1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ CHO HỌC PHẦN “SỬ DỤNG VÀ SỬA CHỮA Ô TÔ”- HỌC PHẦN ĐỘNG CƠ VÀ HỆ THỐNG ĐIỆN-ĐẠI HỌC

113 1,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 22,26 MB

Nội dung

Dầu nhờn trong động cơ là chất bôi trơn, làm mát cho một số bộ phận chính chịu tải, trong quá trình làm việc chất lượng dầu nhờn bị biến đổi theo hướng làm xấu chức năng bôi trơn, mặt kh

Trang 1

BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ CHO HỌC PHẦN

“SỬ DỤNG VÀ SỬA CHỮA Ô TÔ”

TÍN CHỈ II

Hưng yên, 11 năm 2010

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN

KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

Trang 3

4.1 Phân tích đánh giá các thông số, chỉ tiêu của động cơ.

4.2 Phương pháp chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng động cơ.

4.2.1 Quy trình cơ bản.

4.2.2 Quá trình chẩn đoán, kiểm tra và bảo dưỡng ôtô

4.2.3 Điều tra trước chẩn đoán.

4.2.4 Mô phỏng triệu chứng hư hỏng.

4.2.5 Kiểm tra, chẩn đoán.

Trang 4

4.1.Phân tích và đánh giá các chỉ tiêu thông số của động cơ

4.1.1 Công suất Ne :

Công suất động cơ là thông số quyết định trạng thái kỹ thuật của động cơ Kiểm tra công suất động cơ trong quá trình sử dụng có thể đánh giá khả năng làm việc, sự hao mòn của nhóm các kết cấu :

 Sự kín của buồng đốt

 Khả năng tạo đúng hỗn hợp nhiên liệu.

 Thời điểm đánh lửa (tia lửa điện, hay đốt cháy nhiên liệu (thời điểm phun nhiên liệu))

Phương trình công suất động cơ :

Trong đó:

 Pe – Áp suất có ích bình quân của chu trình công tác, giá trị này chịu ảnh hưởng của áp suất P c cuối kỳ nén,

 Vz – Thể tích công tác của một xylanh,

 i – Tổng số xylanh của một động cơ,

 ne – Số vòng quay của động cơ,

- Số kỳ của động cơ (động cơ 2 kỳ hay 4 kỳ ).

30

. z e

e e

n i V P

N 

Trang 5

4.1.2 Lượng tiêu hao nhiên liệu và dầu bôi trơn

a) Lượng tiêu hao nhiên liệu.

Lượng tiêu hao nhiên liệu là chỉ tiêu quan trọng thể hiện trình trạng kỹ thuật động cơ Nguyên nhân gây nên tiêu hao nhiên liệu quá mức có thể do:

- Không đảm bảo độ kín khít hay điều chỉnh không đúng trong hệ thống cung cấp nhiên liệu.

- Sự hao mòn không bình thường hoặc quá mức của các chi tiết nhóm vòng găng.

piston-xylanh Bộ lọc không khí trên đường nạp khí bẩn dẫn tới thay đổ hệ số dư lượng không

khí,tăng lực cản trên đường nạp và giảm khả năng linh hoạt trong hoạt động của động cơ.

- Kỹ thuật điều khiển của người lái

b) Lượng tiêu hao dầu nhờn.

Lượng tiêu hao dầu nhờn là chỉ tiêu khách quan và độc lập của trạng thái kỹ thuataj động cơ, chỉ tiêu này nói lên tình trạng của nhóm piston-xylanh vòng găng, của bộ phận dẫn hướng xupap, và của các bộ phận bao kín như: goăng, phớt các ổ.

Lượng tiêu hao dầu nhờn gây lên do : lọt một phần vào buồng đốt và cháy thải ra bằng đường khí xả.

Trang 6

4.1.3.Áp suất và chất lượng dầu bôi trơn động cơ:

Áp suất dầu nhờn chịu ảnh hưởng của khe hở của bạc và trục trong động cơ, khi áp suất suy giảm chứng tỏ khe hở của chúng tăng lớn, song cũng có thể báo hiệu của việ hư hỏng bơm dầu, tắc lưới lọc,

Áp suất dầu nhờn khi động cơ ở số vòng quay định mức trong giới hạn (0,2 ÷ 0,4) MP a Giá trị này có giới hạn (0,08÷0,1)MP a

Ở số vòng quay tối thiểu áp suất này bằng (0,05-0,07) MP a

Dầu nhờn trong động cơ là chất bôi trơn, làm mát cho một số bộ phận chính chịu tải, trong quá trình làm việc chất lượng dầu nhờn bị biến đổi theo hướng làm xấu chức năng bôi trơn, mặt khác nó bị lão hóa và hòa trộn với các tạp chất bên trong như: khí lọt từ buồng đốt, hạt cứng do bề mặt masát tách ra Do vậy chất lượng và trạng thái của dầu nhờn động cơ là thông số tiếp theo quan trọng đánh giá chất lượng của động cơ, nhất là chất lượng của các bề mặt masat, nơi dầu nhờn bôi trơn Sau đó là kích thước hạt, lượng tạp chất có trong dầu bôi

trơn.

Trang 7

4.1.4 Thành phần khí xả.

Quá trình cháy của động cơ đốt trong thực hiện ở nhiệt độ cao khác nhau, do vậy thành phần khí xả cũng khác nhau và phụ thuộc vào loại động cơ,loại nhiên liệu và trạng thái kỹ thuật của chúng Vì vậy khi muốn xác định trạng thái kỹ thuật động cơ nhất thiết phải dùng các tiêu chuẩn khống chế như : ứng với mỗi loại động cơ phải dùng những nhiên liệu chuẩn quy định, do các nhà chế tạo quy định trong các điều kiện thử riêng biệt

Các thí nghiệm hiện nay cho phép phân tích thành phần khí xả theo quan điểm độc hại môi trường, trong sự thay đổi của thành phần khí xả bao hàm tổng hợp yếu

tố về chất lượng kỹ thuật, cho nên chỉ tiêu về thành phần khí xả không dùng tách biệt để đánh giá chất lượng động cơ.

Đánh giá chất lượng màu khí xả là thông số được dùng khi chẩn đoán đơn giản, nhưng không thể là thông số độc lập dùng cho kết luận về hư hỏng cụ thể.

Trang 8

4.1.5.Sự rung và tiếng ồn của động cơ.

Sự rung và tiếng ồn của động cơ có nguồn gốc từ quá trình đốt cháy và chuyển hóa năng lượng trong động cơ, sự vận động của các chi tiết bên trong và sự hoạt động của các bộ phận bên ngoài, sự liên kết các bộ phận như trục, ổ bánh răng trong động cơ, sự liên kết của động cơ trên xe Do vậy chúng phụ thuộc vào cấu trúc, loại động cơ ( sự cân bằng động ), sự liên kết của các bề mặt lắp ghép, Sự rung và tiếng ồn của động cơ là biểu hiện quan trọng nói lên tình trạng kỹ thuật của động cơ Trong quá trình hoạt động của động cơ nó thay đổi tùy thuộc vào cường độ làm việc (tải, số vòng quay ) và tạo nên tần số rung động khác nhau

Từ lâu các chuyên gia đã triệt để khai thác độ rung và tiếng ồn để chẩn đoán

trạng thái của động cơ, ngày nay chúng ta vẫn triệt để khai thác khía cạnh này để chẩn đoán, song thiết bị đo và nghe đã cải tiến hơn nhiều, tạo điều kiện có khả năng lưu trữ một khối lượng lớn các thông số tiếng ồn của động cơ ở nhiều trạng thái kỹ thuật khác nhau.

Trang 9

4.1.6 Nhiệt độ khí xả

Nhiệt độ trung bình của khí xả trong động cơ đốt trong là thôn tin quan trọng về

sự làm việc và tình trạng kỹ thuật của động cơ.Nhiệt độ khí xả là hệ quả của các chu trình làm việc , trong đó tại vùng buồng đốt khi hút và nén, nhiệt độ trung bình dao động trong khoảng 300°C đến 400°C còn khi cháy là 500°C đến 800°C Ngoài ảnh hưởng của thông số kết cấu, nhiệt độ trên còn chịu ảnh hưởng của:

- Lượng hỗn hợp đi vào xylanh,

- Các đặc tính của nhiên liệu

- Số vòng quay của động cơ.

- Tình trạng của hệ thống nhiên liệu,

- Tình trạng của hệ thống đánh lửa

- Tình trạng bên trong động cơ của nhóm buồng đốt, bầu lọc khí nạp, trạng thái

kỹ thuật xupap,

Trang 10

Nội dung:Các bước thực hiện:

 Giai đoạn 1: Xác nhận và tái tạo triệu trứng

 Giai đoạn 2: Xác định xem có hư hỏng hay không

 Giai đoạn 3: Dự đoán các nguyên nhân hư hỏng

 Giai đoạn 4: Kiểm tra những khu vực nghi ngờ và phát hiện nguyên nhân

 Giai đoạn 5: Ngăn chặn, tái phát hư hỏng

Trang 11

 Sơ đồ:

1 Thực hiện các câu hỏi:cái gì? khi nào? ở đâu? ai? tại

sao? thế nào?

Thận trọng lắng nghe và ghi lại những mô tả và khiếu nại của khách hàng

2 Xác nhận triệu chứng:

- Kiểm tra các triệu chứng gây hư hỏng.

- Nếu không xuất hiện triệu chứng, phải tiến hành mô phỏng triệu chứng Xác nhận với khách hàng hư hỏng nào là phù hợp với miêu tả hoặc khiếu nại của họ

3 Kiểm tra hư hỏng bằng các máy chẩn đoán:

(1): kiểm tra những dữ liệu tùy biến

(2): kiểm tra thông tin về mã chẩn đoán (3): Kiểm tra dữ liệu ECU

4 Dự đoán khu vực hư hỏng:

Dựa vào những kết quả kiểm tra dự đoán những khu vực có thể xảy ra các hư hỏng của xe

5 Xác định hư hỏng và sửa chữa hư hỏng của xe:

- Xác định chính xác hư hỏng và thực hiện sửa chữa

- Ngăn chặn tái xuất hiện hư hỏng

 Các bước tiến hành:

Trang 12

a Lấy thông tin từ khách hàng:

 Hãy hỏi khách hàng bằng những ví dụ

cụ thể sao cho khách hàng trả lời dễ dàng

 Không sử dụng những thật ngữ chuyên ngành và những từ ngữ xa lạ với khách hàng

Trang 13

Có thể tham khảo bảng triệu chứng sau để đặt câu hỏi với

khách hàng:

Trang 15

b Phân tích thông tin từ khách

Trang 16

1 Chạy thử xe trên đường:

Tiến hành chạy thử xe trên đường để xác nhận những triệu chứng hư hỏng khả nghi

Trang 17

2 Tiến hành mô phỏng:

a Làm rung động:

Phương pháp + Gõ nhẹ vào các chi tiết và các cảm biến xem có hư hỏng ngay hay không

+ Khẽ lắc dây điện lên xuống hoặc

từ trái sang phải,tập chung kiểm tra vào đế của các giắc nối,điểm tựa của sự rung động và phần xuyên qua thân xe.

+ Làm rung động cơ kiểm tra xem

có hư hỏng gì xảy ra không.

+ Làm nóng hoặc lạnh bằng máy sấy tóc, điều hòa nhiệt độ,…để kiểm tra xem hư hỏng có xảy ra không.

b Làm nóng hoặc lạnh:

Trang 18

c.Phun nước:

Mô phỏng lại hiện tượng nước xâm nhập và nhưng tụ vào trong giắc nối.Tiến hành phun nước để kiểm tra xem

hư hỏng có xay ra hay không

Để tạo ra các điều kiện khi điện áp ăc quy bị sụt hoặc các dao động xẩy ra đặt một phụ tải lớn để tái hiện sự cố này bao gồm sự tụt áp hoặc dao động điện áp

Phương pháp tiến hành: Đóng mạch tất cả các thiết bị điện, kể cả quạt sưởi ấm, đèn pha, bộ sấy kính hậu để kiểm tra hư hỏng

d.Đặt phụ tải điện:

2 Tiến hành mô phỏng:

Trang 19

3 Phán đoán hư hỏng :

 Xác định nghuyên nhân hư hỏng

do xe hay do việc sử dụng của khách hàng hoặc cả 2 yếu tố.

 Phán đoán tính năng của xe,xem tính năng đó có bị khách hàng lầm tưởng là hư hỏng hay không.

 Việc phán đoán tính năng xe được tiến hành bằng cách so sánh với xe khác cùng loại

Trang 20

4 Kiểm tra khu vực nghi ngờ

và phát hiện nguyên nhân :

 Kiểm tra một cách có hệ thống các hạng mục dựa vào các chức năng cấu tạo và hoạt động của xe

 Kiểm tra chức năng của các hệ thống

 Thu hẹp dần các mục tiêu để kiểm tra các hạng mục riêng lẻ

 Sử dụng máy chẩn đoán (nếu có ) để kiểm tra

Trang 21

1.Kiểm tra mã chuẩn đoán Phương pháp kiểm tra

1-Kiểm tra mã chẩn đoán và dữ liệu lưu tức thời,ghi lại những dữ liệu này 2-Xóa mã chẩn đoán và mô phỏng các triệu chứng,hư hỏng dựa vào việc điệu tra trước chẩn đoán

3-xác định lại mã chẩn đoán và phán đoán xem mã có liên quan tới

hư hỏng này hay không

Trang 22

2 Kiểm tra dữ liệu của ECU:

Kiểm tra dữ liệu lưu tức thời

Kiểm tra dữ liệu của ECU Xác đinh xem điều gì đã làm thay đổi nhiều từ khi xuất hiện các triệu chứng xảy ra hoặc điều gì đó bất thường

Trang 23

3 Kiểm tra lực cản quay của động cơ:

1- Kiểm tra tất cả các bugi/bugi sấy 2- Quay puly trục khuỷu để tính lực cản quay động cơ

Trang 24

4 Kiểm tra tìnhtrạng khởi động

của động cơ:

Phương pháp kiểm tra:

+ Quay khởi động động cơ để kiểm tra

điều kiện khởi động

*Động cơ xăng:

1-Kiểm tra 3 yếu tố của động cơ 2-Kiểm tra tỷ lệ không khí nhiện liệu 3-Kiểm tra áp suất nhiên liệu, van điều chỉnh tốc độ không tải,…

Trang 25

5 Kiểm tra hệ thống đánh lửa và

* Động cơ diesel:

- Kiểm tra các chức năng trong hệ thống sấy nóng

- Thời gian bật sáng của đèn báo sấy nóng

- Chức năng sấy sơ bộ

- Chức năng sau sấy nóng

4.2.5 Kiểm tra, chẩn

đoán

Trang 26

6 Kiểm tra hệ thống nhiên liệu

-Kiểm tra tiếng kêu hoạt động của vòi phun

* Động cơ diesel:

-Tách hệ thống thành các đoạn nhở, kiểm tra đường đi của nhiên liệu

- Kiểm tra trạng thái phun nhiên liệu -Kiểm tra tiếng kêu hoạt động của van điện từ cắt nhiên liệu

-Kiểm tra nhiên liệu trong bơm cao áp

b Động cơ diesel:

Trang 27

7 Kiểm tra áp suất nén: Phương pháp:

- Quay động cơ, kiểm tra ở lỗ bugi xem

8.Kiểm tra độ cân bằng công

suất của xilanh

* Động cơ xăng:

Lần lượt tháo các giắc nối vòi phun,kiểm tra tốc độ và độ rung của động cơ khi nổ máy

* Động cơ diesel:

Nới lỏng và xiết chặc từ từ các đai

ốc của vòi phun, kiểm tra lượng nhiên liệu được phun vào các xilanh,kiểm tra tốc độ và độ rung của động cơ

Trang 28

9 Kiểm tra tỷ lệ hòa trộn không

khí-nhiên liệu(A/F)

Dùng máy chẩn đoán kiểm tra điện áp của cảm biến ôxy hoặc hiệu chỉnh nhiên liệu ngắn hạn

Kiểm tra các yếu tố làm thay đổi sự cân bằng A/F

+ Hâm nóng động cơ,để nó chạy không tải trong vòng 5phut rồi tăng tốc lên kiểm tra tình trạng khí xả.

Trang 29

Nguyên nhân gây ra khói trắng do thất thoát dầu qua các ống dẫn hướng xupap vì:

- Áp suất âm của đường ống nạp cao khi động cơ chạy không tải,vì vậy dầu bị hút vào đường ống từ thân

xupap,tuy nhiên nhiệt độ trong buồng đốt thấp nên dầu dính vào muội than,

…và tích tụ ở xupap hoặc buồng đốt làm giảm lượng khói trắng.

10.Kiểm tra khí xả :

a Động cơ xăng

Trang 30

-Khi tăng tốc động cơ,nhiệt độ buồng đốt tăng lên,đốt cháy ngay dầu tích tụ,tạo ra nhiều khói trắng

và thải ra.Khi dầu bị đốt cháy hoàn toàn,lượng khói trắng gaimr đi.

-Nếu tiếp tục tăng tốc độ của động cơ,nhiệt độ của buồng đốt tăng

lên,vì vậy mặc dù dầu được hút vào,nó bị đốt cháy trước khi tích tụ,do đó làm giảm lượng khói trắng

10 Kiểm tra khí xả :

a Động cơ xăng

Trang 31

b Kiểm tra khí xả động cơ diesel:

Kiểm tra các nguyên nhân gây khói đen:

+ Khối lượng nhiên liệu phun lớn + Khối lượng không khí nạp nhỏ + Thời điểm phun nhiên liệu nhanh + Độ phun sương kém

(1)- Khói trắng bị xả ra không bị phụ thuộc vào trạng thái:

+ Hư hỏng xảy ra bên trong bơm cao áp

+ Áp suất nén thấp + Trị số xetan của nhiên liệu thấp (2)- Khói trắng xả ra khi trời lạnh + Sự cố vận hành sau khởi động

Trang 32

11 Kiểm tra tiếng ồn, tiếng kêu lạ phát sinh trên xe:

5- Tiếng gõ thân xe 6- Tiếng ồn động cơ 7- Tiếng rít của bánh răng hộp số,

vi sai 8- Tiếng rít của phanh 9- Rung khi chạy không tải…

Trang 33

4.2.6.1 Xác nhận hư hỏng:

Xác nhận những hư hỏng nào đang xảy ra trên các bộ phận nào của xe

+ Có thể tham khảo các triệu chứng và sự cố ở phụ lục

Trang 34

4.2.6.2 Quy trình giao nhận xe vào xưởng:

a Sơ đồ quản lý xe :

Xe đã từng vào xưởng

Tiếp nhận xe

Khách hàng cũ

Đ

Trang 35

b Sơ đồ quy trình xuất hàng: c Sơ đồ quy trình bán hàng

Phiếu nhập hàng

Phiếu xuất hàng

Xuất hàng

Lệnh sửa chữa

Có đủ hàng trong kho?

Đ

S

Trang 36

1 Vệ sinh sơ bộ xe:

a Phun nước làm sạch

b Phun hóa chất rửa xe

Trang 37

2 Tháo cụm chi tiết khỏi xe: Tháo những cụm tổng

thành cần sửa chữa ra khỏi

xe sao cho chúng có thể tháo rời ra được

Thiết bị:

+Cần nâng 2 trụ hoặc 4 trụ +Giá đỡ động cơ và các dụng cụ phụ trợ như kích nâng,bàn nguội,…

+Dụng cụ tháo lắp cầm tay hoặc dụng cụ khí nén,…

Trang 38

3 Tháo rời các cơ cấu,hệ thống của xe:

Tháo rời các cụm liên kết với thân và nắp máy: +Mát phát

+Máy đề +Cổ hút +Cổ xả +Bơm cao áp hoặc chế hòa khí hoặc các cụm chi tiết như hệ thống phun xăng,…

Trang 39

4.3.1 Cơ cấu sinh lực:

1 Tháo rời các bộ phận của

cơ cấu sinh lực:

Tháo rời các bộ phận Tháo rời từng bộ phận như: trục cam, nắp quy lát hay thân máy, piston, trục khuỷu,…

Lưu ý: khi tháo rời các

bộ phận, cần kiểm tra quan sát kỹ các bộ phận

Trang 40

2 Sắp xếp:

- Khi tháo rời cần phải sắp xếp các chi tiết theo vị trí khu vực lắp ráp của chúng để sao cho có thể lắp đúng về các vị trí ban đầu

- Lưu ý các chi tiết giống nhau nhưng ở các vị trí khác nhau cần phải sắp xếp sao cho không bị nhầm

Trang 41

3 Vệ sinh: Làm sạch các chi tiết

đã tháo ra:

+ Nâng cao độ chính xác của các phép đo + Dễ dàng tìm ra hư hỏng

+ Ngăn chặn được những ngoại vật lọt vào trong quá trình lắp ráp

+ Loại bỏ được những cặn bẩn, muội than,… giúp cho các chi tiết phục hòi tính năng ban đầu của chúng

Trang 42

4 Kiểm tra, sửa chữa: * Kiểm tra:

Đo đạc, kiểm tra những bộ phận bằng một phương pháp thích hợp với mục đích kiểm tra bằng quan sát hay đo

Lưu ý: khi sửa chữa luôn tiến hành kiểm tra

Trang 43

5 Lắp ráp các chi tiết:

Khi lắp ráp cần chú ý:

+ Lắp ráp theo phương pháp quay tròn đúng yêu cầu kĩ thuật + Phải tuân theo các giá trị và thứ tự quy định như: thứ tự siết các bulông, đai ốc, mômen siết,

… + Các chi tiết không thể dung lại phải tiến hành thay mới

+ Trước khi lắp ráp các chi tiết cần phải tiến hành bôi dầu mỡ bôi trơn vào các vị trí quy định

Trang 44

6 Điều chỉnh, kiểm tra khi lắp ráp:

Mỗi khi lắp ráp các chi tiết, tiến hành điều chỉnh kiểm tra lắp ráp theo tiêu chuẩn

Sau khi hoàn thành công việc, kiểm tra lại những triệu chứng của

hư hỏng trước đó để xác định xem có còn hư

hỏng nữa hay không, kiểm tra có bị nhầm lẫn khi lắp ráp và các bộ phận có hoạt động đúng không

Ngày đăng: 14/11/2014, 00:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ hệ thống phun xăng - BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ CHO HỌC PHẦN “SỬ DỤNG VÀ SỬA CHỮA Ô TÔ”- HỌC PHẦN ĐỘNG CƠ VÀ HỆ THỐNG ĐIỆN-ĐẠI HỌC
Sơ đồ h ệ thống phun xăng (Trang 83)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w