1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chức năng hệ tiêu hóa

9 650 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 142,5 KB

Nội dung

C HỨC NĂNG CỦA HỆ TIÊU HÓA Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh nắm được : • Chỉ đường đi của thức ăn và nói tên các cơ quan tiêu hóa trên sơ đồ • Chỉ và nói tên một số tuyến tiêu hóa và dịch tiêu hóa. • Nói sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng, dạ dày, ruột non, ruột già. Chuẩn bị: • Tranh ảnh liên quan đến hệ hệ tiêu hóa. • Sơ đồ hệ tiêu hóa • Các tài liệu liên quan đến bài học Nội dung bài học: 1. Giới thiệu bài học 2. Khởi động trò chơi “Chế biến thức ăn” 3. Khái quát quá trình tiêu hóa diễn ra trong miệng 4. Khái quát quá trình tiêu hóa diễn ra trong dạ dày 5. Quá trình tiêu hóa diễn ra ở ruột non 6. Quá trình tiêu hóa diễn ra ở ruột già 7. Tổng kết bài học 1. Giới thiệu bài học - Các em có biết rằng cơ thể chúng ta sống được là nhờ sự hoạt động phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn và bài tiết mà sự trao đổi chất diễn ra bình thường cơ thể khỏe mạnh. Nếu một trong các cơ quan trên ngừng hoạt động, cơ thể sẽ chết, vậy trong cơ thể hệ tiêu hóa có chức năng như thế nào, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn nhé. - Giáo viên đọc to mục tiêu bài học 2. Khởi động trò chơi “Chế biến thức ăn” a. Bước 1: GV hướng dẫn Trò chơi gồm các động tác: - Nhập khẩu: Tay phải đưa lên miệng (như động tác đưa thức ăn vào miệng) - Vận chuyển: Tay trái để phía dưới cổ rồi kéo dần xuống ngực (thể hiện đường đi của thức ăn) - Chế biến: Hai bàn tay để trước bụng làm động tác nhào trộn. - GV hô khẩu lệnh và cả lớp cùng làm động tác theo đúng khẩu lệnh đã hô. b. Bước 2: Tổ chức cho HS chơi. 3. Khái quát Quá trình tiêu hóa diễn ra trong miệng - GV cho HS quan sát hình vẽ sau đó hỏi: Thức ăn sau khi vào miệng được nhai, nuốt rồi đi đâu? - Gọi HS nói về đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa. Nêu vai trò của răng, lưỡi và nước bọt khi ta ăn?  Gọi 1 vài học sinh trả lời sau đó giáo viên giảng: • Thức ăn vào miệng rồi thông qua quá trình nhai, răng đã xé những mô thịt và sợi của rau quả thành những mảnh nhỏ. • Lưỡi giúp thức ăn di chuyển quanh miệng, để các loại răng khác nhau có thể cắt, xé hay nghiền chúng ra. • Các tuyến nước bọt tiết ra nước bọt tẩm ướt thức ăn và được nuốt xuống thực quản rồi vào dạ dày. 4. Khái quát Quá trình tiêu hóa ở dạ dày - Cho HS quan sát hình ảnh - Cho học sinh thảo luận nhóm đôi Vào đến dạ dày thức ăn được biến đổi thành gì? - Gọi đại diện các nhóm trình bày  GV nhận xét sau đó giảng tiếp: • Khi thức ăn vào đến dạ dày, nó bắt đầu căng ra. Các cơ ở thành dạ dày bắt đầu co bóp để nhào trộn thức ăn, cùng lúc đó thức ăn cũng được trộn lẫn với dịch vị và quá trình tiêu hóa hóa học bắt đầu. • Cần tốn khoảng 4 giờ để dạ dày tiêu hóa được hoàn toàn một bữa ăn cân bằng. Nếu bữa ăn có nhiều dầu mỡ quá trình tiêu hóa tốn khoảng 6 giờ hoặc lâu hơn. 5. Khái quát Quá trình tiêu hóa ở ruột non. - Cho HS quan sát hình ảnh và thảo luận nhóm đôi Vào đến ruột non thức ăn được biến đổi thành gì? - Đại diện nhóm trình bày, nhận xét. Phần chất bổ có trong thức ăn được đưa đi đâu? Để làm gì?  Gọi 1 hoặc 2 em trả lời, sau đó giáo viên: • Khi dưỡng chất đi từ dạ dày vào ruột non phần lớn thức ăn được biến thành chất bổ dưỡng, chúng thấm qua thành ruột non vào máu đi nuôi cơ thể. • Khi thức ăn di chuyển vào hồi tràng, là đoạn cuối cùng của ruột non thì chúng chỉ còn lại một ít nước, những thức ăn không tiêu hóa được (như mô xơ trong trái cây, rau quả) và vi khuẩn. Chúng được di chuyển vào ruột già qua van hồi manh tràng, van này được đóng lại để ngăn các chất không di chuyển ngược về lại hồi tràng. 6. Khái quát quá trình tiêu hóa ở ruột già. - Cho HS quan sát hình ảnh. Ruột già có vai trò gì trong quá trình tiêu hóa?  Giáo viên chỉ vào hình và giảng: • Chức năng chính của ruột già là hấp thu nước và một ít chất khoáng từ những sản phẩm thừa của quá trình tiêu hóa. Hàng triệu vi khuẩn sống ở ruột già được nuôi dưỡng bởi những sản phẩm thừa, chúng sản xuất ra vitamin K và một vài loại vitamin B rồi được hấp thu qua thành ruột già vào máu, sau đó được chuyển về gan. Khi nhu động ruột co bóp tống phân hoặc những chất bã bị nén lại đi từ đại tràng xích ma vào trong trực tràng, thành của trực tràng sẽ căng ra làm kích thích phản xạ tống phân. • Tín hiệu thần kinh đi từ tủy sống đến thành đại tràng xích ma và trực tràng làm chúng co lại và các cơ vòng dãn ra. Phân sẽ được tống ra ngoài qua lỗ hậu môn có thể kiểm soát được, giúp cho con người có thể trì hoãn quá trình này nếu cần thiết. 7. Tổng kết bài học Hôm nay chúng ta học bài gì? - Chúng ta đã biết được quá trình tiêu hoá ở miệng, dạ dày, ruột non, ruột già vậy các em cho cô biết. Tại sao chúng ta nên ăn chậm nhai kĩ và không nên chạy nhảy, nô đùa sau khi ăn no? - HS trả lời, GV chốt kiến thức. - GV nhận xét giờ học. - GV nhắc HS áp dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống hằng ngày. - Kiểm tra học sinh bằng các câu hỏi trắc nghiệm Câu hỏi trắc nghiệm 1. Hệ tiêu hóa phân giải thức ăn theo cơ chế nào? A. Cơ chế Hóa học B. Cơ chế Cơ học C. Cơ chế tự thẩm thấu D. Cả 2 cơ chế: Hóa học và Cơ học 2. Dưới tác dụng của men amylase có trong nước bọt, tinh bột sẽ được tiêu hóa như thế nào? A. Tinh bột sẽ được chuyển thành đường đơn (maltose) B. Tinh bột sẽ được chuyển thành chất béo C. Tinh bột sẽ được chuyển thành chất đạm D. Cả 3 phương án trên đều không đúng 3. Cười nói trong khi ăn sẽ gây nên những nguy cơ nào? A. Thức ăn hoặc nước sẽ trào ngược lên mũi gây sặc. B. Thức ăn hoặc nước sẽ đi nhầm vào khí quản gây ho C. Nuốt nghẹn D. Tất cả các khả năng trên. 4. Một viên thức ăn ẩm tiêu chuẩn cần khoảng bao nhiêu giây để di chuyển dọc theo hết chiều dài thực quản? A. 5 giây B. 9 giây C. 30 giây D. 19 giây 5. Men Pepsin có trong dạ dày để tiêu hóa chất gì sau đây? A. Gluxit (chất bột đường) B. Protein (Đạm) C. Lipit (chất béo) D. Cả 3 chất trên 6. Thời gian trung bình để thức ăn tiêu hóa hết trong dạ dày là bao lâu? A. 4-6 giờ B. 12 giờ C. 24 giờ D. 48 giờ 7. Khi dưỡng chấp đi đến ruột non, quá trình tiêu hóa đã hoàn thành được khoảng bao nhiêu %? A. 100% B. 20% C. 80% D. 15% 8. Ngoài ruột và dạ dày, các cơ quan nào sau đây tham gia vào quá trình tiêu hóa? A. Gan B. Mật C. Tụy D. Cả 3 cơ quan trên 9. Ruột già sản xuất ra các enzim tiêu hóa nào sau đây? A. Pepsin B. Amylase C. Lipase D. Không có enzim nào được sản xuất ở ruột già 10.Hệ vi khuẩn ký sinh ở ruột già sản xuất ra chất gì sau đây? A. Vitamin A B. Vitamin K và một số loại Vitamin B C. Vitamin C D. Tất cả các loại trên . NĂNG CỦA HỆ TIÊU HÓA Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh nắm được : • Chỉ đường đi của thức ăn và nói tên các cơ quan tiêu hóa trên sơ đồ • Chỉ và nói tên một số tuyến tiêu hóa và dịch tiêu. hóa và dịch tiêu hóa. • Nói sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng, dạ dày, ruột non, ruột già. Chuẩn bị: • Tranh ảnh liên quan đến hệ hệ tiêu hóa. • Sơ đồ hệ tiêu hóa • Các tài liệu. ăn” 3. Khái quát quá trình tiêu hóa diễn ra trong miệng 4. Khái quát quá trình tiêu hóa diễn ra trong dạ dày 5. Quá trình tiêu hóa diễn ra ở ruột non 6. Quá trình tiêu hóa diễn ra ở ruột già 7.

Ngày đăng: 15/11/2014, 20:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w