Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 100 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
100
Dung lượng
10,52 MB
Nội dung
ĐẶT VẤN ĐỀ Quá trình liền vết thương là một quá trình sinh học phức tạp, năng động, diễn biến trong một thời gian nhất định. Vết sẹo được coi là lý tưởng khi sẹo bằng phẳng với mặt da, mảnh, mềm mại, kín đáo, không ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ [10]. Khi quá trình lành sẹo bị rối loại sẽ dẫn đến tình trạng sẹo xấu, đặc biệt là sẹo lồi và sẹo phì đại. Theo một số nghiên cứu, người da màu, nhất là người da đen có tỷ lệ cao bệnh hơn nhiều so với người da trắng [65]. Hai loại sẹo bệnh lý này là hậu quả của tăng lắng đọng quá mức collagen tại tổ chức. Trong những năm gần đây, nhờ những tiến bộ vượt bậc trong sinh học phân tử và tế bào đó giỳp chúng ta hiểu rõ hơn sinh bệnh học của bệnh.Tuy nhiên cho đến nay, cơ chế sinh bệnh còn chưa được hiểu biết một cách đầy đủ [15],[37]. Sẹo lồi và sẹo phì đại là những bệnh lý tuy lành tính, nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Đặc biệt với tính chất phát triển liên tục, sẹo lồi có thể gây biến dạng, làm hạn chế vận động các khớp. Một số trường hợp sẹo bị loét mạn tính và có thể ung thư hóa. Vì vậy việc phòng và điều trị sẹo lồi là rất cần thiết. Điều trị sẹo lồi không chỉ nhằm đưa sẹo bệnh lý về trạng thái bình thường, hạn chế tái phát sẹo, phòng tránh những biến chứng do bệnh gây nên mà còn giải quyết yêu cầu về thẩm mỹ. Mặc dù có nhiều phương pháp điều trị sẹo lồi khác nhau đã được ứng dụng như: phẫu thuật cắt bỏ, laser, áp lạnh, xạ trị, phủ gel silicon, tiêm 5 fluorouracil, corticossteroid vào nội tổn thương… hoặc phối hợp các biện pháp trên theo nhiều cách, tuy nhiên mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm riêng và kết quả cũng khác nhau tùy từng nghiên cứu. 1 Theo một số nghiên cứu, Corticosteroid có tác dụng làm giảm tổng hợp sợi collagen, glycosaminglycan. Ngoài ra, Corticosteroid còn làm giảm sản xuất các interleukin (IL) gõy viờm dẫn đến giảm quá trình tăng sinh nguyên bào sợi trong quá trình liền vết thương [22]. Vì vậy, nhiều tác giả trên thể giới áp dụng biện pháp tiêm triamcinolone acetonid, một loại corticosteroid vào nội sẹo để điều trị sẹo lồi hay sẹo phì đại [53][54][76]. Tuy nhiên khi đánh giá kết quả, hầu hết các tác giả đánh giá chung mà không đánh giá tách biệt hiệu quả điều trị trên từng nhóm người cú cựng chủng tộc, hơn nữa các tác giả này cũng không nêu cụ thể liều điều trị có tác dụng tối ưu. Ở Việt Nam hiện nay, chưa có những số liệu nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh sẹo lồi trong cộng đồng. Tại khoa Laser Phẫu thuật thẩm mỹ - Bệnh viện Da liễu Trung ương, số bệnh nhân đến điều trị sẹo lồi ngày càng tăng. Năm 2006 có 609 lượt bệnh nhân, năm 2007 là 680 lượt bệnh nhân, và năm 2008 có 708 lượt bệnh nhân điều trị sẹo lồi trong tổng số 11668 bệnh nhân khám và điều trị tại khoa. Điều trị sẹo lồi bằng tiêm triamcinolon nội thương tổn cũng đã được thực hiện nhiều năm nay tại Việt nam. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào về liều lượng, hiệu quả cũng như tác dụng không mong muốn của điều trị sẹo lồi bằng tiêm Triamcinolone nội thương tổn.Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá hiệu quả điều trị sẹo lồi bằng tiêm Triamcinolone acetonid trong tổn thương” với 2 mục tiêu: 1. Nghiên cứu tình hình đặc điểm lâm sàng sẹo lồi ở bệnh nhân đến khám tại Bênh viện Da Liễu Trung ương. 2. Đánh giá hiệu quả điều trị sẹo lồi bằng tiêm Triamcinolone acetonid trong tổn thương. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Quá trình hình thành vết thương 1.1.1. Đặc điểm giải phẫu của da: - Da cấu tạo bởi ba lớp: thượng bì, trung bì và hạ bì; trong đó chỉ có hai lớp trên cùng tham gia vào quá trình liền sẹo. - Lớp đáy trong thượng bì luôn sinh sản và đẩy dần các lớp tể bào lên trên và sừng hóa. Lớp màng đáy còn nguyên vẹn trong vết thương thỡ khụng hình thành sẹo vì thượng bì không có collagen và tốc độ phát triển của lớp đáy rất cao. - Thành phần quan trọng trong lớp trung bì là collagen, tập trung thành bó và tạo sức căng của vựng bỡ. 1.1.2. Các giai đoạn của quá trình liền vết thương: Là một quá trình phức tạp gồm ba giai đoạn xen kẽ với nhau 1.1.2.1. Giai đoạn viêm - Co mạch tại chỗ: hệ thống đụng mỏu khởi động kéo theo sự ngưng kết tiểu cầu tạo nút máu đông. Tiểu cầu giải phóng một loạt các hoạt chất sinh học (prostaglandin, serotonin, histamin) ảnh hưởng tới mạch máu, ngoài ra còn giải phóng cỏc húa hướng động và yếu tố tăng sinh. - Gión mạch tại chỗ: do tác động của các chất histamin, serotonin và kinin, tính thấm thành mạch tăng cao trong 48 - 72h đầu. 3 - Phản ứng tế bào: các fibroblast bạch cầu đa nhân, đơn nhân, đại thực bào .v.v di tản tới vùng tổn thương. Các tế bào này tiết ra các yếu tố tăng trưởng như yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGF), yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi (FGF), yếu tố tăng trưởng biến đổi (TGF), yếu tố tăng trưởng tế bào keratin (KGF) [26]. Đặc biệt là các bạch cầu đa nhân, ngoài vai trò thực bào, các tế bào này còn tiết ra các chất hóa hướng động và yếu tố tăng trưởng để tăng sinh tế bào nội mạch [36] và tế bào sợi non. 1.1.2.2. Giai đoạn tăng sinh + Tái tạo biểu mô: Khi da bị tổn thương các tế bào sừng sản xuất ra các cytokine và chemokine. Các yếu tổ này kích thích các tế bào gốc (stem cells) ở da tăng sinh, phát triển và biệt hoá thành các tế bào biểu mô để phủ tổn khuyết. Bình thường các tế bào gốc có mặt ở các nang nông và ở lớp tế bào đáy giữa các nang lông. Vì vậy trong quá trình liền sẹo, các tế bào biểu mô thường phát triển từ xung quanh mép vết thương vào hoặc từ các thành phần khác trong lớp sâu (nang lông, tuyến bó…). + Tổ chức hạt: Tổ chức hạt bao gồm các tế bào viờm, tõn mạch và tế bào sợi non trên nền của các chất collagen, fibrin, glycoprotein và glucosaminoglycan. Các tế bào sợi non xuất hiện tại các vết thương từ ngày thứ 2 hoặc 3 và tạo ra collagen, elastin, fibronectin, glucosaminoglycan. + Collagen: Các sợi collagen được tổng hợp mạnh vào ngày thứ 4 của quỏ rỡnh lành vết thương và tập hợp thành các bó sợi. Số lượng collagen tăng dần kéo theo sự tăng sức căng của vết thương, tối đa vào tuần thứ 3. + Quá trình hình thành tân mạch được kích thích bởi yếu tố tăng sinh mạch (VEGF-A,B,C) được các tế bào đại thực bào, các tế bào nội mô, các tế 4 bào xơ.Các mạch máu tõn tạo phát triển, xâm nhập vào vết thương, thúc đẩy nhanh qúa trình lành sẹo. 1.1.2.3. Giai đoạn tạo sẹo Là giai đoạn cuối cùng, sẹo trở nên rõ ràng và chắc hơn, sẹo giảm dần màu đỏ và nhạt màu dần. Quá trình này gắn liền với hiện tượng sửa chữa và tổ chức lại các thành phần của sẹo uõCsc sợi collagen được sắp xếp lại. Lỳc đầu cỏc bú sợi collagen sắp xếp lộn xộn, dần dần được sắp xếp lại theo cấu trúc lớp song song, do vậy làm tăng sức căng của sẹo. Quá trình lành sẹo trên thực tế không diễn biến hết giai đoạn này rồi mới đến giai đoạn tiếp mà diễn biến đan xen nhau, đôi khi khó có thể xác định rừ ràng từng giai đoạn cụ thể của quá trình lành sẹo. 1.2. Sự tổng hợp và thoái biến của collagen và các yếu tố ảnh hưởng. 1.2.1. Cấu trúc và sự phân bố của collagen. Collagen là nền tảng cơ bản trong cấu trúc của mọi tổ chức, là một dạng Protein đặc biệt, trong thành phần hầu như không cú cỏc acid amin chứa lưu huỳnh như cystein và tryptophan.Ngược lại trong thành phần có hai loại acid acid amin mà bình thường trong các protein khác không có là prolin và lysin. Collagen chiếm 1/3 tổng lượng protein có trong cơ thể. Trên 90% collagen năm trong tổ chức xương và da[50][60] Căn cứ vào trọng lượng phân tử, số lượng các loại acid amin và cách sắp xếp của chúng, người ta phân ra các loại (type) collagen khác nhau. Cho tới nay, có ít nhất là 13 loại collagen đã được biết đến, tuy nhiên chỉ có 5 loại đầu tiên là được biết một cách khá đầy đủ cả về sự phân bố cũng như chức năng của chúng. Người ta đặc biệt quan tâm đến loại I, III collagen, chúng có 5 nhiều trong tổ chức liên kết, nhất là trong da. Trong quá trình hàn gắn vết thương, hai loại collagen này xuất hiện rất sớm: collagen III và procollagen thấy xuất hiện ở 24-48h sau phẫu thuật ở trẻ em. Collagen loại I bắt đầu xuất hiện từ giờ thứ 72 trở đi và gắn liền với sự xuất hiện của cỏc nguyờn bào sợi (NBS) trong vết thương[8][60] 1.2.2 Sự tổng hợp của collagen. Quá trình tổng hợp collagen gồm hai giai đoạn. Giai đoạn trong tế bào thông qua mRNA (menssage ribonucleic acide), các preproα-polypeptide và các proα- polypeptide được tổng hợp tại hệ thống lưới nội mô. Kết thúc giai đoạn nội bào, các chuỗi polypeptide hình thành và tạo liên kết xoắn ba, các procollagen hình thành và được đưa ra ngoài qua hệ thống ống lưới nội mô. Các procollagen ban đầu ở dạng hòa tan, ra ngoại bào nhờ tác động của các chất căn bản, tạo thành các tơ collagen và nhiều tơ collagen tập hợp thành các sợi collagen. Trong quá trình tổng hợp collagen, acid ascorbic và ion sắt (Fe + + ) có vai trò rất quan trọng, cùng với các enzyme hydroxylase, xúc tác cho phản ứng thủy phân của proline và lysine, tạo ra hydroxyproline và hydroxylysine – hai amino acide có vai trò làm ổn định trạng thái sinh lý của cấu trúc xoắn ba, tạo chất nền cho việc hình thành các mối liên kết chéo và đóng vai trò quyết định tạo sức căng của các sợi fibrin. Do vậy, trong trường hợp thiếu ion Fe ++ và acid ascorbic, quá trình tổng hợp collagen sẽ bị ức chế. Cũng như vậy, ion đồng (Cu ++ ) giúp cho phản ứng ngậm oxy của lysine tạo thành allsine và hydroxyallysine. Do vậy, trong trường hợp thiếu ion Cu ++ hoặc yếu tố này bị khử (như trường hợp dùng penicillamine), sẽ cản trở quá trình tổng hợp collagen gây cản trỏ quá trình lành sẹo [8][56][60]. 6 1.2.3. Sự thoái biến của collagen Trong cơ thể, hai quá trình tổng hợp và phân hủy collagen luôn ở trạng thái cân bằng động. Sự cân bằng này chịu ảnh hưởng rất lớn vào men collagenase. Hoạt động phân hủy collagen của collagenase trong cơ thể được Gross và Lapiere phát hiện lần đầu tiên vào năm 1962. Tác dụng này của collagenase cũng được Peacok khẳng định trên môi trường nuôi cấy tế bào in vitro năm 1967. Những thay đổi hoạt động của collagenase có thể làm mất cân bằng giữa hai quá trình tổng hợp và giỏng húa collagen gây nên các tình trạng bệnh lý của quá trình lành sẹo. Nếu như tăng phân hủy là một hiện tượng nguy hiểm (vì collagen là nền tảng vững chắc của tổ chức) thì ngược lại khi hoạt tính của men collagenase giảm sẽ làm tăng sự xơ hóa do tăng lắng động collagen quá mức tại tổ chức. Nếu chúng ta chủ động can thiệp vào quá trình trên chúng ta có thể đạt được mục đích điều trị; tăng nhanh quá trình liên sẹo trong các tổn thương chậm liền sẹo hoặc làm chậm quá trình liền sẹo trong điều trị các tổn thương sẹo bệnh lý như trong các trường hợp sẹo lồi, sẹo phì đại [28][47][52][6]. Trong cơ thể enzyme collagenase chịu sự tác động điều chỉnh bởi nhiều yếu tố. Chisnh các nguyên bào sợi (NBS) vừa sản xuất men collagenase, vừa sản xuất ra chất ức chế collagnease. Một trong số các chất ức chế men này là TIMP (Tissue Inhibitor of Metallo Proteinase), một glycoprotein có trọng lượng phân từ 30.000 Daltons. Một số men proteinkinases hay các cytokine như TGF – beta, acide retinoid có tác dụng làm tăng sản xuất TIMP từ đó gây ức chế colagenase một cách gián tiếp và làm giảm quỏ rỡnh giỏng húa collagen [59]. 7 Nghiên cứu của IM và cộng sự (1975) cho thấy hormon glucocorticoid của cơ thể có vai trò ức chế sự tổng hợp và sản xuất collagen. Tiờm glucocorticoid tại chỗ không những có tác dụng ức chế tổng hợp các protein nói chung đặc biệt là collagen, đồng thời cũng làm tăng tỷ lệ thoái biến của collagen [43]. Theo một nghiên cứu mới đay của Wen- Sheng cho thấy corticosteroid có tdungj làm giảm các yếu tố tăng sinh các mach mau (VEGF), đặc biệt là VEGF-A( hình 1) tai tổ chức sẹo, dẫn độn ức chế tang sinh các mach mau tan tao, một yếu tố quan trọng hình thành và phất triển sẹo lồi Hình 1.1. Glucocorticoid có tác dụng ức chế VEGF-A sau 7 ngày điều trị. VEGF- A trong thương tổn sẹo trước điều trị (A), sau điều trị(B) (Wen- Sheng Wu et al. Juornal of Investigative Dermatology. March (2006) 126, 1264-1271) Hơn nữa, tác giả Wen- Sheng Wu cũng chứng minh được rằng tiêm steroid tại chỗ có tdung ức chế sự nhan len của các tb xơ và đưa ra cơ chế về ức chế của glucocoricoid đối với sự nhân lên của tb xơ(hỡnh 2) Steroid (TAC) 8 B A InsulinGF Hình 2. Cơ chế ức chế của steroid đối với sự nhân lên của các tế bào (Wen- Sheng Wu et al. Juornal of Investigative Dermatology. March (2006) 126, 1264-1271) Retinoid acide có tác dụng tăng quá trình giỏng húa của các sợi collagen thông qua việc ức chế sinh tổng hợp collagenase và tăng sản xuất TIMIP của cỏc nguyờn bạo sợi [6][72]. Ngược lại, sử dung một số thuốc chống cơn động kinh như Phenytoin có thể làm tăng sự lắng đọng collagen, tác dụng này có được thông qua việc làm giảm quá trình phân hủy collagen [21] Các yếu tố EGF (epidermal growth factor) và TGF- β (transforming growth factor - β ), là các cytokine có nguồn gốc từ tổ chức bào, tế bào biểu mô và tiểu cầu vừa có khả năng làm giảm phân hủy collagen và tăng sự lắng đọng collagen tại vết thương [8][24][29]. Ngược lại với cytokine trên, bFGF (basic fibroblast factor) – cũng được tiết từ nhiều loại tế bào da, lại có khả năng gây ức chế sản xuất collagen [46]. 9 GR VEGFR Tăng sinh Giảm sự nhân lên của TB ↓ VEGF F ↓IGF1 Interleukin – 1 (IL-1), một loại cytokine gõy viờm được tiết ra từ các tế bào bạch cầu đơn nhân, đại thức bào tại vùng tổn thương cũng có tác dụng kích thích sản xuất men collagenase. Sự có mặt quá mức của collagen sẽ kích hoạt các tế bào đơn nhân, đại thực bào và các tế bào lympho tăng sản xuất IL- 1, kích thích sản xuất ra men colllagenase, làm tăng quá trình phá hủy tổ chức liên kết. Với khả năng này, IL – 1 đã và đang được nghiên cứu, ứng dụng trong điều trị các tổn thương sẹo lồi hay sẹo phì đại [68]. Các nghiên cứu cũng cho thấy, hormon giới tính như: estradiol, tesrosterone, progesterone đều không làm thay đổi đến hoạt tính cũng như hàm lượng men collagenase được tạo ra [25][29][33]. 1.3. Sẹo lồi: Năm 1806, Jean Louis Alibert (1768 – 1837) lần đầu tiên mô tả về một tình trạng bệnh lý của da có sự phát triển giống như bệnh ung thư. Ông gọi tên là Cancroides. Đến năm 1816, tác giả đổi tên thành Chesloide để chỉ ra những tổn thương ở da có xu hướng phát triển rộng ra, gây co kéo và phát triển 10ang tục, lấn vào tổ chức lành như những càng cua. Đến năm 1825, bệnh được gọi theo tiếng Anh là Keloid và tên này được 10ang đến ngày nay [13][6][23]. 1.3.1 Dịch tễ học và nguyên nhân bệnh: 1.3.1.1 Dịch tễ học: Tỷ lệ mắc bệnh sẹo lồi được các tác giả đưa ra là rất khác nhau, tùy theo cộng đồng người được khảo sát, từ 16% trong số người lớn ở Zaire đến 0.09% trong cộng đồng người Anh. Nhìn chung, các tác giả đều thống nhất cho rằng tỷ lệ bệnh ở người da đen là cao hơn bất kỳ cộng đồng nào khác. 10 [...]... trong điều trị sẹo lồi 1.3.7.4 Phẫu thuật Tổn thương được cắt bỏ bằng phẫu thuật thường tái phát to hơn tổn thương ban đầu [49] Chỉ riêng phẫu thuật cắt bỏ cho rất ít hiệu quả với tỷ lệ tái phát là 45100% [54] .Trong nhiều ca nặng và khi xuất hiện mất chức năng, tổn thương được cắt bỏ bằng phẫu thuật thường tái phát to hơn tổn thương ban đầu Xạ trị ngay sau phẫu thuật có hiệu quả hơn Đặc biệt, với sẹo. .. lâm 27ang: mô tả cắt ngang Đánh giá hiệu quả điều trị: thử nghiệm lâm 27ang có đối chứng so sánh trước và sau điều trị 2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu - Cỡ mẫu nghiên cứu đặc điểm lâm 27ang: chọn cỡ mẫu thuận tiện trong giới hạn 60 bệnh nhân - Cỡ mẫu nghiên cứu hiệu quả điều trị: chọn cỡ mẫu thuận tiện, bệnh nhân được chia vào 2 nhóm điều trị bằng tiêm Triamcinolone trong thương tổn với nồng độ 15mg/ml hoặc... (glucocorticoid, corticoid ) Steroid đã được dùng điều trị sẹo hơn nửa thế kỷ qua Baker và Whitaker để xuất từ năm 1950, nhưng kết quả không được như ý muốn Năm 1965, Maguire lần đầu tiên thành công trong việc gây xẹp một vết sẹo lồi rộng bằng cách tiêm vào thương tổn triamcinolon acetonid Từ đó triamcinolone acetonid (TAC) được sử dụng như một loại Steroid để điều trị sẹo lồi [10] - Liều lượng và cỏch tiờm TAC... 12,3 Tổng 65 100 Nhận xét: hầu hết bệnh nhân đến điều trị vì ngứa (46,2%) và lý do thẩm mỹ( 41,5%) 3.1.3 Tuổi sẹo và tiến triển của sẹo Bảng 3.3: Tuổi sẹo và tiến triển của sẹo Tiến triển của sẹo Tuổi sẹo Tổng < 1 năm 1 - 3 năm > 3 năm Nhanh 7 6 11 24 Từ từ 4 13 20 37 Dừng 0 0 4 4 Tổng 11 19 35 65 Nhận xét: số bệnh nhân bị sẹo lồi trên 3 năm chiếm tỷ lệ 53,9% (35BN) Hầu hết các thương tổn sẹo đang trong. .. diện tích sẹo: 1 điểm - Tái phát trên diện rộng: 0 điểm - Không có tác dụng phụ: 3 điểm - Tác dụng phụ toàn thân hoặc tại chỗ nhưng không phải dừng điều trị: 1 điểm - Tác dụng phụ phải dừng điều trị: 0 điểm - Điểm tối đa là 10 điểm, tối thiểu là 0 điểm Đánh giá kết quả điều trị theo 3 mức độ: Tốt, Khá và Kém Kết quả điều trị căn cứ vào số điểm trung bình của tất cả các lần kiểm tra: Kết quả điều trị Điểm... lại trong 20 – 30 ngày và có hiệu quả nhất khi phối hợp với tiêm corticosteroid Có thể phối hợp với liệu pháp lạnh nhờ đó tổn thương được làm lạnh ngay từ đầu với nitrogen lỏng, làm tan và sau đó tiêm TAC ( 10-40mg/mL) Sau làm lạnh, tổn thương bị phù và dễ hơn để tiêm [54] + Sử dụng khí cacbonic cũng được chỉ định để điều trị sẹo lồi, nhưng thường mất nhiều thời gian mà kết quả thường thấp, không có hiệu. .. định chu vi của chân sẹo sát với da lành, sau đó tính diện tích của hình vòng đã xác định Diện tích sẹo của một bệnh nhân là tổng số đo diện tích của tất cả các sẹo cú trờn cơ thể - Đánh giá độ dày của sẹo trước và sau quá trình điều trị bằng máy siêu âm Philips HDII với đầu dò nông tần số cao từ 7,5 MHz đến 9 MHz (anh may sieu am, cách đo đọ dày sẹo) 2.3.3.2 Nghiên cứu hiệu quả điều trị Bệnh nhân được... tục tiêm thuốc tại chỗ những vùng sẹo còn lại sau mỗi 4 tuần b- Đánh giá kết quả điều trị Để đánh giá kết quả điều trị, chúng tôi dựa theo các tiêu chuẩn đánh giá trên lâm sàng của Henderson đưa ra 1998 và El-Tonsy đưa ra năm 1996 [1] - Sẹo phẳng: 1 điểm - Độ dày của sẹo: - Sẹo mềm mại (tương đương da lành xung quanh): 1 điểm 31 - Sẹo sáng màu (tương đương màu da lành xung quanh): 1 điểm - Hết các... tại tổn thương [54] Trờn lâm sàng, sẹo lồi nổi cao trên mặt da, bờ sắc nét, bề mặt màu đỏ hoặc nâu, có thể có giãn mạch Sẹo có xu hướng phát triển ra xung quanh vượt ra ngoài giới hạn của thương tổn ban đầu [10] làm cho tổn thương có hình dạng nhiều nhánh như càng cua (hình 1.1) Triệu chứng cơ năng thường có ngứa hoặc cảm giác khó chịu tại tổn thương Sẹo lồi thường có tính chất tự phát hay sau một tổn. .. triển của sẹo lồi thường phát triển tăng dần nếu không được điều trị Biến chứng tại chỗ của sẹo lồi hiếm gặp Một số trường hợp sẹo loét lâu lành, đôi khi có thể ung thư hóa (ung thư tế bào gai)[10] 1.3.5 Chẩn đoán phân biệt: Chẩn đoán phân biệt với sẹo phì đại: Giống như sẹo lồi, sẹo phì đại cũng là kết quả của quá trình phục hồi mô quá mức Tuy nhiên, sẹo phì đại chỉ duy trì trong vùng da bị chấn thương . muốn của điều trị sẹo lồi bằng tiêm Triamcinolone nội thương tổn. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài Đánh giá hiệu quả điều trị sẹo lồi bằng tiêm Triamcinolone acetonid trong tổn thương với. điểm lâm sàng sẹo lồi ở bệnh nhân đến khám tại Bênh viện Da Liễu Trung ương. 2. Đánh giá hiệu quả điều trị sẹo lồi bằng tiêm Triamcinolone acetonid trong tổn thương. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI. đích điều trị; tăng nhanh quá trình liên sẹo trong các tổn thương chậm liền sẹo hoặc làm chậm quá trình liền sẹo trong điều trị các tổn thương sẹo bệnh lý như trong các trường hợp sẹo lồi, sẹo