Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
106 KB
Nội dung
A. ĐẶT VẤN ĐỀ I - LỜI MỞ ĐẦU. Môn Sinh học trong trường trung học phổ thông giữ một vai trò, vị trí quan trọng. Môn Sinh học trang bị cho học sinh những kiến thức tổng quát, chi tiết về các sinh vật, các mối quan hệ giữa các sinh vật cung như quan hệ giữa sinh vật với môi trường sống hiểu được tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống của các sinh vật cũng như ảnh hưởng của của sinh vât đặc biệt là hoạt động sống của con người đối với môi trừơng sống. Mở rộng cho học sinh nhân sinh quan thế giới quan, giúp cho học sinh có thái độ đúng đắn trong các mối quan hệ với con người và với thiên nhiên, cũng như trong cuộc sống. Trong những năm gần đây sau khi thay sách giáo khoa, các kì thi tốt nghiệp phổ thông và đại học đối với môn sinh hoc đã chuyển từ thi tự luận sang thi trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Phương pháp này nhằm kiểm tra được lượng lớn kiến thức tuy nhiên để đáp ứng với phương pháp này nhiều học sinh có thể học vẹt, nhìn quen câu hỏi hoặc chọn theo kiểu xác suất, học như vậy điểm sẽ không cao và lượng kiến thức thực sự vào đầu học sinh sẽ hạn chế. Trong quá trình học môn sinh học nếu học sinh thực sự nắm vững kiến thức đặc biệt biết tìm ra ý chính của bài thì việc trả lời các câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn xuôi ngược sẽ rât dễ dàng. Vì vậy, qua kinh nghiệm giảng dạy tôi đã rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng tự mình tạo ra câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn sau mỗi bài học trên lớp. Tôi thấy rằng học sinh có hứng thú hơn với môn học và nắm kiến thức hơn nhớ được nhiều hơn thấy được qua những lần kiểm tra. Việc này sẽ giúp ích cho các em trong kỳ thi tốt nghiệp và cao đẳng đại học cuối cấp. II- THỰC TRẠNG CỦA VIỆC VẬN DỤNG KIẾN THỨC SAU MỖI BÀI ĐỂ TẠO RA CÁC CÂU HỎI TRĂC NGHIỆM TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 12. Qua quá trình dạy học ở khối lớp 12 ở trường BTTH tôi thấy rằng đối với bộ môn sinh học do số lượng tiết học có hạn 1 tuần học và nội dung của các bài thì dài có nhiều bài nội dung dàn trải học sinh rât vất vả để hiểu và nhớ bài, chưa nói đến việc vân dụng để làm câu hỏi và bài tập . Qua khảo sát điều tra 125 học sinh bằng cách cho làm hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm tôi thu được kết quả như sau : Số lượng học sinh kết quả số lượng học sinh đạt điểm khá ,giỏi 17% số lượng học sinh đạt điểm trung bình 53% 1 số lượng học sinh đạt điểm dưới trung bình 30% Qua kết quả khảo sát trên đã phản ánh được việc trả lời đúng được các câu hỏi trắc nghiệm của học sinh còn rất yếu, chưa kể đến việc số câu trả lời không suy nghĩ Như vậy cũng có nghĩa là học sinh chưa thực sự nắm vững được bài hoặc là hiểu không khắc sâu dẫn đến nhanh quên kiến thức. Sẽ rất khó khăn cho việc học thi sau này. Từ thực trạng trên tôi nhận thấy rằng cần phải có hướng dẫn cho các em cách tự tạo ra câu hỏi trắc nghiệm sau mỗi bài học sẽ giúp các em hiểu sâu nhớ lâu hơn từ đó biêt vận dụng kiến thức đó để trả số lượng lớn câu hỏi của chương trình học dễ dàng hơn . B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I- CÁCH THỰC HIỆN. Bước 1: Giáo viên chỉ hoặc hướng dẫn học sinh tìm ra các ý cơ bản trong bài . Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng các ý vừa tìm được , mỗi ý sẽ là một nội dung để tạo các câu hỏi trắc nghiệm xuôi –ngược xoay quanh ý đó. Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tạo ra các câu hỏi trắc nghiệm cho từng ý. Từ đó học sinh vân dụng và tự làm câu hỏi . Bước 4: Giáo viên đưa ra kiểm tra và nhận xét câu hỏi của học sinh . II. PHƯƠNG PHÁP CỤ THỂ. Bước 1: *Ở bài đầu giáo viên vạch ra ý cơ bản cho bài ,ở những bài sau giáo viên dùng phương pháp hỏi đáp để học sinh trả lời hoặc học sinh về nhà tự làm . Bước 2, và 3: *Sử dụng các ý đã tìm để tạo câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn. -Mỗi ý được sử dụng để tạo từ 1 đến nhiều câu hỏi ,kiểu câu hỏi trắc nghiêm rất đa dạng tùy thuộc vào khả năng của học sinh .Vì vậy giáo viên chỉ cần hướng dẫn cho học sinh với mỗi ý làm từ 1 đến 2 câu hỏi đơn giản (câu hỏi xuôi hoặc câu hỏi ngược hoặc cả xuôi cả ngược)làm được càng nhiều học sinh càng hiểu sâu và nhớ lâu ý đó. +Để tạo câu hỏi xuôi học sinh có thể dụng nội dung của ý đã chọn làm đáp án đúng các đáp án còn lại làm bằng cách làm sai một vài chi tiết ở đáp án đúng hoặc lâý đáp án với nội dung hoàn toàn khác với đáp án đúng . +Để tạo câu hỏi ngược học sinh có thể sử dụng nội dung của ý đã chọn làm nội dung câu hỏi . +Đối với câu hỏi dạng bài tập học sinh phải tự giải để tìm ra đáp án đúng (theo phương pháp giáo viên hướng dẫn trên lớp )sau đó làm các đáp án khác. Bước 4 : 2 Giáo viên thường xuyên kiểm tra bài làm của học sinh cho nhận xét và khuyến khích,để tăng tính tự giác ở học sinh. Trường hợp cụ thể cho từng bài: Ví dụ 1: Chương1 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN +Bước 1:Tìm ra những ý cơ bản trong bài : -Khái niệm gen -Cấu trúc chung của gen cấu trúc :3 vùng -Các đặc điểm chung của mã di truyền -Quá trình nhân đôi ADN : +Sảy ra ở trong nhân tế bào +Sảy ra ở kì trung gian ,trước khi tế bào bước vào phân chia. +Quá trình sảy ra :gồm 3 bước. +Kết quả : 1 ADN (mẹ) sau khi nhân đôi tạo ra 2ADN con giống nhau và giống ADN mẹ +Quá trình nhân đôi theo 2 nguyên tắc (nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn). +Bước 2 và 3: Tạo câu hỏi dựa vào những ý đã chọn ở trên. - Với nội dung : ”Khái niêm gen” , có thể tạo câu hỏi sau : Câu1 Chọn khái niêm đúng về gen . A, Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa một chuỗi polypeptit hay một phân tử mARN. B, Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa một chuỗi polypeptit hay một phân tử ARN . C, Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa một chuỗi polypeptit hay một phân tử tARN D, Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa một chuỗi polypeptit Hoặc câu , Câu 2 “ Một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa một chuỗi polypeptit hay một phân tử ARN .” là khái niệm của : A, Axit Nucleic B, Protein C, Gen D, Nucleoxom -Với nôi dung : “Các đặc điểm của mã di truyền” , có thể tạo các câu hỏi sau: Câu 1 Tính thoái hóa của mã di truyền có nghĩa là gì ? A, Một bộ ba chỉ mã hóa 1 axit amin. 3 B, Nhiều bộ ba cùng mã hóa 1 axit amin. C, Tất cả các loài đều có chung bộ mã di truyền trừ một vài ngoại lệ. D, Cứ 3 nucleotit kế tiếp nhau trên phân tử ADN quy định 1 axit amin. Hoặc câu Câu 2 “Nhiều bộ ba cùng mã hóa 1 axit amin.”là đặc điểm nào của mã di truyền ? A, Tính phổ biến . B, Tính thoái hóa. C, Tính đặc hiệu D, Mã di truyền là mã bộ ba. Câu 3, Trong các bộ ba dưới đây bộ ba nào mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã ? A, AUG, UAU, UGA. B, UAG, UGA, UAA. C, UAA, AUG, UGA. D, AUG, UAA, UGA. Câu4, Trong các bộ ba dưới đây bộ ba nào mã hóa axit amin mở đầu (axit amin Metionin ? A, AUG B, UAG C, UAA D, AUG Câu5 ,Bộ ba AUG là bộ ba: A,Mã hóa axit amin lơxin. B, Mã hóa axit amin Metionin. C, Mang tín hiệu kết thúc quá trình dịnh mã. D, Mã hóa axit amin Valin. -Với nội dung: “Cấu trúc chung của gen cấu trúc “,có thể đặt câu hỏi sau : Câu 1, Cấu trúc chung của gen cấu trúc gồm mấy vùng? A, 5 vùng. B, 4 vùng. C, 3 vùng. D, 2 vùng. Câu 2, Vùng điều hòa của gen cấu trúc có những đặc điểm gì? A, Nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc ,điều hòa quá trinh phiên mã . B, Nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc ,mang thông tin kết thúc phiên mã . C, Nằm giữa vùng mã hóa và vùng kết thúc . D, Mang thông tin mã hóa các axit amin. -Với nội dung :”Quá trình nhân đôi ADN” ,có thể tạo những câu hỏi sau: Câu 1, Quá trình nhân đôi ADN Sảy ra ở đâu ? A, Trong tế bào chất 4 B, Trong nhân tế bào C, Ngoài màng sinh chất D, ở Riboxom Câu 2,Vai trò của enzim ADN polymeraza trong quá trinh nhân đôi ADN ? A, Tháo xoắn phân tử ADN. B, Bẻ gãy các liên kết hiđro giữa hai mạch ADN. C, Lắp ráp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khôn ADN . D, Cả A, B và C. Câu 3, Quá trình nhân đôi ADN dựa vào nguyên tắc nào ? A, Nguyên tắc bổ sung. B, Nguyên tắc bán bảo tồn. C, Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn D, Nguyên tắc đa phân. Vi dụ 2,Chương2. Bài 9:Quy luật MenĐen:Quy luật phân li độc lập. +Bước1 Tìm những nội dung chính trong bài: gồm những nôi dung sau: +Nội dung của quy luật phân ly độc lập. +Cơ sở tế bào học của quy luật. +Điều kiên nghiệm đúng của quy luật. +ý nghĩa của quy luật. +Bước 2,3 Tạo câu hỏi dựa vao những ý chính trong bài -Với nội dung :”Nội dung của quy luật phân ly độc lập” có thể tạo những câu hỏi sau: Câu 1 ,Quy luật phân ly độc lập thực chất nói về : A, Sự phân ly độc lập của các tính trạng. B, Sự phân ly kiểu hình theo tỉ lệ 9:3:3:1. C, Sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh. D, Sự phân ly độc lập của các alen trong quá trình giảm phân. Câu2, Khi đem lai 2 giống đậu Hà Lan thu chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản ,Menđen đã thu được tỉ lệ kiểu hình là A, 9:3:3:1. B, 1:1:1:1. C, 3:3:3:3. D, 3:3:1:1. -Với nội dung :”Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân ly độc lập” ,có thể tạo câu hỏi sau: Câu 1 Điều kiện quan trọng nhất để quy luật phân ly độc lập được nghiệm đúng là A, P thuần chủng. B, Một gen quy định một tính trạng tương ứng. C, Trội-lặn hoàn toàn. D, Mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng tương phản nằm trên những cặp NST tương đồng khác nhau. 5 -Với nội dung :”ý nghĩa của quy luật phân ly độc lập” ,có thể tạo những câu hỏi sau: Câu1, Cơ thể mang kiểu gen AABBccDD khi giảm phân bình thường cho số loại giao tử là: A,4 . B,6 . C,8 . D,16. Câu 2,Cho cá thể mang kiểu gen AabbCC tự thụ phấn thì cho số tổ hợp giao tử tối đa là: A,2. B,36 . C,4 . D,16. Câu3, Khi cá thể AabbCcdd giảm phân bình thường,sinh ra các kiểu giao tử là: A, Ab,ab,ac,AC . B, AbCd,abCd,Abcd,abcd. C, A,a,b,B.C.c,d. D, AbCD,Aabb,ABCD,Abcd. Ví dụ 3,chương3,bài 16 + 17:Cấu trúc di truỳên của quần thể. +Bước 1 Tìm nhưng nội dung chính trong bài:gồm những nội dung: + Khái niệm vốn gen,cấu trúc di truyền của quần thể. + Cách tính tần số len, tần số kiểu gen của quần thể. + Đặc điểm di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần + Đặc điểm của quần thể ngẫu phối và trạng thái cân bằng di truyền của quần thể ngẫu phối. + Định luật Hacdi_Vanbec,và điều kiện nghiệm đúng của đinh luật(5 điều kiện nghiệm đúng) +Bước 2,3 Tạo câu hỏi dựa vào những ý đã chọn: -Với nội dung :” Khái niệm vốn gen,cấu trúc di truyền của quần thể” ,có thể tạo những câu hỏi : Câu 1, Vốn gen của quần thể là gì: A,Tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định. B, Tập hợp tất cả các kiểu gen có trong quần thể ở một thời điểm xác định. C, Những đặc điểm về tần số kiểu gen của quần thể. D, Là cấu trúc di truyền của quần thể. Hoăc câu: Câu 2, Tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định được gọi là: A, Vốn gen của quần thể. B, Là cấu trúc di truyền của quần thể. C, Những đặc điểm về tần số kiểu gen của quần thể. D, Tất cả đáp án đều sai. Câu3, Cấu trúc di truyền của quần thể là: A,Tập hợp tất cả các kiểu gen có trong quần thể ở một thời điểm xác định B, Tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định. C, Những đặc điểm về tần số kiểu gen của quần thể. 6 D, Tất cả đáp án đều sai. -Với nội dung :” Cách tính tần số len, tần số kiểu gen của quần thể.” ,có thể tạo những câu hỏi sau: Câu 1, Một quần thể cây đậu Hà Lan có 400 cá thể có kiểu gen AA., 400 cá thể có kiểu gen Aa, 200 cá thể có kiểu gen aa.Thì tần số alen A và a lần lượt là: A, 0,6 và 0,4. B, 0,7 và 0,3. C, 0,3 và 0.7. D, 0,4 và 0,6. Hoặc câu: Câu2, Một quần thể cây đậu Hà Lan có 200 cá thể có kiểu gen AA., 600 cá thể có kiểu gen Aa, 200 cá thể có kiểu gen aa.Thì tần số kiểu gen AA , Aa , aa lần lượt là: A, 0,3; 0,4; 0,3. B, 0,2; 0,6; 0,2. C, 0,4; 0,5; 0,1. D, 0,4; 0,4; 0,2. -Với nội dung :” Đặc điểm di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần” , có thể tạo những câu hỏi sau: Câu1, Một quần thể khởi đầu có tần số kiểu gen dị hợp Aa là 0,6. Sau 2 thế hệ tự thụ phấn thì tần số kiểu gen dị hợp trong quần thể là bao nhiêu? A, 0,3. B, 0,2. C, 0,15 . D, 0,1. Hoặc câu: Câu 2, Một quần thể thế hệ xuất phát P có 100% thể dị hợp Aa. Qua tự thụ phấn thì tỉ lệ %Aa ở thế hệ thứ nhất và thế hệ thứ hai lần lượt là A, 0,3% và 0,4%. B, 50% và 25% C, 75% và 25%. D, 0,5% và 0,25%. Câu 3, Một quần thể tự phối thì thành phần kiểu gen của quần thể có xu hướng: A, Phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau. B, Ngày càng phong phú đa dạng về kiểu gen. C, Tồn tại chủ yếu ở trạng thái di hợp. D, Ngày càng ổn định về tần số alen. -Với nội dung :” Đặc điểm của quần thể ngẫu phối và trạng thái cân bằng di truyền của quần thể ngẫu phối.” có thể tạo những câu hỏi sau: 7 Câu 1,Một quần thể ngẫu phối nếu 1 gen có 3 alen A1, A2,A3 thì sự giao phối tự do sẽ tao ra A, 4 tổ hợp kiểu gen. B, 6 tổ hợp kiểu gen. C, 8 tổ hợp kiểu gen. D, 10 tổ hợp kiểu gen. Hoặc câu: Câu 2,Trong một quần thể ngẫu phối khó tìm được 2 cá thể giống nhau vì: A, Một gen thường có nhiều alen. B, Số biến dị tổ hợp rất lớn. C, Các cá thể giao phối ngẫu nhiên và tự do. D, Số gen trong kiểu gen của mỗi cá thể rât lớn. Câu 3, Trong 1 quần thể ngẫu phối , xét 2 gen alen là A và a,biết tỉ lệ của alen a là 20% thì cấu trúc di truyền của quần thể là A, 0.64AA + 0,32Aa + 0,04aa. B, 0.04AA + 0,32Aa + 0,64aa. C, 0.32AA + 0,64Aa + 0,04aa D, 0.25AA + 0,50Aa + 0,25aa. -Với nội dung “Định luật Hacdi_Vanbec,và điều kiện nghiệm đúng của đinh luật(5 điều kiện nghiệm đúng)” có thể tạo những câu hỏi sau: Câu 1, Định luật Hacđi-Vanbec phản ánh điều gì? A, Sự biến động của tần số các alen trong quần thể. B, Sự không ổn định của các alen trong quần thể. C, Sự cân bằng di truyền trong quần thể giao phối. D, Sự biến động của tần số các kiểu gen trong quần thể. Câu 2, Điều nào không đúng khi nói về các điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi_Vanbec? A, Các kiểu gen khác nhau có sức sống khác nhau. B, Quần thể đủ lớn, xảy ra giao phối tự do giữa các cá thể. C, Không sảy ra chọn lọc tự nhiên,không có hiện tượng di nhập gen. D, Không sảy ra đột biến. Ví dụ 4, chương4,bài 20:Tạo giống nhờ công nghệ gen + Bước1 , Tìm những ý chính trong bài:gồm: + Khái niệm công nghệ gen. + Các bước trong kĩ thuật chuyển gen + Khái niệm sinh vật biến đổi gen ,các cánh biến đổi gen của sinh vật. +Một số thành tựu tao giống biến đổi gen. +Bước 2,3 tạo câu hỏi dựa vào ý đã chọn: -Với nội dung :” Khái niệm công nghệ gen ” , có thể tạo những câu hỏi sau: 8 Câu 1, Công nghệ gen là A, Quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới. B, Là quy trình nhân bản vô tính động vật. C, Kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp. D, Quy trình tao giốngbằng phương pháp gây đột biến. Câu 2, Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen không mong muốn trong hệ gen là ứng dụng quan trọng của: A, Công nghệ tế bào. B, Công nghệ gen. C, Công nghệ sinh học. D, kĩ thuật vi sinh. -Với nội dung :” Các bước trong kĩ thuật chuyển gen ”có thể tạo những câu hỏi sau: Câu 1, Phân tử AND tái tổ hợp là gì? A, Là phân tử ADN lạ được chuyển vào tế bào thể nhận. B, Là Phân tử AND tìm thấy trong thể nhân của vi khuẩn. C, Là đoạn ADN của tế bào cho kết hợp với ADN của plasmit. D, Là một dạng AND cấu tạo nên plasmit của vi khuẩn. Câu 2, Đặc điểm quan trọng của plasmit được chọn làm vật liệu chuyển gen là gì? A, Gồm 8000 đến 200000 cặp nucleotit. B, Có khả năng nhân đôi độc lập với hệ gen của tế bào. C, Dễ đứt và dễ nối . D, chỉ tồn tại trong tế bào chât của tế bào nhân sơ. Câu 3, Ki thuật chuyển gen đã ứng dụng loại kĩ thuật nào sau đây? A, Kĩ thuật gây đột biến nhân tạo. B, kĩ thuật xử lí enzim. C, Kĩ thuật xử li màng tế bào. D, Kĩ thuật tạo AND táI tổ hợp. Câu 4, Enzim cắt giới hạn (restrictaza) dùng trong kĩ thuật chuyển gen có tac dụng gì? A, Chuyển ADN tái tổ hợp vaò tế bào nhận. B, Cắt và nối ADN của plasmit ở những điểm xác định. C, Mở vòng plasmit và cắt phân tử ADN tại những điểm xác định. D, Nối đoạn ADN cho vào plasmit. Câu 5, Enzim nối (ligaza) dùng trong kĩ thuật chuyển gen có tac dụng gì? A, Nối và chuyển đoạn ADN tái tổ hợp vaò tế bào lai. B, Cắt và nối ADN của plasmit ở những điểm xác định. C, Mở vòng plasmit và nối phân tử ADN tại những điểm xác định. D, Nối đoạn gen của tế bào cho vào plasmit tạo thành ADN tái tổ hợp. Câu 6, Làm thế nào để nhận biết việc chuyển phân tử ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận đã thành công? 9 A, Chọn thể truyền có các dấu chuẩn dễ nhận biết . B, Dùng xung điện làm thay đổi tính thấm của màng sinh chất. C, Dùng phương pháp đánh dấu bằng đồng vị phóng . D, Cả A và C. -Với nội dung :” Khái niệm sinh vật biến đổi gen ,các cánh biến đổi gen của sinh vật ” , có thể tạo những câu hỏi sau: Câu 1,`Hệ gen của sinh vật có thể được biến đổi bằng những cách nào? A, Đưa thêm gen lạ vào hệ gen. B, Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen. C, Loại bỏ hoặc làm bất hoặt một gen có sẵn tromh hệ gen. D, Cả ba cách trên đều đúng. Câu 2, Chuyển gen trừ sâu từ vi khuẩn vào cây bông tạo được giống bông kháng sâu hại, là thành tựu của : A, Công nghệ tế bào thực vật. B, Công nghệ gen. C, Tạo giống bằng phương phap gây đột biến. D, Cấy truyền phôi. +Bước 4 Tương tự như trên hoc sinh có thể tự làm câu hỏi sau mỗi bài học trên lớp .giáo viên phải thường xuyên kiểm tra hệ thống câu hỏi mà học sinh làm ở nhà. C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT. I- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Phương pháp này có thể áp dụng cho học sinh của cả ba khối nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức hơn sau mỗi bài học . Sau khi hướng dẫn cho học sinh bằng phương pháp học tập trên thi tôi thấy rằng dù có tạo được hay chưa tạo đúng được hệ thống câu hỏi sau mỗi bài học nhưng trong quá trình suy nghĩ quanh một nội dung để tạo câu hỏi học sinh có thể nắm vững và nhớ được nhiều kiến thức hơn. Phát huy được tính tích cực và tự học của học sinh. Hơn nữa học sinh có thể tích lũy câu hỏi tự tạo được qua mỗi bài học như một nguồn tài liệu tự học. Kết quả thu được sau khi thực hiện phương pháp: Qua khảo sát điều tra 125 học sinh bằng cách cho làm hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm tôi thu được kết quả như sau : 10 [...].. .Số lượng học sinh số lượng học sinh đạt điểm khá ,giỏi kết quả 38 % số lượng học sinh đạt điểm trung bình 52 % số lượng học sinh đạt điểm dưới trung bình 10% II- KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT Trong quá trình giảng dạy các giáo viên nên hướng dấn cho học sinh cách trả lời các câu hỏi trắc nghiệm và thường xuyên ra câu hỏi kiểm tra đặc biệt là sinh học 12, giúp cho học sinh làm quen dần với... phương pháp kiểm tra này Do kinh nghiêm chưa nhiều nên bài viết của tôi còn hạn chế Rất mong được sự đóng góp của các đồng nghiệp để đề tài trở thành chuyên đế tốt giúp ích cho quá trình giảng dạy Ngày 15 tháng 03 năm 2012 Người viết Nguyễn Thị Nga 11 IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Trắc nghiệm sinh học : Ts Nguyễn Viết Nhân (NXB – Giáo dục 2001) 2 Câu hỏi lí thuyết và bài tập trắc nghiệm sinh học 12:Nguyễn Văn... sinh học : Ts Nguyễn Viết Nhân (NXB – Giáo dục 2001) 2 Câu hỏi lí thuyết và bài tập trắc nghiệm sinh học 12:Nguyễn Văn Sang_Nguyễn Thị Vân(NXB-Đà Nẵng 2006) 3 Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học1 1:Vũ Đức Lưu ( NXB- Hà Nội 2007) 4 .Bài tập sinh học 12:Đặng Hữu Lanh (chủ biên) Trần Ngọc Danh, AMai Sỹ Tuấn (NXB _Giáo dục) 12 . kinh nghiệm giảng dạy tôi đã rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng tự mình tạo ra câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn sau mỗi bài học trên lớp. Tôi thấy rằng học sinh có hứng thú hơn với môn học. viên hướng dẫn học sinh cách tạo ra các câu hỏi trắc nghiệm cho từng ý. Từ đó học sinh vân dụng và tự làm câu hỏi . Bước 4: Giáo viên đưa ra kiểm tra và nhận xét câu hỏi của học sinh . II. PHƯƠNG. điều tra 125 học sinh bằng cách cho làm hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm tôi thu được kết quả như sau : 10 Số lượng học sinh kết quả số lượng học sinh đạt điểm khá ,giỏi 38 % số lượng học sinh