1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

SO SANH CAC LOAI HINH DOANH NGHIEP o MY VA VIET NAM

3 956 8

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 15,29 KB

Nội dung

Phân tích các loại hình doanh nghiệp ở Mỹ và so sánh vớipháp luật Việt Nam I Giống nhau Pháp luật doanh nghiệp ở Mỹ quy định về 3 loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân một chủ, Do

Trang 1

Phân tích các loại hình doanh nghiệp ở Mỹ và so sánh với

pháp luật Việt Nam

I) Giống nhau

Pháp luật doanh nghiệp ở Mỹ quy định về 3 loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân một chủ, Doanh nghiệp hợp danh, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn Có các loại hình như pháp luật Việt Nam

Thứ nhất,về doanh nghiệp tư nhân một chủ

Loại hình doanh nghiệp này gần như là tương đồng với pháp luật Việt Nam, cụ thể là các điểm sau đây: chỉ do cá nhân thành lập: pháp nhân không được phép thành lập doanh nghiệp tư nhân; chủ doanh nghiệp

có toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm vô hạn đối với hoạt động kinh doanh của mình

Thứ hai, về công ty cổ phần thì các chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về

các khoản nợ của công ty trong phạm vi vốn đã góp

III) Khác nhau

1 Doanh nghiệp tư nhân một chủ

Điểm khác biệt so với doanh nghiệp tư nhân Việt Nam là doanh nghiệp

tư nhân Mỹ xem đây là một hình thức kinh doanh của ác nhân nên có thể không cần đăng ký kinh doanh như ở Việt Nam, thủ tục đăng ký rất đơn giản chỉ cần điền vào tờ đơn mua ở các cửa hàng văn phòng phẩm

và gửi đến cơ quan ở bang, quận

Còn ở Việt Nam thủ tục thành lập doanh nghiệp khá tốn thời gian Chủ doanh nghiệp tư nhân phải nộp đơn lên phòng đăng ký kinh doanh, sở

kế hoạch đầu tư để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy trình tự, thủ tục và trả phí theo quy định

2 Doanh nghiệp hợp danh

Trang 2

Hợp danh ở Mỹ chỉ theo quan niệm là sự liên kết, cùng định hướng kinh doanh vì lượi nhuận chứ không được xem là một công ty như Việt Nam Bao gồm doanh nghiệp hợp danh đầy đủ và doanh nghiệ hợp danh có giới hạn Chủ hợp danh đầy đủ thông thường chia sẽ sở hữu, công việc và trách nhiệm, còn chủ hợp danh có giới hạn sẽ không tham gia vào các quyết định quản lý và sẽ không chịu trách nhiệm đối với các vấn đề nảy sinh từ các quyết định của người quản lý Doanh nghiệp hợp danh ở Mỹ thường phải giải thể khi một hoặc nhiều thành viên chính thức từ bỏ doanh nghiệp (đặc biệt là trường hợp người đó chết)

3) Doanh nghiệp nhà nước

Ở Mỹ không tồn tại doanh nghiệp nhà nước Ở Việt Nam có doanh nghiệp nhà nước được quy trong luật doanh nghiệp 2005 và Luật

doanh nghiệp 2014

4) Công ty cổ phần S- corporations

Loại hình doanh nghiệp này chỉ có ở Mỹ, còn VIệt Nam thì không Để tránh một số hạn chế của công ty cổ phần thông thường thì chủ doanh nghiệp có thể lựa chọn loại hình công ty cổ phần S- corporations Với loại hình này lợi nhuận hoặc cổ tức của công ty sẽ ảnh hưởng đến cổ tức của các cổ đông Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty trong phạm vi vốn đã góp Chỉ đóng thuế thu nhập cá nhân mà không đóng thuế thu nhập doanh nghiệp Lợi nhuận của công ty được xem là thu nhập cá nhân

IV) Bình luận

Ở Việt Nam công ty trách nhiệm hữu hạn được ưa chuộng hơn bởi đạc tính chịu trách nhiệm hữu hạn về hoạt động kinh doanh của công ty Tức nếu sau này công ty có làm ăn không tốt và vỡ nợ thì chủ công ty chỉ chịu trách nhiệm tương ứng về số vốn mà mình đã góp vào công ty, không giống công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân

V) Tài liệu tham khảo

1 Luật Doanh nghiệp 2014

2 Chương 37 của sách Business Law The Ethical Global and

E-Commerce Environment Edition by Mallor Barnes Langvardt Prenkert McCrory

3 NĐ 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

Trang 3

4 Đào Trí Úc (2005), Bước đầu tìm hiểu pháp luật thương mại Mỹ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

5 Luật doanh nghiệp Việt Nam, tình huống,dẫn giải, bình luận, Phạm Hoài Huấn (chủ biên), NXB Chính trị quốc gia sự thật

Ngày đăng: 13/10/2019, 09:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w