồntài trợ, tìm ra được những điểm yếu, mặt hạn chế để khắc phục, đồng thờiphát huy những mặt mạnh, tích cực của việc sự dụng nguồn vốn Trên cơ sở

đó đưa ra được những ý kiến, kiến nghị góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả

sử dụng vốn của công ty

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Như lý do đã nêu ở trên và qua việc tìm hiểu tình hình thực tế tạo Công ty,với việc chọn đề tài nghiên cứu này là nhằm chỉ ra các mục tiêu cụ thể như sau:

 Đánh giá tình hình biến động vốn của Công ty

 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty

 Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng vốn tại công ty

 Đề xuất phương án và giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dựngvốn của công ty cổ phần thương mại bia Hà Nội Hưng Yên 89

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :

- Đối tượng nghiên cứu: tình hình sử dụng vốn và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty

- Phạm vi nghiên cứu: dựa trên việc sử dụng vốn tại Công ty trong năm 2010 – 2011 – 2012, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty CPTM bia Hà Nội Hưng Yên 89

Trang 3

- Đề tài tập trung nghiên cứu vào vấn đề vốn của công ty như: tìnhhình vốn, vấn đề phân bổ, tài trờ, huy động vốn, khả năng thanh toán và hiệu quả sử dụng vốn.

- Số liệu được thu thập trong 2 năm 2011 và 2012

4 Phương pháp nghiên cứu:

- Vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp: phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh, phân tích; phương pháp dữ liệu; phương pháp xử

lý số liệu; đánh giá dựa trên các tài liệu thu thập được kết hợp với suy luận biện chứng để làm sáng tỏ vấn đề đang nghiên cứu

5 Kết cấu khóa luận

- Kết cấu của khóa luận gồm 3 chương

cần thiết phải nâng cao hiệu quả tổ chức, sử dụng vốn kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.

Chương 2: Thực trạng về tình hình tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh của công ty CPTM bia Hà Nội Hưng Yên 89.

Chương 3: Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty CPTM bia Hà Nội Hưng Yên 89.

Trang 4

CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN KINH DOANH VÀ SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA

DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1.1 Những lý luận cơ bản về vốn kinh doanh trong doanh nghiệp

1.1.1 Tổng quan về vốn kinh doanh

1.1.1.1 Khái niệm về vốn kinh doanh

Một DN muốn hoạt động sản xuất kinh doanh được thì điều trước tiên

là phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định để thực hiện những khoản đầu tưban đầu như: xây dựng nhà xưởng, mua sắm thiết bị, nguyên vật liệu, trả côngcho người lao động, Để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của một DN, người tagọi chung các loại vốn tiền tệ đó là vốn sản xuất kinh doanh

Vốn sản xuất kinh doanh được coi là tiền đề cho mọi quá trình đầu từsản xuất kinh doanh của một DN, nó là tiềm lực về tài chính của một DN Vàvốn sản xuất kinh doanh có rất nhiều chủng loại, các hình thái vật chất, cácthước đo khác nhau ở khắp nơi rải rác trong phạm vi hoạt động của kinhdoanh

Vốn kinh doanh của DN thường xuyên vận động và chuyển hóa từ hìnhthái ban đầu là tiền chuyển sang hình thái hiện vật và cuối cùng lại trở về hìnhthái ban đầu là tiền Sự vận động của vốn kinh doanh như vậy được gọi là sựtuần hoàn vốn Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN diễn ra liêntục, lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ tạo thành sự chu chuyển của vốn kinhdoanh Sự chu chuyển của vốn kinh doanh chịu sự chi phối rất lớn bởi đặcđiểm kinh tế - kỹ thuật của ngành kinh doanh

Từ những phân tích trên có thể rút ra: “Vốn kinh doanh của doanh

nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được huy động, sửdụng vào hoạt động sản suất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.”

Theo định nghĩa của Bách khoa toàn thư: “Vốn kinh doanh là biểu

hiện bằng tiền mà doanh nghiệp hay các tổ chức kinh doanh dùng để mua hay

Trang 5

sản suất sản phẩm hoặc dùng để trang bị cho các cơ sở kinh doanh dựa trênyêu cầu về hoạt động của mình.”

Theo Mác: Vốn là giá trị đem lại lợi nhuận Biểu hiện cụ thể của vốn

trong các doanh nghiệp là tài sản mà doanh nghiếp sở hữu hay kiểm soát

Một trong những nguồn hình thành quan trọng của vốn kinh doanhtrong doanh nghiệp xây dựng là vốn vay, do vậy nghiên cứu về vốn vay vàhiệu quả sử dụng vốn vay là phương thức hữu hiệu nhất nâng cao hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh toàn doanh nghiệp, qua đó nâng cao lợi nhuận và giá trịtoàn công ty

1.1.1.2 Đặc trưng của vốn kinh doanh

Vốn được biểu hiện bằng giá trị của những tài sản: có nghĩa là vốn

phải đại diện cho một lượng giá trị thực của tài sản hữu hình và vô hình nhưnhà xưởng, đất đai, thiết bị, nguyên liệu, chất xám, thông tin, vị trí địa lý kinhdoanh, nhãn hiệu thương mại, bản quyền phát minh sáng chế,…

Vốn có giá trị về mặt thời gian: một đồng vốn ngày hôm nay có giá trị

cao hơn một đồng vốn trong tương lai, bởi vì có thể đầu tư tiền của ngày hômnay để thu được những khoản thu nhập trong tương lai Tỷ lệ lãi suất là sự đolường thời giá của tiền tệ, nó phản ánh chi phí cơ hội mà người sử dụng vốnphải bỏ ra để thu lợi nhuận Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc đánhgiá chính xác hiệu quả của đầu tư

Vốn luôn vận động vì mục tiêu sinh lời: nếu coi hình thái khởi đầu của

vốn là tiền thì sau một quá trình vận động vốn có thể biến đổi qua các hìnhthái vật chất khác nhau, nhưng kết thúc chu kỳ vận động vốn lại trở lại trạngthái ban đầu là tiền Theo quy luật, để doanh nghiệp tồn tại và phát triển thìlượng tiền này phải lớn hơn lượng tiền mà doanh nghiệp bỏ ra ban đầu, cónghĩa là doanh nghiệp phải có lợi nhuận

Vốn luôn gắn liền với một chủ sở hữu nhất định: không có vốn vô

chủ vì nó sẽ dẫn đến chi tiêu lãng phí và kém hiệu quả

Trang 6

Vốn được xem là một hàng hóa đặc biệt: khác với hàng hóa thông

thường, hàng hóa vốn được bán sẽ không bị mất quyền sở hữu mà chỉ bánquyền sử dụng, người mua được quyền sử dụng vốn trong thời gian nhất định

và phải trả cho người sở hữu một khoản tiền được gọi là lãi Như vậy, lãi suất

là giá phải trả cho việc được quyền sử dụng vốn trong một thời kỳ nhất định.Việc mua bán diễn ra trên thị trường tài chính, giá mua bán vốn cũng tuântheo quan hệ cung – cầu trên thị trường

Các đặc trưng của vốn cho thấy, vốn là nguồn lực có hạn, cần phải sửdụng tiết kiệm và có hiệu quả Đây là vấn đề có tính chất nguyên lý, là cơ sởcho việc hoạch định chính sách quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn doanhnghiệp

1.1.2 Phân loại vốn kinh doanh

Trong quá trình sản xuất kinh doanh để quản lý và sử dụng vốn mộtcách có hiệu quả các doanh nghiệp đều tiến hành phân loại vốn Tùy vào mụcđích và loại hình của từng doanh nghiệp mà vốn được phân loại theo các tiêuthức khác nhau

1.1.2.1 Căn cứ theo đặc điểm chu chuyển vốn

Dựa trên tiêu thức này, vốn kinh doanh được chia thành hai loại: Vốn

Vốn cố định của doanh nghiệp là bộ phận của vốn đầu tư ứng trước để hình thành nên tài sản cố định mà đặc điểm của nó là tham gia vào nhiều chu

kỳ sản xuất kinh doanh và hoàn thành một vòng luân chuyển khui tái sản xuất được tài sản cố định về mặt giá trị.

Trang 7

 Đặc điểm chu chuyển của vốn cố định:

Là số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng các tài sản cố địnhnên quy mô của vốn cố định lớn hay nhỏ sẽ quyết định đến quy mô, tính đồng

bộ của tài sản cố định, ảnh hưởng rất lớn đến trình độ trang thiết bị kỹ thuật

và công nghệ sản xuất, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưngngược lại đặc điểm kinh tế kỹ thuật của tài sản cố định lại chi phối rất lớn đếnđặc điểm tuần hoàn và chu chuyển của vốn cố định Có thể khái quát nhữngđặc điểm chủ yếu chu chuyển của vốn cố định trong quá trình kinh doanh củadoanh nghiệp như sau:

Một là, trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, vốn cố định

chu chuyển giá trị dần dần từng phần vào giá trị sản phẩm dưới hình thức chiphí khấu hao tưng ứng với phần hao mòn tài sản cố định

Hai là, vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh Điều này so

đặc điểm của tài sản cố định được sử dụng lâu dài, trong nhiều chu kỳ kinhdoanh quyết định

Ba là, sau nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, vốn cố định mới hoàn

thành một vòng luân chuyển Sau mỗi chu kỳ sản xuất phần vốn được luânchuyển vào giá trị sản phẩm tăng dần lên, song phần giá trị còn lại giảm chođến khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng, giá trị của nó được chuyển hếtvào giá trịnh sản phẩm thì vốn cố định mới hoàn thành một vòng tròn luânchuyển

Những đặc điểm về vốn cố định đòi hỏi nhà quản lý phải biết kết hợpgiữa quản lý theo giá trị và quản lý hình thái hiện vật của các tài sản cố địnhcủa doanh nghiệp, nhưng tài sản cố định lại cso rất nhiều loại mỗi một loại lại

có những đặc điểm riêng Để phục vụ cho nhu cầu quản lý tài sản cố địnhcũng như quản lý tốt vốn cố định, doanh nghiệp cần tiến hành phân loại tàisản cố định Sau đây là một số cách phân loại tài sản cố định chủ yếu:

Phương pháp thứ nhất: theo hình thái biểu hiện và công dụng kinh tế

Trang 8

- Tài sản cố định hữu hình là những tài sản cố định có hình thái

vật chất cụ thể do doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh như: nhàxưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, vật kiến trúc…

- Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật

chất nhưng xác định được giá trị như: quyền sử dụng đất, nhãn hiệu hàng hóa,bản quyền, bằng phát minh…

Phương pháp phân loại này giúp doanh nghiệp thấy được cơ cấu đầu tưvào tài sản cố định theo hình thái biểu hiện, là căn cứ giúp các nhà quản trịnđưa ra được những quyết định hợp lý

Phương pháp thứ hai: theo mục đích sử dụng

- Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh

- Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi

- Tài sản cố định bảo quản cất giữ hộ

Cách phân loại này giúp nhà quản lý doanh nghiệp thấy được kết cấutài sản cố định theo mục đích sử dụng tạo điều kiện cho quản lý và tính khấuhao chính xác

Phương pháp thứ ba: theo công dụng kinh tế

- Nhà cửa, vật kiến trúc

- Máy móc thiết bị

- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn

- Thiệt bị, dụng cụ quản lý

- Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm

Phương pháp thứ tư: theo tình hình sử dụng

- Tài sản cố định đang dùng

- Tài sản cố định chưa dùng

- Tài sản cố định không cần dùng và chờ thanh lý

Cách phân loại này giúp nhà quản lý nắm được tổng quát tình hình sửdụng tài sản cố định trong doanh nghiệp

Trang 9

Trong các DN, vốn cố định là một bộ phân quan trọng và chiếm tỷtrọng tương đối lớn trong toàn bộ vốn đầu tư nói riêng, vốn sản xuất kinhdoanh nói chung Quy mô của vốn cố định và trình độ quản lý sử dụng nó lànhân tố ảnh hưởng quyết định đến trình độ trang thiết bị kỹ thuật của sản xuấtkinh doanh Do ở một vị trí then chốt và đặc điểm luân chuyển của nó lại tuântheo tính quy luật riêng, nên việc quản lý cốn cố định có ảnh hưởng trực tiếpđến hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của DN.

1.1.2.1.2 Vốn lưu động

 Khái niệm vốn lưu động:

Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài tài sản cố định doanh nghiệpcần phải có các tài sản lưu động nhưng để có được tài sản lưu động doanhnghiệp phải ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định đầu tư vào các tài sản đó Sốvốn này gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp

Vốn lưu động là số vốn ứng ra để hình thành nên tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên, liên tục Vốn lưu động chu chuyển toàn bộ giá trị trong một lần và được bù đắp toàn bộ khi doanh nghiệp kết thúc chu kỳ kinh doanh Vốn lưu động cũng hoàn thành một vòng chu chuyển sau một chu kỳ kinh doanh.

 Đặc điểm của vốn lưu động:

Trong các doanh nghiệp, quá trình sản xuất kinh doanh luôn diễn ramột cách thường xuyên, liên tục cho nên có thể thấy trong cùng một lúc, vốnlưu động của doanh nghiệp được phân bổ trên khắp các giai đoạn luân chuyển

và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau Muốn cho quá trình sản xuất đượcliên tục, doanh nghiệp phải có đủ vốn lưu động đầu tư vào các hình thái khácnhau nó đảm bảo cho việc chuyển hóa hình thái của vốn trong quá trình luânchuyển được thuận lợi Do bị chi phối bởi các đặc điểm của tài sản lưu độngnên vốn lưu động của doanh nghiệp có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, vốn lưu động trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình

thái biểu hiện từ hình thái ban đầu là tiền được chuyển hóa sang hình thái vật

Trang 10

tư dự trữ, sản phẩm dở dang, thành phần hàng hóa và kết thúc quá trình tiêuthụ trở về hình thái ban đầu là tiền.

Thứ hai, vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và

được hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh

Thứ ba, vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sai một chu kỳ

kinh doanh

Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình táisản xuất của doanh nghiệp nên doanh nghiệp cần quản lý tốt vốn lưu động,nhưng để quản lý tốt vốn lưu động cần phải phân loại vốn lưu động Từ nhữngđặc điểm của vốn lưu động đã được xem xét ở trên đòi hỏi việc quản lý và tổchức sử dụng vốn lưu động cần được chú trọng giải quyết một số vấn đề sau:

+ Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết tối thiểu chohoạt động sản xuất kinh doanh của DN để đảm bảo đủ vốn lưu động cho quátrình sản xuất

+ Tổ chức khai thác nguồn vốn tài trợ vốn lưu động, đảm bảo đầy đủkịp thời vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN Đồng thời phải cógiải pháp thích ứng nhằm quản lý và tổ chức sử dụng vốn lưu động có hiệuquả, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, rút ngắn chu kỳ sản xuất, tiệt kiệm chiphí sử dụng vốn

1.1.2.2 Nguồn hình thành vốn kinh doanh của Doanh nghiệp

1.1.2.2.1 Căn cứ vào tính chất sở hữu

Căn cứ vào tiêu thức này nguồn vốn kinh doanh được chia thành:nguồn vốn chủ sở hữu (NVCSH) và nợ phải trả

 Nguồn vốn chủ sở hữu (NVCSH): là nguồn vốn thuộc sở hữu củadoanh nghiệp, bao gồm: vốn điều lệ do các chủ sở hữu đầu tư, vốn do nhànước tài trợ (nếu có), vốn tự bổ sung từ lợi nhuận để lại và các quỹ của doanhnghiệp

Công thức xác định vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp:

VCSH = Tổng giá trị tài sản – Tổng nợ phải trả

Trang 11

 Nợ phải trả: là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể khai thác, sử dụng

và có trách nhiệm hoàn trả gốc và lãi (nếu có) cho chủ nợ sau một thời giannhất định Nợ phải trả bao gồm: các khoản vay như vay ngân hàng, vay các

tổ chức tín dụng và các tổ chức kinh tế khác; các khoản phải thanh toán chocán bộ công nhân viên, phải nộp ngân sách, phải trả nhà cung cấp và một sốkhoản phải trả phải nộp khác

* Căn cứ vào thời gian sử dụng có thể chia nợ phải trả thành 2 loại:

- Nợ ngắn hạn: là các khoản nợ có thời gian đáo hạn dài nhất là mộtnăm Bao gồm các khoản: vay và chiếm dụng của người bán trong ngắn hạn,các khoản người mua trả tiền trước, các khoản phải trả công nhân viên, thuế

và các khoản phải nộp Nhà nước Nợ ngắn hạn là nguồn vốn ảnh hưởng đếnkhả năng thanh toán trong ngắn hạn của doanh nghiệp

- Nợ dài hạn: là các khoản nợ có thời gian đáo hạn trên một năm Nợdài hạn gồm: vay dài hạn và các khoản phải trả người bán trong dài hạn

Đây là cách phân chia rất cơ bản trong nền kinh tế thị trường, dựavào cách phân loại này giúp doanh nghiệp đánh giá được khả năng tự chủ hayphụ thuộc về tài chính, từ đó điều chỉnh cơ cấu nguồn tài trợ hợp lý, tối ưu đểtăng cường hiệu quả sử dụng vốn, đảm bảo tình hình tài chính lành mạnh, tốithiểu hoá rủi ro

1.1.2.2.2 Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn

Cách phân loại này chia nguồn vốn kinh doanh thành hai loại:nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời

- Nguồn vốn thường xuyên: là nguồn vốn có tính chất ổn định, cóthể sử dụng trong thời gian dài Bao gồm: vốn chủ sử hữu, vốn vay trung hạn

và dài hạn Nguồn vốn này được dùng để mua sắm tài sản cố định và một bộphận tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp

Nguồn vốn thường xuyên được xác định như sau:

Nguồn vốn thường xuyên = giá trị tổng tài sản – nợ ngắn hạn

Hoặc = VCSH + Nợ dài hạn

Trang 12

- Nguồn vốn tạm thời: là nguồn vốn mang tính chất ngắn hạn (dướimột năm) Bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tíndụng, vốn chiếm dụng và các khoản nợ ngắn hạn khác Nguồn vốn tạm thờicủa doanh nghiệp thường được dùng để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động tạmthời, bất thường phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Dựa vào sự phân loại này mà doanh nghiệp có thể xem xét, huy độngcác nguồn vốn phù hợp với thời gian sử dụng, với kế hoạch tài chính Điềunày có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo tình hình tài chính lành mạnh, đảmbảo nguyên tắc cân bằng tài chính, và cung cấp vốn kịp thời, đầy đủ cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh

1.1.2.2.3 Căn cứ vào phạm vi huy động vốn

Căn cứ vào phạm vi huy động vốn, nguồn vốn kinh doanh đượcchia làm hai loại: nguồn vốn bên trong và bên ngoài doanh nghiệp

- Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp: là nguồn vốn có thể huy độngđược từ bản thân doanh nghiệp, bao gồm: lợi nhuận để lại, tiền khấu hao tàisản cố định, các khoản thanh lý nhượng bán tài sản cố định, các quỹ và cáckhoản dự phòng

- Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp: là nguồn vốn mà doanh nghiệp cóthể huy động từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Bao gồm: vốn vay ngân hàng và các tổ chức kinh tếkhác, vốn liên doanh liên kết, phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các khoản nợkhác

Nguồn vốn bên ngoài giúp doanh nghiệp mở rộng được quy mô sảnxuất, đổi mới thiết bị, công nghệ Khi sử dụng nguồn vốn này, doanh nghiệp

đã tạo cho mình một sức ép là phải trả một khoản phí, vì vậy doanh nghiệpluôn tìm cách tối thiểu hoá chi phí, sử dụng vốn đúng mục đích và đem lạihiệu quả cao Hơn nữa khi doanh nghiệp đi vay vốn bên ngoài sẽ tạo ra một

“lá chắn thuế” làm tỷ suất lợi nhuân tăng cao Tuy nhiên việc sử dụng vốnvay bên ngoài cũng như con dao hai lưỡi, nó có thể làm cho doanh nghiệp rơivào tình trạng mất khả năng thanh toán, không đảm bảo nguyên tắc cân bằng

về tài chính, rủi ro tài chính là rất lớn, có thể lâm vào tình trạng phá sản Bởi

dù doanh nghiệp làm ăn có lãi hay thua lỗ đi chăng nữa thì doanh nghiệp vẫn

Trang 13

phải trả đủ lợi tức tiền vay đúng hạn, và một khi làm ăn thua lỗ thì gánh nặngtrả lãi sẽ rất lớn, doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng phá sản.

Như vậy, mỗi nguồn vốn đều có ưu, nhược điểm riêng, vì vậy nênhuy động vốn dưới hình thức nào đòi hỏi doanh nghiệp phải tính toán mộtcách kỹ lưỡng, chặt chẽ và chính xác Qua đó, xác định được cơ cấu nguồntài trợ tối ưu, đảm bảo an toàn tài chính, tối thiểu hoá chi phí sử dụng vốn màvẫn cho lợi nhuận kinh tế cao

1.2 Vốn kinh doanh, nguồn hình thành vốn kinh doanh của DN và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

1.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh:

Vốn là điều kiện cần cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh củamọi doanh nghiệp nhưng chưa đủ để đạt được mục đích kinh doanh của doanhnghiệp bởi lẽ trong nên kinh tế thị trường mục đích cao nhất của mọi DN làtối đa hóa lợi nhuận Đồng nghĩa với việc DN phải khai thác và sử dụng triệt

để mọi nguồn lực sẵn có của mình, trong đó sử dụng có hiệu quả nguồn vốn làyêu cầu bắt buộc đối với mọi DN

Để làm rõ khái niệm hiệu quả sử dụng vốn ta tìm hiểu các khái niệmliên quan như hiệu quả, hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả là mối tương quan giữa đầu vào và đầu ra của một quá trìnhkinh tế - kỹ thuật nhằm đạt được những mục đích xác định

Hiệu quả kinh doanh là mối tương quan giữa đầu ra và đầu vào của quátrình kinh doanh (hàng hóa, dịch vụ) Mới tương quan này được đo lườngbằng thước đo tiền tệ

Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng cácyếu tố đầu vào (các nguồn nhân tài, vật lực) của DN để đạt được kết quả caonhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí tiết kiệm nhất

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn được sử dụng nhằm thuđược lợi nhuận trong tương lai Nói cách khác, mục đích của việc sử dụngvốn là thu lợi nhuận, cho nên hiệu quả sản xuất kinh doanh thường được đánh

Trang 14

giá dựa trên so sánh tương đối giữa lợi nhuận và vốn bỏ ra hay hiệu quả sửdụng vốn.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là mục tiêu hàng đầu của DN Nângcao hiệu quả sử dụng vốn không những đảm bảo cho DN an toàn về mặt tàichính, hạn chế rủi ro, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên, mở rộng sảnxuất kinh doanh, tăng lợi nhuận mà còn giúp DN tăng uy tín, nâng cao khảnăng cạnh tranh và vị thế của DN trên thương trường Có thể nói rằng hiệuquả sử dụng vốn thực chất là thước đo trình độ sử dụng nguồn lực, tài chínhcủa DN, đó là vấn đề cơ bản gắn liền với sự tồn tại và phát triển của DN

Trong quá trình sử dụng vốn, để đạt hiệu quả cao DN cần phải giảiquyết một số vấn đề sau:

Thứ nhất: đảm bảo tính tiết kiệm, có nghĩa là vốn của DN phải được sử

dụng hợp lý, đúng mục đích, tránh lãng phí vốn hoặc để vốn không sinh lời

Thứ hai: phải tiến hành đầu tư, phát triển cả chiều sâu và mở rộng quy

mô sản xuất kinh doanh khi cần thiết

Thứ ba: DN phải đạt được các mục tiêu đề ra trong kế hoạch sản xuất

kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn là mục tiêu quan trọng nhất doanh nghiệpcần đạt tới

1.2.2 Các nhóm chỉ tiêu

1.2.2.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Hiệu quả sử dụng vốn của DN có ý nghĩa then chốt và quyết định đốivới sự tồn tại và phát triển của DN Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tổng vốncủa DN phản ánh kết quả tổng hợp quá trình sử dụng toàn bộ vốn và tài sản.Các chỉ tiêu này phản ánh chất lượng và trình độ quản lý sản xuất kinh doanhcủa DN Ta có thể sử dụng các chỉ tiêu sau:

- Vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh:

Doanh thu thuần trong kỳVòng quay toàn bộ vốn kinh doanh =

VKD bình quân sử dụng trong kỳ

Trang 15

Chỉ tiêu này phản ánh vốn kinh doanh trong kỳ chu chuyển được baonhiêu vòng hay mấy lần Chỉ tiêu này càng cao, hiệu suất sử dụng vốn kinhdoanh càng cao.

- Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh (hay tỷsuất sinh lời kinh tế của tài sản) ROAE

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT)

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản =

VKD bình quân sử dụng trong kỳ

Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng sinh lời của đồng vốn kinhdoanh, không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồngốc của vốn kinh doanh

LNTT của doanh nghiệp (EBT)

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế VKD =

VKD bình quân sử dụng trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh bình quân sử dụngtrong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế

- Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh (ROA)

Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp

- Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE):

Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu =

VCSH bình quân sử dụng trong kỳ (E)

Trang 16

Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn chủ sở hữu bình quân sử dụngtrong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu Chỉ tiêunày được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ bỏ vốn đầu tư vào DN.Tăng tỷ suất sử dụng vốn chủ sở hữu là một trong những mục tiêu quan trọngnhất trong hoạt động quản lý tài chính của DN.

Hiệu quả sử dụng VCSH một mặt phụ thuộc vào hiệu quả sử dụngVKD hay phụ thuộc vào trình độ sử dụng vốn Mặt khác, hiệu quả sử dụngvốn còn phụ thuộc vào trình độ tổ chức nguồn vốn của DN

- Thu nhập trên 1 cổ phần (EPS)

Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức trả cho cổ đông ưu đãi

Thu nhập trên 1 cổ phần(EPS) =

Tổng lượng cổ phiếu lưu hành

Đây là chỉ tiêu rất quan trọng, nó phản ánh mỗi cổ phần thường( hay

cổ phần phổ thông) trong năm thu được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế

- Cổ tức 1 cổ phần (DIV)

Số lợi nhận sau thuế dành trả cổ tức cho cổ đông thường

Cổ tức 1 cổ phần thướng (DIV) =

Số cổ phần thường đang lưu hành

1.2.2.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

- Hệ số thanh toán nhanh:

Trang 17

Tổng tài sản lưu động - Hàng tồn kho

Hệ số thanh toán nhanh =

Nợ ngắn hạn

Hàng tồn kho được coi là thứ hàng hóa có tính thanh khoản thấp hơn

Do đó hệ số thanh toán nhanh phản ảnh rõ nét hơn khả năng thanh toán đápứng đủ hay không đủ, nhanh hay chậm các khoản nợ ngắn hạn của DN Nếu

hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1 thì khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn

là tốt và ngược lại

- Hệ số thanh toán tức thời:

Tiền + Các khoản tương đương tiền

Hệ số thanh toán tức thời =

Nợ ngắn hạn

Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán ngay lập tức những khoản nợngắn hạn nhưng đã hết hạn thanh toán Nếu tỷ lệ này quá cao thì vốn bằng tiềncủa DN dữ trữ quá nhiều, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

1.2.2.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

Doanh thu thuần trong kỳ

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =

Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ

TSCĐ sử dụng bình quân trong kỳ là bình quân số học của nguyên giáTSCĐ đầu kỳ và cuối kỳ Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản cố địnhtrong kỳ tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần Chỉ tiêu này cànglớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSCĐ càng cao

Doanh thu thuần trong kỳ

Hiệu suất sử dụng vốn cố định =

Số vốn cố định bình quân sử dụng trong kỳ

Trang 18

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định được sử dụng thì tạo rabao nhiêu đồng doanh thu thuần trong kỳ Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏhiệu suất sử dụng vốn cố định ngày càng cao.

Số VCĐ đang dùng trong hoạt động kinh doanh

Hệ số huy động VCĐ =

Số VCĐ hiện có của doanh nghiệp

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ huy động VCĐ hiện có vào hoạt động kinhdoanh trong kỳ của DN

Để đánh giá đúng mức kết quả quản lý và sử dụng vốn cố định trongtừng thời kỳ, chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định phải được xem xét trongmối liên hệ với chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định Chỉ tiêu này đượcxác định như sau:

Số khấu hao lũy kế của TSCĐ ở thời điểm đánh giá

Hệ số hao mòn TSCĐ =

Tổng nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đánh giá

Chỉ tiêu này một mặt phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ trong DN, mặtkhác nó phản ánh tổng quát tình trạng về năng lực còn lại của TSCĐ cũngnhư vốn cố định tại thời điểm đánh giá

Giá trị còn lại của TSCĐ

Tỷ suất đầu tư vào TSCĐ =

Trang 19

định để có định hướng và điều chỉnh đầu tư vào các loại tài sản, nhằm nângcao hiệu suất sử dụng tài sản cố định.

- Hàm lượng vốn cố định:

Số vốn cố định bình quân sử dụng trong kỳHàm lượng vốn cố định =

Doanh thu thuần trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu (thuần) cần baonhiêu đồng vốn cố định

Hàm lượng vốn cố định càng thấp, hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao

1.2.2.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp, ta

có thể sử dụng các chỉ tiêu sau:

- Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: được đánh giá và xác định quahai chỉ tiêu sau:

+ Vòng quay vốn lưu động (Số lần luân chuyển vốn lưu động):

Doanh thu thuầnVòng quay vốn lưu động =

Vốn lưu động bình quân

Vòng quay vốn lưu động phản ánh trong kỳ vốn lưu động quay đượcbao nhiêu vòng Số vòng quay vốn lưu động càng nhiều thể hiện mức độ luânchuyển vốn lưu động càng nhanh, hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao

+ Kỳ luân chuyển vốn lưu động:

Kỳ luân chuyển vốn lưu động là thời gian cần thiết để vốn lưu độngthực hiện được một vòng luân chuyển Kỳ luân chuyển vốn lưu động càngngắn thì vốn lưu động luân chuyển càng nhanh Kỳ luân chuyển vốn lưu độngđược xác định bằng công thức:

Trang 20

Số ngày trong kỳ

Kỳ luân chuyển vốn lưu động =

Số vòng quay vốn lưu động trong kỳ

- Hàm lượng vốn lưu động:

Vốn lưu động bình quân trong kỳ

Hàm lượng vốn lưu động =

Doanh thu thuần trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần cần baonhiêu đồng vốn lưu động

360

Số ngày 1 vòng quay HTK =

Số vòng quay hàng tồn kho

- Vòng quay các khoản phải thu:

Doanh thu trong kỳ

Vòng quay các khoản phải thu =

Các khoản phải thu bình quân

Số vòng quay các khoản phải thu là số lần mà các khoản phải thu luânchuyển trong kỳ

Trang 21

Số vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợcủa doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thusang tiền mặt cao, điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt,tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất.Nhưng nếu so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành mà chỉ số này vẫn quácao thì có thể doanh nghiệp sẽ có thể bị mất khách hàng vì các khách hàng sẽchuyển sang tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cung cấp thời giantín dụng dài hơn.

- Kỳ thu tiền trung bình:

Số ngày trong kỳ

Kỳ thu tiền trung bình =

Vòng quay các khoản phải thu

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày cần thiết bình quân để thu được cáckhoản phải thu, đồng thời phản ánh hiệu quả việc quản lý các khoản phải thu

và chính sách tín dụng của DN với các khách hàng của mình

Tóm lại, toàn bộ hệ thống chỉ tiêu trên đây là cơ sở quan trọng đểnhìn nhận, đánh giá mặt mạnh, yếu về tình hình tổ chức, sử dụng, hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh vốn kinh doanh cũng như đánh giá được tình hình tàichính của doanh nghiệp

1.2.2.5 Một số chỉ tiêu phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ

số tài chính (phương pháp phân tích Du Pont)

Mức sinh lời của vốn chủ sở hữu của DN là kết quả tổng hợp của hàngloạt biện pháp và quyết định quản lý của doanh nghiệp Để thấy được sự tácđộng của mối quan hệ giữa việc tổ chức, sử dụng vốn và tổ chức tiêu thụ sảnphẩm tới mức sinh lời của DN, người ta xây dựng hệ thống chỉ tiêu để phântích sự tác động đó

Những mối quan hệ chủ yếu được xem là:

- Mối quan hệ tương tác giữa tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốnkinh doanh với hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn và tỷ suất lợi nhuận:

Trang 22

Lợi nhuận sau thuế

=

Lợi nhuận sau thuế

X

Doanh thu thuần

Như vậy:

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VKD = Hệ số lãi ròng x Vòng quay toàn bộ vốn

Xem xét mối quan hệ này, có thể thấy được tác động của yếu tố tỷsuất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu và hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn ảnhhưởng như thế nào đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh Trên

cơ sở đó người quản lý doanh nghiệp để ra các biện pháp thích hợp để tăng tỷsuất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh

- Các mối quan hệ tương tác với tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu:

Lợi nhuận sau thuế

=

Lợi nhuận sau thuế

x Tổng số VKD

Trang 23

Từ các công thức trên ta xác định tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu Doanh thu thuần Tổng số VKD Vốn chủ sở hữu

Như vậy:

Tỷ suất lợi nhuận

vốn chủ sở hữu = Hệ số lãi ròng x

Vòng quaytoàn bộ vốn x

Mức độ sử dụngđòn bẩy tài chính

Qua công thức trên, cho thấy rõ các yếu tố chủ yếu tác động đến tỷ

suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu trong kỳ, từ đó giúp cho các nhà quản lý doanh

nghiệp xác định và tìm biện pháp khai thác các yếu tố tiềm năng để tăng tỷ

suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

1.2.3 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là tất yếu khách quan

và xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau:

Một là, xuất phát từ mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.

Mọi DN khi tham gia vào kinh doanh đều kỳ vọng vào việc tối đa hóa

lợi nhuận, lợi nhuận là kết quả là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh

doanh của DN Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ là một trong số các biện

pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và là một hướng để nâng cao lợi

nhuận cho DN

Hai là, xuất phát từ vai trò và vị trí của vốn kinh doanh trong hoạt động

sản xuất kinh doanh của DN

Một DN không thể hoạt động nếu thiếu vốn kinh doanh Hiệu quả sử dụng

vốn sẽ quyết định kết quả kinh doanh cuối cùng của DN Do đó, trong quá trình

hoạt động sản xuất kinh doanh, việc bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

kinh doanh đã trở thành một trong số các mục tiêu đặt ra cho mỗi DN

Trang 24

Ba là,xuất phát từ yêu cầu bảo toàn vốn kinh doanh của DN.

Lợi nhuận là mục tiêu hoạt động của mọi DN trong nền kinh tế thịtrường Tuy nhiên, việc bảo toàn vốn kinh doanh cũng là một vấn đề đặt rađối với các nhà quản lý DN Vì vậy, yêu cầu bảo toàn vốn để từ đó không chỉdừng lại ở bảo toàn vốn mà còn mở rộng và phát triển quy mô vốn

Bốn là, xuất phát từ yêu cầu hạch toán kinh doanh đầy đủ của DN trong

nên kinh tế thị trường

Từ khi chuyển sang nên kinh tế thị trường, bất kỳ một DN nào khi tiếnhành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng phải tuân theo nguyên tắc hạch toánkinh doanh là: kinh doanh phải lấy thu bù chi và phải có lợi nhuận Nếukhông đạt được yêu cầu này các DN sẽ có nguy cơ phá sản

Năm là, xuất phát từ yêu cầu cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.

Trong giai đoạn hiện nay, khi nên kinh tế thị trường ngày càng pháttriển mạnh mẽ thì sự cạnh tranh giữa các DN trở nên vô cùng gay gắt DN nàotận dụng tối đa năng lực sản xuất và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì sẽ cóđiều kiện đứng vững trên thị trường Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽgiúp cho DN tạo khả năng cạnh tranh và tạo những lợi thế nhất định đến DN

có thể tồn tại và phát triển

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI BIA

HÀ NỘI HƯNG YÊN 89 2.1 Tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty CPTM bia

Hà Nội Hưng Yên 89

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Tên: Công ty CPTM bia Hà nội Hưng yên 89

Địa chỉ: Đường 206, xã Trưng Trắc, Huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng yên

Trang 25

Ngày đăng ký kinh doanh: 14/05/2007

Mã số thuế: 0900270055

Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất bia và mạch nha ủ men bia, nước giảikhát, kinh doanh nông,lâm,hải sản nguyên liệu, kinh doanh thực phẩmtươi sống, thực phẩm Công nghệ chế biến, kinh doanh vật liệu xâydựng, kd phân bón, hóa chất

Vốn điều lệ: 30 tỷ VNĐ

Giám đốc: Nguyễn Đặng Toàn

Trong năm 2007, Công ty cổ phần thương mại bia Hà Nội đã đầu tư

25% vốn điều lệ để thành lập Công ty Cổ phần Thương mại Bia Hà Nội HưngYên 89 và đã lắp đặt xong dây chuyền sản xuất trong tháng 6 năm 2008 vớinhiệm vụ phân phối toàn bộ sản phẩm Bia hơi Hà Nội theo chiến lược kinhdoanh chung của Tổng Công ty Công ty được thành lập theo Nghị Quyết Đạihội đồng cổ đông sáng lập số 01/2007/NQ-ĐHĐCĐ và Giấy chứng nhậnĐăng ký Kinh doanh của Sở Kế hoạch Đầu tư Hưng Yên với tổng số vốnđiều lệ ban đầu là 30.000.000.000 đồng, công ty chính thức đi vào hoạt độngvới sự sâu sát trong quản lý kinh doanh của Giám đốc Công ty và bộ máygiúp việc, thực hành chính sách cải tiến các khâu bán hàng và giao nhận hànghóa Công ty đảm bảo tăng trưởng các chỉ tiêu về tài chính và có những hoạtđộng tích cực trong công tác phát triển thương hiệu Bia hơi Hà nội Hưng yên89

Nhà máy bia Hà nội – Hưng Yên được xây dựng với công suất 50 triệu lít/năm chính thức được Thượng tướng, ủy viên trung ương Đảng, Thứ trưởng

Bộ quốc phòng Nguyễn Huy Hiệu; Thứ trưởng thường trực Bộ công thươngBùi Xuân Khu; Phó bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Hưng YênNguyễn Văn Cường; Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Ninh Bình PhanTiến Dũng; Ủy viên thường vụ ban chấp hành Tổng liên đoàn lao động ViệtNam, Chủ tịch công đoàn ngành Công thương Đỗ Đăng Hiếu cắt băng khánhthành sáng 21/7/2009

Trang 26

Sau một năm khẩn trương xây dựng lắp đặt thiết bị Mặc dù dự án triểnkhai trong hoàn cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu mà Việt nam cũngkhông ngoại lệ nằm trong vòng xoáy của cuộc khủng hoảng tài chính Vớitinh thần khẩn trương tích cực và đầy trách nhiệm của lãnh đạo Tổng công ty

và toàn thể cán bộ công nhân viên và các nhà thầu đến ngày 22 tháng 03 năm

2009 nhà máy đã tiến hành nấu mẻ bia đầu tiên

Năm 2011 công ty đã sản xuất và tiêu thụ được 6 triệu lít bia và đóng gópcho ngân sách của tỉnh hưng yên hơn 20 tỷ đồng Trong năm 2012 nhà máysản xuất 30 triệu lít bia đóng góp vào ngân sách của tỉnh Hưng Yên trên 100

tỷ đồng

Trước bối cảnh nền kinh tế đất nước đang trong giai đoạn phát triển và hộinhập nhanh với nhiều thời cơ và thách thức lớn, Công ty nhận thức rằng trongtương lai sẽ có nhiều khó khăn và thử thách Tuy nhiên, bằng những kinhnghiệm và chiến lược kinh doanh đúng đắn, công ty sẽ hoàn thành tốt các chỉtiêu đã đề ra, đồng thời tiếp tục phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường,phát triển đa lĩnh vực đảm bảo mang lại hiệu quả cho hoạt động Công ty vàlợi ích cao nhất cho các cổ đông.Đồng thời, để giữ vững được thị trường cũngnhư tăng thị phần, cùng với các chính sách vĩ mô của công ty, công ty đã tiếptục cải tiến các khâu hậu cần, nâng cao chất lượng dịch vụ và thực hiện cácchính sách thị trường để đem đến cho người tiêu dùng sản phẩm tốt nhất

2.1.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty

2.1.2.1 Ngành nghề kinh doanh

Công ty CPTM bia Hà Nội Hưng Yên 89 được phép lập kế hoạch vàtiến hành tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của giấychứng nhận đăng ký kinh doanh và điều lệ của Công ty, phù hợp với quyđịnh của pháp luật và thực hiện các biện pháp thích hợp để thực hiện cácmục tiêu của Công ty

Công ty hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực sau:

Trang 27

- Kinh doanh bia, nước giải khát và vật tư, thiết bị, nguyên vật liệu ngànhbia; nước giải khát.

- Kinh doanh vận tải hàng hoá

- Tổ chức hội chợ triển lãm

- Quảng cáo và các dịch vụ liên quan đến quảng cáo

- Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh

- Dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu

- Sản xuất nước uống tinh khiết, nước khoáng đóng chai

- Kinh doanh phụ phẩm trong sản xuất bia, bao gồm: bã bia

- Kinh doanh phế liệu, phế phẩm sau quá trình sản xuất bia

- Kinh doanh nông lâm sản nguyên liệu (trừ lâm sản Nhà nước cấm)

- Kinh doanh thực phẩm tươi sống và chế biến

- Mua bán hoá chất (trừ hoá chất Nhà nước cấm)

- Môi giới thương mại

- Kinh doanh bất động sản

- Kinh doanh và cho thuê nhà xưởng, văn phòng, kho tàng, bến bãi

Công ty hiện đang hoàn tất quá trình nghiên cứu và sẽ đưa vào sản xuất ra sản phẩm Bia tươi để cung cấp cho người tiêu dùng trong năm Tiếp tục phát triển sản phẩm mới và đưa vào sản xuất gia công bia chai Hà Nội Hưng Yên.Bên cạnh đó ccong ty thực hiện các chiến lược tiếp thị, quảng cáo để quảng bá thương hiệu

2.1.2.2 Đặc điểm bộ máy quản lý , bộ máy sản xuất và bố trí lao động trong công ty

Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy quản lý công ty CPTM bia Hà Nội Hưng Yên 89

Trang 28

P Kinh doanh P.Vật tư P.Tiêu thụ ĐHĐ CỔ ĐÔNG

2.1.2.2.1 Bộ máy quản lý

- Cấp có quyền lực cao nhất, quyết định mọi vấn đề quan trọng của Công

ty theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ hoạt động

- Thông qua sửa đổi bổ sung điều lệ; thông qua kế hoạch phát triển của Công ty, thông qua báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo của Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát và của các Kiểm toán viên

- Thảo luận và phê duyệt các chủ trương chính sách đầu tư ngắn hạn và dài hạn về phát triển Công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra cơ quan quản lý

và điều hành hoạt động sản xuất của Công ty

 Hội đồng Quản trị:

- Cấp quản lý cao nhất của Công ty, quản trị Công ty giữa hai kỳ Đại hội

- Các thành viên Hội đồng Quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra

Trang 29

- Hội đồng Quản trị đại diện cho các cổ đông, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc Đại hội đồng cổ đông quyết định

- Hội đồng quản trị có trách nhiệm đưa ra các chính sách tồn tại và phát triển, đề ra các Nghị quyết hoạt động giao cho Giám đốc điều hành Công ty triển khai thực hiện

Ban kiểm soát:

- Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thay mặt cổ đông kiểm tra tính hợp lý hợp pháp trong toàn bộ hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty

- Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc

- Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông và pháp luật

về những công việc thực hiện

- Giám đốc là người điều hành và quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao

* Phòng Tổ chức - Hành Chính:

- Tham mưu cho ban giám đốc công tác hành chính quản trị, đảm bảo điều kiện làm việc và phương tiện làm việc của công ty Tham mưu tổ chức quản

lý bộ máy sản xuất, tuyển dụng, đào tạo, quản lý lao động, thực hiện các chế

độ chính sách đối với người lao động Phụ trách nhân sự, sắp xếp cơ cấu tổ chức nhân sự, lao động tiền lương, các chế độ chính sách hợp lý hiệu quả ở hai khối gián tiếp sản xuất và trực tiếp sản xuất

- Quản lý công văn giấy tờ, sổ sách hành chính và con dấu, thực hiện công tác lưu trữ các tài liệu, chịu trách nhiệm về công tác bảo mật và lưu trữ của Công ty.

* Phòng Tài chính – Kế toán:

Trang 30

- Là bộ phận quản lý tài chính, thực hiện hạch toán kế toán, giám sát việc chấp hành kỷ luật tài chính, phân tích tư vấn cho ban giám đốc các giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn

- Bộ máy kế toán có chức năng thu thập, phân loại, xử lý, tổng hợp sốliệu, thông tin về sản xuất kinh doanh, lập báo cáo tài chính sau đócung cấp các thông tin về tài chính , kết quả sản xuất kinh doanh phục

vụ công tác quản lý

* Phòng kỹ thuật :

- Chịu trách nhiệm về kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật thiết bị, xây dựng đầu tư

và kiểm tra việc thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật

- Lập kế hoạch sửa chửa lớn, sữa chữa thường xuyên tài sản cố định

- Kiểm tra quy trình công nghê sản xuất, chất lượng hàng hoá, vật tư, chất lượng sản phẩm và phân loại hàng hoá

* Phòngkinh doanh:

- Phụ trách tài chính công ty, phân tích tình hình kinh doanh, tài chính giúp lãnh đạo công ty có quyết định đúng đắn trong sản xuất kinh doanh, mang lại hiệu quả kinh tế cao trong việc quản lý và phát triển doanh nghiệp

* Phòng Vật tư – Kho vận:

- Thực hiện việc ký kết, theo dõi mua bán vật tư, nguyên liệu

- Tổ chức sắp xếp, quản lý các kho vật tư, nguyên liệu, cung cấp đầy đủ vật tư nguyên liệu phục vụ kịp thời cho hoạt động sản xuất xuất kinh doanh của công ty

* Phòng Thị trường – tiêu thụ:

- Nghiên cứu, xây dựng phát triển chiến lược marketing, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm khách hàng

- Ký kết, theo dõi và thanh quyết toán hợp đồng tiêu thụ sản phẩm

- Xây dựng mạng lưới bán hàng, các nhà phân phối, các đại lý tại các khu vực miền Bắc và các vùng lân cận

Trang 31

- Tổ chức bán hàng, giao hàng và vận chuyển hàng cho khách hàng

2.1.2.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý tài chính- kế toán

Phòng kế toán công ty gồm có 4 nhân viên và một thủ kho:

- Kế toán trưởng : Là người trực tiếp quản lý, tổ trức và điều hành hoạt

động của phòng kế toán Kế toán trưởng có trách nhiệm giúp Giám đốc quản lý tài chính và sổ sách kế toán của công ty, kiểm tra và ký các kế hoạch tài chính, tín dụng và các tài khoản của công ty.Kế toán trưởng chịu trách nhiệm bảo đảm tất cả các giao dịch tài chính của công ty được ghi chép một cách chính xác, trung thực và đầy đủ các sổ sách kế toán của công ty Ngoài ra kế toán trưởng cũng trực tiếp thực hiện việc tổng hợp và lập các báo cáo tài chính

- Kế toán vốn bằng tiền kiêm thủ quỹ, thống kê sản xuất: theo dõi số hiện

có và tình hình tăng giảm các khoản vốn bằng tiền, các khoản nợ phải thu,tạm ứng,thanh toán nội bộ, lập phiếu thu, chi, báo cáo định kỳ cho các cơquan cấp trên, đối chiếu với số liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiềnmặt, nếu có chênh lệch phải kiểm tra để xác định nguyên nhân và kiếnnghị biện pháp xử lý chênh lệch

- Kế toán tập hợp chi phí tính giá thành kiêm kế toán vật tư, kế toán thanh

toán với người bán và xác định kết quả

+Ghi chép phản ánh tình hình thu mua nguyên vật liệu phục vụ choquá trình sản xuất, tình hình sử dụng vật tư, công cụ dụng cụ

+Ghi chép phản ánh tình hình tăng ,giảm TSCĐ, trích khấu hao vàphân bổ khấu hao phù hợp với từng đối tượng có liên quan

+Cuối niên độ kế toán tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bấtthường tài sản cố định, tham gia đánh giá lại tài sản cố định khi cầnthiết, tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sử dụng tài sản cố định ởCông ty

Trang 32

- Kế toán bán hàng: theo dõi doanh thu bán hàng, thuế đầu ra và giảm trừ

doanh thu Các khoản nộp ngân sách và tập hợp kê khai, khấu trừ thuế toàn công ty Thực hiện kê khai các nghĩa vụ thuế đối với cơ quan nhà nước.Lập hóa đơn giá trị gia tăng đầu ra

- Kế toán tiền lương:Theo dõi,phản ánh tình hình về lương ,phụ cấp và

các khoản trích theo lương của cán bộ công nhân viên như BHYT, BHXH,BHTN, KPCĐ…,theo dõi quỹ lương,thưởng

- Thủ kho: có nhiệm vụ quản lý kho vật tư và kho thành phẩm, tiến hành

vào và theo dõi thẻ kho cuối tháng có nhiệm vụ đối chiếu số liệu nhập xuấtvới kế toán vật tư và kế toán bán hàng

Trang 33

Kế toán vốn bằng tiền,thủ quỹ,thống kê Kế toán tập hợp chi phí Kế toán bán hàng Kế toán tiền lương

Thủ kho

Kế toán trưởng

Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy quản lý tài chính kế toán của Công ty CPTM bia Hà Nội Hưng Yên 89

2.1.3 Đặc điểm quy trình kỹ thuật công nghệ sản xuất của công ty

2.1.3.1 Quy trình kỹ thuật công nghệ sản xuất sản phẩm

Đặc điểm sản xuất của công ty mang tính chất sản xuất quy trình công nghệ tiên tiến hiện đại với quy trình khá phức tạp và nhiều công đoạn 1.Xử lý nguyên liệu

2.Nấu3.Lọc dịch đường4.Houblon hóa5.Lắng trong dịch đường6.Làm lạnh nhanh và sục khí Oxy7.Quá trình lên men

8.Lọc trong biaCác nguyên liệu chính sản xuất bia :Đại mạch

Hoa houblonNước

Trang 34

Thu Hồi CO 2 Men Giống

Trang 35

-2.1.3.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật

- Trình độ trang thiết bị, công nghệ máy móc:Dây chuyền sản xuất bia

Hà Nội Hưng Yên được thiết kế chế tạo theo công nghệ tiên tiến, hiện đại bậc nhất Việt Nam hiện nay Sản phẩm được quản lý theo hệ thống ISO 9001:2000 và Dây chuyền được tự động hoá các khâu cơ bản trong quá trìnhtạo ra sản phẩm : Định lượng nguyên liệu đầu vào, phối hợp theo tiêu chuẩn, tạo hình sản phẩm, với thiết bị tiên tiến hiện đại sản phẩm đạt chất lượng cao , ổn định ,năng suất đạt > 3000 sản phẩm / ca sản xuất

- Đồng thời công ty đang thử nghiệm một số thiết bị làm sạch môi trườngnhư:

Hệ thống sử lý nước thải : Nước thải ra đạt tiêu chuẩn nước thải công nghiệp đồng thời tận dụng phần lớn lượng nước qua xử lý đưa vào sản xuất tiết kiệm được nguồn nước ngầm

 Hệ thống xử lý bụi : Nồng độ bụi đạt tiêu chuẩn môi trường đảm bảo

an toàn vệ sinh cho người lao động, đồng thời sử dụng lượng lớn khí thải của

lò đốt than vào xử lý nước làm môi trường càng trong sạch hơn

Hệ thống xử lý chất thải rắn : Nghiền các chất thải của quá trình sản xuất để tái sử dụng và tạo ra các sản phẩm khác giảm chi phí chôn lấp và làm môi trường sạch hơn

2.1.3.3 Thị trường tiêu thụ và vị thế cạnh tranh của công ty

Bia được xem là một loại nước giải khát có men, có thể dùng vào bữa ăn nên nhu cầu về bia phụ thuộc rất nhiều vào mùa vụ, lứa tuổi, thu nhập,học vấn, lối sống, nghề nghiệp, phong tục tập quán Nhu cầu về bia của ngườidân Việt Nam hiện nay còn thấp so với các nước trong khu vực Chỉ đạt khoảng 9 lít/người/năm, trong khi đó mức tiêu dùng bình quân của Thái Lan

là 20 lit/người/năm, của Malayxia là 40 lít/người/năm

Trong tình hình hiện nay và thời gian tới nhu cầu bia của người dân Việt Nam sẽ tăng lên do đời sống của nhân dân ngày càng cải thiện, do lối

Trang 36

sống của dân trong nền kinh tế thị trường cần phải năng động, nhanh nhạy thì bia sẽ là chất xúc tác không thể thiếu trong các buổi liên hoan, hội nghị, tiệc tùng giúp họ giải quyết nhanh chóng quan hệ làm ăn, kinh tế đi đến thuận lợi hơn.

Trên thị trường bia Việt Nam đã, đang và sẽ diễn ra những cuộc chạyđua cạnh tranh quyết liệt giữa những Công ty sản xuất bia nội, ngoại và liên doanh iện nay có khoảng 11 liên doanh sản xuất bia với công suất sản lượng thiết kế là 700 triệu lít/năm Từ sự tham gia đông đảo đó đã dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường bia trong nước

Thị trường Việt Nam vẫn hứa hẹn sự bùng nổ mạnh hơn với tiềm năng tiêu thụ bia rất lớn Do đó, công ty đã và đang dùng uy tín và tiềm lực tài chính của các Công ty mẹ,tăng cường quảng cáo khuyến mại, mẫu mã đẹp, thái độ phục vụ làm công cụ cạnh tranh chính để dành được một thị phầnđáng kể

2.2 Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh và tổ chức sử dụng vốn kinh doanh của công ty CPTM bia Hà Nội Hưng Yên 89

Thuận lợi:

- Trước kia trên thị trường bia phía Bắc chỉ có một số nhà máy bia lớn như: Nhà máy bia Hà Nội và nhà máy bia Hải Phòng và thị trường bia phía Bắc được coi là thị trường truyền thống, thị trường "bất khả xâm phạm" của Công ty bia Hà Nội Với ưu thế là công ty liên doanh liên kết với công ty Bia

Hà Nội, công ty bia Hà Nội Hưng Yên 89 được thừa hưởng một thị trường ổn định và tiềm năng

- Trụ sở chính của công ty nằm trong khu vực trọng điểm tam giác kinh

tế Bắc bộ, là nơi cung cấp nguyên liệu dồi dào cho việc sản xuất bia của công

ty, có vị trí thuận lợi gần trung tâm và các thành phố lớn nên việc vận chuyểnhàng hóa cũng rất thuận tiện, hệ thống đường sá cũng đã được đầu tư nâng cấp góp thuận tiện hơn cho công tác vận chuyển.Bên cạnh đó , Hưng Yên có

Trang 37

rất nhiều khu công nghiệp lớn với đội ngũ công nhân đông đảo sẽ là một thị trường lớn đối với việc tiêu thụ sản phẩm cho công ty.

Khó khăn:

Thị trường bia ngày càng trở nên sôi động với sự tham gia của rất nhiều hãng sản xuất và kinh doanh bia Ngày càng nhiều các công ty liên doanh mọc lên, quy mô rộng lớn, vốn đầu tư lớn cho trang thiết bị hiện đại, sản phẩm đa dạng khiến cho việc tiêu thụ sản phẩm của công ty ngày càng khó khăn Hơn nữa, do mới thâm nhập vào thị trường miền Bắc nên mục tiêu trước mắt của các Công ty liên doanh không phải lợi nhuận mà là làm sao để bao quát hết được thị trường Vì vậy họ có thể hạ giá bán đến mức tối thiểu, thậm chí có thể chịu lỗ để dành thị phần từ tay của Công ty khác

ký hợp đồng với số lượng lớn, lâu dài để tăng doanh thu và lợi nhuận chocông ty

 Tập trung nghiên cứu hoàn thành các trang thiết bị hiện đại bởi công tymuốn tồn tại và phát triển không có con đường nào khác là phải nâng cao chấtlượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh với các hãng đồ uốngnổi tiếng trên toàn thế giới

 Đẩy mạnh việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ choCBCNV Công ty để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc; có chế độ ưuđãi nhằm thu hút cán bộ; tăng cường đội ngũ kỹ thuật, giám sát cả về số lượng vàchất lượng sản phẩm nhằm đưa các sản phẩm có chất lượng, giá cả phù hợp

Trang 38

2.2.2 Thực trạng công tác tổ chức sử dụng vốn kinh doanh của Công ty CPTM bia Hà Nội Hưng Yên 89 trong một số năm vừa qua

2.2.2.1 Tình hình vốn và nguồn vốn của công ty

Xác định cơ cấu nguồn vốn phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và đặcđiểm tình hình hoạt động của Công ty trong từng thời kỳ là một vấn đề quantrọng,giúp định hướng cho quá trình huy động vốn doanh nghiệp nhằm đảmbảo đáp ứng được nhu cầu vốn với chi phí và rủi ro là nhỏ nhất.Vốn củaCông ty được huy động từ nhiều nguồn, trong đó chủ yếu từ vay ngân hàng,vốn chủ sở hữu( nguồn dài hạn), vốn chiếm dụng của khách hàng( nguồn vốnngắn hạn)

Để đánh giá thực trạng vốn kinh doanh của Công CPTM bia Hà NộiHưng Yên 89, ta sử dụng hai tài liệu quan trọng là Bảng cân đối kế toán vàBáo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 2 năm 2011 – 2012

Trang 39

Bảng1 : Bảng cân đối kế toán của công ty các năm 2011, 2012 của Công ty CPTM bia Hà Nội Hưng Yên 89

Đơn vị tính: VNĐ

Trang 40

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

[ SV : LA NGỌC MAI ] 40 [ LỚP CQ47/11.04]

Tỷ trọng

Tỷ trọng (%)

2.Tài sản cố định thuê tài

chính

Giá trị hao mòn lũy kế

III.Bất động sản đầu tư

IV.Các khoản đầu tư tài

chính dài hạn

V Tài sản dài hạn khác

Ngày đăng: 17/11/2014, 12:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy quản lý tài chính kế toán của Công ty  CPTM bia Hà Nội Hưng Yên 89 - vốn kinh doanh và một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức, sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần thương mại bia hà nội hưng yên 89
Sơ đồ 2 Tổ chức bộ máy quản lý tài chính kế toán của Công ty CPTM bia Hà Nội Hưng Yên 89 (Trang 32)
Bảng 3: Các chỉ tiêu tài chính của công ty - vốn kinh doanh và một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức, sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần thương mại bia hà nội hưng yên 89
Bảng 3 Các chỉ tiêu tài chính của công ty (Trang 45)
Bảng 5:  Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty: - vốn kinh doanh và một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức, sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần thương mại bia hà nội hưng yên 89
Bảng 5 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty: (Trang 48)
Bảng 5: Cơ cấu vốn của công ty CPTM bia Hà Nội Hưng Yên 89 - vốn kinh doanh và một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức, sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần thương mại bia hà nội hưng yên 89
Bảng 5 Cơ cấu vốn của công ty CPTM bia Hà Nội Hưng Yên 89 (Trang 50)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w