1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn các BIỆN PHÁP CHỈ đạo HOẠT ĐỘNG dạy học THEO HƯỚNG TÍCH cực HOÁ ở TRƯỜNG THCS BÌNH HOÀ

21 513 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 172,5 KB

Nội dung

Để hoàn thành trọng trách lớn lao mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giaophó, ngành giáo dục, các thầy cô giáo đã và đang đổi mới phương pháp dạy vàhọc theo hướng tích cực- lấy học sinh làm t

Trang 1

PHÒNG GD&ĐT BÌNH SƠN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS BÌNH HOÀ Độc lập – Tự do- Hạnh phúc

Trang 2

PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

I/ Lý do chọn đề tài:

Thế kỷ XXI, thế kỷ của toàn cầu hoá và nền kinh tế tri thức đang đặt ra chodân tộc và đất nước ta những thách thức và cơ hội mới, đồng thời đòi hỏi ngànhgiáo dục phải vươn lên để thực hiện những nhiệm vụ nặng nề, trong đó việc nângcao chất lượng dạy học là một nhiệm vụ cơ bản của giáo dục

Trong thực tế, giáo dục của nước ta nhiều năm qua đã đạt những thành tựunhất định trên mọi mặt, song vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém Nguyên nhân củanhững yếu kém đó là do công tác quản lý còn nhiều bất cập, cơ chế quản lý giáodục chưa hợp lý, đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất trường học chưa đáp ứngkịp thời với nhu cầu của sự đổi mới

Đảng ta đã khẳng định: Việc đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, nângcao chất lượng dạy học là nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục Báo cáo chính trịcủa đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định quan điểm của đảng talà: Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy sựnghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực conngười- yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.Đồng thời đề ra nhiệm vụ: tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổimới nội dung, phương pháp dạy học

Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII cũng khẳng định: “ Phải đổi mớiphương pháp giáo dục- đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyệnthành nếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng các phương pháptiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện vàthời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh…”

Định hướng trên đã được pháp chế hoá trong Luật Giáo dục, điều 24.2: “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồidưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn,tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh…”

Để hoàn thành trọng trách lớn lao mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giaophó, ngành giáo dục, các thầy cô giáo đã và đang đổi mới phương pháp dạy vàhọc theo hướng tích cực- lấy học sinh làm trung tâm, phát huy vai trò chủ động,sáng tạo của học sinh phù hợp với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa,đáp ứng mục tiêu giáo dục trong giai đoạn mới

Tuy vậy, hiện nay trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế, bất cậpbởi những nguyên nhân sau

- Quan niệm về đổi mới phương pháp dạy học chưa rõ và thống nhất;

- Giáo viên ngại với việc tự đổi mới;

- Điều kiện cơ sở vật chất chưa đảm bảo

Trang 3

Nói cụ thể hơn, giáo viên trực tiếp giảng dạy chưa quán triệt quan điểm đổimới, chưa nắm cơ sở lý luận về các phương pháp theo hướng tích cực- lấy họcsinh làm trung tâm; dạy học mấu chốt là phát huy tính chủ động tích cực tự giácgiáo dục của học sinh, dạy học phải làm cho học sinh tự học ngay ở lớp và ở nhà;phải đầu tư phương pháp nhiều hơn Về góc độ cán bộ quản lý nhà trường chưakiên trì nuôi dưỡng các biện pháp đổi mới phương pháp, chưa triệt để trong côngtác đánh giá cán bộ công chức, thi đua nâng cao chất lượng dạy học Tổ nhóm chuyên môn hoạt động chưa thường xuyên, việc hội thảo chuyên đề, thao giảng,

…chưa tìm ra biện pháp hữu hiệu nhằm giải quyết những hạn chế về chuyênmôn, chưa kích thích sự nỗ lực tự học của học sinh Cơ sở vật chất, thiết bị dạyhọc của trường còn thiếu thốn, nghèo nàn Học sinh ở vùng nông thôn, hoàncảnh hết sức khó khăn, điều kiện học tập thiếu thốn, các em còn phải cùng giađình vật lộn với cuộc sống, vì vậy thời gian dành cho việc học tập còn quá ít ỏi.Mặt khác một số học sinh chưa có ý thức tự giác học tập, gia đình chưa quan tâmđến việc học của con em mà hoàn toàn giao phó cho nhà trường Đây là một lựccản lớn trong việc nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường

Đổi mới công tác quản lý, nâng cao phẩm chất đạo đức, nâng cao hiệu quả,chất lượng thực của công tác giảng dạy và học tập, thực hiện chủ đề năm học2010-2011: “ Năm học tiếp tục đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục”.Nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của năm học mới là tiếp tục cuộc vận động: “ Họctập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, gắn với yêu cầu đặc thù củangành giáo dục và đào tạo là cuộc vận động: “ Hai không” và phong trào thi đua:mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo

Là người làm công tác quản lý giáo dục ở một địa bàn khó khăn, điều quantrọng là phải làm sao tìm ra những giải pháp tối ưu, phù hợp với hoàn cảnh củađịa phương mình, trường mình, nhằm giúp cho giáo viên và học sinh khắc phụckhó khăn, vượt lên chính mình để có phương pháp dạy học phù hợp hơn, hiệuquả hơn Nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học: dạy họctheo hướng tích cực hoá- lấy học sinh làm trung tâm; đó là nhiệm vụ trọng tâmcủa người cán bộ quản lý trong nhà trường trung học cơ sở

Xuất phát từ những lý do trên nên tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm:

“ Phó hiệu trưởng với các biện pháp chỉ đạo hoạt động dạy học theo hướng tíchcực hoá ở trường trung học cơ sở Bình Hoà” với mong muốn góp phần nâng caochất lượng dạy học đáp ứng được yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục ở địaphương nói chung và ở trường trung học cơ sở Bình Hoà nói riêng

II/ Mục đích nghiên cứu:

Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “ Phó hiệu trưởng với các biện pháp chỉ đạohoạt động dạy học theo hướng tích cực hoá ở trường trung học cơ sở Bình Hoà”nhằm tìm ra những biện pháp tối ưu góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quảgiáo dục của nhà trường

III/ Đối tượng nghiên cứu: biện pháp chỉ đạo hoạt động dạy học theo hướng

tích cực hoá ở trường trung học cơ sở Bình Hoà

Trang 4

IV/ Nhiệm vụ nghiên cứu:

1 Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc quản lý hoạt động dạy học và các vấn đề

lý luận có liên quan đến đề tài

2 Tìm hiểu thực trạng các biện pháp chỉ đạo hoạt động dạy học theo hướngtích cực hoá ở trường trung học cơ sở Bình Hoà

3 Đề xuất một số biện pháp chỉ đạo, quản lý hoạt động dạy học theo hướngtích cực hoá ở trường trung học cơ sơ Bình Hoà nhằm nâng cao chất lượngdạy học, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học

V/ Phương pháp nghiên cứu:

1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc tài liệu Nghiên cứu các Nghị quyếtcủa Đảng, văn bản, chỉ thị, chủ trương của các cấp quản lý giáo dục có liên quanđến đề tài

2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát sư phạm;phương pháp điều tra; phương pháp thống kê; phương pháp nghiên cứusản phẩm

3 Phương pháp toán học: thống kê, biểu mẫu, so sánh

PHẦN II Chương I

NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Một số khái niệm cơ bản:

Dạy học là một bộ phận của quá trình tổng thể giáo dục nhân cách toàn vẹn;

là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền thụ và lĩnhhội tri thức khoa học, những kỹ năng, kỹ xảo trong hoạt động nhận thức và thựctiễn Trên cơ sở đó hình thành thế giới quan, nhân sinh quan, phát triển năng lựcsáng tạo và xây dựng các phẩm chất, nhân cách người học

Theo lý luận dạy học cộng tác của giáo sư Nguyễn Ngọc Quang: bản chấtcủa quá trình dạy học là sự thống nhất biện chứng giữa dạy và học, giữa truyềnđạt và điều khiển trong dạy, giữa lĩnh hội và tự điều khiển trong học, tạo nên một

hệ toàn vẹn Sự tương tác theo kiểu cộng đồng hợp tác giữa dạy và học là yếu tốduy trì và phát triển sự thống nhất toàn vẹn của quá trình dạy học( cũng có nghĩa

là của chất lượng dạy học)

Trang 5

Quản lý hoạt động dạy học cũng là quản lý quá trình dạy học và cũng chungmục đích, nhiệm vụ dạy học được thực hiện đồng thời và thống nhất với nhautrong quá trình dạy của thầy và quá trình học của trò.

Quản lý hoạt động dạy học là quản lý hoạt động dạy của thầy và quản lý hoạtđộng học của trò cùng với những điều kiện cơ sở vật chất và những phương tiệnthiết bị phục vụ dạy và học

Quản lý quá trình dạy học là một hệ thống cân bằng động gồm nhiều thành tốtác động qua lại lẫn nhau, chế ước lẫn nhau với đời sống xã hội và môi trườnggiáo dục theo những quy luật và nguyên tắc nhất định nhằm thực hiện các nhiệm

vụ dạy học có chất lượng và hiệu quả

Hệ thống các thành tố mục đích, nhiệm vụ dạy học, nội dung, phương pháp,điều kiện dạy học vận động và kết hợp chặt chẽ với nhau thông qua hoạt độngdạy của thầy và hoạt động học của trò, nhằm tạo ra sản phẩm dạy học ngày càngtăng về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế- xã hội,của công cuộc đổi mới và phát triển giáo dục đào tạo

Đổi mới phương pháp dạy học là quá trình thay đổi các thành tố trongphương pháp dạy học, đưa phương pháp dạy học mới vào nhà trường, trên cơ sởphát huy mặt tích cực của các phương pháp dạy học truyền thống để nâng caochất lượng đào tạo nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục trong giai đoạn côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo củahọc sinh trong học tập, tự phát hiện, tự giải quyết các vấn đề học tập và trong cuộc sống Đổi mới phương pháp dạy học không bó hẹp trong hoạt động củagiáo viên và học sinh trong các giờ lên lớp mà bao hàm cả đổi mới phương pháptrình bày nội dung, tài liệu dạy học, đổi mới cách sắp xếp nội dung dạy học cụthể nhằm tích cực hoá hoạt động của giáo viên và học sinh trong quá trình hoạtđộng dạy học

Dạy học tích cực hoá là dạy học nhằm tổ chức, hướng dẫn cho học sinh tựtìm hiểu, phát hiện và giải quyết vấn đề trên cơ sở tự giác và được tự do, đượctạo khả năng và điều kiện chủ động trong hoạt động đó

Phương pháp dạy học theo hướng tích cực- lấy học sinh làm trung tâm làmột hệ thống những phương pháp như: phương pháp tích cực; phương pháp nêu

và giải quyết vấn đề; phương pháp hợp tác; phương pháp kích thích tư duy;phương pháp thí nghiệm- nghiên cứu; phương pháp giao tiếp; phương phápphỏng vấn; phương pháp trực quan Ngoài ra còn một số phương pháp hiện đạikhác, nói chung giúp học sinh chủ động sáng tạo trong học tập, giúp người họcbộc lộ những tiềm năng vốn có và phát triển nhân cách của mình

Dạy học lấy học sinh làm trung tâm là kiểu dạy học lấy tiêu điểm của nó làbản thân người học sinh Kiểu dạy học này xây dựng trên cơ sở nhu cầu, hứngthú, thói quen, năng lực của học sinh ở các trình độ khác nhau Nhằm làm chohọc sinh lĩnh hội được kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ, phát huy đầy đủ nhấtnăng lực của các em

Các đặc trưng cơ bản của dạy học- lấy học sinh làm trung tâm:

Trang 6

- Người học, chủ thể của hoạt động học, tự mình tìm ra kiến thức bằng hànhđộng của chính mình.

- Người học tự thể hiện mình và hợp tác với các bạn, học bạn

- Nhà giáo- chuyên gia về việc học là người tổ chức và hướng dẫn quá trìnhkết hợp cá nhân hoá với xã hội hoá việc học của người học

- Người học tự kiểm tra, tự đánh giá, tự điều chỉnh

Các hình thức hoạt động dạy học lấy học sinh làm trung tâm: dạy học lấyhọc sinh làm trung tâm gồm nhiều cách thức hoạt động khác nhau Trong đó phổbiến là nghiên cứu, thảo luận, tranh luận, đóng vai, khảo sát thực tế, thuyết minh,

…để tổ chức hoạt động này, sử dụng một số thao tác: đặt câu hỏi, nêu vấn đề,xây dựng bài, chọn lựa vai, tổ chức làm việc theo nhóm, quan tâm đến từng cánhân học sinh

Phía học sinh cần rèn luyện các kỹ năng: đối thoại, giao tiếp, hợp tác vớibạn, với giáo viên, quan sát phỏng vấn và sử dụng các dụng cụ học tập, học sinhbiết phê phán, nhận xét, đánh giá, phân loại, xếp hạng

1327 ha, số dân: 5884 người với 1515 hộ

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Bình Hoà là đơn vị xã cótruyền thống đấu tranh bất khuất anh hùng, xóm làng bị bom đạn kẻ thù tàn phánặng nề Do có nhiều đóng góp công sức và sự hy sinh to lớn của quân và dânBình Hoà nên xã đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng

vũ trang nhân dân Hiện nay, cơ sơ hạ tầng của xã còn rất nghèo nàn, hầu hếtnhân dân sinh sống bằng nghề nông nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn, điềunày ảnh hưởng lớn đến việc học tập của con em

2.Quy mô:

2.1- Năm học 2009-2010:

2.1.1- Về học sinh:

Toàn trường có 12 lớp với tổng số học sinh: 432

Trong đó: Khối 6: 3 lớp với 94 học sinh

Khối 7: 3 lớp với 117 học sinh

Khối 8: 3 lớp với 104 học sinh

Khối 9: 3 lớp với 117 học sinh

Trang 7

2.1.2- Về giáo viên:

Toàn trường có: 28 cán bộ, giáo viên

Trong đó: Ban giám hiệu : 02

Giáo viên: 26

Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm: 06

Cao đẳng sư phạm: 22

Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh: 03

Giáo viên dạy giỏi cấp huyện: 19

Có 1 chi bộ với 6 đảng viên

2.2 Năm học 2010-2011:

2.2.1- Về học sinh:

Toàn trường có 11 lớp với tổng số học sinh 389

Trong đó: Khối 6: 2 lớp với 84 học sinh

Khối 7: 3 lớp với 94 học sinh

Khối 8: 3 lớp với 114 học sinh

Khối 9: 3 lớp với 97 học sinh

2.2.2- Về giáo viên

Toàn trường có: 28 cán bộ, giáo viên

Trong đó: Ban giám hiệu : 02

Giáo viên: 26

Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm: 08

Cao đẳng sư phạm: 20

Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh: 03

Giáo viên dạy giỏi cấp huyện: 19

Có 1 chi bộ với 7 đảng viên

1 Đặc điểm tình hình :

3.1- Thuận lợi:

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên có lòng nhiệt tình, tâm huyết với nghề, có nănglực chuyên môn vững vàng, luôn có ý thức phấn đấu vươn lên trong mọi mặtcông tác

- Phần lớn, học sinh ngoan, hiền, có ý thức tự giác trong học tập

- Được sự chỉ đạo trực tiếp và kịp thời của lãnh đạo phòng giáo dục và đàotạo trên mọi lĩnh vực

- Đảng uỷ, chính quyền địa phương và hội cha mẹ học sinh đã xác định rõtrách nhiệm đối với sự nghiệp giáo dục của xã nhà nên phần nào đã có sự quantâm

Trang 8

- Cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng kịp thời với quy mô phát triểntrường lớp Toàn trường chỉ có 9 phòng học( không đúng quy cách đối với họcsinh THCS), 1 phòng làm việc và 1 phòng thiết bị, không có các phòng chứcnăng Trang thiết bị dạy học còn nhiều thiếu thốn Điều đó làm hạn chế rất nhiềuđến chất lượng dạy học, đặc biệt là vấn đề đổi mới phương pháp dạy học.

- Việc kết hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để nâng caochất lượng dạy học chưa được thường xuyên, liên tục

II/ Kết quả nghiên cứu:

1-Thực trạng về chất lượng dạy học

1.1-Hoạt động dạy của thầy:

1.1.1-Việc thực hiện chương trình giảng dạy:

Thông qua việc kiểm tra, đối chiếu giữa sổ ghi đầu bài, sổ báo giảng và vởghi của học sinh bản thân tôi nhận thấy 100% giáo viên đều thực hiện đúng, đủchương trình theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo Tuy nhiên, qua trực tiếpkiểm tra các tiết thực hành bộ môn Sinh, Hoá,…thì chưa thực hiện tốt Nguyênnhân là do trường không có phòng thực hành bộ môn, thiếu trang thiết bị nênhiệu quả tiết thực hành chưa cao

1.1.2 Việc biên soạn bài giảng:

Biên soạn bài giảng là việc chuẩn bị quan trọng của giáo viên trong giờ lênlớp Thực tế cho thấy nếu giáo viên soạn bài tốt thì dẫn dắt học sinh khám phá,lĩnh hội kiến thức đạt kết quả cao nhất Việc ứng dụng công nghệ thông tin vàocông tác soạn giảng đã và đang được chú trọng Năm học 2009-2010 chỉ có 77%giáo viên sử dụng giáo án vi tính nhưng đến năm học 2010-2011 đã có 90% giáoviên sử dụng giáo án vi tính Qua việc kiểm tra định kỳ và đột xuất giáo án củagiáo viên trong 2 năm học , kết quả như sau:

1.1.3 Việc sử dụng thiết bị dạy học:

Phương tiện, đồ dùng dạy học là nguồn cung cấp kiến thức, vừa là phương

tiện minh hoạ cho bài học tạo điều kiện cho học sinh dễ dàng lĩnh hội kiến thứcqua lời giảng của giáo viên, học sinh quan sát và sử dung các phương tiện dạyhọc qua hướng dẫn của giáo viên để tự lực phát hiện và lĩnh hội kiến thức từ thựctế

Để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, nhiều giáo viên đã tận dụng, pháthuy tác dụng của thiết bị trong từng tiết lên lớp Tuy nhiên hiệu quả sử dụng thiết

bị chưa cao vì chất lượng thiết bị không đạt yêu cầu, mặt khác thao tác của giáoviên đôi lúc còn lúng túng khi tiếp cận thiết bị Thực tế cũng cho thấy đối vớinhững môn học thực hành, thí nghiệm như Hoá, Lý, Sinh, Công nghệ để có một

Trang 9

tiết lên lớp, giáo viên phải mất thời gian chuẩn bị gấp đôi, ba lần thời gian lênlớp Mặt khác, nhà trường lại không có phòng thí nghiệm, thực hành nên hiệuquả các tiết thực hành là không cao.

Từ những thực tế và khó khăn nêu trên làm ảnh hưởng và hạn chế đến việcđổi mới phương pháp giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm

1.1.4 Việc kiểm tra giờ lên lớp:

Qua kiểm tra giờ lên lớp của giáo viên bằng cách dự giờ thăm lớp, tôi thấyrằng giáo viên đã đầu tư rất nhiều về “chất xám” và thời gian cho giờ lên lớp.Hầu hết các tiết lên lớp của giáo viên đều xác định rõ mục tiêu, yêu cầu theochuẩn kiến thức, kỹ năng cũng như nội dung, phương pháp bài dạy Do đó, tronggiờ học luôn gây được không khí sôi nổi, kích thích hứng thú trong học tập củahọc sinh Tuy nhiên, một số ít giáo viên còn chủ quan khi lên lớp, ít chịu khó tìmtòi, chưa quan tâm nhiều đến đối tượng học sinh yếu kém nên chất lượng dạyhọc bộ môn chưa cao

1.1.5 Việc bồi dưỡng học sinh giỏi:

Trong nhiều năm qua, việc bồi dưỡng học sinh giỏi chưa được tiến hành

thường xuyên, liên tục Nguyên nhân là do phần lớn đội ngũ giáo viên chưa cókinh nghiệm trong việc bồi dưỡng, kinh phí hạn hẹp, phong trào thi học sinh giỏichưa mạnh mẽ, số lượng học sinh giỏi cấp trường quá ít ỏi Đặc biệt hai năm họcvừa qua và học kỳ I năm học này công tác bồi dưỡng học sinh giỏi có nhiều tiếntriển, đã được triển khai ở nhiều môn học, tuy thời gian bồi dưỡng ngắn ngủinhưng kết quả khá khả quan Năm học 2007-2008 có 19 học sinh giỏi cấp huyện;năm học 2008-2009 có 28 học sinh giỏi cấp huyện; năm học 2009-2010 có 36học sinh giỏi cấp huyện, 6 học sinh giỏi cấp tỉnh, 1 học sinh được tham dự kỳ thiGTBMTCT cấp THCS khu vực miền Trung và Tây Nguyên

Đây là một sự nỗ lực lớn lao của tập thể giáo viên và học sinh nhà trường

1.1.6 Công tác phụ đạo học sinh yếu kém:

Qua các năm học, trường luôn có tỉ lệ học sinh yếu kém cao so với toànhuyện: năm học 2007-2008 có 25,1% học sinh yếu kém; năm học 2008-2009 có27,7% học sinh yếu kém; năm học 2009-2010 chỉ còn 17,8% học sinh yếu kémMặc dù từ đầu năm học nhà trường đã kiểm tra, phân loại và tiến hành dạy phụđạo cho các em nhưng chưa đều đặn nên kết quả chưa cao Nguyên nhân củatình trạng này là do phần lớn học sinh yếu kém chưa thực sự cố gắng, gia đìnhchưa quan tâm, một số giáo viên chưa thực sự quan tâm giúp đỡ học sinh yếukém

1.1.7 Việc đổi mới phương pháp dạy học:

Thông qua việc thường xuyên kiểm tra việc chuẩn bị giờ lên lớp, dự giờ giáoviên, tôi nhận thấy rằng một số ít giáo viên còn ngại ngần, lúng túng khi sử dụngphương pháp dạy học mới theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm Mặtkhác, cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu thốn, đời sống giáo viên còn nhiềukhó khăn nên một số tiết lên lớp chưa được đầu tư đúng mức Bên cạnh đó, học

Trang 10

sinh còn nặng tư tưởng thụ động, chưa phát huy mạnh mẽ tính tích cực, chủđộng, sáng tạo Tuy nhiên phải công nhận rằng việc đổi mới phương pháp cũnggặp nhiều khó khăn vì nội dung và hình thức sách giáo khoa thiết kế đôi chỗchưa phù hợp với phương pháp dạy học tích cực, việc triển khai thực hiện dạyhọc theo chuẩn kiến thức, kỹ năng còn nhiều hạn chế, bất cập

Nhìn chung, trong những năm qua nhà trường đã phần nào gặt hái đượcnhững kết quả nhất định, tuy nhiên cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa mới có thể đápứng được yêu cầu của sự đổi mới

1.2 Hoạt động của trò:

Đi đôi với hoạt đôi với hoạt động dạy của thầy là hoạt động học của học

sinh Sản phẩm của nhà trường là chất lượng đào tạo qua từng năm học và sốhọc sinh tốt nghiệp ra trường, số học sinh được đỗ vào lớp 10 các trường PTTHcông lập Kết quả đó phản ánh phương pháp giảng dạy của giáo viên

*Kết quả xếp loại chất lượng học tập của học sinh trong hai năm học

2008-2009 và 2009-2010 được đánh giá qua biểu mẫu sau:

Năm học TS

HS

Giỏi Khá T.Bình Yếu Kém

SL % SL % SL % SL % SL % 2008-2009 462 39 8,4 101 21,9 194 42,0 107 23,3 21 4,5

2009-2010 432 39 9,0 123 28,5 193 44,7 71 16,4 6 1,4

* Kết quả đạt học sinh giỏi cấp huyện qua các năm như sau:

Năm học Giải nhất Giải nhì Giải ba Khuyến

khích

năm sau cao hơn năm trước và chất lượng giải cũng được nâng lên Nhưng sosánh kết quả học tập của học sinh thì chất lượng chưa có sự chuyển biến nhiều,

tỷ lệ học sinh yếu kém còn quá cao so với yêu cầu Đây là nỗi bức xúc rất lớn đặt

ra buộc người quản lý phải nhanh chóng tìm ra biện pháp nhằm nâng cao chấtlượng học tập đại trà của học sinh

Nguyên nhân của kết quả trên là do sự nỗ lực rất lớn của giáo viên và họcsinh khi tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, sự đổi mới công tác quản lý, chútrọng nâng cao chất lượng mũi nhọn trong nhà trường

III/ Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động dạy học trong thời gian qua:

1/ Đánh giá kết quả thực trạng:

1.1/ Ưu điểm:

Ngày đăng: 13/11/2014, 20:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX; X 2. Điều lệ trường trung học Khác
3. Giáo trình bồi dưỡng phó hiệu trưởng trường trung học cơ sở( Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội- 2005) Khác
4. Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở( Bộ giáo dục và đào tạo – 2004) Khác
5. Mô hình dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm( Trường CBQL- GD ĐT- 1996) Khác
6. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục năm 1997 của trường Cao đẳng sư phạm Quảng Ngãi Khác
7. Các tập san nghiên cứu giáo dục của Sở Giáo dục- đào tạo Quảng Ngãi Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w