Đổi mới cách kiểm tra miệng trong các tiết dạy tiếng anh

18 2.8K 13
Đổi mới cách kiểm tra miệng trong các tiết dạy tiếng anh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu quan trọng nhằm xác định thành tích học tập và mức độ chiếm lĩnh kiến thức kĩ năng của học sinh. Đối với học sinh, nhân vật trung tâm của quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá có tác dụng thúc đẩy quá trình học tập phát triển không ngừng. Qua kết quả kiểm tra, học sinh tự đánh giá mức độ đạt được của bản thân, để có phương pháp tự mình ôn tập, củng cố, bổ sung nhằm hoàn thiện học vấn với hệ thống thao tác tư duy của chính mình. Đối với giáo viên, kết quả kiểm tra, đánh giá giúp mỗi giáo viên tự đánh giá quá trình giảng dạy của mình. trên cơ sở đó không ngừng nâng cao và hoàn thiện mình về trình độ chuyên môn, về phương pháp giảng dạy. Kết quả kiểm tra đánh giá còn giúp các nhà quản lí giáo dục có cơ sở để xây dựng đội ngũ giáo viên, xây dựng phương hướng đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục cho phù hợp với đặc thù của trường mình Cùng với việc đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp giảng dạy thì vấn đề đổi mới kiểm tra đánh giá là khâu hết sức quan trọng trong quá trình giảng dạy và học tập nói chung, cũng như quá trình giảng dạy và học tập môn Tiếng Anh nói riêng. Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá là hai hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau . Đổi mới kiểm tra đánh giá là động lực của đổi mới phương pháp dạy học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo. Đổi mới kiểm tra đánh giá bao gồm nhiều khâu, nhiều nội dung, nhiều công đoạn trong đó việc đổi mới kiểm tra miệng là khâu hết sức quan trọng vì đây là một hoạt động diễn ra thường xuyên liên tục. Kiểm tra miệng là một hoạt động quan trọng. Hoạt động đó không chỉ diễn ra ở thời gian đầu của mỗi tiết học mà còn có thể diễn ra xuyên suốt trong một tiết học. Nếu giáo viên lơ là không thực hiện tốt việc kiểm tra miệng thì quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh sẽ bị gián đoạn, các em sẽ bị hổng các kiến thức, kỹ năng cần có trong mỗi tiết học. Điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả của các bài kiểm tra định kỳ (1 tiết, học kỳ, ) . Trên thực tế việc kiểm tra miệng trong các tiết học Tiếng Anh hiện nay còn nhiều bất cập do áp lực của lượng kiến thức , kỹ năng cần phải truyền tải và tiếp thu trong mỗi tiết dạy nên thời gian dành cho việc kiểm tra miệng hầu như rất ít, thậm chí có thể bỏ qua. Bên cạnh đó phần lớn học sinh rất thụ động, học một cách máy móc để đối phó thậm chí một số em do không có nền tảng nên lười nhác trong việc học bài cũ. Trước thực tế đó, tôi đã trăn trở và mạnh dạn "đổi mới cách kiểm tra miệng trong các tiết dạy Tiếng Anh" để giúp các em tích cực chủ động hơn trong học tập, đón nhận kiến thức, kỹ năng một cách hứng thú, vui vẻ, đồng thời tạo không khí sinh động trong các giờ học. 1 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN. Trong nhà trường hiện nay, việc dạy học không chỉ chủ yếu là dạy cái gì mà còn dạy học như thế nào. Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp bách có tính chất đột phá để nâng cao chất lượng dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải tiến hành một cách đồng bộ đổi mới từ nội dung chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy học cho đến kiểm tra đánh giá kết quả dạy học. Kiểm tra đánh giá có vai trò rất to lớn, tác động trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng đào tạo. Hoạt động dạy và học luôn cần có những thông tin phản hồi để điều chỉnh kịp thời nhằm tạo ra hiệu quả ở mức cao nhất thể hiện ở chất lượng học tập của học sinh. Kiểm tra thường xuyên giúp cho giáo viên điều chỉnh, bổ sung những kiến thức, kỹ năng, thái độ mà môn học đề ra đồng thời sẽ giúp cho học sinh hình thành được động cơ, thái độ học tập đúng đắn từ đó tích lũy được kiến thức, kỹ năng cần thiết. Kết quả của kiểm tra đánh giá là cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học và quản lý giáo dục. Nếu kiểm tra đánh giá sai dẫn đến nhận định sai về chất lượng đào tạo gây tác hại to lớn trong việc sử dụng nguồn nhân lực. Vì thế mà đổi mới kiểm tra đánh giá trở thành nhu cầu bức thiết của ngành giáo dục và toàn xã hội ngày nay. Kiểm tra đánh giá đúng thực tế, chính xác và khách quan sẽ giúp người học tự tin, hăng say, nâng cao năng lực sáng tạo trong học tập. Chính vì vậy, để thực hiện một cách hiệu quả quá trình kiểm tra đánh giá ở các môn học nói chung và ở môn Tiếng Anh nói riêng, mỗi giáo viên cần phải hiểu rõ và nắm vững một số kiến thức liên quan đến quá trình kiểm tra đánh giá. I.1. Khái niệm kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học. I.1.1. Kiểm tra Trong Đại từ điển Tiếng Việt, Nguyễn Như Ý định nghĩa kiểm tra là xem xét thực chất, thực tế. Theo Bửu Kế, kiểm tra là tra xét, xem xét, kiểm tra là soát xét lại công việc, kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét. Còn theo Trần Bá Hoành, kiểm tra là cung cấp những dữ kiện, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá. Như vậy, các nhà khoa học và các nhà giáo dục đều cho rằng kiểm tra với nghĩa là nhằm thu thập số liệu, chứng cứ, xem xét, soát xét lại công việc thực tế để đánh giá và nhận xét. I.1.2. Đánh giá Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu qủa công việc. Đánh giá trong giáo dục, theo Dương Thiệu Tống là quá trình thu thập và xử lý kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng và hiệu quả giáo dục. Căn cứ vào mục tiêu dạy học, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động trong giáo dục tiếp theo. Cũng có thể nói rằng đánh giá là quá trình thu thập phân tích và giải thích thông tin một cách hệ thống nhằm xác định mức độ đạt 2 đến của các mục tiêu giáo dục về phía học sinh. Đánh giá có thể thực hiện bằng phương pháp định lượng hay định tính. Như vậy đánh giá là việc đưa ra những kết luận nhận định, phán xét về trình độ học sinh. Muốn đánh giá kết quả học tập của học sinh thì việc đầu tiên là phải kiểm tra, soát xét lại toàn bộ công việc học tập của học sinh, sau đó tiến hành đo lường để thu thập những thông tin cần thiết, cuối cùng là đưa ra một quyết định. Do vậy kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh là hai khâu có quan hệ mật thiết với nhau. Kiểm tra nhằm cung cấp thông tin để đánh giá và đánh giá thông qua kết quả của kiểm tra. Hai khâu đó hợp thành một quá trình thống nhất là kiểm tra- đánh giá. I.2. Các hình thức kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học. I.2.1. Các hình thức kiểm tra. Trong quá trình dạy học, có bốn hình thức kiểm tra sau đây: - Kiểm tra miệng - Kiểm tra 15 phút - Kiểm tra 45 phút - Kiểm tra cuối học kì I.2.2. Các hình thức đánh giá. Trong quá trình dạy học, có ba hình thức đánh giá chủ yếu sau đây: - Đánh giá chẩn đoán: Được tiến hành trước khi dạy một chương hay một vấn đề quan trọng nào đó giúp cho giáo viên nắm được tình hình những kiến thức kiên quan có trong học sinh, những điểm học sinh nắm vững, những lỗ hổng cần bổ khuyết để quyết định cách dạy cho thích hợp. - Đánh giá từng phần: Được tiến hành nhiều lần trong giảng dạy nhằm cung cấp nhưng thông tin ngược để giáo viên và học sinh kịp thời điều chỉnh cách dạy và cách học, ghi nhận xét kết quả từng phần để tiếp tục thực hiện chương trình một cách vững chắc. - Đánh giá tổng kết và đưa ra quyết định: Được tiến hành khi kết thúc môn học, khóa học bằng những kì thi nhằm đánh giá tổng quát kết quả học tập, đối chiếu với những mục tiêu đề ra, từ đó quyết định những biện pháp cụ thể để giảng dạy và giúp đỡ học sinh I.3. Những yêu cầu sư phạm cần tuân thủ khi đánh giá kết quả học tập của học sinh. Khi đánh giá cần phải tuân thủ những yêu cầu sau: - Đánh giá phải xuất phát từ mục tiêu dạy học. - Công cụ đánh giá phải đảm bảo mức độ chính xác nhất định. - Đánh giá phải mang tính khách quan, toàn diện, có hệ thống và công khai. - Đánh giá phải đảm bảo tính thuận tiện của việc sử dụng công cụ đánh giá. I.4. Những nguyên tắc để đánh giá kết quả học tập của học sinh. Để đánh giá kết quả học tập cần dựa vào những nguyên tắc sau đây - Đánh giá là quá trình tiến hành, có hệ thống để xác định phạm vi đạt được của các mục tiêu đề ra. Vậy, phải xác định rõ mục tiêu đánh giá là gì. 3 - Khi đánh giá phải chọn mục tiêu đánh giá rõ ràng, các mục tiêu phải được biểu hiện dưới dạng những điều có thể quan sát được. - Giáo viên cần phải biết rõ những hạn chế của từng công cụ đánh giá để sử dụng chúng có hiệu quả. - Khi đánh giá giáo viên phải biết nó là phương tiện để di đến mục đích, chứ bản thân không phải là mục đích. Mục đích đánh giá là để có nhưng quyết định đúng đắn, tối ưu nhất cho quá trình dạy học. - Đánh giá bao giờ cũng gắn với việc học tập của học sinh, nghĩa là trước tiên phải chú ý đến việc học tập của học sinh. Sau đó mới kích thích sự nỗ lực học tập của học sinh, cuối cùng mới đánh giá bằng điểm số. - Đánh giá bao giờ cũng đi kèm theo nhận xét để học sinh nhận biết những sai sót của mình về kiến thức kỹ năng, phương pháp để học sinh nghiên cứu, trao đổi thêm kiến thức. - Qua những lỗi mắc phải của học sinh, giáo viên cần rút kinh nghiệm để phát hiện ra những sai sót trong quá trình dạy và đánh giá của mình để thay đổi cách dạy sao cho phù hợp với học sinh. - Trong đánh giá nên sử dụng nhiều phương pháp và hình thức khác nhau nhằm tăng độ tin cậy và chính xác. - Lôi cuốn và khuyến khích học sinh tham gia vào quá trình đánh giá. - Giáo viên phải thông báo rõ các loại hình câu hỏi để kiểm tra đánh giá giúp học sinh định hướng khi trả lời. - Phải dựa trên những cơ sở của phương phá dạy học mà xem xét kết quả của một câu trả lời, của một bài kiểm tra, kết hợp với chức năng chẩn đoán hoặc quyết định về mặt sư phạm. - Trong các câu hỏi xác định về mặt định lượng, giáo viên thông qua các câu hỏi yêu cầu học sinh giải thích bằng lời để xác định rõ nhận thức của học sinh. - Phương pháp và cách thức tiến hành kiểm tra đánh giá phải diễn ra trong hoàn cảnh thoải mái, học sinh cảm thấy tự nguyện, không lo lắng hay sợ sệt. - Không nên đặt những câu hỏi mà bản thân giáo viên không thể trả lời một cách chắc chắn được. I.5. Cơ sở đánh giá kết quả học tập của học sinh. Để đánh giá kết quả học tập của học sinh cần dựa vào những cơ sở sau đây: - Mục tiêu môn học - Mục đích học tập - Mối quan hệ giữa mục tiêu của môn học, mục đích học tập và đánh giá kết quả học tập. Giữa mục tiêu của môn học, mục đích học tập và đánh giá kết quả học tập có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu mục tiêu của môn học và mục đích học tập được xác định đúng đắn thì chúng hỗ trợ cho nhau trong việc đánh giá, đạt được yêu cầu đề ra của công việc đánh giá kết quả học tập của học sinh. Mục tiêu của môn học và mục đích học tập là cơ sở cho việc xác định nội dung chương trình, phương pháp và quy trình dạy học và học tập. Đồng thời nó cung 4 là cơ sở để chọn phương pháp và quy trình đánh giá kết quả học tập của học sinh. Đánh giá kết quả học tập dựa trên tiêu chí của mục tiêu dạy học sẽ nhận được thông tin phản hồi chính xác nhằm bổ sung, hoàn thiện quá trình giáo dục. I.6. Quy trình của việc đánh giá kết quả học tập. - Căn cứ vào mục tiêu dạy học và mục đích học tập để xác định mục tiêu đánh giá; - Lượng hóa các mục tiêu dạy học để đặt ra các mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng, thái độ nhằm xác định nội dung và các tiêu chí đánh giá; - Lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu, nội dung đã đề ra trên cơ sở các đặc điểm của đối tượng được đo lượng, thẩm định và trên cơ sở hoàn cảnh xã hội; - Soạn thảo công cụ: Viết câu hỏi, đặt bài toán dựa trên mục tiêu đề ra và nội dung cần đánh giá; - Sắp xếp câu hỏi, bài toán tù dễ đến khó, chú ý đến tính tương đương của các đề (nếu có nhiều đề) và duyệt lại đáp án; - Tiến hành đo lường; - Phân tích kết quả, đánh giá độ tin cậy và độ giá trị của bài thi; - Điều chỉnh, bổ sung để hoàn thiện công cụ đánh giá bài thi.Đánh giá trong giáo dục là một vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn vì nó mang tính tổng hợp nhiều yếu tố. Vì vậy để đánh giá chính xác một học sinh, một lớp, hay một khóa học, điều đầu tiên người giáo viên phải làm là xây dựng quy trình, lựa chọn một phương pháp cũng như thu thập các thông tin cần thiết cho việc đánh giá. Như vậy, quy trình đánh giá có thể bao gồm bốn bước: đo, lượng giá, đánh giá và ra quyết định. II. THỰC TRẠNG. Với những hiểu biết cụ thể về cơ sở lí luận của quá trình kiểm tra đánh giá, tôi đã tích cực quan sát và tìm hiểu từ cả giáo viên và học sinh ở trường tôi cũng như những trường lân cận để nhận thức rõ về thực trạng của quá trình kiểm tra đánh giá môn Tiếng Anh hiện nay ở các trường trung học phổ thông. Thực tế cho thấy: Từ phía học sinh, do đặc thù bộ môn Tiếng Anh được xem là một bộ môn khó, là bộ môn phải ghi nhớ nhiều. Hơn nữa, đa số học sinh của trường tôi lại sinh sống ở nông thôn nên quan niệm và điều kiện kinh tế gia đình ảnh hưởng nhiều đến chất lượng kết quả học tập, kiến thức về bộ môn bị hổng nhiều nên nhiều em chưa thật sự yêu thích bộ môn này. Điều này dẫn đến ý thức tự giác học tập của nhiều em chưa cao. Để đối phó với giáo viên các em thường dùng sách “Học tốt Tiếng Anh” mà không chịu khó học từ vựng hay thực hành các kỹ năng, không có ý thức học bài cũ ở nhà. Thêm vào đó, trong các đề thi kiểm tra học kỳ (do Sở giáo dục hoặc trường ra) hoặc đề thi tốt nghiệp ( do Bộ giáo dục ra) chỉ tập trung vào kiểm tra ngữ pháp và kỹ năng đọc hiểu, hơn nữa lại bằng hình thức trắc nghiệm 100% nên nhiều học sinh đã lơ là trong việc học bài cũ và thực hành các kỹ năng mà chỉ trông mong vào sự may rủi trong việc làm bài trắc nghiệm 5 Từ phía giáo viên, do nhiều lí do mà việc kiểm tra miệng trong các tiết học thường không phát huy được vai trò và ý nghĩa quan trọng của nó trong quá trình dạy học nói chung và quá trình kiểm tra đánh giá nói riêng. Không ít giáo viên vẫn còn coi khâu kiểm tra đánh giá là khâu phụ, chỉ nhằm mục đích lấy điểm cho đủ con số, một số giáo viên thì vẫn thực hiện kiểm tra miệng theo cách truyền thống, thường là gọi 1 hoặc 2 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi. Việc này vừa tốn nhiều thời gian, lại gây tâm lý căng thẳng cho học sinh hơn nữa lại không thể kiểm tra được nhiều em cùng một lúc. Vì vậy không thể đánh giá được khả năng của học sinh. Một số giáo viên thì tùy tiện trong khâu đưa câu hỏi, gặp gì - đưa đó. Một số giáo viên thì ngày nào, tiết nào cũng lặp đi, lặp lại duy nhất một yêu cầu khi kiểm tra miệng. Thậm chí có một số giáo viên dường như bỏ qua công việc kiểm tra miệng trong các tiết học. Tất cả những yếu tố trên làm cho học sinh lười nhác, thụ động trong học tập, dẫn đến chất lượng dạy và học không cao. Từ việc nhận thức rõ thực trạng trên đây, tôi đã dành thời gian tìm hiểu, nghiên cứu, trăn trở tìm ra những biện pháp mới trong khâu kiểm tra miệng tại các tiết dạy Tiếng Anh, tạo ra những thay đổi đáng kể trong quá trình đánh giá học sinh, thúc đẩy quá trình dạy học bộ môn Tiếng Anh theo hướng tích cực, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục ở trường tôi nói chung. III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN. Kiểm tra miệng là hình thức kiểm tra đầu tiên, cơ bản trong bốn hình thức kiểm tra của quá trình kiểm tra đánh giá. Kiểm tra miệng cung cấp cơ sở ban đầu nhưng lại mang tính chất thường xuyên cho quá trình kiểm tra đánh giá. Đối với bộ môn Tiếng Anh thì kiểm tra miệng lại có vai trò càng đặc biệt hơn. Việc đổi mới kiểm tra miệng ngay tại lớp không những giúp không khí học tập sinh động mà còn giúp học sinh tránh được lối học vẹt, học thụ động, học đối phó từ đó phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh và đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy và học tập. Để kiểm tra miệng trong các tiết dạy Tiếng Anh đạt được hiệu quả tối đa, tôi đã tổ chức thực hiện những giải pháp sau đây: III.1. Đổi mới khâu chuẩn bị cho kiểm tra miệng. - Công việc chuẩn bị trước hết là phải xác định thật chính xác cần kiểm tra những gì. Tôi xác định mức độ tối thiểu kiến thức và kỹ năng mà học sinh đã thu nhận được trong quá trình học tập ở ngay tiết học tại lớp, ở tiết học trước hoặc những tiết học trước, từ đó chuẩn bị câu hỏi kiểm tra miệng cho phù hợp. - Câu hỏi chuẩn bị đặt ra cho học sinh phải chính xác, rõ ràng để học sinh không hiểu thành hai nghĩa khác nhau dẫn đến việc trả lời lạc đề. - Nếu lấy cơ sở là những yêu cầu, bài tập đã có trong sách giáo khoa, tôi thiết kế lại các yêu cầu, bài tập đó hoặc ra các bài tập tương tự để tránh việc các em sử dụng các "keys" trong sách “ Hướng dẫn học tốt Tiếng Anh” nhằm đối phó với giáo viên. - Câu hỏi chuẩn bị cho học sinh, tôi trình bày trong giáo án rồi đọc cho học sinh hoặc tôi làm những hand-out nhỏ, rồi khi kiểm tra tôi phát cho học sinh tự đọc. 6 III.2. Đổi mới thời gian kiểm tra miệng. Nếu như trước đây, tôi chỉ kiểm tra vào đầu mỗi tiết học để lấy điểm miệng, làm cho không khí của giờ học ngay từ đầu rất căng thẳng, thì trong năm học 2012 - 2013 tôi đã mạnh dạn áp dụng kiểm tra miệng bất cứ thời gian nào trong tiết học. Ví dụ: Khi dạy phần " Language Focus" - Unit 1. English 11, sau khi kết thúc phần " Pronunciation", tôi đưa ra câu hỏi " Who can give me the forms of the verbs" để kiểm tra miệng học sinh. III.3. Đổi mới hình thức, nội dung câu hỏi trong kiểm tra miệng. Câu hỏi đưa ra để kiểm tra miệng tôi không chỉ dùng mình hình thức tự luận, mà đã áp dụng cả hình thức trắc nghiệm. Tôi đã kết hợp linh hoạt 2 hình thức câu hỏi này trong quá trình kiểm tra. Loại câu hỏi tự luận tôi thường dành cho những nội dung kiến thức ngắn, hoặc để kiểm tra cấu trúc câu và cấu trúc ngữ pháp. Loại câu hỏi trắc nghiệm tôi thường dùng để kiểm tra những nội dung kiến thức dài, yêu cầu sự ghi nhớ nhiều và những nội dung kiến thức dễ gây nhầm lẫn cho học sinh. Câu hỏi kiểm tra miệng nên kiểm tra nhiều kĩ năng, không nên tập trung vào bất cứ một kĩ năng nào. Có thể là tôi đọc câu hỏi rồi yêu cầu học sinh trả lời, học sinh vừa thực hiện kĩ năng nghe và kĩ năng nói khi trả lời. Hoặc tôi chuẩn bị "hand-out" ở nhà, yêu cầu học sinh đọc hiểu rồi trả lời, lúc này học sinh vừa luyện kĩ năng đọc hiểu, vừa thực hiện kĩ năng nói. Hoặc yêu cầu học sinh viết câu trả lời lên bảng sau khi nghe câu hỏi, lúc này học sinh vừa luyện nghe, vừa luyện viết. Câu hỏi kiểm tra miệng nên vừa đảm bảo tính phân hóa, vừa đảm bảo tính vừa sức với từng đối tượng học sinh. Đối với những câu hỏi khó, tôi thường dành cho những học sinh có mực độ học khá và những câu hỏi dễ hơn, tôi thường đặt ra cho những học sinh có lực học trung bình hoặc yếu hơn. III.4. Đổi mới phương thức nhận xét. - Người thực hiện nhận xét: Trước đây, tôi thường là người thực hiện đa số nhận xét, nhưng năm học này, tôi đã mạnh dạn khuyến khích học sinh tham gia vào quá trình đánh giá. Tôi chỉ thực hiện vai trò nhận xét đánh giá cho điểm cuối cùng hoặc trong những trường hợp khó quyết định. Sau mỗi câu trả lời hoặc bài tập mà học sinh được gọi kiểm tra miệng đã đưa ra, tôi không nhận xét, mà thường khích lệ, dành phần nhận xét đó cho những học sinh khác. Từ đó vừa đánh giá được học sinh trực tiếp trả lời, vừa đánh giá được sự chú ý và kiến thức của những học sinh còn lại. Và tôi cho điểm cả những học sinh trực tiếp trả lời hoặc làm bài, cả những học sinh nhận xét. Đôi khi, tôi yêu cầu chính những học sinh vừa trả lời nhận xét, đánh giá câu trả lời của mình. Tôi đã phối hợp các cách kiểm tra và cùng một lúc có thể kiểm tra được nhiều học sinh : trong lúc gọi một số học sinh lên bảng thì tôi ra cho các học sinh ở dưới lớp câu hỏi khác sau đó sẽ thu vở nháp của một số em để chấm. 7 - Ngôn ngữ và thái độ nhận xét: Sau khi học sinh đưa ra câu trả lời, giáo viên phải đưa ra nhận xét và cho điểm. Nhận xét và điểm số của giáo viên giúp học sinh biết mức độ đúng sai của câu trả lời, từ đó nhận thức rõ lượng kiến thức mà mình đã nắm được. Hơn thế nữa, những lời nhận xét của giáo viên góp phần tạo động lực học tập cho học sinh, vì vậy, sau mỗi câu trả lời (dù đúng hoàn toàn, đúng một phần hoặc không đúng) tôi vẫn tìm những lời nhận xét mang tính khích lệ học sinh để đưa ra nhận xét cuối cùng cho học sinh. Thái độ và cách đối xử của giáo viên với học sinh có ý nghĩa to lớn trong khi kiểm tra miệng. Giáo viên cần biết lắng nghe câu trả lời, biết theo dõi hoạt động của học sinh và trên cơ sở đó rút ra kết luận về tình trạng kiến thức của học sinh. Sự hiểu biết của giáo viên về cá tính học sinh, sự tế nhị và nhạy cảm sư phạm trong nhiều trường hợp là những yếu tố cơ bản giúp thấy rõ thực chất trình độ kiến thức và kỹ năng của học sinh được kiểm tra Trong quá trình học sinh đang trả lời câu hỏi có thiếu sót hoặc sai, nếu không có lí do gì cần thiết giáo viên cũng không nên ngắt lời của học sinh. Cùng là một sai sót nhưng giáo viên phải biết sai sót nào nên sửa ngay và sai sót nào thì nên đợi học sinh trả lời xong Khi tổ chức kiểm tra thì giáo viên phải giải quyết các khó khăn lớn sau đây: khi một hay vài học sinh được chỉ định lên bảng thì các học sinh khác trong lớp cần phải làm gì và làm như thế nào. Giáo viên gọi nhiều em cùng một lúc, đưa ra yêu cầu khác nhau phù hợp với trình độ của mỗi học sinh sau đó đặt các câu hỏi cho cả lớp sau khi các học sinh này hoàn thành xong nhiệm vụ của mình như sau: “ Bạn trả lời như vậy có đúng không?” “Các em có đồng ý với câu trả lời đó của bạn không?” “ Có điểm nào sai hoặc thiếu không ?”… Ngoài những câu cơ bản, giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi phụ trong quá trình kiểm tra miệng. Nhờ những câu hỏi bổ sung đó mà giáo viên có thể hình dung được chất lượng kiến thức của học sinh. III.5. Đổi mới cách cho điểm và ghi điểm. Tôi chuẩn bị cho mỗi lớp mình dạy một sổ điểm miệng riêng. Tôi chia sổ thành 3 cột: M1, M2 và M - Cột M1 dùng để ghi điểm cho học sinh trực tiếp lên bảng để trả lời câu hỏi hoặc làm bài tập. - Cột M2 dùng để ghi điểm cho học sinh ngồi dưới lớp để trả lời câu hỏi, nhận xét hoặc làm bài tập. - Cột M ghi điểm trung bình cộng của cột M1 và cột M2. => Điểm miệng chính thức của học sinh được ghi vào sổ điểm cá nhân do Bộ Giáo Dục ban hành là điểm trung bình cộng của M1 và M2. 8 Ví dụ: Sổ điểm miệng riêng của lớp 11C9 (Học kỳ 2 - Năm học: 2012 - 2013) Số TT Họ và tên học sinh M1 M2 M 1 Nguyễn Văn Anh 8 9 8.5 2 Lê Văn Bắc 9 9 9 3 Nguyễn Văn Bình 5 7 6 4 Nguyễn Thị Chung 8 8 8 5 Mai Thị Dinh 9 10 9.5 6 Nguyễn Ngọc Dũng 7 5 6 7 Lê Thị Dương 8 7 7.5 8 Lê Thị Giang 6 6 6 9 Lê Thị Hà 8 10 9 10 Cao Thị Hằng 9 8 8.5 … III.6. Một số cách kiểm tra miệng cụ thể. Như ta đã biết , kiểm tra miệng là việc diễn ra thường xuyên, liên tục trong các tiết dạy Tiếng Anh. Vì vậy hoạt động này phải đa dạng để tránh sự nhàm chán đơn điệu, tạo không khí sôi nổi trong lớp học và giúp học sinh học tập tự giác hơn, sáng tạo hơn, chủ động hơn và hiệu quả hơn. Tuỳ theo mỗi tiết học và tuỳ theo từng yêu cầu về kiểm tra kiến thức, kỹ năng mà tôi đã áp dụng các cách kiểm tra miệng như sau: III.6.1. Đối với việc kiểm tra từ vựng. Cách 1: Gọi một lượt 4 học sinh lên bảng. Giáo viên đưa ra câu hỏi chung cho tất cả, học sinh nào trả lời được trước thì giáo viên cho phép. Các học sinh còn lại sẽ trả lời các câu hỏi phụ hoặc bổ sung cho bạn trả lời trước Ví dụ: Kiểm tra từ vựng của tiết Reading Unit 11- English 11 Yêu cầu mà GV đưa ra: “ Write a word in English that means : vô tận” HS 1 : đưa từ (infinite) HS 2 : xác định từ loại (adjective) HS 3 : đưa ra từ đồng nghĩa (unlimited) Hs 4: đưa ra từ trái nghĩa ( limited) Với cách này học sinh sẽ bớt đi tâm lý lo sợ, e ngại khi kiểm tra miệng và có được nhiều sự lựa chọn hơn Cách 2: Gọi 8 học sinh lên ngồi các dãy bàn đầu, mỗi học sinh mang theo 1 tờ giấy có đánh số thứ tự từ 1 đến 10, những học sinh trong lớp còn lại sẽ dùng vở nháp để ghi các từ do giáo viên yêu cầu. GV đọc các từ lần lượt từ 1 đến 10 bằng tiếng Việt và yêu cầu học sinh ghi các từ đó tương ứng bằng tiếng Anh Sau đó thu bài của 8 em này và 1 vài bài của các em ngồi bên dưới để chấm điểm. Mỗi từ đúng tương ứng với 1 điểm Cũng bằng cách này , GV cũng có thể kiểm tra phần "Pronunciation" của học sinh bằng cách phát các "handouts" có một số từ và yêu cầu học sinh chọn từ có 9 phần gạch chân đọc khác với các từ còn lại hoặc chọn từ có trọng âm khác với các từ còn lại. III.6.2. Đối với tiết học Reading. Ngay trong các hoạt động "While- Reading" , giáo viên cũng có thể kiểm tra để lấy điểm miệng. Ví dụ 1: Khi dạy phần "Reading" ( Unit 3 - English 11) Tôi sử dụng ngay phần "task 1" để kiểm tra lấy điểm miệng. Vì hoạt động này không khó nên tôi đã chọn những học sinh có sức học trung bình để kiểm tra. Sau mỗi một câu trả lời, tôi lại gọi một học sinh khác nhận xét. Sau đó tôi cho điểm học sinh trả lời và cả học sinh vừa nhận xét. Ví dụ 2: Reading - Unit 9 – English 11: T- F statements Tôi phát "hand-outs" cho học sinh, yêu cầu các em đọc kĩ bài đọc và các câu đã đưa ra để xác định xem ngững câu này là đúng hay sai so với nội dung bài đọc. 1.You can’t send a parcel which is more than 31.5 kg 2. There are only two different ways of sending a letter 3. You cannot make a phone call at Thanh Ba Post Office on Sundays 4. The post office offers a special mail service which is particular fast 5. If you want to get your newspapers and magazines delivered to your house, you will have to subscribe to your favorite newspapers and magazines Cách thực hiện : Sau khi phát handouts, giáo viên yêu cầu học sinh làm theo cá nhân, đọc bài text rồi sau đó làm các bài tập này trong khoảng 8 phút. Trong khoảng thời gian này giáo viên đi vòng quanh lớp để hỗ trợ cho các em và quan sát không cho các em nhìn nhau. Sau khoảng thời gian qui định, giáo viên thu bài của một số em, sau đó yêu cầu cả lớp trả lời và chấm điểm ngay tại lớp. Và cột điểm này sẽ cho vào cột M2. III.6.3. Đối với tiết học Speaking. Đây là một kỹ năng rất quan trọng, nếu thực hiện tốt thì việc kiểm tra miệng học sinh kỹ năng này sẽ có tác dụng rất lớn đối việc khuyến khích các em học môn Tiếng Anh. Tuy nhiên tùy theo trình độ của các em mà giáo viên nên có những yêu cầu phù hợp nhằm khuyến khích và động viên các em thực hành tiếng . Trong giờ Speaking tùy theo các task mà tôi sẽ yêu cầu các em thực hành theo cặp, nhóm hoặc cá nhân. Tôi cũng cho học sinh điểm thực hành của kỹ năng này. Đối với kỹ năng này tôi chỉ áp dụng những task vừa sức với các em. Hoặc có thể cho điểm cọng cho các em xung phong thực hành trước lớp theo cặp hoặc nhóm Ví dụ: Task 3- Speaking - Unit 6: Competitions - English 11 Works in pair. Talking about a competition or contest you have recently joined or seen. Use the suggestions below: 1. Where and when did you see or take part in? 2. What type of competition/ contest was it? 3. Who organized it? 4. Who participated in it? 5. Who won the competition / contest? 10 [...]... không áp dụng những đổi mới trong kiểm tra miệng 1 Kết quả ở lớp 11G9 - Lớp không kiểm nghiệm đổi mới trong kiểm tra miệng - Điểm kiểm tra miệng của các em không cao, có nhiều em bị điểm dưới trung bình và điểm o do các em lười học bài cũ, hoặc do các câu hỏi kiểm tra bài cũ đơn điệu, hoặc câu hỏi quá khó - Điểm trung bình môn học kỳ của các em thấp hơn Số liệu thống kê điểm kiểm tra miệng học kỳ II năm... trong kiểm tra miệng vừa phát huy được việc đổi mới kiểm tra đánh giá cả 2 hình thức tự luận và trắc nghiệm, vừa kiểm tra miệng, vừa ôn tập IV KIỂM NGHIỆM Để đánh giá khách quan và chính xác những đổi mới trong kiểm tra miệng có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng điểm miệng, đến kết quả học tập của học sinh, đến hiệu quả giảng dạy của các giờ Tiếng Anh, tôi đã mạnh dạn thực nghiệm những đổi mới này tại... nên kiểm tra các em kỹ năng này ngay trong giờ bài mới là rất khó thực hiện Thay vào đó, tôi sẽ kiểm tra miệng các em thông qua hình thức vấn đáp để vừa kiểm tra được kỹ năng nghe, nói vừa kiểm tra được kiến thức mà các em học được từ bài cũ Việc kiểm tra này được thực hiện vào đầu của tiết học sau: Cách thực hiện: Gọi học sinh để trả lời một câu hỏi mà các em đã được học và củng cố rất kỹ trong tiết. .. ràng rằng, những đổi mới mà tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng đã mang lại những kết quả đáng kể trong việc nâng cao kết quả học tập của học sinh đối với bộ môn Tiếng Anh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung 14 C KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Tóm lại, thực tế cho thấy, vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục phải gắn liền với đổi mới kiểm tra đánh giá trong đó đổi mới kiểm tra miệng là một khâu... 10 0 2 Kết quả ở lớp 11C9 - Lớp kiểm nghiệm những đổi mới trong kiểm tra miệng - Sau một năm áp dụng phương pháp mới này, hầu hết học sinh của tôi có điểm kiểm tra miệng cao hơn năm trước và cao hơn so với các lớp khác cùng khối 11, không có em bị điểm dưới trung bình và điểm 0 - Điểm trung bình môn học kỳ cũng được tăng lên rõ rệt 13 Số liệu thống kê điểm kiểm tra miệng học kỳ II năm học 2012-2013... của học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức Rõ ràng qua một năm áp dụng những đổi mới trong kiểm tra miệng, tôi nhận thấy không khí lớp học đã sinh động hẳn, thái độ học tập của các em mang tính tự giác cao, các em không còn tư tưởng học chỉ để đối phó, các em thấy hứng thú hơn với mỗi bài giảng, thậm chí có những em từ trước tới giờ luôn cúi mặt lảng tránh khi tôi đưa câu hỏi kiểm tra miệng, thì... tập Đến tiết học tiếp theo giáo viên sẽ thu toàn bộ các bài của cả lớp và chọn ngẫu nhiên bài của một số em sau đó giáo viên gọi học sinh cầm những câu hỏi đó để làm bài kiểm tra miệng của mình 11 III.6.5 Đối với tiết học Writing Kỹ năng này ít được áp dụng vào các bài kiểm tra thường xuyên ở lớp vì chiếm thời gian lớn và không phù hợp với kiểu đề trắc nghiệm Vì vậy để giúp các em tích cực hơn trong. .. 11 Các câu hỏi được dùng để kiểm tra miệng( đã học trong tiết trước) 1 How many astronauts were there on board the spacecraft to the moon? 2 Who was the first astronaut to set foot on the moon? 3 How long did the astronauts stay on the moon’s surface? 4 What did they do while they were staying on the moon’s surface? 5 Did they return to the Earth safely? …… Rõ ràng cách kiểm tra trên đã theo hướng đổi. .. giúp đỡ các em bổ sung kiến thức và kỹ năng Ngoài ra còn giúp giáo viên điều chỉnh quá trình dạy học của mình cho phù hợp với trình độ hiểu biết, nhận thức của học sinh Tuy nhiên để áp dụng những cải tiến này một cách hiệu quả, đòi hỏi sự chuẩn bị rất chu đáo của giáo viên Giáo viên phải thiết kế lại các Exercise, các Task trong sách giáo khoa và ra thêm các dạng bài tập sát với các đề kiểm tra, đề... trình độ hiểu biết của các học sinh trong lớp Qua thực tế giảng dạy và thực hiện đề tài này tôi xin được kiến nghị một số việc như sau: - Chương trình sách giáo khoa nên được giảm tải để giáo viên có thời gian hơn trong việc kiểm tra miệng học sinh - Hình thức đánh giá và thi cử nên được cải tiến, các đề kiểm tra không nên 100% trắc nghiệm, vì như vậy sẽ không đánh giá được các kỹ năng "Speaking, . đánh giá trong quá trình dạy học. I.2.1. Các hình thức kiểm tra. Trong quá trình dạy học, có bốn hình thức kiểm tra sau đây: - Kiểm tra miệng - Kiểm tra 15 phút - Kiểm tra 45 phút - Kiểm tra cuối. lười nhác trong việc học bài cũ. Trước thực tế đó, tôi đã trăn trở và mạnh dạn " ;đổi mới cách kiểm tra miệng trong các tiết dạy Tiếng Anh& quot; để giúp các em tích cực chủ động hơn trong học. trong giảng dạy và học tập. Để kiểm tra miệng trong các tiết dạy Tiếng Anh đạt được hiệu quả tối đa, tôi đã tổ chức thực hiện những giải pháp sau đây: III.1. Đổi mới khâu chuẩn bị cho kiểm tra

Ngày đăng: 14/11/2014, 01:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan