Tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định

Một phần của tài liệu vốn kinh doanh và một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức, sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần thương mại bia hà nội hưng yên 89 (Trang 52 - 60)

II. Hệ số cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản 1 Hệ số cơ cấu nguồn vốn

2.2.4.Tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định

2. Hệ số cơ cấu tài sản

2.2.4.Tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định

Khái quát chung:

VCĐ là khoản của vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ, là hình thái giá trị của TSCĐ, qui mô của VCĐ sẽ quyết định quy mô TSCĐ. TSCĐ là một bộ phận tài sản phản ánh năng lực sản xuất hiện có, trình độ khoa học kỹ thuật

của DN.Vì vậy, để thấy rõ thực trạng tổ chức và sử dụng VCĐ, ta cần tìm hiểu tình hình trang bị và biến động TSCĐ của công ty qua bảng sau:

Bảng 7: Cơ cấu vốn dài hạn của Công ty Đvt : VNĐ Chỉ tiêu 31/12/2012 31/01/2012 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) B.TÀI SẢN DÀI HẠN 43,623,469,203 35.66 76,327,747,091 63.75 (32,704,277,888) (28.09 ) I.Các khoản phải thu dài hạn

II.Tài sản cố định 43,623,469,203 100.00 76,327,747,091 100.00 (32,704,277,888) 0.00

1.Tài sản cố định hữu hạn 41,773,096,023 95.76 75,897,373,911 99.44 (34,124,277,888) (3.68)

Nguyên giá 198,980,594,880 456.13 194,941,750,495 256.85 4,038,844,385 199.28

Giá trị hao mòn lũy kế (157,207,498,857) (376.34) (119,044,376,584) (156.85) (38,163,122,273) (219.49)

2.Tài sản cố định thuê tài chính

3.Tài sản cố định vô hình 430,373,180 0.99 430,373,180 0.56 0.42

Nguyên giá 430,373,180 100.00 430,373,180 100.00 0.00

Giá trị hao mòn lũy kế

4.Chi phí xây dựng cơ bản 1,420,000,000 3.26 1,420,000,000 3.26

III.Bất động sản đầu tư IV.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

Cơ cấu vốn dài hạn của Công ty tương đối đơn giản, qua bảng cho thấy. Xét về mặt hiện vật, vốn dài hạn gồm bộ phận chính:

TSCĐ hữu hình: Đầu năm 2012 có giá trị là 75,897,373,911 đồng chiếm tỷ trọng 99,44% trong tổng tài sản dài hạn, và giảm còn 34,124,277,888 đồng với tỷ lệ giảm 3,68% làm cho giá trị TSCĐ hữu hình giảm một lượng tương đương cuối năm. Như vậy công ty thu hẹp đầu tư vào TSCĐ mua máy móc thiết bị mở rộng quy mô sản xuất

TSCĐ vô hình: đầu năm 2012 có giá trị là 430,373,180 đồng đến cuối năm vẫn không có gì thay đổi và chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản dài hạn, tỷ trọng đầu năm là 0.99% đến cuối năm giảm tỷ trọng còn 0.56%.

Sự thay đổi của các yếu tố làm cho tổng tài sản dài hạn giảm 32,704,277,888đồng, với tốc độ giảm là 28,09%. Tốc độ giảm cao, cho thấy Công ty không tập trung đầu tư tài sản dài hạn để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

Quản lý và sử dụng VCĐ:

Bảng 9: kết cấu và sự tăng giảm TSCĐ của công ty CPTM bia Hà Nội Hưng Yên 89

Đvt: VNĐ

Nội dung Nguyên giá31/12/2011 % Nguyên giá31/12/2012 % Nguyên giáChênh lệch% I - TSCĐ dùng trong SXKD 75,897,373,911 100.00 41,773,096,023 100 (34,124,277,888 ) 44,96 Nhà cửa, vật kiến trúc 5,457,789,621 7.19 7,134,613,550 17.0 8 1,676,823,929 (4.91) Máy móc, thiết bị 69,305,547,873 91.31 32,676,786,527 78.2 2 (36,628,761,346 ) 107.34

Phương tiện vận tải 665,589,636 0.88 1,548,881,315 3.71 883,291,679 (2.59)

Dụng cụ quản lý 468,446,781 0.62 412,814,630 0.99 (55,632,151) 0.16

II - TSCĐ chưa cần dùng III - TSCĐ không cần dùng

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, về mua sắm xây dựng hay lắp đặt các TSCĐ của DN đểu phải thanh toán, chi trả bằng tiền.Số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng hay lắp đặt các TSCĐ hiuwx hình và vô hình đượ gọi là VCĐ của DN.Trong cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty thì VCĐ chiếm một tỷ trọng lớn, là nhân tố quyết định tới khả năng tăng trưởng và cạnh tranh của DN.

Việc đầu tư mua sắm TSCĐ đúng mục đích, đúng hướng có ý nghĩa lớn đối với hiệu quả sử dụng VCĐ. Qua tình hình TSCĐ được trình bày ở bảng , ta có thể thấy:

Về cơ cấu TSCĐ: Nguyên giá TSCĐ của công ty đang sử dụng đầu năm 2012 là 75,897,373,911đvà đến cuối năm còn 41,773,096,023đ giảm 34,124,277,888đ so với đầu năm tương ứng với 44,96%. TSCĐ của công ty chưa được khai thác và sử dụng một cách triệt để vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty trong năm đã không đầu tư mua thêm máy móc thiết bị. Đây là quyết định đầu tư không đúng đắn,vì nhu cầu sản phẩm của công ty vẫn lớn và nhiều thời điểm Công ty đã không đáp ứng được nhu cầu cầ của người tiêu dùng, bỏ lỡ mất cơ hội tăng thêm doanh thu và lợi nhuận.

Phương tiện vận tải trong năm tăng vào thời điểm cuối năm 2012 là 1,548,881,315đ tăng so với đầu năm 883,291,679đ . Nguyên nhân là do trong năm công ty đã mua sắm thêm một số phương tiện vận chuyển hảng hóa, đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của khâu tiêu thụ sản phẩm.

Các TSCĐ khác như: Nhà cửa,vật kiến trúc của công ty năm 2012 đã tăng so với năm 2011 là 1,676,823,929đ còn thiết bị dụng cụ quản lý lại giảm 55,632,151đ . Nguyên nhân là do công ty đã xây dựng thêm nhà kho, bến bãi ... để phục vụ cho qúa trình lưu trữ hàng hóa và vận chuyển hàng hóa của công ty.

Nhìn chung mọi tài sản của Công ty không có sự thay đổi lớn,chỉ có phương tiện vận tải và nhà cửa, vật kiến trúc tăng lên, trong khi đó tất cả các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khoản khác đều giữ nguyên, cho thấy mục tiêu của Công ty là mở rộng quy mô sản xuất, không để chi phí phát sinh thêm.

Trong quá trình sử dụng, Công ty chưa có những quan tâm kỹ lưỡng đối với quá trình thay đổi nâng cấp máy móc thiết bị công nghệ kỹ thuật hiện đại,từ đó làm giảm khả năng cạng tranh, chất lượng sản phẩm của công ty.

Để phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định qua các năm ta xem xét bảng số liệu sau:

Hiệu quả sử dụng

Qua bảng số liệu ta thấy tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn dài hạn. Đây là sự chuyển biến khá tốt, cho thấy công ty đã nỗ lực trong việc thu hồi nợ, giảm dần nợ phải thu có tính chất dài hạn

Bảng 9 : Các chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty

T

T Chỉ tiêu Đvt Năm 2012 năm 2011

So sánh Chênh lệch Tỷ lệ (%) 1 Doanh thu thuần VNĐ 248,644,263,766 250,714,675,776 (2,070,412,010) (0.83) 2 Lợi nhuận trước thuế VNĐ 38,166,598,381 29,398,426,211 8,768,172,170 29.83 3 Nguyên giá TSCĐ bình quân VNĐ 197,391,545,868 186,500,698,448 10,890,847,420 5.84 4 Vốn cố định bình quân VN Đ 59,975,608,147 84,199,275,589 (24,223,667,442) (28.77) 5 hiệu suất sử dụng TSCĐ Lần 1.26 1.34 (0.08) (6.30) 6 hiệu suất sử dụng VCĐ bình quân Lần 4.15 2.98 1.17 39.23 7 Hàm lượng VCĐ % 24.12 33.58 (9.46) (28.18)

8 Tỷ suất lợi nhuận VCĐ Lần 0.64 0.35 0.29 82.26

Qua bảng trên, ta thấy hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty đang tăng lên có nghĩa là trong năm 2011 DN cứ sử dụng 1 đồng VCĐ vào hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ tạo được 2,98đ doanh thu thuần, còn trong năm 2012 con số này là 4,15đ. Công ty đã có những cố gắng trong hoạt động sản xuất để tăng doanh thu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 2011 là 1,34 lần, năm 2012 giảm 0,08 lần với tỷ lệ giảm 6,3%, xuống thành 1,26 lần. Chỉ tiêu này cho biết cứ

một đồng nguyên giá tài sản cố định góp phần tạo ra 1,34 đồng doanh thu thuần trong năm 2011, và tạo ra 1,26 đồng vào năm 2012, chỉ tiêu này càng cao càng tốt. Tuy nhiên chỉ sử dụng chỉ tiêu này sẽ không phản ánh được chính xác hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty bởi tiền thường bị mất giá do lạm phát. Chỉ tiêu này giảm là do tốc độ giảm của doanh thu thuần (0,83%) trong khi đó nguyên giá TSCĐ bình quân lại tăng(5,84%). Vậy hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 2012 so với năm 2011 giảm, điều này gây bất lợi cho Công ty, vì công ty đã không tận dụng được hết khả năng phục vụ của tài sản cố định cả về kỹ thuật và phương thức sử dụng tài sản cố định.

Do hiệu suất sử dụng vốn cố định bình quân tăng, nên hàm lượng vốn cố định trong doanh thu thuần giảm 9,46% với tốc độ giảm 28,18%, từ 33,58% năm 2011 xuống 24,12% năm 2012. Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì cần bỏ vào 24,12 đồng vốn cố định.

Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định đạt 0,35 lần vào năm 2011 và tăng 0.29 lần với tỷ lệ tăng 82,26% trong năm 2012, làm tỷ suất lợi nhuận đạt 0,64 lần, tức là một đồng vốn cố định có thể tạo ra 0,64 đồng lợi nhuận trước thuế. Nguyên nhân chính là do lợi nhuận trước thuế tăng với tốc độ nhanh hơn vốn cố định bình quân.

Tóm lại, trong năm 2012 Công ty đã có rất nhiều cố gắng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.Có thể đưa ra một số nhận xét về tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty như sau:

Kết cấu TSCĐ của công ty nhìn chung là hợp lý, toàn bộ TSCĐ của Công ty đưa vào sử dụng không có TSCĐ chưa dùng hoặc không cần dùng nên VCĐ không bị mất giá trị.

Hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty nhìn chung là thấp. Nguyên nhân là so số tiền đầu tu vào TSCĐ quá lớn, DN lại mới đi vào hoạt động, đang trong quá trình phát triển, máy móc thiết bị chưa hoạt động hết công suất thiết kế.Trong năm 2012, Công ty đã làm tăng lợi nhuận dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn tăng lên, đây là biểu hiện tích cực. Tuy nhiên, công ty cần có những phương hướng thực hiện, biện pháp phù hợp để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng VCĐ cho phù hợp với quy mô hiện có, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu vốn kinh doanh và một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức, sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần thương mại bia hà nội hưng yên 89 (Trang 52 - 60)