1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trung tâm quan trắc và phân tích môi trường tỉnh quảng nam

62 4,9K 39

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 10,07 MB

Nội dung

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.Hoàng Anh SVTH: Nguyễn Đình Hoàng - 10903011 Trang 1 CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU I. TÍNH CẤP THIẾT Ngày nay, môi trường không còn là vấn đề của một địa phương hay một quốc gia nữa mà đã trở thành vấn đề chung của toàn nhân loại. Việc phát triển kinh tế - xã hội, đô thị hóa và phát triển công nghiệp mạnh mẽ ở nước ta, cùng với nhận thức chưa đầy đủ, thiếu trách nhiệm của con người khiến môi trường ngày càng xuống cấp trầm trọng. Điều này dẫn đến nguy cơ mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và mục tiêu phát triển bền vững của đất nước. Trước hàng loạt vấn đề cấp bách đó, ngành giáo dục đang từng ngày cải thiện mình để đáp ứng nhu cầu mới. Thực tế cho thấy việc đào tạo ra những kỹ sư công nghệ môi trường có chuyên môn là cần thiết. Nằm trong chương trình đào tạo kỹ sư công nghệ môi trường của trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM, đợt thực tập tốt nghiệp là cơ hội để sinh viên có thể tổng hợp và vận dụng được những lý thuyết đã được học vào thực tiễn, từ đó trau dồi thêm những kinh nghiệm, những kỹ năng thực hành khác và cũng là dịp để sinh viên tiếp cận với công việc liên quan đến nghành nghề trong tương lai nhằm chuẩn bị hành trang vững chắc để có thể tự tin đảm nhận những công việc chuyên môn sau khi ra trường. II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU – Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường tỉnh Quảng Nam. – Tìm hiểu về công tác đánh giá tác động môi trường. – Tìm hiểu về nội dung, các bước công việc của quan trắc môi trường. – Tìm hiểu về chương trình quan trắc môi trường tỉnh Quảng Nam. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Địa điểm thực tập: Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường tỉnh Quảng Nam Thời gian thực tập: từ 18/02/2013 đến 18/03/2013 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.Hoàng Anh SVTH: Nguyễn Đình Hoàng - 10903011 Trang 2 IV. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 1. Phương pháp tổng hợp tài liệu – Các tài liệu có liên quan tại cơ sở thực tập, các tài liệu từ sách, tạp chí, các website có liên quan. – Các văn bản pháp luật hiện hành được áp dụng: Nghị định 29/2011/NĐ-CP và Thông tư 26/2011/TT-BTNMT, một số QCVN về không khí, nước, chất thải rắn… 2. Tham gia khảo sát thực tế. 3. Các phương pháp khác: – Học hỏi, thảo luận, tham khảo ý kiến của các anh, chị tại Trung tâm, kết hợp lý thuyết đã học và sự chỉ dẫn của thầy cô. – Phương pháp tổng hợp, phân tích, báo cáo. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.Hoàng Anh SVTH: Nguyễn Đình Hoàng - 10903011 Trang 3 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG QUẢNG NAM I. GIỚI THIỆU CHUNG Tên đơn vị: Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường Quảng Nam Địa chỉ: Số 84, Phan Bội Châu, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam Điện thoại: 0510.3852399 - 0510.3852499 – Fax: 0510.825588 Email: qtmtquangnam@gmail.com Website: www.qtmtquangnam.com Hình 2.1 Trụ sở Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường Quảng Nam II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường là đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam. Trung tâm được thành lập ngày 01/8/2005 theo Quyết định số 56/2005/UBND của UBND tỉnh Quảng Nam. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.Hoàng Anh SVTH: Nguyễn Đình Hoàng - 10903011 Trang 4 III. CHỨC NĂNG - NHIỆM VỤ CỦA TRUNG TÂM – Thực hiện quan trắc và phân tích các chỉ tiêu môi trường nước (nước mặt, nước ngầm, nước thải ), môi trường không khí, môi trường đất, chất thải rắn, môi trường sinh thái và tiếng ồn. – Quan trắc, giám sát khi có nguy cơ sự cố và gia tăng ô nhiễm môi trường, tham gia phối hợp khắc phục sự cố ô nhiễm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao. – Tổng hợp, phân tích hiện trạng môi trường và đề xuất, kiến nghị các phương án, giải pháp xử lý, phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường. – Tham gia giám sát môi trường trong các cuộc thanh tra, kiểm tra về môi trường. – Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế để thực hiện các chương trình, dự án về quản lý, nghiên cứu, đào tạo, tư vấn, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đánh giá hiện trạng môi trường, đánh giá tác động môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường. – Tham gia, phối hợp thực hiện các đề tài, dự án về môi trường. – Phối hợp các các cơ quan chức năng tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực môi trường, truyền thông nâng cao nhận thức về môi trường và bảo vệ môi trường. – Thực hiện các hoạt động dịch vụ khoa học - kỹ thuật trong lĩnh vực môi trường. – Tổ chức thu phí và lệ phí các hoạt động về lĩnh vực được cơ quan có thẩm quyền giao theo đúng quy định hiện hành của nhà nước. – Quản lý viên chức, người lao động và tài chính, tài sản của Trung tâm theo quy định của pháp luật. – Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành của nhà nước. – Thực hiện các nhiệm vụ khác được Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND tỉnh giao. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.Hoàng Anh SVTH: Nguyễn Đình Hoàng - 10903011 Trang 5 IV. CƠ CẤU TỔ CHỨC Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường Quảng Nam 1. Ban lãnh đạo trung tâm Phó giám đốc phụ trách: ông Lê Văn Việt Phó giám đốc: Ông Nguyễn Viết Thuận Phó Giám đốc phụ trách là người đứng đầu Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở TN&MT Quảng Nam và trước pháp luật về toàn bộ kết quả, hiệu quả hoạt động của Trung tâm. Phó Giám đốc là người trợ giúp cho phó giám đốc phụ trách, chịu trách nhiệm trước Phó Giám đốc phụ trách về nhiệm vụ, lĩnh vực công tác được phân công. 2. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ 2.1. Phòng Tổng hợp. – Có trách nhiệm tham mưu giúp Giám đốc tổ chức, xây dựng và điều hành kế hoạch công tác hàng năm. – Giúp Giám đốc thực hiện về công tác tổ chức bộ máy, biên chế, lao động tiền lương, các chính sách đối với người lao động; công tác hành chính, văn thư, tổng hợp. – Thực hiện công tác kế toán - tài chính; thủ quỹ, thủ kho. – Tổ chức thu phí và lệ phí các hoạt động về lĩnh vực được giao. – Quản lý tài sản và vật tư. – Theo dõi công tác thi đua khen thưởng. PHÒNG TỔNG HỢP PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG QUAN TẮC & PHÂN TÍCH BAN LÃNH Đ Ạ O TRUNG TÂM Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.Hoàng Anh SVTH: Nguyễn Đình Hoàng - 10903011 Trang 6 – Tổ chức tiếp nhận hồ sơ của các tổ chức, cá nhân. 2.2. Phòng Kỹ thuật. – Nghiên cứu, xây dựng, triển khai các dự án bảo vệ môi trường và đánh giá tác động môi trường. – Trên cơ sở kết quả quan trắc, phân tích, tổng hợp, đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo, xây dựng các phương án, giải pháp xử lý, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. – Tham gia giám sát môi trường trong các cuộc thanh tra, kiểm tra về môi trường. – Giám sát môi trường định kỳ cho các doanh nghiệp (theo yêu cầu). – Tham gia, phối hợp thực hiện các đề tài, dự án về môi trường. – Thực hiện công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, truyền thông nâng cao nhận thực về môi trường và bảo vệ môi trường. – Thực hiện tư vấn pháp luật về môi trường và bảo vệ môi trường; các dịch vụ tư vấn về môi trường: Đánh giá tác động môi trường, lập bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, thiết kế kỹ thuật xử lý môi trường và thi công . . . 2.3. Phòng Quan trắc và Phân tích. – Thực hiện quan trắc và phân tích các chỉ tiêu môi trường. – Quan trắc, giám sát sự cố và gia tăng ô nhiễm môi trường, phối hợp tham gia khắc phục sự cố ô nhiễm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao. – Tham gia các hoạt động khoa học - kỹ thuật trong lĩnh vực môi trường. – Phân tích và thử nghiệm mẫu môi trường và nghiệp vụ thí nghiệm trong lĩnh vực môi trường. V. LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG 1. Tư vấn kỹ thuật – Lập báo cáo quy hoạch môi trường tổng thể, báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường, đề xuất kiến nghị các phương án, giải pháp xử lý, phòng ngừa và giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường. – Tư vấn lập Báo cáo ĐTM, đề án BVMT, thủ tục xin cấp phép khai thác và sử dụng nguồn nước, hồ sơ xin xả thải, đăng ký nguồn chất thải nguy hại, ký quỹ phục hồi môi trường… cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.Hoàng Anh SVTH: Nguyễn Đình Hoàng - 10903011 Trang 7 – Thiết kế xây dựng lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng hệ thống xử lý môi trường khí thải, nước thải và chất thải rắn. – Tham gia, phối hợp thực hiện nghiên cứu ứng dụng các đề tài dự án, dịch vụ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Công tác đào tạo nghiệp vụ truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, quản lý và bảo vệ môi trường. 2. Thí nghiệm và phân tích – Phân tích chất lượng môi trường: nước, nước thải, không khí, đất/trầm tích, độ ồn , Phân tích dư lượng bảo vệ thực vật (gốc Clo hữu cơ, Phospho, Carbamat, PAHs ); chỉ tiêu kim loại nặng (Al, Zn, Cr, Fe, Sn, Pb, Hg ), vi khí hậu, chất ô nhiễm trong không khí (NO x , SO 2 , CO, THC, PM10 ), cyanua, anion và cation vô cơ, chỉ tiêu vi sinh (E.Coli, Coliform) – Tham gia thực hiện các quy trình quy phạm, hướng dẫn kỹ thuật về vệ sinh an toàn hoạt động phòng thí nghiệm, đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng trong phân tích môi trường. 3. Quan trắc môi trường – Tham gia quy hoạch xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Quảng Nam. Định kỳ trực tiếp thực hiện và hướng dẫn kỹ thuật cho hoạt động toàn mạng lưới; – Phối hợp với cơ quan chức năng trong việc xây dựng và thực hiện chương trình quan trắc môi trường quốc gia (lưu vực sông, vùng kinh tế trọng điểm, môi trường xuyên biên giới…). – Dịch vụ tư vấn thiết kế và triển khai mạng lưới quan trắc môi trường ở các địa phương theo yêu cầu. – Tư vấn giám sát môi trường cho các tổ chức, các doanh nghiệp, cơ sơ sản xuất kinh doanh. VI. CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG CỦA TRUNG TÂM Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường Quảng Nam phấn đấu đảm bảo chất lượng đối với mọi hoạt động của mình nhằm mục tiêu chính là đưa hoạt động chuyên môn nghiệp vụ đạt trình độ tương đương với những cơ quan có cùng chức năng, và các cơ quan kiểm nghiệm đã được công nhận về những chỉ tiêu thử nghiệm tương tự. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.Hoàng Anh SVTH: Nguyễn Đình Hoàng - 10903011 Trang 8 CHƯƠNG 3 CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐTM 1. Khái niệm về ĐTM Đánh giá tác động môi trường (Environmental Impact Assessment) về bản chất là một quá trình dự báo, đánh giá tác động của một dự án đến môi trường bao gồm môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế - xã hội và đưa ra các biện pháp phòng tránh, giảm thiểu tác động xấu lên môi trường. Cho đến nay đã có nhiều định nghĩa về ĐTM được đưa ra như của Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP-1991), của Ủy ban kinh tế - xã hội Châu Á và Thái Bình dương (ESCAP-1990), của Ngân hàng thế giới (WB)…, tuy nhiên, cho đến nay chưa có một định nghĩa thông nhất. Trong Luật BVMT, khái niệm về ĐTM được định nghĩa : “Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó”. 2. Mục tiêu của ĐTM – Mô tả, xác định giá trị tài nguyên và môi trường bị ảnh hưởng. – Xác định và dự báo cường độ, quy mô của tác động. – Đề xuất và phân tích các phương án thay thế. – Đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án. – Đề xuất chương trình quan trắc hoặc quản lý cho dự án, kế hoạch quản lý môi trường. Như vậy, một ĐTM có chất lượng sẽ đáp ứng được các mục tiêu cơ bản sau: – Cung cấp kịp thời các thông tin đáng tin cậy về những vấn đề môi trường của dự án cho chủ dự án và những người có thẩm quyền ra quyết định đối với dự án đó. – Đảm bảo những vấn đề môi trường được cân nhắc đầy đủ và cân bằng đối với các yếu tố kỹ thuật và kinh tế của dự án làm căn cứ xem xét quyết định về dự án. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.Hoàng Anh SVTH: Nguyễn Đình Hoàng - 10903011 Trang 9 – Đảm bảo cho cộng đồng quan tâm về dự án hoặc chịu tác động của dự án có cơ hội tham gia trực tiếp vào quá trình thiết kế và phê duyệt dự án. – Chính vì vậy, ĐTM được xem là một công cụ quản lý môi trường hữu hiệu đồng thời cũng là phương tiện thích hợp nhất cho việc lồng ghép các vấn đề môi trường vào nội dung dự án. 3. Lợi ích của ĐTM ĐTM mang lại lợi ích không chỉ cho Chủ dự án, là công cụ hữu hiệu quản lý môi trường của cơ quan quản lý mà còn cho cả cộng đồng quan tâm hoặc chịu tác động bởi dự án. Những lợi ích cơ bản của ĐTM gồm: 3.1. Lợi ích về kinh tế – Tiết kiệm vốn và các chi phí vận hành của dự án. – Tiết kiệm thời gian và chi phí khắc phục ô nhiễm môi trường. 3.2. Lợi ích về xã hội – Giảm đến thấp nhất tác động xấu của dự án tới xã hội. 3.3. Lợi ích về môi trường – Trợ giúp cho các nhà kỹ thuật lựa chọn được phương án hợp lý và bền vững về mặt môi trường. – Tuân thủ tốt các tiêu chuẩn môi trường quốc gia, không làm tổn hại tới môi trường. 3.4. Lợi ích khác – Hoàn thiện thiết kế và lựa chọn vị trí dự án. – Cung cấp thông tin chuẩn xác cho việc ra quyết định. – Tăng cường trách nhiệm của các bên liên quan trong quá trình phát triển. – Đóng góp tích cực cho sự PTBV. 4. Đối tượng phải lập báo cáo ĐTM và trách nhiệm của chủ dự án trong việc lập báo cáo ĐTM. 4.1. Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường – Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Phụ lục II Nghị định 29/2011/NĐ – CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính Phủ. – Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải lập lại trong các trường hợp sau đây: Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.Hoàng Anh SVTH: Nguyễn Đình Hoàng - 10903011 Trang 10  Thay đổi địa điểm thực hiện dự án.  Không triển khai thực hiện dự án trong thời gian ba mươi sáu (36) tháng, kể từ thời điểm ban hành quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.  Thay đổi quy mô, công suất hoặc công nghệ làm gia tăng mức độ tác động xấu đến môi trường hoặc phạm vi chịu tác động do những thay đổi này gây ra. 4.2. Trách nhiệm của chủ dự án trong việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tổ chức, cá nhân là chủ dự án đầu tư thuộc đối tượng phải lập báo cáo ĐTM tự tiến hành hoặc thuê tổ chức tư vấn có đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP của Chính Phủ. II. QUY TRÌNH ĐTM VÀ CHU TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN 1. Lồng ghép ĐTM trong chu trình của dự án Chu trình của một dự án đầu tư gồm 6 bước cơ bản gồm: hình thành dự án, nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi, thiết kế chi tiết thực hiện dự án và bước cuối cùng là giám sát, đánh giá hiệu quả dự án. Hình 3.1 Chu trình của dự án ĐTM chi tiết, xác định các phương án lựa chọn ĐTM sơ bộ, lựa chọn địa điểm Sàng lọc về môi trường Thiết kế chi tiết các biện pháp giảm thiểu Quan trắc và đánh giá hiệu quả, xác định tác động ngoài dự kiến Thực hiện các biện pháp giảm thiểu và BVMT khác [...]... liên quan Chuẩn bị tác nghiệp Nhóm 2: Phương tiện, trang thiết bị Nhóm 3: Vật dụng phục vụ lấy mẫu Làm việc tại hiện trường Làm việc với đối tác (nếu có) Thực hiện lấy mẫu, quan trắc tại hiện trường Biên bản thu mẫu môi trường Bàn giao kết quả làm việc Nhật ký quan trắc môi trường Giấy tờ khác có liên quan Hình 4.2 Sơ đồ quy trình đi lấy mẫu, quan trắc tại hiện trường của Trung tâm Quan trắc và Phân tích. .. tác quan trắc SVTH: Nguyễn Đình Hoàng - 10903011 Trang 20 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.Hoàng Anh II TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH QUAN TRẮC Thiết kế mạng lưới Tiến hành khảo sát, lấy mẫu, đo đạc ngoài hiện Phân tích tại phòng thí nghiệm Xử lý số liệu Phân tích, đánh giá số liệu Báo cáo Sử dụng thông tin Biện pháp quản lý Hình 4.1 : Các bước trình tự tiến hành quan trắc môi trường III QUAN TRẮC TẠI HIỆN TRƯỜNG... 5 Phân tích mẫu Sau khi bàn giao mẫu người nhận phải ký vào biên bản và thông báo cho tổ phân tích biết để có kế hoạch phân tích sau đó lưu vào hồ sơ Căn cứ vào chỉ tiêu phân tích các cá nhân của tổ phân tích được phân công ghi phải ghi vào sổ kết quả gốc ứng với chỉ tiêu cần phân tích, tên mẫu Mẫu sau khi nhận nếu có chỉ tiêu vi sinh mà không có chai đựng riêng thì người phân tích phải tiến hành phân. .. bên liên quan Hình 4.3 : Sơ đồ quy trình nhận mẫu, lưu mẫu, bàn giao mẫu, ra phiếu kết quả và bàn giao cho bên liên quan của trung tâm QT&PTMT Quảng Nam SVTH: Nguyễn Đình Hoàng - 10903011 Trang 27 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.Hoàng Anh 1 Nhận mẫu Nhận mẫu là việc tiếp nhận mẫu từ cá nhân, tổ chức, đơn vị, đem mẫu đến bộ phận được phân công nhận mẫu của phòng Quan trắc Phân tích môi trường Nhận... quả phân tích gốc đưa vào phụ lục để phần báo cáo chính được gọn và rõ ràng 3 Nội dung báo cáo ĐTM Nội dung báo cáo ĐTM được quy định tại Phụ lục 2.5 của Thông tư số 26/2011/TTBTNMT ngày 18 tháng 07 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường Nội dung của báo cáo ĐTM bao gồm các phần sau: – Mở đầu – Chương... bao gồm nhiều công đoạn kèm theo nhiều loại giấy tờ, hồ sơ khác nhau và được thực hiện bởi một bộ phận được phân công của phòng Quan trắc và Phân tích đó là bộ phận Quan trắc và nhận mẫu Quy trình này được tóm tắc theo sơ đồ sau: SVTH: Nguyễn Đình Hoàng - 10903011 Trang 26 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.Hoàng Anh Cán bộ Trung tâm lấy về Khách hàng gởi đến Nhận mẫu Phiếu yêu cầu thử nghiệm Biên... định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Chủ dự án gửi hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định 29/2011/NĐ-CP Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm: – Một (01) văn bản của chủ dự án đề nghị thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo... dưới dạng một báo cáo được gọi là báo cáo ĐTM Nội dung của báo cáo phải phản ánh được đầy đủ, khách quan và trung thực các kết quả nghiên cứu ĐTM 2.4 Thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM Bước tiếp theo trong chu trình ĐTM là thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM Hoạt động thẩm định nhằm mục tiêu đánh giá, xác định mức độ đầy đủ, tin cậy và chính xác của các thông tin, kết luận nêu trong báo cáo ĐTM Thông... phân thành nhiều phần: 01 phần để phân tích hoá lý, 01 phần để phân tích vi sinh và 01 phần để lưu mẫu Mẫu lưu phải được lưu riêng trong điều kiện thích hợp và phải được ghi vào sổ theo dõi lưu và huỷ mẫu SVTH: Nguyễn Đình Hoàng - 10903011 Trang 32 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.Hoàng Anh Mẫu phân tích không được làm ngay cũng phải được lưu giữ lạnh Nếu không có yêu cầu về phương pháp phân tích. .. việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định như sau: – Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án tại Phụ lục III Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2011, trừ các dự án thuộc bí mật an ninh, quốc phòng – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với . của quan trắc môi trường. – Tìm hiểu về chương trình quan trắc môi trường tỉnh Quảng Nam. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Địa điểm thực tập: Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường tỉnh Quảng Nam. qtmtquangnam@gmail.com Website: www.qtmtquangnam.com Hình 2.1 Trụ sở Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường Quảng Nam II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường. tích, báo cáo. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.Hoàng Anh SVTH: Nguyễn Đình Hoàng - 10903011 Trang 3 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG QUẢNG NAM I.

Ngày đăng: 15/11/2014, 18:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1 Trụ sở Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường Quảng Nam - báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trung tâm quan trắc và phân tích môi trường tỉnh quảng nam
Hình 2.1 Trụ sở Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường Quảng Nam (Trang 3)
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường Quảng Nam - báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trung tâm quan trắc và phân tích môi trường tỉnh quảng nam
Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường Quảng Nam (Trang 5)
Hình 3.1 Chu trình của dự án - báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trung tâm quan trắc và phân tích môi trường tỉnh quảng nam
Hình 3.1 Chu trình của dự án (Trang 10)
Hình 4.2  Sơ đồ quy trình  đi lấy  mẫu, quan trắc tại hiện  trường của Trung tâm Quan  trắc và Phân tích Môi trường Quảng Nam - báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trung tâm quan trắc và phân tích môi trường tỉnh quảng nam
Hình 4.2 Sơ đồ quy trình đi lấy mẫu, quan trắc tại hiện trường của Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường Quảng Nam (Trang 22)
Bảng 4.1: Phương pháp lấy mẫu nước tại hiện trường - báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trung tâm quan trắc và phân tích môi trường tỉnh quảng nam
Bảng 4.1 Phương pháp lấy mẫu nước tại hiện trường (Trang 24)
Bảng 4.2: Phương pháp lấy mẫu không khí tại hiện trường - báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trung tâm quan trắc và phân tích môi trường tỉnh quảng nam
Bảng 4.2 Phương pháp lấy mẫu không khí tại hiện trường (Trang 25)
Bảng 4.3: Phương pháp lấy mẫu đất tại hiện trường - báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trung tâm quan trắc và phân tích môi trường tỉnh quảng nam
Bảng 4.3 Phương pháp lấy mẫu đất tại hiện trường (Trang 25)
Hình 4.3 : Sơ đồ quy trình nhận mẫu, lưu mẫu, bàn giao mẫu, ra phiếu kết quả và bàn  giao cho bên liên quan của trung tâm QT&PTMT Quảng Nam - báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trung tâm quan trắc và phân tích môi trường tỉnh quảng nam
Hình 4.3 Sơ đồ quy trình nhận mẫu, lưu mẫu, bàn giao mẫu, ra phiếu kết quả và bàn giao cho bên liên quan của trung tâm QT&PTMT Quảng Nam (Trang 27)
Bảng 4.4: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu - báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trung tâm quan trắc và phân tích môi trường tỉnh quảng nam
Bảng 4.4 Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu (Trang 31)
Hình 4.4: Một số cân tại phòng thí nghiệm - báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trung tâm quan trắc và phân tích môi trường tỉnh quảng nam
Hình 4.4 Một số cân tại phòng thí nghiệm (Trang 35)
Bảng 4.5: Các phương pháp phân tích mẫu nước  4.2. Mẫu không khí - báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trung tâm quan trắc và phân tích môi trường tỉnh quảng nam
Bảng 4.5 Các phương pháp phân tích mẫu nước 4.2. Mẫu không khí (Trang 41)
Bảng 4.6: Các phương pháp phân tích mẫu khí - báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trung tâm quan trắc và phân tích môi trường tỉnh quảng nam
Bảng 4.6 Các phương pháp phân tích mẫu khí (Trang 42)
Hình 5.1: Bản đồ tỉnh Quảng Nam - báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trung tâm quan trắc và phân tích môi trường tỉnh quảng nam
Hình 5.1 Bản đồ tỉnh Quảng Nam (Trang 46)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w