Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu vốn kinh doanh và một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức, sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần thương mại bia hà nội hưng yên 89 (Trang 49 - 52)

II. Hệ số cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản 1 Hệ số cơ cấu nguồn vốn

2.2.3.Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động

2. Hệ số cơ cấu tài sản

2.2.3.Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động

Ngành nghề sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là kinh doanh và sản xuất bia, vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh là rất lớn. Hiệu quả sử dụng VLĐ là một trong những chỉ tiêu quan trọng làm căn cứ đánh giá, tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến hiệu quả sử dụng tổng vốn của doanh nghiệp.

Để đánh giá về hiệu quả sử dung VLĐ của công ty thời gian qua đã hợp lý hay chưa, ta cần căn cứ vào các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ được thể hiện thông qua số dưới đây:

Bảng 5: Cơ cấu vốn của công ty CPTM bia Hà Nội Hưng Yên 89 Đvt: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2010 năm 2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tiền và các khoản tương

đương tiền 10,186,912,468 20.04 20,602,015,470 47.47

Các khoản phải thu ngắn

hạn 24,620,381,920 48.42 5,816,679,429 13.40

Hàng tồn kho 16,016,602,851 31.50 16,938,138,459 39.03

Tài sản ngắn hạn khác 21,000,000 0.04 40,300,000 0.09

Cộng TSNH 50,844,897,239 100.00 43,397,133,358 100.00

Qua bảng trên ta thấy vốn lưu động của công ty giảm qua 3 năm. Do đặc điểm kinh doanh nên tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng vốn kinh doanh chiếm tỷ lệ cao ( năm 2010 chiếm 48,42%) giá trị các khoản phải thu giảm mạnh vào 2 năm sau và chiếm tỷ trọng thấp ( năm 2011: 13,4% ; năm 2012: 18,11% ). Điều này cho thấy vốn của công ty bị chiếm dụng ít hơn, đồng thời phản ánh tình hình thu hồi nợ của công ty là tốt làm tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn nói chung . Bên cạnh đó, tiền và các khoản tương đương tiền tăng cao vào năm 2011 từ 20.04% ( năm 210) lên 47,47% ( năm 2011) tiếp tục tăng lên 54,32% ( năm 2012) đây là yếu tố trực tiếp cho thấy khả năng thanh toán của công ty , qua đó cho ta biết việc quản lý vốn bằng tiền của công ty trong 2 năm qua là tốt và hợp lý tạo điều kiện để công ty có được những cơ hội kinh doanh mới, và giữ được uy tín đối với nhà cung cấp.

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp

Bảng 6 : Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty

TT Nội dung Năm 2012 Năm 2011

1 Doanh thu có thuế (đ) 345,601,658,264 410,309,311,338 2 Vốn lưu động(đ) 78,714,254,540 43,397,133,358 3 Các khoản phải thu (đ) 7,286,919,648 5,816,679,429 4 Hàng tồn kho(đ) 23,722,239,212 16,938,138,459 5 Doanh thu thuần(đ) 248,644,263,766 250,714,675,776 6 Giá vốn hàng bán(đ) 190,134,067,378 207,714,675,776 7 Lợi nhuận trước thuế(đ) 38,166,598,381 29,398,426,211

8 Số vòng quay VLĐ(đ) 3.15 5.77

9 Kỳ luân chuyển VLĐ(ngày) 114.29 62.39

10 Hệ số đảm nhiệm VLĐ 0.23 0.11

11 Số vòng quay HTK(vòng) 8.02 12.26

12

Số ngày 1 vòng quay

HTK(ngày) 44.92 29.36

13 Vòng quay các khoản phải thu 47.43 70.54

14 Kỳ thu tiền bình quân 7.59 5.10

15 Sức sản xuất của VLĐ 4.39 9.45

Qua bảng các chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty bia cổ CPTM bia Hà Nội Hưng Yên 89 ta có những nhận xét sau : Tốc độ luân chuyển VLĐ: căn cứ vào số vòng quay VLĐ và số ngày một vòng quay ta có thể đánh giá khái quát hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty. Các chỉ tiêu này cho ta biết việc sử dụng vốn có tiết kiệm, hiệu quả hợp lý hay không.Ta thấy:

 Vòng quay VLĐ giảm dần tương ứng với số ngày một vòng quay cũng giảm dần.năm 2012 quy mô kinh doanh tăng đồng thời môi trường kinh doanh biến động mạnh mẽ kéo theo những khó khăn trong lưu chuyển vốn. Tuy nhiên tốc độ lưu chuyển VLĐ giảm từ 5.77 xuống còn 3.15 đã tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua đó ta thấy Công ty đang thụ động trong vấn đề vốn lưu động, sử dụn chưa hiệu quả. Nguồn vốn khó khăn hơn dẫn tới việc vòng quay vốn lưu động giảm. Tình hình kinh doanh của công ty khó khăn hơn

 Vòng quay các khoản phải thu năm 2012 là 47.43 vòng giảm 3.01 vòng so với năm 2011 (70.54 vòng) dẫn đến kỳ thu tiền bình quân tăng từ 5.10 ngày lên 7.59 ngày, tăng 2.49 ngày.Nguyên nhân là do tốc độ tăng của cá khoản phải thu trong khi đó doanh thu có thuế lại giảm do việc quản lý và điều chỉnh nợ phải thu của công ty ó hiệu quả nhung công ty chưa có chính sách đổi mơi khoa học công nghệ kỹ thuật vào dây chuyền sản xuất.

 Về chỉ tiêu sức sản xuất của vốn lưu động: ta nhận thấy năm 2012 tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty giảm hơn so với năm 2011 (4.39 so với 9.45) điều này cho ta biết được tình hình kinh doanh của công ty đang gặp khó khăn trong vấn đề vốn lưu động, các nguồn huy động vốn của công ty gặp khó khăn hơn dẫn tới việc sức sản xuất của vốn lưu động giảm. Điều này cũng là dễ hiểu khi các ngân hàng trong năm đang gặp khó khăn trong vấn đề cho vay vốn các doanh nghiệp dẫn tới việc chỉ tiêu này giảm

 Chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động phản ánh để được một đồng doanh thu tiêu thụ thì cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lưu động. Thông qua bảng ta được biết hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của năm 2012 cao hơn gần gấp đôi so với năm 2011 ( 0.228 của năm 2012 so với 0.105 của năm 2011) hệ số này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty đang giảm vì năm 2011 chỉ cần 0.105 đồng vốn lưu động đã tạo ra được 1 đồng doanh thu trong khi năm 2012 ta phải dùng gấp đôi số vốn đó mới tạo được 1 đồng doanh thu.

Nhận xét chung về tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần bia Hà Nội Hưng Yên 89 ta nhận thấy tình hình sử dụng vốn đang khó khăn do khó khăn chung của nền kinh tế kéo theo khó khăn về vốn lưu động của công ty. Đây cũng là điều dễ hiểu và thường gặp của các doanh nghiệp trong năm vừa qua.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu vốn kinh doanh và một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức, sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần thương mại bia hà nội hưng yên 89 (Trang 49 - 52)