Trong quá trình phát triển dần kiểm toán không chỉ giới hạn ở lĩnh vực kế toán – tài chính mà còn được mở rộng sang các lĩnh vực kiểm soát, đánh giá cả hệ thống quản lý của doanh nghiệp,
Trang 1MỤC LỤC
I/ GIỚI THIỆU SƠ QUA VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA KIỂM TOÁN 1
1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KIỂM TOÁN 1
1.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của kiểm toán trên thế giới: 1
1.2.2 Quá trình phát triển của hoạt động kiểm toán ở Việt Nam 2
1.1.3 Khái niệm kiểm toán 4
1.1.4 Bản chất của kiểm toán 6
II/ TRÌNH BÀY VÀ SO SÁNH CÁC LOẠI HÌNH KIỂM TOÁN THEO CHỨC NĂNG VÀ THEO CHỦ THỂ 6
1/ Theo chức năng kiểm toán 6
1.1 / Kiểm toán (báo cáo)tài chính: 6
1.2/ Kiểm toán tuân thủ : 7
1.3 / Kiểm toán hoạt động 8
2/ Phân loại kiểm toán theo chủ thể kiểm toán 10
2.1 / Kiểm toán nội bộ 10
.2.2 / Kiểm toán nhà nước 10
2.3 / Kiểm toán độc lâp 11
III//TIÊU CHUẨN, TRÁCH NHIỆM CỦA KIỂM TOÁN VIÊN ĐỘC LẬP THEO QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH CỦA VIỆT NAM 14
Trang 2BÀI THẢO LUẬN
Đề bài
Trình bày và so sánh các loại hình kiểm toán theo chức năng và theo chủ thể? Tiêu chuẩn, trách nhiệm của kiểm toán viên độc lập theo quy định hiện hành của Việt Nam Các điều kiện để được hành nghề kiểm toán ở
Việt Nam?
I/ GIỚI THIỆU SƠ QUA VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KIỂM TOÁN
1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KIỂM TOÁN
1.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của kiểm toán trên thế giới:
- Ở thời kỳ cổ đại, kế toán được thực hiện chủ yếu bằng những dấu hiệu riêng trên các sợi dây, thân cây, lá cây Hình thức này phù hợp với giai đoạn đầu của thời kỳ cổ đại do xã hội còn chưa có của cải dư thừa, nhu cầu kiểm tra của quản lý còn ít và ở mức đơn giản
Tuy nhiên, ở cuối thời kỳ cổ đại: sản xuất đã phát triển, của cải dư thừa ngày càng nhiều, người sở hữu và người quản lý tài sản tách rời nhau Nhu cầu kiểm tra tài sản và các khoản thu, chi ngày càng phức tạp, hình thức kế toán đơn giản như trên không đáp ứng được yêu cầu quản lý Vì vậy kiểm tra độc lập đã phát sinh trước hết ở La Mã, Pháp và Anh
Từ Trung đại trở đi, đã có sự hoàn thiện và phát triển dần của kế toán, chẳng hạn với các khoản giao dịch đã buộc hai bên cùng ghi sổ, do đó phát sinh quan hệ đối chiếu như một hình thức kiểm tra kế toán
Đặc biệt từ thế kỷ XVI trở đi, sự xuât hiện của kế toán kép do một nhà toán học người Ý là Luca Paciola, đã khiến cho phương pháp tự kiểm tra của
kế toán hoàn thiện hơn, đã đáp ứng đủ nhu cầu quản lý và an toàn tài sản lúc bấy giờ Tiếp đó, từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XX, các phương pháp kế toán và
kỹ thuật thông tin phát triển đến mức tinh xảo đã đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của quản lý
Trang 3Đến năm 30 của thế kỷ XX sự phá sản của các tổ chức tài chính và khủng hoảng kinh tế, suy thoái về tài chính chức năng kiểm tra kế toán mới bộc lộ những nhược điểm, đòi hỏi phải có sự kiểm tra ngoài kế toán và kiểm toán được phát triển trở lại
Từ lịch sử phát triển của kiểm toán như trên, chúng ta nhận thấy kiểm toán ra đời trước hết là do nhu cầu kiểm tra độc lập các số liệu kế toán và thực trạng tài chính của các doanh nghiệp Trong quá trình phát triển dần kiểm toán không chỉ giới hạn ở lĩnh vực kế toán – tài chính mà còn được mở rộng sang các lĩnh vực kiểm soát, đánh giá cả hệ thống quản lý của doanh nghiệp, không chỉ giới hạn ở các doanh nghiệp mà được mở rộng đến cả các đơn vị sự nghiệp công cộng với vấn đề đánh giá hiệu năng quản lý của các đơn vị này
1.2.2 Quá trình phát triển của hoạt động kiểm toán ở Việt Nam
Ở Việt Nam, kiểm toán nói chung cũng như kiểm tra kế toán nói riêng đã được quan tâm ngay từ thời kỳ bắt đầu xây dựng đất nước Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung công tác kiểm tra và bộ máy kiểm tra cũng được tổ chức phù hợp với cơ chế này, kiểm tra của Nhà nước chủ yếu được thực hiện thông qua xét duyệt hoàn thành kế hoạch, xét duyệt quyết toán và thanh tra các vụ việc Trong đó, kiểm tra kế toán được thể hiện rõ nhất qua cơ chế xét duyệt quyết toán của các DNNN
Khi chuyển sang kinh tế thị trường, cơ chế duyệt quyết đoán tỏ ra không phù hợp Trước hết, đối tượng quan tâm đến thông tin tài chính của doanh nghiệp không phải chỉ có Nhà nước mà còn có các chủ doanh nghiệp, thành viên HĐQT, các đối tác liên doanh và cả người lao động Tuy từ nhiều góc độ khác nhau nhưng tất cả các đối tượng quan tâm đều có nguyện vọng chung là được sử dụng các thông tin có độ tin cậy cao, độ chính xác và trung thực Nếu tất cả những người quan tâm đều phải tự tổ chức kiểm tra các thông tin tài chính của doanh nghiệp trước khi sử dụng thì chi phí về mặt XH là quá lớn
Vì vậy cần thiết phải có tổ chức độc lập, khách quan tiến hành kiểm tra các
Trang 4thông tin này để đáp ứng yêu cầu của nhiều đối tượng sử dụng thông tin, đó chính là tổ chức kiểm toán
Mặt khác, kiểm tra kế toán được thực hành qua cơ chế duyệt quyết toán chủ yếu được tiến hành trên tài liệu, giấy tờ là chính chứ chưa đi sâu được vào hoạt động của doanh nghiệp Chẳng hạn, việc xét duyệt quyết toán thường được thực hiện vào quý I hoặc quý II năm sau, nên việc xác định tài sản thực tế của doanh nghiệp vào thời điểm kiểm kê (31/12 năm trước) có tồn tại thật sự hay không chỉ dừng lại ở việc xem xét tính hợp lý của các tài liệu
kế toán của doanh nghiệp , còn việc xem xét thực tế tại thời điểm kiểm kê không thể thực hiện được Một số vấn đề khác như công nợ, giá trị của tài sản
… Cần sử dụng các kỹ thuật như xác nhận, điều tra … cũng không thực hiện được mà thường chỉ chấp nhận trên cơ sở chứng từ, tài liệu kế toán Do những hạn chế này , nên việc duyệt quyết toán không thể phát hiện thực trạng tài chính yếu kém ở những doanh nghiệp chuyên kinh doanh, mua bán lòng vòng để gian lận trong việc vay vốn ngân hàng huy động từ các đối tượng nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản một cách bất hợp pháp vì các chứng từ, tài liệu đã được hợp pháp bằng nhiều cách Chỉ có kiểm toán, với các kỹ thuật thu nhập bằng chứng phong phú và thích hợp, mới có thể tạo niềm tin cho người sử dụng thông tin bằng những xác nhận khách quan và độc lập về thực trạng tài chính của doanh nghệp
Từ lý do trên, có thể thấy kiểm toán đã và đang trở nên một hoạt động không thể thiếu trong điều kiện kinh tế thị trường có sự quản lý và kiểm soát của nhà nước ở nước ta hiện nay
Do đó ngày 13/5/1991 Bộ tài chính đã ký hai quyết định thành lập hai công ty kiểm toán đầu tiên là Công ty kiểm toán Việt Nam với tên giao dịch
là VACO và công ty dịch vụ kế toán Việt Nam với tên giao dịch là ASC sau này đổi tên là công ty dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán, kiểm toán –AASC (quyết định 639-TC/QĐ/TCCB ngày 14/09/1993) Cho đến nay số lượng công ty kiểm toán đã tăng lên đáng kể và loại hình công ty cũng đa dạng hơn,
Trang 5tính đến tháng 8/2004 ở Việt Nam đã có 81 công ty kiểm toán trong đó 75 công ty đã đăng ký hoạt động BTC, gồm 3 DNNTN, 56 công ty TNHH, 4 công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, 1 công ty liên doanh, 13 công ty cổ phần Trong số đó có 4 công ty kiểm toán VN được được các công ty kiểm toán quốc tế lớn công nhận là thành viên gồm VACO, công ty TNHH Thuỷ Chung, công ty AFC và công ty DTL
Cùng với sự phát triển của kiểm toán độc lập, kiểm toán Nhà nước VN được thành lập theo NĐ số 70/CHI PH ngày 11/7/1994 của Chính phủ và đến ngày 13/8/2003 được thay thế bằng NĐ số 93/2003/NĐ-CHI PH Đến tháng 6/2004 KTNN có 5 văn phòng khu vực tại Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Bắc Trung Bộ và Cần Thơ Đồng thời kiểm soát nội bộ cũng đã được thành lập trong các doanh nghiệp có quy mô lớn ở VN
1.1.3 Khái niệm kiểm toán
Kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động tài chính được kiểm toán bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật của kiểm toán chứng từ
và ngoài chứng từ do các kiểm toán viên có trình độ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực.
Các yếu tố của khái niệm:
+ Người thực hiện kiểm toán hay chủ thể kiểm toán: Các chuyên gia độc lập và có thẩm quyền
Kiểm toán viên phải là những người có đủ khả năng thẩm quyền và cũng như độc lập với đối tượng được kiểm toán tức là giữa kiểm toán viên và những nhà quản lý trong công ty không có mối quan hệ thân thiết với nhau Cần phải giải quyết mâu thuẩn này một cách thành thực, không lẫn trốn trách nhiệm của mình trước các cổ đông, kiểm toán viên cũng phải độc lập về kinh
tế về hoạt động nghiệp vụ
Kiểm toán viên hoạt động theo quy định của pháp luật, được pháp luật bao hộ và chịu trách nhiệm trước pháp luật
Tính độc lập của kiểm toán thể hiện:
Trang 6Độc lập trong việc lên chương trình : kiểm toán viên được tự do sắp xếp
công việc theo cách mà họ thấy thích hợp Quyền tự do này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh của mối quan hệ đang phát triển giữa một công ty kiểm toán và công ty được kiểm toán Cách tiếp cận của kiểm toán viên phải thay đổi cho phù hợp khi công ty khách hàng phát triển lên và mở ra những hoạt động mới Hơn nữa thế các kỹ thuật kiểm toán mới không ngừng được tăng lên Không thể chấp nhận các giám đốc cản trở kiểm toán viên lựa chọn chiến lược cơ bản mà họ có ý định vận dụng vào công việc của mình
- Độc lập điều tra:
Việc độc lập trong việc lên chương trình đảm bảo cho kiểm toán viên có thể lựa chọn chiến lược hợp nhất cho công việc kiểm toán của mình Độc lập điều tra sẽ đảm bảo cách thức họ thực hiện chiến lược đó Kiểm toán viên phải có quyền tự do tiếp cận tài liệu, các sổ sách ghi chép của công ty Mọi câu hỏi mà họ đặt ra cho công ty hoạt động kinh doanh hay cách thức hạch toán các giao dịch đều phải trả lời
Việc nhấn mạnh luận cứ cho rằng kiểm toán viên không bị hạn chế trong việc thu thập các bằng chứng kiểm toán là ý tưởng cho rằng việc kiểm toán cần được thực hiệnu với sự hợp tác đầy đủ của ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của công ty đó Điều này hiển nhiên là rất có lợi cho các cổ đông Nếu kiểm toán viên có khó khăn trong việc thu thập những thông tin mà họ cần thì việc kiểm toán sẽ trở nên tốn kém hơn Việc cản trở kiểm toán viên cũng có thể có hại cho quyền lợi của giám đốc, vì nó có thể gây ra ấn tượng là giám đốc này có điều gì muốn che giấu mà báo cáo kiểm toán bóc trần các hành vi của họ
- Độc lập làm báo cáo:
Nếu các giám đốc lừa dối các cổ động bằng cách công bố những thông tin
kế toán sai lệch hay không đầy đủ Thì chắc chắn họ sẽ muốn ngăn cản không muốn để kiểm toán viên đưa điều đó công khai Đó là lúc mà sự độc lập của kiểm toán viên trở nên cực kỳ quan trọng Phần lớn những bất đồng có thể sảy
Trang 7ra bắt nguồn từ những quan điểm chủ quan, như cách giải thích một tiêu chuẩn kế toán hay từ một con số ước tính, như khoản dự phòng cho những món nợ khó đòi Nếu kiểm toán viên cứ khăng khăng không nhất trí với các giám đốc thì không có đảm bảo chắc chắn rằng cách sử sự của kiểm toán viên
đó sẽ được long các cổ đông
1.1.4 Bản chất của kiểm toán
- Kiểm toán là một môn khoa học độc lập có đối tượng, chức năng và
phương pháp nghiên cứu riêng
- Kiểm toán không phải là hoạt động “tự thân” và “vị nhân” mà nó sinh
ra từ nhu cầu quản lý và phục vụ cho nhu cầu quản lý.
Kiểm toán là sự phát triển cao của kiểm tra kế toán.
Kiểm toán khác với các môn khoa học khác và nó quan tâm đến thực
trạng của các hoạt động.
II/ TRÌNH BÀY VÀ SO SÁNH CÁC LOẠI HÌNH KIỂM TOÁN THEO CHỨC NĂNG VÀ THEO CHỦ THỂ.
1/ Theo chức năng kiểm toán
1.1 / Kiểm toán (báo cáo)tài chính:
a Khái niệm:
Kiểm toán tài chính là quá trình một hoặc vài kiểm toán viên tiến hành
kiểm tra và bày tỏ ý kiến nhận xét của mình về tính trung thực, hợp lý, tính hợp thức và tính hợp pháp của báo cáo tài chính trong một đơn vị, một tổ chức bằng phương pháp kiểm toán của mình.
b Các đặc trưng cơ bản của kiểm toán tài chính
- Về mục tiêu kiểm toán: xác định tính tuân thủ pháp luật và tính trung
thực và hợp lý tình hình tài chính trên các khía cạnh trọng yếu hay không?
Tìm hiểu các thuật ngữ: Tính trung thực, tính hợp lý, tính hợp thức, tính
hợp pháp
- Về đối tượng kiểm toán: chủ yếu là các bản khai tài chính theo chuẩn
mực kiểm toán VN số 200 bản khai tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán,
Trang 8Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh báo cáo tài chính
- Về chủ thể kiểm toán: được thưc hiện bởi kiểm toán viên độc lập, kiểm
toán nhà nước, kiểm toán nội bộ nhưng chủ yếu là KTV độc lập
- Về khách thể kiểm toán: là các doanh nghiệp cơ quan hoặc tổ chức có
bản khai cần xác minh, cá nhân có tài khoản, bản khai cần được kiểm toán
- Về cơ sở pháp lý: căn cứ vào các nguyên tắc kế toán được thừa nhận
chung
- Về trình tự kiểm toán: có trình tự ngược với trình tự kế toán.
- Báo cáo kiểm toán: tuân theo mẫu chuẩn.
Đối tượng phục vụ: rất đa dạng, bởi BCTC có tầm quan trọng đối với
người sử dụng thông tin nên kết quả kiểm toán BCTC được phổ biến rộng rãi
1.2/ Kiểm toán tuân thủ :
a Khái niệm:
Kiểm toán tuân thủ là loại kiểm toán nhằm xem xét tính tuân thủ các thủ tục, các quy tắc, quy chế mà cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan chức năng của nhà nước đề ra hoặc những nội quy quy định trong đơn vị.
b Các đặc trưng cơ bản của kiểm toán tuân thủ:
- Về mục tiêu: đánh giá tình hình tuân thủ các thể lệ, chế độ có liên quan.
- Về đối tượng kiểm toán: các chuẩn mực, các quy chế các chính sách thể
lệ, chế độ…được thực hiện tại khách thể kểm toán
- Về chủ thể kiểm toán: các kiểm toán viên nội bộ, kiểm toán viên nhà
nước hay kiểm toán độc lập nhưng chủ yếu là KTV nhà nước
- Khách thể kiểm toán: các đơn vị, doanh nghiệp sử dụng ngân sách nhà
nước, các loại hình doanh nghiệp khác(như các doanh nghiệp tư nhân, công ty
cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn…)
- Trình tự kiểm toán: theo trình tự chung của kiểm toán.
- Đối tượng phục vụ: kết quả kiểm toán tuân thủ được báo cáo cho những
người ở các cơ quan quản lý và người lãnh đạo trong đơn vị
Trang 91.3 / Kiểm toán hoạt động
a Khái niệm
Kiểm toán hoạt động là loại kiểm toán dược sử dụng để xem xét lại tất cả các thủ tục và phương pháp hoạt đọng của một tổ chức nhằm mục đích đánh giá tính hiệu lực, tính hiệu quả và tính hiệu năng trong hoạt động của 1 đơn
vị nào đó từ đó đưa ra những kiến nghị để cải tiến, hoàn thiện hoạt động của đơn vị.
b Đặc trưng cơ bản của kiểm toán hoạt động
- Đối tượng kiểm toán: đối tượng kiểm toán phong phú và đa dạng có thể
đánh giá hoạt động của đơn vị, 1 phương án kinh doanh, 1 quy trình công nghệ hay quá trình luân chuyển chứng từ trong đơn vị,hoặc nghiệp vụ và tài sản
- Cơ sở pháp lý: không có chuẩn mực chung và KTV phải tự xây dựng
CMKT
- Chủ thể kiểm toán: chủ yếu được thục hiện bởi các kiểm toán viên nội
bộ, nhưng cũng có thể do kiểm toán viên nhà nước hay kiểm toán viên độc lập tiến hành
- Về mục tiêu: phần bảo vệ tài sản, bảo đảm 1 sự tin cậy của thông tin,
tuân thủ pháp lý, hiệu quả hoạt động hiệu năng quản lý
- Về khách thể: bộ phận hoặc loại hoạt động của các chương trình dự án
trong khách thể kiểm toán
-Về đối tượng phục vụ: chủ yếu là ban quản trị, ban giám đốc doanh
nghiệp
Những điểm khác nhau của; kiểm toán hoạt đông, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán báo cáo tài chính
Tiêu thức Kiểm toán báo cáo tài Kiểm toán hoạt động Kiểm toán tuân
Trang 10chính thủ
Mục đích
Chú trọng xem thong tin xảy ra có được ghi sổ hay không Hướng về quá
Chú trọng tính hiệu quả hiệu lực Quan tâm đến sự thực hiện trong tương lai
Kiểm tra và đánh giá xem các đơn vị được kiểm tra có tuân thủ pháp luật
và các quy định hay không
Phạm vi
Bị giới hạn bởi những vấn đề liên quan đến các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính
Liên quan đến nhiều khía cạnh về tính hiệu quả hiệu lực trong một
tổ chức
Giới hạn trong các quy định của pháp luật
Đối tượng
kiểm toán Bảng khai tài chính
đối tượng kiểm toán phong phú và đa dạng
có thể đánh giá hoạt động của đơn vị, 1 phương án kinh doanh,
1 quy trình công nghệ hay quá trình luân chuyển chứng từ trong đơn vị,hoặc nghiệp vụ
và tài sản.
các chuẩn mực, các quy chế các chính sách thể lệ, chế độ…được thực hiện tại khách thể kểm toán.
Mục tiêu
kiểm toán
Xác minh tính trung thực của thông tin trên BKTC và tính hợp thức của BKTC
phần bảo vệ tài sản, bảo đảm 1 sự tin cậy của thông tin, tuân thủ pháp lý, hiệu quả hoạt động hiệu năng quản lý.
đánh giá tình hình tuân thủ các thể lệ, chế độ có liên quan.
Cơ sở thực
hiện Hệ thống chuẩn mực kế toán
: không có chuẩn mực
chung và KTV phải tự xây dựng CMKT
Chuẩn mực kế toán
Hình thức
của kết quả
kiểm toán Báo cáo kiểm toán Biên bản kiểm toán Báo cáo kiểm toán
Chủ thể
kiểm toán
Thường là kiểm toán viên độc lập
chủ yếu được thục hiện
bởi các kiểm toán viên nội bộ, nhưng cũng có thể do kiểm toán viên nhà nước hay kiểm toán viên độc lập tiến hành.
các kiểm toán viên nội bộ, kiểm toán viên nhà nước hay kiểm toán độc lập nhưng chủ yếu là KTV nhà nước.
Người sử
dụng kết
quả kiểm
toán
Tất cả công chúng Thường là kiểm toán viên nội bộ
Trình tự
kiểm toán Ngược với trình tự kế toán Theo trình tự kế toán theo trình tự chungcủa kiểm toán