tiểu luận hướng nghiệp trong lĩnh vực sale-marketing , công ty dalecarnegie training việt nam
BÁO CÁO TỔNG HỢP TIỂU LUẬN HƯỚNG NGHIỆP Tiểu luận hướng nghiệp trong lĩnh vực Sale-Marketing , công ty Dale Carnegie Training Việt Nam GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : Trần Hồng Hải SINH VIÊN : Nguyễn Anh Thảo LỚP : Kinh Doanh Quốc Tế 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA THƯƠNG MẠI-DU LỊCH-MARKETING 54 Nguyễn Văn Thủ - Quận 1- TP. Hồ Chí Minh 2/22/2012 MỤC LỤC PHẦN 1 Giới thiệu sơ lược về công ty Dale Carnegie Training Việt Nam PHẦN 2 Mô tả chi tiết các công việc cụ thể của anh Bùi Đỗ Nguyên, trưởng phòng Sale, công ty Dale Carnegie Training Việt Nam PHẦN 3 Mô tả chi tiết các công việc cụ thể, chị Nguyễn Quốc Anh Thư, nhân viên phòng Sale, công ty Dale Carnegie Training Việt Nam PHẦN 4 4.1 Những kinh nghiệm được đúc kết cho bản thân 4.2 Đề xuất về nội dung và phương pháp đào tạo của chuyên ngành. PHẦN 1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY DALE CARNEGIE VIỆT NAM Thành lập vào năm 1912, tổ chức Dale Carnegie đã đi lên từ niềm tin của một người đối với sức mạnh tự hoàn thiện để trở thành một tổ chức tư vấn phát triển năng lực trên khắp thế giới. Trường Dale Carnegie Training, tên của cha đẻ 2 cuốn sách gối đầu giường doanh nhân "Đắc nhân tâm" và "Quẳng gánh lo đi và vui sống" được sáng lập bởi chính ông, Dale Carnegie. Công ty cổ phần Trường doanh nhân Đắc Nhân Tâm (Dale Carnegie Training VN, TP.HCM) đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam được Dale Carnegie Training nhượng quyền thương mại mô hình đào tạo kỹ năng lãnh đạo cho nhà quản lý, cách thức điều hành cho nhà lãnh đạo tương lai. Dale Carnegie tập trung giúp những người đi làm có cơ hội trau dồi kỹ năng và cải thiện hiệu quả làm việc nhằm đạt được các kết quả kinh doanh tích cực, bền vững và mang lại lợi nhuận. Có trụ sở chính tại Hauppauge, New York, Tổ chức Dale Carnegie hiện diện ở 50 bang của Hoa Kỳ và hơn 80 quốc gia trên thế giới. Dale Carnegie có hơn 2700 chuyên gia huấn luyện truyền tải các chương trình huấn luyện với hơn 25 ngôn ngữ. Tổ chức Dale Carnegie luôn hết mình phục vụ cộng đồng kinh doanh trên khắp thế giới. Theo số liệu thực tế, gần 8 triệu người đã hoàn tất chương trình huấn luyện Dale Carnegie. Dale Carnegie luôn chú trọng các nguyên tắc và quy trình thực tiễn bằng cách thiết kế các chương trình giúp mọi người có được những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn mà họ cần để tạo thêm nhiều giá trị cho doanh nghiệp. Khi liên kết các giải pháp đã được thực tiễn kiểm chứng với những thử thách trong thực tế, tổ chức Dale Carnegie được thế giới biết đến là tổ chức hàng đầu trong lĩnh vực giúp con người phát huy tối đa năng lực. Các khách hàng của Dale Carnegie là những doanh nghiệp hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau như • Bảo hiểm: AIA, Bảo Việt, Manulife, Cathay Life… • Bất động sản: An Phú, CBRE, Savillis, Vinaland… • Du lịch khách sạn: Buffalo Tour, The Sinh Resort… • Hàng tiêu dùng: Kimberly Clark, Phillip Morris…. • Tài chính- Ngân hàng: ABBank, ANZ Bank, Đông Á Bank, Vina Capital…. • Sản xuất : Changsin Việt Nam, Holcim, Goldsun, Piaggo Vietnam, VBL… • Y tế & Dược: Astra Zeneca, FV Hospital, GSK, FreseniusKabi Asia Pacific Chất lượng của tổ chức Dale Carnegie Là một phần trong chứng chỉ ISO 9001 và cam kết chất lượng của tổ chức, Dale Carnegie luôn đánh giá tính hiệu quả trong chương trinh huấn luyện của mình. Trong một khảo sát được thực hiện trên phạm vi toàn cầu về mức độ thỏa mãn của khách hàng, 99 phần trăm học viên tốt nghiệp chương trình huấn luyện của Dale Carnegie đều hài lòng với khóa huấn luyện mà họ tham gia. PHẦN 2 MÔ TẢ CHI TIẾT CÔNG VIỆC, ANH BÙI ĐỖ NGUYÊN, TRƯỞNG PHÒNG SALE, CÔNG TY DALE CARNEGIE VIỆT NAM 1. Thông tin người được phỏng vấn Họ và Tên : Bùi Đỗ Nguyên Chức vụ : Trưởng phòng phát triển năng lực tổ chức (Sale) Hệ đào tạo : Đại học chính quy Trường : Đại học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh 2. Công việc cụ thể • Duy trì và phát triển mối quan hệ với các khách hàng chiến lược, là những công ty lớn và những đội ngũ quản lý cấp cao. Tập trung bán hàng về các gói sản phẩm dành riêng cho doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp lớn với nhu cầu đào tạo rất cao cho nguồn nhân lực nội bộ. • Gọi điện tìm kiếm khách hàng mới tiềm năng, chăm sóc và duy trì, phát triển mối quan hệ với khách hàng cũ. • Phân tích vấn đề của khách hàng và đưa ra những giải pháp chiến lược • Gặp gỡ khách hàng và ký kết hợp đồng • Phân tích nhu cầu đào tạo của khách hàng để sắp xếp nội dung của khóa học, kèm theo tư vấn và hỗ trợ khách hàng. • Đào tạo và phát triển đội ngũ Sale của công ty, thông qua việc tư vấn bán hàng và hỗ trợ huấn luyện trực tiếp cho các thành viên trong đội Sale. • Ngoài ra, anh Nguyên còn là chuyên gia huấn luyện của Dale Carnegie, được tổ chức Dale Carnegie toàn cầu chứng nhận, đã trải qua 300 giờ huấn luyện để trở thành trainer chính thức. Anh đảm nhận đào tạo các khóa học như Future Leader Course ( chương trình dành cho lứa tuổi thiếu niên với tên gọi “ Nhà lãnh đạo tương lai” ) và Sale Advantage ( Chương trình dành cho các nhân viên bán hàng, tên gọi “Kỹ năng bán hàng chiến lược” ) 3. Phương tiện và điều kiện làm việc chính • Bán hàng qua điện thoại . • Gặp gỡ trực tiếp đối tác 4. Kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc • Kỹ năng giao tiếp (đặc biệt là giao tiếp trên điện thoại) Đây là kỹ năng tối thiểu nhất và đặc biệt quan trọng của một nhân viên bán hàng. Công việc của anh Nguyên đòi hỏi phải giao tiếp với những khách hàng rất đặc biệt - là những nhà quản lý cấp cao. Họ luôn bận rộn và thường ở trong trạng thái căng thẳng vì công việc. Do đó, anh cần phải có một kỹ năng giao tiếp rất chuyên nghiệp, để có thể nói chuyện và bàn bạc với họ cũng như tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp đối với khách hàng. • Kỹ năng tìm kiếm thông tin. Khi gọi điện cho một khách hàng, anh cần phải nắm bắt được những thông tin quan trọng như tính chất công việc, vị trí, vai trò trong đội ngũ, tình hình kinh doanh trong công ty của khách hàng, đặc biệt cần am hiểu về lĩnh vực nghề nhiệp hoặc các dự án mà người này đang tham gia…. Có nhiều cách thức để thu thập thông tin như: truy cập internet, tham khảo thông tin từ các đồng nghiệp hoặc đối tác và các mối quan hệ sẵn có, tham dự các hội thảo của khách hàng… Ở Dale Carnegie, anh phải làm việc với rất nhiều dạng khách hàng khác nhau, từ các nhà quản lý bậc trung đến các vị trí cấp cao như manager, director , ở các bộ phận có tính chất khác nhau như Nhân sự, Bán hàng, Marketing…, với các công ty có lĩnh vực kinh doanh khác nhau như Bất động sản, Bảo hiểm, Hàng tiêu dùng… Với mỗi dạng khách hàng khác nhau, cần có những phong cách tiếp cận riêng biệt. Do đó, việc nắm bắt thông tin khách hàng là vô cùng quan trọng đối với nghề này. Càng nắm được nhiều thông tin, càng dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với khách hàng. Với thời đại ngày nay, thông tin có từ rất nhiều nguồn nhưng không dễ nắm bắt, đòi hỏi người bán hàng cần có những kỹ năng khai thác thông tin hiệu quả. • Kỹ năng đặt câu hỏi và khơi gợi vấn đề. Không phải khách hàng nào cũng tự nguyện chia sẻ thông tin và sẵn sàng nói lên vấn đề của họ cho người bán hàng biết. Do đó, người bán hàng cần phải biết cách đặt câu hỏi, làm sao để đi vào đúng trọng tâm và vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. Trong một số tình huống, anh Nguyên cần phải khéo léo đến mức có thể khiến cho khách hàng tự nói ra những khó khăn và nhu cầu cần được tư vấn và hỗ trợ của họ. • Kỹ năng phân tích vấn đề Sau khi đã khơi gợi khách hàng nói lên được vấn đề, người bán hàng cần phân tích một cách nhanh chóng vấn đề của khách hàng là gì để đưa ra những giải pháp thích hợp nhất cho họ. Thông thường, một cuộc bán hàng qua điện thoại chỉ chiếm tối đa 45 phút. Do đó, công việc này đòi hỏi anh phải có một kỹ năng phân tích vấn đề cực kỳ nhạy bén, vì bản thân khách hàng không có nhiều thời gian cho những cuộc telesale và anh cũng cần phải chốt cuộc gọi lại trong một giới hạn thời gian cho phép. • Khả năng thúc đẩy, thuyết phục và ra quyết định Có rất nhiều tình huống khác nhau xảy ra trong các cuộc telesale. Đôi khi khách hàng từ chối thẳng thừng ngay từ những phút đầu của cuộc gọi “Công ty tôi không có nhu cầu đào tạo cho nhân viên”. Có khách hàng cũng thích sản phẩm của công ty nhưng đã ký hợp đồng với bên công ty khác. Có những khách hàng lại “Ồ, tiếc quá, ngân sách của công ty chúng tôi vào thời điểm này chưa đủ để đào tạo cho nhân viên. Có vẻ như chi phí đào tạo bên công ty anh khá cao nhỉ”. Không phải lúc nào người Sale cũng gặp được khách hàng yêu thích sản phẩm của công ty mình. Đứng trước những tình huống khó khăn như trên, buộc anh Nguyên cần có những kỹ năng ứng biến tốt để giải quyết vấn đề. Một cuộc telesale không dừng lại khi bị khách hàng từ chối, mà nó chỉ kết thúc khi người bán hàng thuyết phục được khách hàng mua sản phẩm của mình. Tuy nhiên, người Sale cần phân biệt được những tình huống không nên tiếp tục thuyết phục (tình huống Reject) để tránh mất thời gian và gây ấn tượng xấu cho khách hàng. 5. Thuận lợi và khó khăn trong công việc Thuận lợi • Dale Carnegie là tổ chức danh tiếng trên toàn cầu với những giải pháp và quy trình chuẩn. Do đó, người bán hàng ở Dale rất yên tâm và tự tin rằng sản phẩm của mình sẽ đem lại những giải pháp tốt nhất cho khách hàng. Hơn thế nữa, trải qua 5 năm ở Việt Nam, đội ngũ bán hàng đã xây dựng được những mạng lưới khách hàng là cộng đồng các doanh nghiệp lớn có nhu cầu đào tạo cho nhân viên rất cao. Số lượng doanh nghiệp biết đến thương hiệu Dale Carnegie ở Việt Nam ngày càng nhiều. Do đó, anh gặp khá nhiều thuận lợi trong việc bán các khóa học cho doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp rất hài lòng với chất lượng đào tạo của Dale đã chủ động gửi nhân viên tham gia các chương trình đào tạo hàng kỳ, đem lại doanh thu không nhỏ cho công ty. • Môi trường Dale Carnegie với văn hóa Đắc Nhân Tâm đem lại bấu không khí thoải mái nhất và truyền cảm hứng làm việc tuyệt vời cho nhân viên. Mỗi ngày đi làm thực sự là một niềm vui đối với anh. Lãnh đạo trong công ty đối xử rất tôt và tận tâm với nhân viên. Anh luôn nhận được sự động viên và khích lệ từ lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp, ngay cả trong những lúc khó khăn nhất. • Một thuận lợi trong công việc này ở chỗ công ty Dale chuyên về các sản phẩm khóa học đào tạo cho người bán hàng. Do đó, người bán hàng ở Dale được nhiều lợi thế về mặt đào tạo. Từ khi mới bắt đầu làm việc ở Dale, anh đã được đào tạo và huấn luyện về các kỹ năng bán hàng rất chuyên nghiệp (trải qua 200 giờ huấn luyện dành cho nhân viên bán hàng). • Dale Carnegie có quy mô toàn cầu, nên anh Nguyên còn có cơ hội được học hỏi kinh nghiệm bán hàng ở các nước trên khu vực và công ty mẹ tại Mỹ. Khó khăn • Giá sản phẩm của một khóa học ở Dale Carnegie rất cao, trung bình là 900$/ người/khóa học. Do đó, vấn đề thuyết phục các doanh nghiệp mua gói sản phẩm đào tạo cho nhân viên là rất khó khăn. Để ký kết một hợp đồng với doanh nghiệp, cần rất nhiều thời gian và công sức để thuyết phục với khách hàng về chất lượng của sản phẩm, sẽ thực sự xứng đáng với chi phí đầu tư mà doanh nghiệp bỏ ra. • Anh gặp khó khăn trong việc xây dựng hình ảnh cá nhân chuyên nghiệp khi gặp gỡ các đối tác là các nhà quản lý cấp cao ở các doanh nghiệp lớn. Bản thân anh cần phải trau dồi kiến thức rất nhiều, thường xuyên nâng cao trình độ cho bản thân và am hiểu thị trường, các lĩnh vực nghề nghiệp của khách hàng. Có như vậy, anh mới thấu hiểu những nhu cầu và vấn đề của khách hàng. Xây dựng một hình ảnh của người bán hàng chuyên nghiệp là cả một nghệ thuật và quá trình lâu dài, từ hình ảnh bề ngoài, đến kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tăng cường phát triển các mối quan hệ….Tất cả đòi hỏi ở anh một bản lĩnh của người bán hàng, của một bestsale phải thật sự vững vàng. • Ngoài ra, anh Nguyên còn đảm nhận vai trò của một chuyên gia huấn luyện. Anh phải thường xuyên cập nhật và phát triển nội dung của các khóa học. Liên tục làm mới mình và tạo sức ảnh hưởng đến người khác, luôn luôn giữ được tâm huyết và lửa nhiệt tình của một chuyên gia huấn luyện, đó là trách nhiệm cao quý của một trainer. Trải qua hơn 5 năm tâm huyết với nghề này, anh Nguyên đã khắc phục những khó khăn và biến nó thành thế mạnh của chính bản thân, trở thành best sale của cả công ty. 6. Điều tâm đắc trong công việc Đến với nghề này, anh có cơ hội được giúp đỡ rất nhiều người phát triển năng lực cá nhân và gặt hái nhiều thành công hơn trong cuộc sống. Đối với anh Nguyên, đây không chỉ đơn thuần là nghề Sale, mà cao quý hơn thế nữa, đó chính là đem những sản phẩm của mình để giúp đỡ người khác tìm ra những giải pháp cho những khúc mắc của họ. Anh vừa cảm thấy vui và hạnh phúc với nghề. Vui khi nhìn thấy doanh số của công ty đạt được mục tiêu. Hạnh phúc là khi nhìn thấy những học viên bước ra từ các khóa học có những trải nghiệm mới và thực sự có nhiều thay đổi tích cực. Anh luôn nỗ lực rất nhiều để lan truyền giá trị của văn hóa Đắc Nhân Tâm đến nhiều người hơn nữa và xây dựng một cộng đồng doanh nghiệp ứng dụng những kỹ năng đã được học từ Dale Carnegie. 7. Những điểm không hài lòng về công việc Tất nhiên rằng, bất kỳ công việc nào cũng đem lại niềm vui và có những nỗi buồn riêng. Công việc của anh cũng vậy. Có nhiều người vẫn còn cách nhìn thành kiến về nghề Sale và cho rằng những tay tiếp thị đều nói xạo. Nhiều người quá bận rộn với công việc kinh doanh và không có thời gian nghĩ đến những giá trị Đắc Nhân Tâm, đôi khi còn tỏ ra khó chịu trước những giá trị văn hóa mà công ty đang cố gắng xây dựng. Có thể nói đây là một rào cản không nhỏ trong công việc. Để có thể thay đổi suy nghĩ của những luồng tư tưởng như vậy không phải là chuyện một sớm một chiều. Tuy nhiên, với niềm tin vững chắc vào những giá trị của Dale Carnegie, anh Nguyên đã vượt qua những rào cản này và gặt hái nhiều thành công trong công việc. 8. Những sáng kiến để hoàn thành công việc tốt hơn Anh Nguyên có lời khuyên cho những người làm việc trong nghề này là hãy ứng dụng những nguyên tắc vàng của Dale Carnegie một cách thực sự vào công việc của bạn. Với 9 nguyên tắc vàng đầu tiên đã được đúc kết sau những năm kinh nghiệm làm việc của Dale Carnegie, anh tin chắc rằng đây sẽ là một kho công cụ quý báu giúp đỡ bạn rất nhiều trong công việc của người bán hàng. 1. Không chỉ trích, oán trách hay than phiền. 2. Thành thật khen ngợi, cảm kich người khác. 3. Khơi gợi người khác ý muốn thực hiện bạn đề nghị họ làm 4. Chân thành quan tâm đến người khác 5. Mỉm cười 6. Luôn nhớ rằng tên một người là âm thanh êm đềm, ngọt ngào và quan trọng nhất đồi với họ. 7. Lắng nghe người khác, khuyến khích người khác nói về họ. 8. Nói về điều mà người khác quan tâm 9. Thành thật cho người khác thấy sự quan trọng của họ. 9. Nhận định về sự phát triển của nghề Hiện nay, nhu cầu của thị trường lao động Việt Nam rất cần những nhà quản lý giỏi có thể điều hành được công việc kinh doanh và quản lý các nhân viên cấp dưới. Thế nhưng, có rất ít nhà quản lý làm được điều đó. Họ thường lúng túng và gặp nhiều khó khăn khi giao việc cho nhân viên, phát triển năng lực nhân viên và giữ chân người tài. Với những lỗ hỗng như vậy, nhu cầu cần được đào tạo về các kỹ năng quản lý và thuật lãnh đạo Đắc Nhân Tâm chắc chắn sẽ còn phát triển rất mạnh trong tương lai. Nhất là khi Việt Nam còn khá non trẻ trong ngành đào tạo nguồn nhân lực (dưới 10 năm). Với thực tế đó, anh tin chắc rằng nghề này sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai không xa. 10. Kiến thức và kỹ năng đã tự hoàn thiện Như anh có nói ở phần trên, để có thể làm việc trong nghề này, đòi hỏi người Sale cần phải trau dồi cho mình rất nhiều kỹ năng. Bản thân anh tâm đắc nhất với 2 kỹ năng mà anh đã tự hoàn thiện trong suốt 5 năm gắn bó với nghề, đó là Kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp và kỹ năng ra quyết định. Nó đã hỗ trợ cho anh rất nhiều trong công việc và giúp anh đạt được nhiều thành tựu trong nghề. Về mặt kiến thức, do gặp gỡ với nhiều khách hàng làm trong các lĩnh vực khác nhau và thường xuyên nghe họ tâm sự, chia sẻ những vấn đề trong công việc nên vốn kiến thức của anh về nghề nghiệp ở nhiều lĩnh vực đã được tăng lên đáng kể. 11. Nhân vật nổi tiếng trong nghề mà anh kính trọng • Dale Carnegie, người sáng lập tổ chức Dale Carnegie trên toàn cầu. Ông được bình chọn là người bán hàng xuất sắc nhất thế kỷ (theo tạp chí 500 Fortune ) [...]...• Zig Zig lar, bậc thầy trong lĩnh vực bán hàng trên thế giới, tác giả cuốn “See you at the top” • Brian Tracy, diễn giả hàng đầu thế giới về lĩnh vực phát triển năng lực cá nhân PHẦN 3 MÔ TẢ CHI TIẾT CÔNG VIỆC, CHỊ NGUYỄN QUỐC ANH TH , NHÂN VIÊN SALE, CÔNG TY DALE CARNEGIE VIỆT NAM 1 Thông tin người được phỏng vấn Họ và Tên : Nguyễn Quốc Anh Thư... có tư duy hoạch định và định hướng trong công việc Đối với nghề Sale, cần có kỹ năng này để phân tích nguồn khách hàng chiến lược và tìm kiếm thêm khách hàng tiềm năng cho công ty Nghề này đòi hỏi cần phải có tư duy nhạy bén, chiến lược nhằm phát triển và mở rộng thị trường, đem về doanh thu cho công ty 5 Thuận lợi và khó khăn trong công việc Thuận lợi Sản phẩm của công ty có lợi thế là có thể đáp ứng... đạt chất lượng quốc t , nên đã hỗ trợ chị gặp nhiều thuận lợi trong việc bán hàng • Ở Việt Nam, có rất ít công ty chuyên về đào tạo có được quy trình và chất lượng sản phẩm chuẩn với quy mô toàn cầu Trong khi đ , nhu cầu đào tạo cho nhân viên của các doanh nghiệp lại ngày một tăng Các doanh nghiệp lại không đủ tiềm lực để có thể đào tạo nội bộ Do đ , họ rất cần những đơn vị chuyên nghiệp về mảng đào tạo... chi tiết về khách hàng góp phần rất quan trọng trong việc gọi điện và tiếp cận với h , đặc biệt là những khách hàng mới Trước khi bắt đầu một cuộc gọi, đặc biệt là Coldcall (gọi cho khách hàng mới hoặc khách hàng chưa biết đến công ty ), chị cần phải thu thập rất nhiều thông tin chi tiết về khách hàng (như tên, nghề nghiệp, chức v , tính chất công việc, môi trường làm việc…) Càng tìm được nhiều thông... định vị sản phẩm của công ty trên thị trường và khẳng định về • chất lượng+ giá trị của sản phẩm trong tâm trí của khách hàng Bất kỳ một nhân viên Sale nào cũng đều chịu áp lực về doanh số Bản thân chị cũng vậy Mới vào làm ở công ty, chị phải sale cho những khách hàng cá nhân nên tiến độ công việc còn khá chậm Trong khi đ , vẫn phải đảm bảo được doanh thu hàng tháng của công ty, nên phải chịu áp lực... chuyên biệt Doanh nghiệp chỉ có thể đào tạo cho nhân viên khoảng 30 %, 70% còn lại sẽ được đúc kết trong quá trình làm việc Khi tìm hiểu về nghề Sale, nhận thấy rằng công việc này đòi hỏi rất nhiều kỹ năng kh , phải được luyện tập trong một thời gian dài mới có thể thành thạo và ứng dụng vào công việc Do đ , để có thể làm việc trong ngành Sale, sinh viên cần trang bị những kỹ năng quan trọng trong ngành này... xếp thời gian Trong một ngày, một nhân viên Sale (đặc biệt là nhân viên mới) cần phải gọi cho rất nhiều khách hàng cá nhân khác nhau Ngoài ra, chị còn chịu áp lực bởi doanh thu và khối lượng công việc khá nhiều Do đ , cần phải biết sắp xếp thời gian để hoàn thành tốt công việc, nếu không, sẽ phải ngồi lại làm việc đến 8g tối mới có thể hết việc được • Định hướng, hoạch định Khi làm việc trong bất kỳ... hàng ở nhiều ngành ngh , vị trí và lĩnh vực khác nhau Do đ , thị trường của Dale Carnegie rất rộng và sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai • Là một nhân viên Sale ở Dale Carnegie, chị có cơ hội được giao thiệp với rất nhiều các vị lãnh đạo cấp cao và được mở rộng mạng lưới các mối quan hệ Có thể nói, nghề này đã giúp chị tạo được chỗ đứng và vị trí cao trong xã hội • Do công ty có uy tín trên toàn... Carnegie, chị đã học được nghệ thuật đắc nhân tâm và tái định nghĩa về nghề bán hàng Không như công việc trước đây với khái niệm bán hàng là phải thúc đẩy người mua nhằm nhanh chóng bán được sản phẩm Ở Dale Carnegie, một nhân viên Sale phải ghi trong đầu rằng, công việc của họ là giúp đỡ người khác đạt được những mục tiêu cá nhân trong sự nghiệp và việc kinh doanh, bằng cách tư vấn và hỗ trợ miễn ph , cuối... bán hàng Ngoài ra, những mối quan hệ rộng cũng đã giúp đỡ chị rất nhiều trong việc bán sản phẩm khóa học cho cá nhân ( bạn b , đồng nghiệp cũ…) Khó khăn • Do công ty còn mới với thị trường (vào Việt Nam được 5 năm) nên nhiều khách hàng vẫn chưa biết đến thương hiệu Dale Carnegie Hơn nữa, giá của các khóa học rất cao và chủ yếu nhắm vào đối tượng là các nhà lãnh đạo và quản lý Do đ , những người có . BÁO CÁO TỔNG HỢP TIỂU LUẬN HƯỚNG NGHIỆP Tiểu luận hướng nghiệp trong lĩnh vực Sale-Marketing , công ty Dale Carnegie Training Việt Nam GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : Trần Hồng Hải SINH. thiệu sơ lược về công ty Dale Carnegie Training Việt Nam PHẦN 2 Mô tả chi tiết các công việc cụ thể của anh Bùi Đỗ Nguyên, trưởng phòng Sale, công ty Dale Carnegie Training Việt Nam PHẦN 3 Mô tả. Ngân hàng: ABBank, ANZ Bank, Đông Á Bank, Vina Capital…. • Sản xuất : Changsin Việt Nam, Holcim, Goldsun, Piaggo Vietnam, VBL… • Y tế & Dược: Astra Zeneca, FV Hospital, GSK, FreseniusKabi