Giáo án Ngữ văn lớp 10 tập 1 bài Cảnh ngày hè ( Bảo kính cảnh giới) Nguyễn Trãi..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Trang 1CẢNH NGÀY HÈ
(Bảo kính cảnh giới – bài 43)
Nguyễn Trãi
-A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS nắm được :
1 Về kiến thức :
- Vẻ đẹp của bức tranh ngày hè được gợi tả một cách sinh động
- Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi : nhạy cảm với thiên nhiên, với cuộc sống đời thường của nhân dân, luôn hướng về nhân dân với mong muốn “ Dân giàu đủ khắp đòi phương”
- Nghệ thuật thơ Nôm độc đáo, những từ láy sinh động và câu thơ lục ngôn tự nhiên
2 Về kỹ năng :
- Đọc – hiểu một bài thơ Nôm Đường luật theo đặc trưng thể loại
3 Về thái độ :
- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên đất nước, tính cảm gắn bó với cuộc sống của người dân
B/ THIẾT KẾ BÀI GIẢNG :
I Chuẩn bị :
1 GV :
II Phương pháp tiến hành :
1 Đặc điểm bài học :
- Nằm trong mục Bảo kính cảnh giới nhưng bài thơ này không nặng về giáo huấn, khuyên răn, triết lí mà lại thể hiện cảm xúc tinh tế của 1 tâm hồn rất thi sĩ
- Cảnh ngày hè thiên về bút pháp tả nên hình ảnh thiên nhiên, cuộc sống hiện lên rất cụ thể, sinh động Từ việc cảm nhận bức tranh thiên nhiên, cuộc sống, HS sẽ cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn tác giả
- Bài thơ mang đặc điểm thơ Nôm Nguyễn Trãi :
+ Trong bài có 1 số từ cổ, GV cần dựa vào chú thích để giải nghĩa cho HS Tuy nhiên nhìn chung từ ngữ trong bài thơ giản dị, dễ hiểu, HS có thể cảm nhận được 1 cách trực tiếp
+ Những câu thơ 6 chữ, cách ngắt nhịp ¾ trong câu 7 chữ, nghệ thuật đối Đường mang giá trị biểu đạt, biểu cảm cần được phân tích sau
2 Dự kiến phương pháp dạy học :
- GV có thể sử dụng kết hợp các phương pháp sau : diễn giảng, nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận
III Tiến trình dạy học :
Hoạt động 1 : Ổn định tổ chức lớp, kiếm tra bài cũ ( 3- 5’):
- Mục tiêu : Kiểm tra việc học bài ở nhà của HS
- Phương pháp : vấn đáp
GV nêu câu hỏi : Em hãy đọc thuộc lòng bản dịch thơ bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão và phát
biểu ngắn gọn cảm nhận về vẻ đẹp của người tráng sĩ đời Trần được biểu hiện qua bài thơ ?
-> HS trả lời
Hoạt động 2 : Dẫn vào bài mới ( 1’):
- GV dẫn vào bài mới :
Qua việc tái hiện, củng cố lại kiến thức ở bài Thuật hoài, chúng ta đã hiểu được cảm hứng chủ
đạo trong văn học trung đại Việt Nam triều đại Lý – Trần là cảm hứng yêu nước Hôm nay, cô
và cả lớp sẽ cùng nhau làm quen với văn học trung đại Việt Nam dưới triều Lê sơ, mà tác giả tiêu biểu cho giai đoạn này là Nguyễn Trãi – một nhà chính trị được biết tới không chỉ với những áng văn chính luận kiệt xuất mà còn với những tập thơ thấm đẫm cảm hứng thế sự
Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới số 43) là một bài thơ như vậy.
Trang 2Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 3 Tìm hiểu khái quát tác giả, tác phẩm
5-7’
- Ở tiết học trước, GV chia lớp thành những
nhóm nhỏ ( 1 bàn / 1 nhóm) hướng dẫn về nhà
tìm hiểu các nội dung sau :
+ Khái quát Quốc âm thi tập.
+ Vị trí mục Bảo kính cảnh giới và bài thơ
Cảnh ngày hè trong tập thơ.
Khuyến khích các nhóm sử dụng công cụ trực
quan, CNTT khi thuyết trình
Giờ học này, GV gọi 1 nhóm lên thuyết trình,
các nhóm còn lại chú ý, nhận xét, bổ sung
-> Đại diện nhóm thuyết trình trong 5’
- GV khái quát những nội dung chính, thu bài
chuẩn bị của các nhóm còn lại
I Tìm hiểu chung :
1 Tập “ Quốc âm thi tập”:
- Quốc âm thi tập: 254 bài chia 4 phần: Vô đề, Môn thì lệnh, Môn hoa mộc, Môn cầm thú.
- Nội dung: Phản ánh vẻ đẹp con người Nguyễn Trãi: lí tưởng nhân nghĩa sáng ngời, yêu nước thương dân, hoà hợp với tự nhiên, quê hương, con người
- Nghệ thuật: Sử dụng sáng tạo thể thơ thất ngôn Đường luật như một thể thơ dân tộc, xen câu lục ngôn với thất ngôn
2 Bài thơ Cảnh ngày hè
- Xuất xứ : là bài 43 thuộc mục Bảo kính cảnh giới, phẩn Vô đề Tên nhan đề Cảnh ngày hè
là do người biên soạn đặt
Hoạt động 4 Đọc – hiểu văn bản
20’
* Hướng dẫn HS đọc – tìm bố cục (5’) :
- Ở tiết trước GV cho HS về nhà tìm hiểu
cách ngắt nhịp và giọng đọc bài thơ Cảnh
ngày hè, tiết học này GV gọi 1-2 HS phát
biểu
-> HS phát biểu tự do
Lớp lắng nghe nhận xét GV nhấn mạnh
+ Bài thơ viết bằng thể thất ngôn xem lục
ngôn
+ Cách ngắt nhịp :
Câu 1 : 1/2/3
Câu 2 : 4/3 ( 1/3/3)
Câu 3 + 4 : ¾
Câu 5 + 6 + 7 : 4/3
Câu 8 : 3/3
- GV hỏi : Bài thơ được viết theo thể nào, nên
chia bố cục ra sao ? Lí giải ?
-> HS phát biểu tự do
- GV nhấn mạnh :
Bài thơ có rất nhiều cách chia
+ Theo kết cấu :
Đề , thực, luận, kết
4 câu đầu, 4 câu sau ( tiền giải, hậu
giải)
+ Theo nội dung :
6 câu đầu : Bức tranh ngày hè
2 câu cuối : Vẻ đẹp tâm hồn tác giả
GV định hướng cho HS chia bố cục theo nội
dung
II Đọc hiểu văn bản :
1 Đọc – tìm bố cục :
- Thể thơ : thể thất ngôn xem lục ngôn
- Bố cục : + 6 câu đầu : Bức tranh cảnh ngày hè + 2 câu cuối : Vẻ đẹp tâm hồn tác giả
Trang 3* Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết (15’) :
- GV hỏi : Đọc câu thơ đầu tiên và thử hình
dung ra hình ảnh của thi nhân hiện lên như
thế nào? ( Chú ý từ ngữ, cách ngắt nhịp )
-> HS phát biểu tự do
- GV nhấn mạnh :
Với một bậc khai quốc công thần luôn có
gắng tận trung, tận lực giúp vua, giúp nước;
với một người thân không nhàn mà tâm cũng
không nhàn như Nguyễn Trãi thì khoảng thời
gian “ ngày trường” rỗi rãi đúng là khoảng
thời hian đặc biệt hiếm hoi, đáng quý Đây
cũng là hoàn cảnh lí tưởng để nhà thơ đến với
thiên nhiên và yêu say cảnh đẹp
- GV hỏi : Trong 5 câu thơ tiếp theo, nhà thơ
đã miêu tả những khung cảnh nào của bức
tranh nào ngày hè ?
-> HS phát biểu tự do :
Câu 2,3,4 : Bức tranh thiên nhiên
Câu 5,6 : Bức tranh cuộc sống
- GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận :
+ Nhóm 1 + 3 : Tìm hiểu bức tranh thiên
nhiên ngày hè
+ Nhóm 2 + 4 : Tìm hiểu bức tranh cuộc sống
Các nhóm thảo luận trong 5 -7’, GV gọi HS
bất kì trong nhóm trình bày kết quả thảo luận
Lớp nhận xét, bổ sung GV đánh giá, cho
điểm từng nhóm
2 Tìm hiểu chi tiết : a) 6 câu đầu : Bức tranh ngày hè :
* Tâm thế của nhà thơ : Câu 1
- “rồi” : rỗi rãi, không vướng bận
- “hóng mát” : thư thái, thảnh thơi
- Cách ngắt nhịp : 1/2/3 -> nhấn mạnh vào hoàn cảnh đặc biệt của Nguyễn Trãi : giây phút nghỉ ngơi hiếm có của nhà thơ
-> tâm thế thư thái, thanh thản khi đến với thiên nhiên
* Bức tranh thiên nhiên: câu 2, 3, 4
- Cách ngắt nhịp ¾ : làm nổi bật cảnh sắc của mùa hè
- Hình ảnh: cây hòe, cây lựu, hoa sen -> + mộc mạc, giản dị chốn thôn quê + đặc trưng của mùa hè, thể hiện bước đi của thời gian : đầu hạ -> giữa hạ -> cuối hạ
- Màu sắc: hoè lục, lựu đỏ, sen hồng-> đậm
đà, rực rỡ
- Trạng thái của cảnh vật : sử dụng các động
từ mạnh, tính từ sắc thái hóa “đùn đùn” – dồn dập tuôn ra, “giương”,“ phun”, “tiễn”
-> Cảnh vật đang tự thôi thúc, ứa căng sự sống đua nhau trổ dáng, khoe sắc, toả hương
Trang 4- GV hỏi ( dành cho HS khá giỏi) : Em thử
bình bức tranh ngày hè của Nguyễn Trãi
trong 6 câu thơ đầu ?
-> HS phát biểu tự do
- GV bình giảng thêm :
+ Nếu như Nguyễn Du trong Truyện Kiều
từng có những câu thơ miêu tả mùa hè thiên
về tạo hình sắc:
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông
thì trong bài Cảnh ngày hè, Nguyễn Trãi lại
thiên về tả sức sống Tác giả gợi tả những
hình ảnh rất đặc trưng của mùa hè như hoa
thạch lựu, tán hòe xanh, hương sen thơm ngát,
qua từng hình ảnh ta còn có thể cảm nhận
được bước di chuyển của mùa hè Bên cạnh
đó, cảnh vật còn có sự kết hợp hài hòa giữa
đường nét, màu sắc, hương thơm và trạng thái
: màu lục của lá hòe làm nổi bật màu đỏ của
hoa thạch lựu, ánh mặt trời buổi chiều như rắc
vàng lên những tán lá hòe, hương sen thơm
ngát bao trùm cảnh vật Sự vật dường như
cũng mang theo một nội lực, một sức sống
mạnh mẽ, căng trào, muốn bứt phá để trổ
dáng, khoe sắc, tỏa hương
+ Bức tranh cuộc sống sinh hoạt của con
người được miêu tả vào thời điểm cuối ngày
nhưng không gợi cảm giác ảm đạm Ngày sắp
hết nhưng sự sống không ngừng lại, bằng tấm
=> Bức tranh thiên nhiên mùa hè bình dị, rực
rỡ, sinh động, căng tràn sức sống
* Bức tranh cuộc sống con người : câu 5,6
- Thời điểm : “lầu tịch dương” – cuối ngày
- Âm thanh : + “lao xao” – gợi sự ồn ào, náo nhiệt nơi chợ cá
+ “dắng dỏi” rộn rã, ngân dài của tiếng ve
- Nghệ thuật đảo ngữ : “lao xao chợ cá”,
“dắng dỏi cầm ve”-> nhấn mạnh không khí
nhộn nhịp của chiều hè nơi làng quê
=> Bức tranh rộn rã, tươi vui, cuộc sống ấm
no, hạnh phúc
Trang 5lòng trìu mến, nhà thơ đã nghe được những
âm thanh nhộn nhịp, vui tươi của cuộc sống :
tiếng người mua kẻ bán lao xao văng vẳng
đến từ chợ cá làng chài, tiếng ve như tiếng
đàn vang dội, râm ran khiến không khí trong
lầu rộn rã
- GV mở rộng : Trong bài Tự thán 4, Nguyễn
Trãi tự nhận “Non nước cùng ta đà có
duyên”, thi nhân đến với thiên nhiên trong
mọi hoàn cảnh : thời chiến, thời bình, lúc
buồn, lúc vui, lúc bận rộn, khi thư nhàn
Nguyễn Trãi luôn căng mở mọi giác quan,
rộng mở tâm hồn đề đón nhận mọi vẻ đẹp của
thiên nhiên, đất nước, con người “ Túi thơ
chứa hết mọi giang san” (Tự thán 2)
- GV chuyển ý : Bài thơ không chỉ đơn thuần
miêu tả cảnh sắc ngày hè, mà còn là nhân
cảnh sinh tình, ẩn sau cảnh sắc ta còn bắt gặp
vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân Nguyễn Trãi
- GV hỏi : Nguyễn Trãi cảm nhận thiên nhiên
bằng nhiều giác quan và hết sức tinh tế Điều
đó giúp em hiểu gì về tình cảm với thiên nhiên
của thi nhân ?
-> HS phát biểu tự do Lớp lắng nghe, bổ
sung GV nhận xét
- GV hỏi : Cảnh vật giàu sức sống cho thấy
con người đang ở trạng thái tâm lí như thế
nào ?
-> HS phát biểu tự do Lớp lắng nghe, bổ
sung GV nhận xét
- GV hỏi ( Dành cho HS khá, giỏi ) : 2 câu
thơ cuối cho ta hiểu tấm lòng của Nguyễn
Trãi với người dân như thế nào ? Âm điệu
của câu thơ lục ngôn kết thúc bài thơ khác âm
điệu những câu thất ngôn như thế nào ? Sự
thay đổi âm điệu như vậy có tác dụng gì trong
việc thể hiện tình cảm của tác giả ?
-> HS phát biểu, lớp lắng nghe, nhận xét,bổ
sung GV khái quát, chốt ý
b) 2 câu cuối : Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân :
- Yêu thiên nhiên, có sự giao cảm mạnh mẽ, tinh tế với cảnh vật
- Yêu đời, yêu cuộc sống tha thiết
- 2 câu cuối : + NT ước có được chiếc đàn của vua Thuấn
để gảy khúc Nam phong ca ngợi cảnh thái
bình “ Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng”
+ Câu kết của bài thơ là câu thơ 6 chữ ngắn gọn dồn nén cảm xúc của nhà thơ : NT mong cho tất cả người dân ở khắp mọi nơi ấm no
hạnh phúc “Dân giàu đủ khắp đòi phương”
=> Tấm lòng ưu ái với dân, với nước
Hoạt động 5 Tổng kết 5’
- GV hỏi : Em hãy khái quát lại giá trị nội
III Tổng kết :
1
Nội dung
- Bức tranh thiên nhiên ngày hè bình dị, dân
Trang 6dung, nghệ thuật của cả bài thơ ?
-> HS phát biểu tự do
- GV nhận xét, khái quát, cho HS đọc Ghi nhớ
cuối bài
dã; tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu dân, yêu
2
Nghệ thuật
- Sử dụng thành công những câu thơ lục ngôn xen vào những câu thơ thất ngôn, ngôn ngữ bình dị mộc mạc
- Sử dụng từ láy độc đáo : đùn đùn, lao xao, dắng dỏi
Hoạt động 6 Luyện tập, củng cố, hướng dẫn tự học
5 – 7’
* Hướng dẫn HS củng cố kiến thức:
- GV sử dụng Powerpoint ( bảng phụ ) đưa ra
những câu hỏi trắc nghiệm, HS trả lời nhanh
những câu hỏi đó
TRẮC NGHIỆM
- Câu 1: Những màu sắc nào được tác giả
sử dụng để gợi tả bức tranh cảnh ngày hè
trong bài thơ?
A Lục, hồng, đỏ, vàng
B Vàng, hồng, đỏ
C Lục, hồng, đỏ, lam
D Lục, lam, đỏ
Câu 2: Biện pháp nghệ thuật nào sau đây
không được sử dụng trong bài thơ Cảnh
ngày hè?
A Đảo ngữ
B Tăng tiến
C Liệt kê
D Đối ngẫu
Câu 3: Trong bài thơ Cảnh ngày hè, tác giả
mong ước điều gì?
A Có ngôi nhà ngàn vạn gian để che cho
IV Luyện tập :
Trang 7khắp kẻ sĩ trong thiên hạ.
B Có tài trí mưu lược như Vũ hầu Gia Cát Lượng để cứu đời, giúp nước
C Có cây đàn của vua Ngu Thuấn gảy khúc Nam phong ca ngợi đời thái bình thịnh trị
D Có người hậu thế đồng cảm chia sẻ với mình về nỗi đau tài mệnh tương đố
Câu 4: Nội dung chủ đạo toát ra từ bài thơ Cảnh ngày hè là:
A Tâm hồn yêu thiên nhiên, khát vọng của người anh hùng cái thế
B Tâm hồn yêu thiên nhiên, lánh đục về trong của người quân tử
C Tâm hồn yêu thiên nhiên, khát vọng cao cả gắn liền với tấm lòng thương dân của bậc trí giả
D Tâm hồn yêu nước, yêu dân sâu sắc
Đáp án : 1 – A, 2 – B , 3 – C, 4 – C.
* Hướng dẫn HS luyện tập :
- GV hỏi : Trong bức tranh ngày hè, em thích nhất khung cảnh nào ? Phân tích những từ ngữ em cho là hay, tâm đắc trong khung cảnh
đó ?
-> HS làm vào vở, GV gọi 3 - 4 HS mang vở lên chấm
* Hướng dẫn HS tự học :
- GV nêu yêu cầu : Phân tích mối quan hệ giữa cảnh và tình ở bài Cảnh ngày hè ?
-> HS về nhà làm bài, tiết học sau GV thu vở
HS chấm
- GV yêu cầu HS về nhà :
+ Học thuộc lòng bài thơ, nắm chắc được vẻ đẹp của bức tranh ngày hè và vẻ đẹp tâm hồn thi nhân
+ Tìm thêm những bài thơ trong Quốc âm thi tập để hiểu hơn về tấm lòng của Nguyễn Trãi với thiên nhiên, với dân, với nước
+ Soạn bài mới “ Tóm tắt văn bản tự sự”