Truyện ngắn Đoàn Lê luận án thạc sĩ

107 472 4
Truyện ngắn Đoàn Lê luận án thạc sĩ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM BÙI VŨ NGỌC TRÂM TRUYỆN NGẮN ĐOÀN LÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN THÁI NGUYÊN - 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM BÙI VŨ NGỌC TRÂM TRUYỆN NGẮN ĐOÀN LÊ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN BÍCH THU THÁI NGUYÊN - 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các nội dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2012 Tác giả luận văn Bùi Vũ Ngọc Trâm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn3 LỜI CẢM ƠN Bằng sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Bích Thu, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Sau đại học, cán bộ phòng quản lý khoa học trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường. Tôi cũng xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới BGH, bạn bè, đồng nghiệp trường THPT Thác Bà, Sở GD & ĐT tỉnh Yên Bái cùng gia đình và những người thân yêu đã động viên, quan tâm chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành tốt khoá học này. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2012 Tác giả luận văn Bùi Vũ Ngọc Trâm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn4 i MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục i MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 10 Chương 1. TRUYỆN NGẮN ĐOÀN LÊ TRONG DÒNG CHẢY TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM SAU 1975 10 1.1. Khái lược truyện ngắn Việt Nam sau 1975 10 1.1.1. Một số vấn đề lý thuyết thể loại 10 1.1.2. Bối cảnh lịch sử - thẩm mĩ của văn học Việt Nam sau 1975 13 1.1.3. Truyện ngắn Việt Nam sau 1975 16 1.2. Khái lược về thế hệ nhà văn nữ Việt Nam sau 1975 18 1.2.1. Sự nối tiếp của nhiều thế hệ cầm bút 18 1.2.2. Một số biểu hiện của “đặc điểm giới” trong tác phẩm của các nhà văn nữ 1975 20 1.3 Đoàn Lê - một cây bút nữ độc đáo của văn học Việt Nam sau 1975 22 1.3.1. Người phụ nữ đa tài, đa đoan 22 1.3.2. Sự nghiệp sáng tác phong phú 27 1.3.3. Vị trí truyện ngắn trong sáng tác của Đoàn Lê 30 Chương 2. BỨC TRANH HIỆN THỰC ĐỜI SỐNG TRONG TRUYỆN NGẮN ĐOÀN LÊ 34 2.1. Ý thức của nhà văn với hiện thực đời sống 34 2.1.1. Đi sâu khai thác mảng đề tài thế sự 34 2.1.2. Ý thức đối thoại ngầm với những quan niệm sáng tạo đương đại 41 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn5 ii 2.2. Hình tượng xóm Chùa và các vấn đề đạo đức – xã hội đương đại . 46 2.2.1. Tác động của nền kinh tế thị trường và sự băng hoại các giá trị đạo đức 46 2.2.2. Chân dung nhân cách méo mó, bi hài 52 2.2.3. Thân phận người phụ nữ trong xã hội hiện đại 58 2.3. Thế giới tưởng tượng trong truyện ngắn Đoàn Lê 63 2.3.1. Thế giới cõi âm, giấc mơ, sự biến hình 63 2.3.2. Tưởng tượng – một cách nhận thức về thực tại 73 2.4. Yếu tố tự truyện trong truyện ngắn Đoàn Lê 74 2.4.1. Nét riêng của yếu tố tự truyện trong sáng tác Đoàn Lê 74 2.4.2. Những trải nghiệm và tâm tư của Đoàn Lê 76 Chương 3. MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN ĐOÀN LÊ 78 3.1. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện 78 3.1.1. Tình huống hiện thực 78 3.1.2. Tình huống giả tưởng – hài hước 79 3.1.3. Tình huống giả tưởng – kinh dị 81 3.1.4. Sự đan xen các tình huống 82 3.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật 83 3.2.1. Nắm bắt nhanh các trạng thái tâm lý nhân vật 83 3.2.2. Sắc sảo và hài hước trong cách sử dụng các chi tiết mô tả 86 3.3. Ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Đoàn Lê 87 3.3.1. Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Đoàn Lê 87 3.3.2. Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Đoàn Lê 89 KẾT LUẬN 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn6 CHÂN DUNG NHÀ VĂN ĐOÀN LÊ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn7 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Truyện ngắn Việt Nam từ sau 1975 đến nay phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt sau 1986, trong không khí dân chủ hóa của đời sống văn học, truyện ngắn Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể. Hòa vào dòng chảy ấy không thể không kể đến những đóng góp của các nhà văn nữ thời kỳ đổi mới. Trên văn đàn, sự hiện diện truyện ngắn của những cây bút nữ đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc như Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Võ Thị Hảo, Nguyễn Ngọc Tư,…Trong số đó, sáng tác của Đoàn Lê dù không ồn ào gây “sốc” như một số tác giả nữ trẻ khác nhưng đọc tác phẩm của chị, độc giả dễ ấn tượng với con người, cuộc sống, với cảm hứng và cách viết của nữ sĩ. Sáng tác của Đoàn Lê thực sự đã làm sinh động, phong phú thêm cho đời sống văn xuôi nói riêng và văn học nước nhà nói chung. Đoàn Lê tên thật là Đoàn Thị Lê, sinh ngày 15.04.1943 ở thành phố Bengich (nay là phố Lê Lợi – Hải Phòng). Không riêng gì ở Hải Phòng mà đối với giới văn nghệ sĩ cả nước tên tuổi nữ sĩ Đoàn Lê đã trở nên quen thuộc. Gọi chị là nhà văn, họa sĩ, nhà biên kịch, diễn viên hay đạo diễn đều đúng cả. Những “cầm kỳ thi họa” đem lại cho Đoàn Lê một danh tiếng tài hoa. Học vẽ từ bậc thầy như Bùi Xuân Phái, Dương Bích Liên. Học điện ảnh từ các bậc thầy của Nga và Việt Nam. Khởi nghiệp biên kịch điện ảnh với những tác phẩm được đồng nghiệp đánh giá tốt. Nhưng cuối cùng, văn xuôi mới là sở trường của người đàn bà thành phố cảng, vẻ thùy mị duyên dáng song hành với tính cách một người đàn bà quyết đoán, sắc sảo. Những điều dường như xung khắc ấy cùng lúc tồn tại trong một con người, dệt nên những trang văn xuôi tài hoa, vừa dịu dàng, vừa quyết liệt, lôi cuốn sự chú ý của người đọc cũng như giới nghiên cứu, giảng dạy văn học Việt Nam đương đại. Nói như Đoàn Lê: “tôi đặc biệt thích viết truyện ngắn, chỉ những gì không thể viết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn8 2 ngắn được thì tôi đành chịu”. Hơn thế nữa, ở nữ nhà văn này, người đọc nhận ra sự hội tụ các yếu tố của nhiều loại hình nghệ thuật: điện ảnh, hội họa, thi ca qua các trang văn của chị. Những tiểu thuyết đầy trăn trở tâm huyết của chị như Cuốn gia phả để lại, Lão già tâm thần, Người đẹp và đức vua, Tiền định gây được nhiều thiện cảm với bạn đọc. Cuốn gia phả để lại ngay khi mới ra mắt công chúng đã được nhận giải thưởng văn học của Hội nhà văn Việt Nam (1990). Song phải kể đến thành quả chị nhận được ở truyện ngắn. Truyện của chị được dịch tại Mỹ, Thụy Điển, Đức và ở đâu cũng được hoan nghênh. Có thể kể tên những tập truyện ngắn của Đoàn Lê như Thành hoàng làng xổ số, Trinh tiết xóm Chùa, Người khách đêm giao thừa, Nghĩa địa xóm Chùa, …Và Sex. Đọc văn chị, ta bị cuốn hút bởi cách viết dung dị, những nhận xét hóm hỉnh và sâu sắc về nhân tình thế thái, về những buồn vui ấm lạnh của cuộc đời. Truyện ngắn của Đoàn Lê là một tiếng nói quen thuộc mà mới lạ, mang đậm dấu ấn sáng tạo của nhà văn. Đến nay, tuy đã có một số bài giới thiệu, bình luận, đánh giá về tác phẩm Đoàn Lê của một số nhà văn, nhà nghiên cứu nhưng vẫn chưa phải là những công trình mang tính hệ thống, khẳng định vị trí của Đoàn Lê trong dòng văn học nữ đương đại và rộng ra trong nền văn xuôi Việt Nam đương đại. Trên đây là những lý do để chúng tôi chọn đề tài cho luận văn của mình là TRUYỆN NGẮN ĐOÀN LÊ. Tìm hiểu đề tài này, chúng tôi muốn tiếp cận và nhận diện những thành tựu về nội dung cũng như về nghệ thuật của truyện ngắn Đoàn Lê, đồng thời đặt sáng tác của chị trong sự vận động và đổi mới của văn xuôi Việt Nam đương đại. 2. Lịch sử vấn đề Đam mê và miệt mài, viết văn, làm thơ, biên kịch, đạo diễn phim và vẽ tranh, một Đoàn Lê vẫn tiếp diễn trên con đường văn học nghệ thuật với nhiều chữ “sĩ”. Cuộc đời chị là vậy, đa mang, truân chuyên nhưng những đứa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn9 3 con tinh thần của người đàn bà mảnh mai và cương nghị này lại có sức hấp dẫn, cuốn hút độc giả và giành được những giải thưởng danh giá. Trong quá trình tìm hiểu về Đoàn Lê và tác phẩm của chị, chúng tôi thu thập được một số bài viết để tạo cơ sở cho một cái nhìn bao quát về truyện ngắn Đoàn Lê. 2.1. Những ý kiến, những bài viết có tính chất khái quát về truyện ngắn Đoàn Lê. Trong các bài viết về sáng tác của Đoàn Lê, chúng tôi để ý nhiều đến những bài viết của nhà văn Hồ Anh Thái – một nhà văn đã có cả một quá trình theo dõi những sáng tác của chị. Với số lượng bài viết về Đoàn Lê nhiều hơn cả, ông đã nắm được cái “thần” rất riêng, độc đáo trong giọng văn của chị: “ Một giọng văn được nhớ, nền nã, dung dị bao giờ cũng kèm theo chất hài hước ngấm ngầm” [60]. Hồ Anh Thái đã rất chú ý đến nghệ thuật sử dụng những yếu tố kì ảo của nữ văn sĩ này. Ông cho rằng yếu tố kì ảo của Đoàn Lê trong những truyện tiêu biểu nhất ấy là “cái thực lẫn với cái ảo chỉ làm lạ hóa, chỉ thay đổi một góc nhìn hiện thực chứ không phải yếu tố xoay chuyển và quyết định hiện thực nghệ thuật ” [59]. Chú ý đến bút pháp và giọng điệu, tạp chí Kirkus Peviews nhận xét: “Thảng hoặc Đoàn Lê có xu hướng ngụ ngôn kiểu Kafka như Lên ruồi…ở chỗ khác, những truyện ngắn đạt tới giọng điệu riêng tư thấm thía như trong Giường đôi xóm Chùa…” [60]. Nghệ sĩ ưu tú Ngọc Hiền – một người bạn của nhà văn, cũng có tới hai bài viết về chị. Ở Đoàn Lê – những cung bậc cuộc đời (http://vietbao.com.vn ) đã đưa những nhận định không thể phủ nhận: “…Có lẽ nếm trải cuộc đời với đầy đủ những cung bậc buồn vui, những hạnh phúc và bất hạnh đã qua của người đàn bà đa đoan này đã làm nên những trang viết mang màu sắc Đoàn Lê”. Và thực sự là như thế, “không phải ngẫu nhiên mà những tác phẩm gan ruột của chị, chị đã có chỗ đứng thật đẹp trong trái tim người đọc” [27]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn10 [...]... truyện ngắn nữ đương đại từ cái nhìn của một “mắt xích” truyện ngắn 7 Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Thư mục tham khảo, Nội dung của luận văn gồm ba chương: Chương 1: Truyện ngắn Đoàn Lê trong dòng chảy truyện ngắn nữ Việt Nam sau 1975 Chương 2: Bức tranh hiện thực đời sống trong truyện ngắn Đoàn Lê Chương 3: Một số phương thức thể hiện nghệ thuật trong truyện ngắn Đoàn Lê. .. đêm giao thừa – phút trải lòng của Đoàn Lê nêu đặc điểm: “nhân vật trong truyện ngắn Đoàn Lê thường có những thiệt thòi về ngoại hình…Chính từ nhân vật kia nhà văn phát hiện ra vẻ đẹp bất tử của tình yêu nguyên vẹn…” [35] Trong bài Thấp thoáng Đoàn Lê (Báo Văn nghệ số 31 ra ngày 4/8//2012), tác giả Vũ Quốc Văn đã nhận xét về truyện ngắn Đoàn Lê: “Nó (Truyện ngắn Đoàn Lê – Bùi Vũ Ngọc Trâm) như gió, như... tranh hiện thực đời sống, phương thức xây dựng tình huống truyện, mô tả tâm lý nhân vật, giọng điệu và ngôn ngữ trần thuật 6.2 Đóng góp của luận văn - Nhận diện những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật thể hiện trong truyện ngắn Đoàn Lê Từ đó đưa ra một cái nhìn hệ thống về truyện ngắn Đoàn Lê - Ghi nhận vị thế của Đoàn Lê ở thể loại truyện ngắn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn15... khẳng định: Truyện ngắn có thể có cốt truyện, thậm chí cốt truyện li kì, gay cấn, kể được Truyện ngắn cũng có thể chẳng có cốt truyện gì cả, không kể được nhưng truyện ngắn không thể nghèo chi tiết Nó sẽ như nước lã” [58] Sức hấp dẫn của truyện ngắn là ở chỗ nó không tự gói mình trong cái áo chật hẹp của hình thức và của thể loại, mà luôn chứa đựng sức khai phóng tiềm tàng Ngay cả những truyện ngắn được... nghiên cứu Đoàn Lê sáng tác nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, Tuy nhiên, luận văn của chúng tôi chỉ tập trung vào thể loại truyện ngắn Trong thể loại truyện ngắn, chúng tôi tập trung khai thác các khía cạnh về bức tranh hiện thực đời sống và một số phương thức thể hiện nghệ thuật như: xây dựng tình huống truyện, ngôn ngữ, giọng điệu… 4.2 Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ của luận văn chúng... sát, tìm hiểu truyện ngắn Đoàn Lê, luận văn nhằm mục đích: 3.1 Nhận diện và miêu tả những đặc điểm truyện ngắn Đoàn Lê về nội dung và nghệ thuật Đồng thời chỉ ra những nét đặc sắc, riêng biệt của Đoàn Lê trong cách thể hiện cuộc sống và con người 3.2 Khẳng định vị trí của Đoàn Lê trong đời sống văn học đương đại và ghi nhận đóng góp của cây bút nữ này với thể loại truyện ngắn 4 Đối tượng và Phạm vi nghiên... ấy Về cách nắm bắt cuộc sống của thể loại, truyện ngắn không có tham vọng ôm vào mình một hiện thực rộng lớn, hoành tráng Ngắn ở đây đồng nghĩa với hàm súc, tinh lọc và hay” [63] Nguyên tắc chưng cất của truyện ngắn không cho phép “dồn ép” hoặc “nhồi nhét” rút gọn nội dung của một truyện dài, hoặc một hình thức tương đương như thế, thành truyện ngắn Truyện ngắn hiện nay được hình thành từ mối quan... đánh giá cao Đoàn Lê Cho đến thời điểm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn13 7 này vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và hoàn chỉnh về truyện ngắn Đoàn Lê Các bài viết còn lẻ tẻ nhưng là những gợi dẫn quý báu cho việc tiếp cận và triển khai luận văn của chúng tôi 3 Mục đích nghiên cứu Thông qua việc khảo sát, tìm hiểu truyện ngắn Đoàn. .. đọc của truyện ngắn Về tác động của truyện ngắn, do tính chất cô đúc, truyện ngắn có sức nén và sức công phá cao Chỉ cần một ít trang văn xuôi, người viết có thể làm “nổ tung trong tình cảm và ý nghĩ của người đọc những điều rất sâu xa và da diết của con người, khiến người đọc phải nhớ mãi, suy nghĩ mãi, đọc đi đọc lại mãi không chán” [38, tr 148] Trong truyện ngắn hiện đại, nhiều khi cốt truyện gồm... ấy Trong đó, truyện ngắn, một thể loại văn học được coi là “xung kích” của đời sống văn học, một thể loại có tính chất “thuốc thử” đối với hầu hết nhà văn trên con đường sáng tạo nghệ thuật của mình Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ Nội dung thể loại của Truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn gọn Bởi truyện ngắn được viết . điệu trần thuật trong truyện ngắn Đoàn Lê 87 3.3.1. Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Đoàn Lê 87 3.3.2. Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Đoàn Lê 89 KẾT LUẬN 94 TÀI LIỆU THAM. vẹn…” [35]. Trong bài Thấp thoáng Đoàn Lê (Báo Văn nghệ số 31 ra ngày 4/8//2012), tác giả Vũ Quốc Văn đã nhận xét về truyện ngắn Đoàn Lê: “Nó (Truyện ngắn Đoàn Lê – Bùi Vũ Ngọc Trâm) như gió,. riêng của yếu tố tự truyện trong sáng tác Đoàn Lê 74 2.4.2. Những trải nghiệm và tâm tư của Đoàn Lê 76 Chương 3. MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN ĐOÀN LÊ 78 3.1. Nghệ

Ngày đăng: 15/11/2014, 22:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan